SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU BẠN KHÔNG THỂ TÌM THẤY CÔNG VIỆC TRONG LĨNH VỰC YÊU THÍCH?
Nếu bạn thấy bản thân đang rơi vào tình trạng này, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Đừng để thị trường việc làm khắc nghiệt khiến bạn nản lòng. Thay vào đó, hãy cố suy nghĩ khác biệt và tích cực. Chúng ta rất dễ nghĩ đến các công việc liên quan trực tiếp đến những gì chúng ta thích làm nhưng chúng ta cũng cần cân nhắc những việc có quan hệ gián tiếp để mở rộng các lựa chọn của bản thân.
Ví dụ, bạn thích phân tích những con số. Lĩnh vực hiển nhiên và trực tiếp mà bạn đang muốn làm là kế toán nhưng bạn không thể tìm thấy công việc trong lĩnh vực đó. Vậy bước kế tiếp là bạn cần xác định các công việc liên quan gián tiếp đến lĩnh vực này nhưng vẫn sẽ cho phép bạn phân tích những con số.
Có nhiều công việc đòi hỏi sự hiểu biết tốt về cách phân tích và xử lý số liệu. Cụ thể một số công việc tiềm năng như:
1) Chuyên viên phân tích Marketing: theo dõi chi phí quảng cáo, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, khám phá các xu hướng và cơ hội của thị trường, xử lý và phân tích dữ liệu marketing.
2) Nhân viên quản lý đơn hàng ngành thời trang: chỉ đạo sản xuất và marketing, quản lý ngân sách, dự đoán doanh thu và lợi nhuận, quản lý mức độ và việc phân phối hàng tồn kho.
3) Chuyên viên phân tích kinh doanh ngành chăm sóc sức khỏe: đánh giá hoạt động tài chính và tìm cách để quản lý chi phí, tìm cách tối đa hóa hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.
Mục tiêu cuối cùng là bạn luôn luôn học hỏi trong bất cứ công việc nào bạn làm. Và các chủ đề bạn học nên hướng sâu vào một kĩ năng chính, hoặc trải rộng ra vài loại kĩ năng. Do đó, có khả năng rằng công việc liên quan gián tiếp đến lĩnh vực bạn muốn có thể thật sự tốt hơn cho sự nghiệp của bạn bởi vì bạn cũng sẽ học hỏi và hiểu biết thêm về doanh nghiệp, về khách hàng và về ngành. Vậy nên hãy giữ tâm trí cởi mở khi tìm việc nhé!