⭐️Cột Mốc⭐️ là chuỗi video podcast 4 tập do Skills Bridge và VietnamWorks hợp tác sản xuất, giúp bạn định hình và chinh phục từng Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.
Trong hành trình sự nghiệp của bạn, sẽ có những ngày mọi chuyện rất thuận lợi, và cũng có những ngày mọi thứ khó khăn hơn. Linh nghĩ đây là một điều tốt, vì tại thời điểm đó bạn có cơ hội để dừng lại và ngẫm nghĩ nhiều hơn về những gì mình đã học được. Từ đó bạn sẽ phục hồi lại và chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau.
Đó cũng là chủ đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong Cột Mốc số 3: “Làm thế nào để giải quyết khó khăn (của bạn và đồng nghiệp) trong công việc?”. Đồng hành cùng chúng ta trong Cột Mốc này là bạn Quỳnh Trang - Quản lý nhóm Hàng tiêu dùng & Bán lẻ tại Navigos Search. Hiện tại Quỳnh Trang đã có hơn 10 năm làm việc trong ngành nhân sự và tuyển dụng.
Mời các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Linh và Quỳnh Trang để có thêm những góc nhìn mới về cách vượt qua khó khăn khi thăng tiến, cũng như cách làm việc với đồng nghiệp của mình hiệu quả nhé.
1. TỰ MÌNH VƯỢT KHÓ
1. TỰ MÌNH VƯỢT KHÓ
Câu hỏi số 1: Linh được biết là trong quá trình làm việc tại Vietnamwork, Trang đã thăng tiến nhanh và thăng tiến lên vị trí quản lý chỉ trong vòng 3 năm. Nghe qua mọi thứ có vẻ khá suôn sẻ.
Vậy không biết là Trang có gặp những khó khăn nào trong hành trình đó không?
Câu hỏi số 1: Linh được biết là trong quá trình làm việc tại Vietnamwork, Trang đã thăng tiến nhanh và thăng tiến lên vị trí quản lý chỉ trong vòng 3 năm. Nghe qua mọi thứ có vẻ khá suôn sẻ.
Vậy không biết là Trang có gặp những khó khăn nào trong hành trình đó không?
Em nghĩ với bất kỳ ai, trên con đường sự nghiệp cũng đều sẽ gặp những khó khăn, thử thách. Cột Mốc thăng tiến sau 3 năm là Cột Mốc em đã dành thời gian trước đó để mình trau dồi kỹ năng, trau dồi kiến thức. Khi em mới đến với nghề Headhunter (săn đầu người) hay còn gọi là tuyển dụng cấp cao thì em phải tiếp xúc với khách hàng.
Trong những cuộc gọi đầu tiên em cũng rất sợ, có nhiều khách hàng khó tính, chưa nghe hết câu của mình họ đã tắt máy rồi. Những lúc đó bản thân em rất nghi ngờ không biết mình có hợp với nghề này không. Vì em cũng mới ra trường nên mọi thứ chưa rõ ràng và hơi khó khăn lúc ban đầu.
Câu hỏi số 2: Trang có thể chia sẻ những cách mình đã làm để chinh phục được những khách hàng khó tính đó?
Em có một nguyên tắc là quá tam ba bận. Sau 3 lần bị khách hàng từ chối hay tắt máy, mình sẽ dễ cảm thấy bị tổn thương. Khi đó em sẽ ngồi lại nhìn nhận xem mình đã làm gì khiến cho khách hàng chưa sẵn sàng để tiếp nhận thông tin của mình. Sau khi suy nghĩ lại thì em xác định được là có thể mình đang đặt mục tiêu sai cho các cuộc gọi. Mục tiêu thời điểm đó của em là gọi điện cho khách hàng và khách hàng sẽ mang đến cho mình những order (đơn đặt hàng). Sau đó em sẽ gọi điện cho ứng viên để bắt đầu tuyển dụng và đạt được kết quả trong công việc.
Nhưng em nhận ra đó chỉ là mục tiêu của em, không phải mục tiêu của khách hàng. Vậy nên bạn phải tìm cách nào đó để giúp khách hàng giải quyết được những khó khăn của họ ở thời điểm hiện tại. Khi họ cảm thấy tin tưởng hơn thì họ sẽ dễ chia sẻ và mở lòng hơn bạn. Từ đó bạn sẽ dễ giới thiệu sản phẩm của mình hơn.
Em có một nguyên tắc là quá tam ba bận. Sau 3 lần bị khách hàng từ chối hay tắt máy, mình sẽ dễ cảm thấy bị tổn thương. Khi đó em sẽ ngồi lại nhìn nhận xem mình đã làm gì khiến cho khách hàng chưa sẵn sàng để tiếp nhận thông tin của mình. Sau khi suy nghĩ lại thì em xác định được là có thể mình đang đặt mục tiêu sai cho các cuộc gọi. Mục tiêu thời điểm đó của em là gọi điện cho khách hàng và khách hàng sẽ mang đến cho mình những order (đơn đặt hàng). Sau đó em sẽ gọi điện cho ứng viên để bắt đầu tuyển dụng và đạt được kết quả trong công việc.
Nhưng em nhận ra đó chỉ là mục tiêu của em, không phải mục tiêu của khách hàng. Vậy nên bạn phải tìm cách nào đó để giúp khách hàng giải quyết được những khó khăn của họ ở thời điểm hiện tại. Khi họ cảm thấy tin tưởng hơn thì họ sẽ dễ chia sẻ và mở lòng hơn bạn. Từ đó bạn sẽ dễ giới thiệu sản phẩm của mình hơn.
Câu hỏi số 3: Chia sẻ này rất hay. Mình không chỉ làm công việc của mình, không chỉ bán hàng. Mình cần là người giải quyết vấn đề, tìm kiếm giá trị có thể mang đến cho khách hàng. Điều này gợi nhắc một khái niệm mà Linh thấy là cách bạn trẻ nên phải có là: chấp nhận lời từ chối. Khi bị từ chối mình cứ chấp nhận nó và coi đó là điều tốt. Ở Mỹ có một khái niệm tương tự được gọi “văn hoá thất bại”. Nhìn ở một góc độ nào đó, thất bại là điều hoàn toàn tốt vì nó cho mình thấy là mình có đủ can đảm để thử một điều gì mới, khám phá điều gì mới, và học hỏi được nhiều thứ.
Vậy Trang nghĩ sao về khái niệm này?
Câu hỏi số 3: Chia sẻ này rất hay. Mình không chỉ làm công việc của mình, không chỉ bán hàng. Mình cần là người giải quyết vấn đề, tìm kiếm giá trị có thể mang đến cho khách hàng. Điều này gợi nhắc một khái niệm mà Linh thấy là cách bạn trẻ nên phải có là: chấp nhận lời từ chối. Khi bị từ chối mình cứ chấp nhận nó và coi đó là điều tốt. Ở Mỹ có một khái niệm tương tự được gọi “văn hoá thất bại”. Nhìn ở một góc độ nào đó, thất bại là điều hoàn toàn tốt vì nó cho mình thấy là mình có đủ can đảm để thử một điều gì mới, khám phá điều gì mới, và học hỏi được nhiều thứ.
Vậy Trang nghĩ sao về khái niệm này?
Em nghĩ là khái niệm này rất hay. Em biết thời điểm đó, Mỹ đưa ra các khái niệm này là để khuyến khích các bạn trẻ có thể khởi nghiệp mà không quá lo ngại về những khó khăn phía trước. Em không phải là người khởi nghiệp, dù vậy em vẫn xem sự nghiệp của mình như một quá trình khởi nghiệp. Nghĩa là mình không làm kinh doanh cho mình mà làm cho một công ty khác. Nhưng khi mình suy nghĩ là công ty đó cũng giống công ty của mình thì cách làm việc của mình sẽ khác. Và mình chấp nhận luôn là trên con đường đó mình sẽ phải gặp những thất bại.
Vậy nên em nghĩ với các bạn trẻ đang trên đường tìm kiếm sự nghiệp của mình, các bạn cứ dấn thân đi. Đặc biệt là những bạn đã biết rõ được đam mê của mình là gì rồi thì cứ dũng cảm dấn thân. Có thể là mình sẽ gặp thất bại, nhưng em không thích dùng từ thất bại lắm. Thay vào đó các bạn có thể nhìn nó một cách nhẹ nhàng, tích cực hơn là những khó khăn hay thử thách. Đó là vấn đề rất bình thường nên các bạn hãy cứ tiếp nhận nó rồi sẽ nhận được những trái ngọt phía sau.
Câu hỏi số 4: Khi mình gặp hết thử thách này đến thử thách khác và mình cảm thấy rất khó. Ví dụ với ngành nhân sự, khi Trang mới ra trường thì Trang cũng chia sẻ là có nhiều khó khăn.
Vậy làm thế nào để Trang biết đây là ngành nghề phù hợp với mình để mình có thể đi tiếp?
Câu hỏi này của chị Linh rất hay. Em học về quản trị kinh doanh và lúc ra trường, em chỉ biết là em rất mong muốn được làm việc với con người. Thời điểm đó em muốn mình theo ngành nhân sự. Nhưng vào ngày hội nghề nghiệp ở trường đại học, em lại bén duyên với một công ty dịch vụ nhân sự và từ đó em theo nghề này luôn. Có những thời điểm em cũng nghi ngờ là không biết mình có phù hợp với nghề này không.
Thời điểm đó em có tham gia một khóa học của một bác người nước ngoài, bác có chia sẻ là: nếu bạn chưa biết đam mê của mình là gì thì hãy theo đuổi một công việc mà bạn nghĩ là bạn phù hợp trước. Và bạn hãy nỗ lực, hãy cố gắng hết mình để làm tốt nó. Đến khi mình thấy nó thú vị, đến khi mình yêu nó rồi thì nó sẽ trở thành đam mê của mình. Đó cũng là một ví dụ từ em, vì em đã tìm ra được đam mê của mình nhờ việc luôn nỗ lực cố gắng và không bỏ cuộc.
2. GIÚP ĐỒNG NGHIỆP VƯỢT KHÓ
2. GIÚP ĐỒNG NGHIỆP VƯỢT KHÓ
Câu hỏi số 5: Chị rất đồng ý với Trang. Rất nhiều người nghĩ là tôi phải tìm kiếm đam mê của tôi. Nghĩa là họ nghĩ rằng khi sinh ra, mình đã có sẵn một đam mê ở đâu đó trong mình rồi và họ đi tìm kiếm đam mê của mình. Chị không đồng ý với khái niệm này. Mình phải thử. Mình phải trải qua những thứ mới mẻ rồi mới biết được mình có đam mê với nó hay không. Phần lớn thời gian khi mình bắt đầu làm gì đó, mình sẽ thất bại. Và bạn có thể chấp nhận trong lần đầu tiên bạn sẽ làm sai vì bạn chưa hề làm nó. Tuy nhiên, dần dần bạn sẽ thấy là mình đã học hỏi nhanh hơn. Bạn sẽ thấy mình cũng có năng khiếu về phần nào đó trong những lĩnh vực bạn đang thử. Từ đó sẽ có nhiều người nhận ra bạn làm rất tốt và khen ngợi bạn.
Về điều này Linh thấy là Trang đã chuẩn bị cho bản thân mình rất tốt rồi. Nghĩa là mình có khả năng để nhìn nhận một vấn đề và thay đổi góc nhìn trở nên tích cực hơn để có thể chinh phục được thử thách đó.
Vậy khi mình làm việc với nhiều đồng nghiệp, có lúc đồng nghiệp của mình không có khả năng để vượt qua khó khăn thì Trang sẽ làm thế nào để giúp mọi người làm cùng?
Em nghĩ việc gì làm một mình chắc chắn sẽ không bằng mình làm chung với những người khác. Vậy nên bản thân em cũng thường dành thời gian để quan sát đồng nghiệp xung quanh, các bạn ở phòng ban khác hay kể cả sếp của mình. Các bạn cũng khá tin tưởng để chia sẻ với em về những khó khăn mà các bạn gặp phải. Thường em sẽ chia ra làm hai đối tượng:
Thứ nhất là với các bạn mới ra trường. Mình sẽ là những anh chị đi trước nên em sẽ lắng nghe xem các bạn đang gặp những khó khăn như thế nào. Trong công việc sẽ có những khó khăn mà nó lặp đi lặp lại, mình sẽ rất dễ để hỗ trợ các bạn. Tuy nhiên nếu mình không có đủ sự quan sát và lắng nghe các bạn thì nhiều lúc mình sẽ không nhận ra để kịp thời giúp đỡ các bạn.
Thứ hai là với những bạn có cùng kinh nghiệm, cùng level (cấp bậc) với mình thì em sẽ dành sự cảm thông và lắng nghe họ nhiều hơn.
Câu hỏi số 6: Khi nói chuyện với Trang, Linh cảm giác Trang là một người rất là thoải mái. Trang rất cởi mở để trò chuyện với các bạn đồng nghiệp.
Không biết là các bạn sẽ thường chia sẻ những vấn đề gì với Trang? Và Trang sẽ đưa ra cho các bạn ấy những lời khuyên nào?
Với các bạn mới vào nghề, các bạn sẽ thường gặp khó khăn là cảm thấy sợ khi gọi điện cho ứng viên. Vì vấn đề này em cũng đã gặp phải trong thời gian đầu đi làm nên em có thể chia sẻ với các bạn bằng chính kinh nghiệm của mình.
Thứ nhất là nếu làm ở công ty lớn giống như công ty em thì hệ thống training (đào tạo) rất bài bản. Các bạn nên tham gia vào những chương trình đó để có được nền tảng cơ bản. Thứ hai là không phải mình cứ tham gia đào tạo là sẽ phù hợp, sẽ làm việc được liền. Các bạn cần có thời gian để rèn luyện. Ví dụ khi gọi cho khách hàng mà run quá thì các bạn có thể roleplay (nhập vai) để bớt run hơn. Khi các bạn tự tin rồi thì mình có thể làm tốt hơn. Điều quan trọng là cần phải bắt tay vào làm thì mới có thể cải thiện kỹ năng của mình được.
Với các bạn đã vào nghề lâu rồi, có một bạn đã chia sẻ với em là bạn gặp khó khăn trong khi làm việc với sếp của bạn. Bạn chia sẻ là mỗi lần bạn và sếp nói chuyện trực tiếp với nhau là bạn có cảm giác sếp đang không lắng nghe bạn. Hoặc khi bạn trao đổi một thông tin nào đó thì bạn cũng cảm giác là sếp không tiếp nhận thông tin đó. Thường em sẽ đặt mình ở vị trí trung lập để chia sẻ với bạn là mình thử nhìn lại xem mình đã làm tốt điều gì và chưa tốt điều gì. Em cũng hay khuyên các bạn là bạn có thực sự muốn giải quyết vấn đề hay không? Nếu thực sự muốn thì bạn cần ngồi lại với sếp của mình để chia sẻ về cảm giác đó, và cùng tìm hiểu về giải pháp để giải quyết nó.
Linh rất đồng ý với hai cách của Trang. Nghĩa là với các bạn trẻ thì mình biết là mình phải “nhảy vào” làm thôi. Mình không thể học được điều gì nếu chỉ đọc lý thuyết. Mình cần phải cố gắng làm, cũng phải chấp nhận bị người ta từ chối. Sau đó mình sẽ có khả năng để vượt qua được khó khăn.
Về vấn đề con người, đặc biệt là sếp. Vì mình sẽ làm việc nhiều nhất với người này, mình phải hiểu người đó, phải có khả năng để nói thẳng với họ. Vậy nên Linh rất đồng ý với Trang là mình phải can đảm tìm cách để trò chuyện và không nên sợ là sẽ bị đánh giá.
Chính xác chị. Các bạn thường hay có cảm xúc tiêu cực bên trong mình, nhất là khi các bạn còn chưa bắt đầu thực hiện công việc đó. Con người chúng ta hay tự hù mình. Với những bạn đã có kinh nghiệm rồi, các bạn cũng hay rơi vào tình trạng như vậy. Nên các bạn cần suy nghĩ thử xem mục tiêu trong sự nghiệp của mình là gì? Cách mình giải quyết vấn đề mình đang gặp phải có giúp công việc của mình hiệu quả hơn không? Nếu trả lời được “tôi muốn giải quyết vấn đề này", em tin là bạn ấy sẽ chủ động để ngồi lại với sếp của mình để tìm được tiếng nói chung.
3. QUẢN LÝ MỚI VƯỢT KHÓ
3. QUẢN LÝ MỚI VƯỢT KHÓ
Câu hỏi số 7: Đúng là đôi khi mình cảm thấy việc né tránh dễ hơn là đương đầu. Nhưng thực sự đúng là nói thẳng chính là cách tốt nhất.
Đó là tình huống mà Trang đã cho các bạn lời khuyên. Ngược lại nếu mình muốn xin lời khuyên từ sếp, hay sếp chủ động cho mình lời khuyên, hay nhắc nhở mình thì Trang sẽ làm gì trong những tình huống đó?
Sau một thời gian làm việc tại công ty thì em được các sếp đánh giá cao và trao cho mình cơ hội để lên vị trí quản lý. Lúc này các sếp cũng cho em một khoảng thời gian thử thách. Nghĩa là em sẽ không nắm một vị trí quản lý trực tiếp mà chỉ đứng ra để hỗ trợ một vài bạn trong team của mình. Lúc đó em có một tâm lý là muốn giữ mối quan hệ của mình với đồng nghiệp. Nhưng đồng thời mình cũng muốn đội nhóm của mình phải đạt kết quả tốt vì đó là công việc mình được giao.
Thời điểm đó em có gặp khó khăn với một bạn đồng nghiệp. Trước đây khi làm việc với nhau tụi em có mối quan hệ rất là ổn. Nhưng khi em lên vị trí này thì bạn ấy bắt đầu xét nét với em hơn, và em cũng xét nét với bạn ấy hơn. Em cũng không biết phải làm thế nào để hai người hiểu nhau hơn trong công việc.
Lúc đó em đã đến tìm chị Phương Mai - cựu giám đốc điều hành của Navigos Search để xin lời khuyên. Thời điểm đó em cũng rất may mắn vì chị Mai cũng là mentor (người hướng dẫn) của em. Khi em đến gặp thì chị Mai có hỏi em là em đã sẵn sàng để lắng nghe những điều mà chị Mai nghĩ rằng em chưa tốt không? Em cũng biết là khi chị Mai nói như vậy nghĩa là chị có những điều muốn chia sẻ với em, nên em rất sẵn sàng để lắng nghe. Sau đó chị Mai nói với em là nếu em thực sự muốn làm tốt thì em cần ngồi lại để nói chuyện với người bạn đó. Tụi em cần tìm hiểu xem vấn đề gì đang xảy ra, bạn đang cảm thấy như thế nào và vì sao sự việc đó ảnh hưởng đến sự hợp tác của cả hai.
Tiếp theo là em cần nói với bạn về trách nhiệm hiện tại của em đang như thế nào? Và bạn ấy có thể đồng hành với em được không? Nếu bạn chấp nhận đồng hành với em thì em cần phải cố gắng thay đổi những điều chưa tốt của mình để bạn ấy tiếp tục làm việc cùng. Và chị Mai cũng chia sẻ là trong trường hợp đã ngồi lại nói chuyện với nhau rồi mà vẫn không tìm được tiếng nói chung thì mình sẽ tìm một phương án khác phù hợp cho cả hai.
Chị cũng rất ngưỡng mộ chị Phương Mai và cũng rất hay nghe những lời khuyên từ chị ấy. Từ chia sẻ của Trang có thể thấy rằng, hai lời khuyên chính của chị Mai là (1) mình cần phải thẳng thắn với mọi người, đặc biệt là khi làm việc cùng các bạn nhân viên mình đang quản lý. Vì nếu không giao tiếp rõ ràng, nhân viên sẽ không hiểu ý của mình dẫn đến không thực hiện công việc đúng yêu cầu. Sau đó (2) mình cũng cần biết thông cảm, biết cởi mở hơn với những lý do cá nhân hoặc khó khăn nào đó của nhân viên. Chúng ta cần lắng nghe xem họ đang gặp vấn đề nào để giúp họ vượt qua. Mình sẽ cố gắng đồng hành với mọi người thay vì chỉ đơn thuần giao việc cho họ.
Với kinh nghiệm sau một thời gian làm việc ở vị trí quản lý, em nhận thấy rằng:
- Khi em còn làm ở vị trí độc lập, mình có những kết quả tốt dẫn đến có lúc tự tin thái quá. Vậy nên khi lên vị trí quản lý, em nghĩ các bạn nên chấp nhận rằng mình đang giữ một vị trí mới và có thể mình chưa hề có kinh nghiệm với nó lần nào. Các bạn cần sẵn sàng với việc có những lúc mình sẽ làm sai.
- Các bạn nên tìm một mentor (người hướng dẫn) ở trong công ty, hoặc ở bên ngoài cũng được để giúp bạn những lúc bạn gặp khó khăn. Qua đó, bạn có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những anh chị đi trước.
- Cuối cùng, việc tập trung vào con người trong quản lý là một yếu tố quan trọng. Như vừa nãy chị Linh có chia sẻ là mình cần phải cảm thông, cần có sự chia sẻ và giao tiếp hiệu quả giữa người quản lý và nhân viên để cùng tìm được tiếng nói chung.
Câu hỏi số 8: Linh thấy những chia sẻ của Trang rất là hữu ích. Trang có thêm một vài lời khuyên nào truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đang theo dõi chủ đề này để các bạn có thể tiếp duy trì sự nỗ lực không?
Khi em có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nhiều anh chị quản lý hay kể các bạn trẻ, em thấy có nhiều người rất đam mê công việc. Có những thời điểm em đã gặp những anh chị vì quá đam mê công việc dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ.
Điều em muốn chia sẻ là, dù con đường và mục tiêu sự nghiệp của mình như thế nào. Dù việc mình theo đuổi mục tiêu là hoàn toàn chính đáng thì chúng ta cũng cần chú ý, quan tâm đến sức khoẻ của mình. Chính việc tập luyện thể thao và ăn uống điều độ sẽ giúp mình có tinh thần tích cực, thoải mái. Em thấy có nhiều bạn trẻ không vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực bên trong của mình. Sự tiêu cực đó có khả năng khiến các bạn lún sâu vô thất bại hoặc khó khăn mà bạn đang gặp phải và khó bước ra khỏi nó. Vậy nên giữ được một tinh thần tích cực cũng là một điều vô cùng quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp.
Cảm ơn Trang vì những lời khuyên rất hữu ích. Bên cạnh Cột Mốc khó khăn thì hành trình sự nghiệp của chúng ta cũng có những điểm sáng, đó là lúc chúng ta chinh phục được mục tiêu của mình. Hẹn gặp các bạn trong Cột Mốc cuối cùng, rất hấp dẫn mà Linh nghĩ bạn nào cũng sẽ thích. Đó là Công thức tạo Thành tựu lớn trong sự nghiệp.
- Việc gặp khó khăn và thử thách trong công việc là một điều bình thường. Ai cũng sẽ có lúc đối diện Cột Mốc này. Hãy sáng tạo để giải quyết vấn đề của mình. Hãy tìm các đồng nghiệp lớn hơn để hỏi kinh nghiệm. Và cũng hãy sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác.
- Phần lớn vấn đề bạn gặp sẽ là vấn đề về cảm xúc. Mình không vượt qua được thất bại đó là do mình đang sợ hãi. Cách giải quyết là mình phải thực hiện nó. Mình cứ đi những bước đầu tiên, để xem nó sẽ dẫn mình đến đâu.
- Nếu gặp vấn đề với con người thì bạn nên nói thẳng. Nói thẳng với cấp trên, với đồng nghiệp, hay với cấp dưới của mình. Mình nói thẳng nhưng cũng phải đồng cảm với trường hợp của họ. Chúng ta đang làm việc với những con người chứ không phải những cỗ máy không cảm xúc.
Mời các bạn cùng đón xem các bài viết tiếp theo của Series Cột Mốc:
⚈ Cột Mốc số 1: Chiến Lược Để Thành Công Trong Công Việc Đầu Tiên?
⚈ Cột Mốc số 2: Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp?
⚈Cột Mốc số 3: Làm Thế Nào Để Giải Quyết Khó Khăn (Của Bạn Và Đồng Nghiệp) Trong Công Việc?