Hệ Thống Mục Tiêu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết?
Mục tiêu giúp bạn định hướng rõ ràng, rèn luyện sự tập trung, và không ngừng sáng tạo để vượt qua giới hạn và đạt được kết quả mong muốn. Khi nghĩ tới việc đặt mục tiêu, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới kết quả cuối cùng - hay còn gọi là Mục tiêu Kết quả; ví dụ như: Tôi sẽ lọt Top 5 người có doanh số bán hàng cao nhất công ty tháng tới. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Để theo sát quá trình và cải tiến ngay khi cần thiết, bạn cần đặt cho mình một hệ thống mục tiêu hoàn chỉnh. 🎯
Hệ thống mục tiêu là tập hợp của 3 loại mục tiêu: Mục tiêu Kết quả, Mục tiêu Hiệu suất và Mục tiêu Quá trình.
1. Mục Tiêu Kết Quả
Mục tiêu kết quả là kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn đạt được. Đây là mục tiêu mà hầu hết chúng ta đều đã hiểu và đặt ra được trong quá trình lên kế hoạch của mình.
Đơn cử như ví dụ ở trên: “Tôi sẽ lọt Top 5 người có doanh số bán hàng cao nhất công ty tháng tới”.
2. Mục Tiêu Hiệu Suất
Giống như một con đường định hướng tới mục tiêu cuối cùng, Mục tiêu Hiệu suất là những tiêu chuẩn cụ thể bạn cần đạt được.
Chẳng hạn như, “Để lọt vào Top 5, tôi cần đạt mức doanh số nhất quán trên 50 triệu đồng mỗi ngày.” Hãy nhớ, nếu bạn đạt được Mục tiêu Hiệu suất quá nhanh, bạn có thể điều chỉnh nó thành một mục tiêu mới thử thách hơn.
3. Mục Tiêu Quá Trình
Mục tiêu này đặt ra những chiến thuật hay chiến lược mà bạn phải thực hiện hàng ngày để đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ: “Tôi cần gọi cho 30 khách hàng mỗi ngày để tư vấn dịch vụ và hỗ trợ cho họ.” Mục tiêu Hiệu suất sẽ cung cấp phản hồi về sự tiến bộ của bạn, giúp bạn đánh giá Mục tiêu Quá trình đang hoạt động tốt như thế nào.
📌 Lưu ý:
a) Không có bất kỳ quy chuẩn nào về số lượng mục tiêu bạn cần đặt ra. Tuy nhiên, với mỗi mục tiêu kết quả, bạn không nên đặt quá 3 Mục tiêu Hiệu suất và 3 Mục tiêu Quá trình để giữ cho mọi thứ đơn giản và tập trung.
b) Trong mối liên kết giữa 3 loại mục tiêu này, bạn sẽ có thể kiểm soát Mục tiêu Quá trình tốt nhất vì chúng không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất hay hành động của người khác; và ngược lại, khó để kiểm soát Mục tiêu Kết quả.
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Hệ Thống Mục Tiêu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết?
Mục tiêu giúp bạn định hướng rõ ràng, rèn luyện sự tập trung, và không ngừng sáng tạo để vượt qua giới hạn và đạt được kết quả mong muốn. Khi nghĩ tới việc đặt mục tiêu, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới kết quả cuối cùng - hay còn gọi là Mục tiêu Kết quả; ví dụ như: Tôi sẽ lọt Top 5 người có doanh số bán hàng cao nhất công ty tháng tới. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Để theo sát quá trình và cải tiến ngay khi cần thiết, bạn cần đặt cho mình một hệ thống mục tiêu hoàn chỉnh. 🎯
Hệ thống mục tiêu là tập hợp của 3 loại mục tiêu: Mục tiêu Kết quả, Mục tiêu Hiệu suất và Mục tiêu Quá trình.
1. Mục Tiêu Kết Quả
Mục tiêu kết quả là kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn đạt được. Đây là mục tiêu mà hầu hết chúng ta đều đã hiểu và đặt ra được trong quá trình lên kế hoạch của mình.
Đơn cử như ví dụ ở trên: “Tôi sẽ lọt Top 5 người có doanh số bán hàng cao nhất công ty tháng tới”.
2. Mục Tiêu Hiệu Suất
Giống như một con đường định hướng tới mục tiêu cuối cùng, Mục tiêu Hiệu suất là những tiêu chuẩn cụ thể bạn cần đạt được.
Chẳng hạn như, “Để lọt vào Top 5, tôi cần đạt mức doanh số nhất quán trên 50 triệu đồng mỗi ngày.” Hãy nhớ, nếu bạn đạt được Mục tiêu Hiệu suất quá nhanh, bạn có thể điều chỉnh nó thành một mục tiêu mới thử thách hơn.
3. Mục Tiêu Quá Trình
Mục tiêu này đặt ra những chiến thuật hay chiến lược mà bạn phải thực hiện hàng ngày để đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ: “Tôi cần gọi cho 30 khách hàng mỗi ngày để tư vấn dịch vụ và hỗ trợ cho họ.” Mục tiêu Hiệu suất sẽ cung cấp phản hồi về sự tiến bộ của bạn, giúp bạn đánh giá Mục tiêu Quá trình đang hoạt động tốt như thế nào.
📌 Lưu ý:
a) Không có bất kỳ quy chuẩn nào về số lượng mục tiêu bạn cần đặt ra. Tuy nhiên, với mỗi mục tiêu kết quả, bạn không nên đặt quá 3 Mục tiêu Hiệu suất và 3 Mục tiêu Quá trình để giữ cho mọi thứ đơn giản và tập trung.
b) Trong mối liên kết giữa 3 loại mục tiêu này, bạn sẽ có thể kiểm soát Mục tiêu Quá trình tốt nhất vì chúng không bị ảnh hưởng bởi hiệu suất hay hành động của người khác; và ngược lại, khó để kiểm soát Mục tiêu Kết quả.
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.