⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Theo báo cáo của Herbalife Nutrition, có đến 71% người trẻ tại Việt Nam mong muốn sở hữu một doanh nghiệp riêng của mình. Tuy nhiên theo một thống kê khác, 20% nhà khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên, 50% "gục ngã" trong vòng 5 năm, và 65% phải bỏ cuộc trong vòng 10 năm.
Vậy làm thế nào để bạn có thể giảm thiểu rủi ro thất bại ở mức thấp nhất? Và đâu là yếu tố tiên quyết giúp công ty khởi nghiệp của bạn trụ vững được trên thị trường?
Hôm nay, Linh mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi trên qua phần chia sẻ của một chuyên gia đã từng 3 lần thành công với các công ty khởi nghiệp của mình. Đó là anh Paul Nguyễn - Giám đốc Điều hành Goody Group.
1. Linh được biết là anh Paul đã có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Hôm nay, anh Paul hãy chia sẻ một chút về những dấu mốc nổi bật trong hành trình sự nghiệp của anh để các bạn đọc được biết nhé.
Hành trình này cũng khá dài nên anh sẽ bắt đầu từ lúc anh về Việt Nam. Ngày trước khi còn ở Mỹ, anh có đi làm rồi cũng tập tành mở một công ty nhỏ. Nhưng sau đó, mẹ anh quyết định về Việt Nam sống để chăm sóc cho doanh nghiệp của gia đình nên anh trở về cùng với bà. Khi về nước, anh thấy là kinh tế Việt Nam lúc đó đã bắt đầu có giao thương với Mỹ và có sự tiến triển nhất định.
Anh thấy có một số vấn đề về kỹ thuật trong ngành xây dựng liên quan đến bảo trì như gắn những tấm kính ở bên ngoài các tòa nhà Việt Nam mình chưa biết làm, chúng ta phải thuê chuyên gia từ nước ngoài. Lúc đó, anh nghĩ: tại sao mình phải thuê chuyên gia nước ngoài, trong khi anh tin người Việt Nam cũng có thể làm được. Đó là lý do anh thành lập công ty để phục vụ cho ngành xây dựng cao ốc tại Việt Nam. May mắn là hoạt động của nó cũng khá thành công.
Vào thời điểm đó, anh đã vận hành công ty với khoảng 1,500 nhân viên. Sau này, anh đã bán công ty đó lại cho Nhật. Tuy nhiên, trong thời điểm anh vận hành công ty với số lượng nhân viên lớn như vậy thì vấn đề tuyển dụng là một đề tài khá hóc búa và thử thách. Công ty phải liên tục tuyển dụng vì nhân viên ra, vào thường xuyên.
Thời điểm đó, cách tuyển dụng của chúng ta rất thủ công và thông qua báo chí là chính. Đến 2003, chúng ta mới bắt đầu có Internet. Vì nhu cầu tuyển dụng, cũng như hỗ trợ cho sinh viên và doanh nghiệp có thể kết nối với nhau, anh mở ra một công ty tuyển dụng trực tuyến là kiemviec.com. Đó cũng là thời điểm anh có cơ hội làm việc với quỹ VinaCapital và gặp Linh.
Vì lĩnh vực của công ty đáp ứng đúng nhu cầu xã hội lúc bấy giờ nên công ty cũng gặt hái được một số thành công nhất định. Sau đó, nó đã được một công ty tuyển dụng của Mỹ là CareerBuilder mua lại 100%. Anh cùng nhà đầu tư của mình đã nhượng lại công ty và đến bây giờ, đó vẫn là một trong những website hàng đầu về tuyển dụng tại Việt Nam.
Sau đó, anh đã nghỉ hưu một thời gian và không đi làm nữa để dành thời gian làm một số công việc khác. Định hướng của anh là sẽ trở thành người hướng dẫn (mentor) cho các bạn sinh viên hoặc hỗ trợ các bạn trẻ bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Nhưng sau đó, vô tình anh biết tới Kombucha - một loại thức uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Anh rất thắc mắc sao nó lại không phổ biến ở các nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Bản tính của anh rất tò mò và thích tìm cái này cái kia để nghiên cứu. Càng nghiên cứu về Kombucha, anh càng thấy đam mê. Và nếu có thể sản xuất thức uống này tại Việt Nam thì sẽ rất tốt. Nguyên liệu chính của Kombucha là từ trà và trái cây lên men. Tất cả những nguyên liệu đó đều có thể trồng trọt và sản xuất ngay trên mảnh đất Việt Nam của mình. Đó là lợi thế mà chúng ta có, giá thành sẽ tương đối cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.
Anh nghĩ cơ hội đó cũng giống như trường hợp của cà phê Trung Nguyên. Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ sản xuất cà phê rất lớn. Trung Nguyên đã thấy được cơ hội đó để tạo ra một thương hiệu. Ngày hôm nay, chúng ta đều biết Trung Nguyên đã đưa hương vị cà phê Việt Nam đến tay người tiêu dùng trên khắp thế giới với G7. Tương tự như vậy, anh cũng có ước mơ nho nhỏ là để người tiêu dùng trên thế giới biết được Kombucha là do Việt Nam sản xuất. Đó là điều làm cho anh rất hào hứng trong mô hình kinh doanh này.
2. Lý do mà anh thành lập công ty mới là vì anh đã nhìn thấy được cơ hội và nghĩ mình không thể bỏ qua cơ hội đó dù đã nghỉ hưu. Vậy làm thế nào để anh thể duy trì động lực làm việc đó? Và qua các công ty mà anh đã thành lập thì theo anh có những mẹo nào để có thể xây dựng một doanh nghiệp mới thành công?
Anh nghĩ điều quan trọng là xuất phát điểm của chúng ta nên là một lĩnh vực nào đó có thể giải quyết được một bài toán, một nhu cầu thực tế của xã hội. Dù nó là một sản phẩm cụ thể hay là một ngành dịch vụ, trước hết nó phải bắt nguồn từ mong muốn mang lại một sự cải tiến cho xã hội. Điều đó sẽ là động lực cho mình cố gắng theo đuổi mục tiêu, hơn là vấn đề tài chính. Tất nhiên, trong quá trình kinh doanh, chúng ta cũng hy vọng sẽ gặt hái được một vài thành quả nhất định để chia sẻ với những đồng nghiệp, cộng sự, hay cho chính bản thân mình. Nhưng anh nghĩ chúng ta không nên nghĩ đến vấn đề đó quá nhiều. Bởi vì khi chúng ta làm một điều gì đó thực sự phục vụ được cho xã hội và con người thì kết quả mà ta đạt được chính là món quà lớn nhất.
Khi bản thân đặt mục đích ban đầu ở trên là nền tảng cho chính mình thì chúng ta sẽ có nhiều nỗ lực và sáng tạo hơn. Điều quan trọng là những khoảnh khắc thăng trầm mà chúng ta đã học được trên hành trình tiến đến mục tiêu của mình. Và vì không có hành trình nào luôn suôn sẻ nên tư duy chính là cốt lõi giúp chúng ta giữ cho mình tinh thần sáng suốt và có được niềm vui trong quá trình thực hiện. Với anh, suy nghĩ luôn là điều quan trọng nhất để chúng ta bắt đầu.
3. Em rất đồng ý là để có thể kinh doanh thành công thì mình phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Vậy làm thế nào để mình có thể lọc chọn ra một vấn đề và đi tiếp với nó. Với những hành trình của mình, anh đã cân nhắc đến những yếu tố nào để chọn lựa đi hướng này thay vì những hướng khác?
Về vấn đề này, anh nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ngày nay, anh thấy rất nhiều bạn trẻ khi muốn làm cái gì hay quyết định một vấn đề nào đó, họ đã quá xem trọng cơ hội làm giàu hoặc kiếm tiền từ ngành đó. Người Việt Nam mình có một câu nói rất hay là “ngành nào cũng có trạng nguyên” của nó cả.
Khoảng 26 - 27 năm trước, khi là một kỹ sư Việt Kiều, về Việt Nam, anh làm công việc vệ sinh công nghiệp. Và ở Việt Nam, từ “vệ sinh" được hiểu theo một cách rất thấp. Tuy nhiên, với anh, đó chỉ là quan điểm sống nên anh vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Và anh nghĩ là thuê người nước ngoài làm những công việc đó phải trả rất nhiều tiền, tại sao chúng ta không sử dụng chính người Việt của mình? Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam.
Để đi đến thành công, chúng ta nên xuất phát từ tình yêu công việc, sở trường, cũng như khả năng của mình về lĩnh vực đó. Mọi việc không đơn giản như việc chúng ta thấy người khác thành công ở một lĩnh vực nào đó là mình làm theo thì sẽ thành công. Như khi thấy Uber, Facebook, hay Google thành công, chúng ta muốn làm dù những kỹ năng về kỹ thuật, dòng vốn, khả năng quản trị của mình chưa đạt tới tầm đó. Đây là điều mà anh nghĩ chúng ta phải trung thực nhìn nhận. Một điểm quan trọng nữa là mình phải thật sự đam mê điều mình đang làm thay vì đặt nặng vấn đề tài chính. Vì khi đặt nặng vấn đề số tiền mình kiếm được thì chúng ta sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Anh nghĩ điều quan trọng là xuất phát điểm của chúng ta nên là một lĩnh vực nào đó có thể giải quyết được một bài toán, một nhu cầu thực tế của xã hội. Dù nó là một sản phẩm cụ thể hay là một ngành dịch vụ, trước hết nó phải bắt nguồn từ mong muốn mang lại một sự cải tiến cho xã hội. Điều đó sẽ là động lực cho mình cố gắng theo đuổi mục tiêu, hơn là vấn đề tài chính. Tất nhiên, trong quá trình kinh doanh, chúng ta cũng hy vọng sẽ gặt hái được một vài thành quả nhất định để chia sẻ với những đồng nghiệp, cộng sự, hay cho chính bản thân mình. Nhưng anh nghĩ chúng ta không nên nghĩ đến vấn đề đó quá nhiều. Bởi vì khi chúng ta làm một điều gì đó thực sự phục vụ được cho xã hội và con người thì kết quả mà ta đạt được chính là món quà lớn nhất.
Về vấn đề này, anh nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ngày nay, anh thấy rất nhiều bạn trẻ khi muốn làm cái gì hay quyết định một vấn đề nào đó, họ đã quá xem trọng cơ hội làm giàu hoặc kiếm tiền từ ngành đó. Người Việt Nam mình có một câu nói rất hay là “ngành nào cũng có trạng nguyên” của nó cả.
Khoảng 26 - 27 năm trước, khi là một kỹ sư Việt Kiều, về Việt Nam, anh làm công việc vệ sinh công nghiệp. Và ở Việt Nam, từ “vệ sinh" được hiểu theo một cách rất thấp. Tuy nhiên, với anh, đó chỉ là quan điểm sống nên anh vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Và anh nghĩ là thuê người nước ngoài làm những công việc đó phải trả rất nhiều tiền, tại sao chúng ta không sử dụng chính người Việt của mình? Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam.
Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Paul Nguyễn - Giám đốc Điều hành Goody Group
⚈ Bài học 1: Bí Quyết Từ Người 3 Lần Khởi Nghiệp Thành Công