Bạn cần làm gì để vượt qua thời điểm khó khăn nhất
Thái Vân Linh x Mai Nguyễn

⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Tất cả chúng ta đều luôn cố gắng học hỏi để trở thành chuyên gia trong công việc của mình sau một thời gian đảm nhiệm. Khi đó, bạn sẽ hoàn tất công việc nhanh chóng và xử lý gọn gàng những vấn đề phát sinh. Nhưng sau đó thì sao? Bạn sẽ tiếp tục lặp lại những đầu việc “dễ dàng” đó mỗi ngày hay cần làm gì thêm để có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn?

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị Anh Võ, Co-founder & Head of Business của UNITE Design, để học hỏi các mẹo giúp bạn sẵn sàng được đề bạt lên một vị trí mới.

Bạn cần làm gì để vượt qua thời điểm khó khăn nhất
1. Về cơ bản, Anh Võ đã dành 13 năm để phát triển ở một công ty. Ngay khi bạn chuyển đến, bạn bắt đầu nhận thấy có nhiều vấn đề mà bạn muốn cải thiện. Bạn đã bắt đầu bằng việc nghiên cứu trên Google và sau đó là nói chuyện với mọi người ở những phòng ban khác. Bạn đang thu thập rất nhiều dữ liệu. Vậy bạn đã làm gì với những dữ liệu thu thập được? 

Đôi khi, có người sẽ đánh giá bạn không đủ tiêu chuẩn cho công việc khi bạn vẫn luôn phải tìm cách thực hiện tất cả những điều kể trên. Nhưng điều quan trọng nhất là sếp của bạn tin tưởng vào bạn. Vì khi bất cứ ai đặt bạn vào một vai trò nào đó, phần lớn họ đã biết rõ về kỹ năng của bạn. Họ cũng hiểu được họ cần giúp bạn phát triển trong lĩnh vực nào để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Tôi đã tận dụng các nguồn lực bên ngoài để xác định được hướng đi đúng đắn khi bắt đầu làm những thứ mình muốn. Vậy nên 4 điều thực sự quan trọng là (1) thu thập dữ liệu phù hợp, (2) tiếp tục trò chuyện với mọi người, (3) tìm hiểu sâu hơn nếu bạn có thể, và (4) kết nối với các chuyên gia. Hãy thực hiện thật nhiều nghiên cứu về những điều bạn nghĩ là cần thiết. Đồng thời bạn cũng hãy hỏi những đồng nghiệp ở những phòng ban khác về những gì họ đang thực hiện, và sau đó so sánh với các công ty cùng lĩnh vực. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiếp cận với các chuyên gia khác hoặc liên hệ với bạn bè - những người có thể kết nối bạn với ai đó trong ngành mà bạn đang tìm kiếm. Hãy sử dụng mạng lưới mối quan hệ của bạn để thu nhặt những thông tin mà bạn cần. Đó thực sự là những điều tôi đã làm khi đảm nhiệm vị trí gần đây nhất của mình.

Vượt qua những thách thức

Đôi khi, có người sẽ đánh giá bạn không đủ tiêu chuẩn cho công việc khi bạn vẫn luôn phải tìm cách thực hiện tất cả những điều kể trên. Nhưng điều quan trọng nhất là sếp của bạn tin tưởng vào bạn. Vì khi bất cứ ai đặt bạn vào một vai trò nào đó, phần lớn họ đã biết rõ về kỹ năng của bạn. Họ cũng hiểu được họ cần giúp bạn phát triển trong lĩnh vực nào để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

2. Linh nghĩ thực tế có rất nhiều người trong chúng ta không hoàn toàn biết rõ cách thức để làm một điều gì đó từ ban đầu. Quan trọng là chúng ta phải nỗ lực, phải có niềm tin vào bản thân để cố gắng. Và sau một thời gian cố gắng đủ dài thì một câu hỏi khác là, khi Anh Võ bắt đầu nhận những dự án mới lớn hơn, bạn có mong đợi được thăng chức hay tăng lương không?

Trong sự nghiệp của mình, với những vị trí trước đó, tôi sẽ làm việc với các phòng ban, sau đó cơ cấu lại từng bộ phận, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ và bất cứ điều gì tôi thấy cần thay đổi. Tôi sẽ đảm nhiệm vai trò của mình trong một thời gian đến khi tôi cảm thấy mình thực sự đã giải quyết được hết các vấn đề ở đó. Khi tôi đã làm tốt tất cả các nhiệm vụ của mình ở vị trí đó, tôi sẽ bắt đầu chuyển giao nó cho người quản lý mới. Và tôi hay nói với mọi người: Nếu tôi vẫn làm công việc này vào năm tới thì có nghĩa là tôi đang thiếu sót ở đâu đó. Tôi muốn mình sớm đứng ngoài vai trò này để người kế nhiệm tôi có thể tiếp tục làm nó. Và đó là M.O (a modus operandi - thói quen làm việc) của tôi qua các vị trí ở mỗi công ty.

Đó có thể cũng là lý do khiến mọi người thích làm việc với tôi. Vì họ biết rằng họ sẽ có cơ hội đảm nhận công việc của tôi trong tương lai. Với tư cách là một nhà tuyển dụng, tôi rất thích làm việc với các nhân viên sẽ giúp công việc của tôi trở nên dễ dàng hơn. Tôi sẽ không vội vàng trả thêm tiền lương khi họ mới bắt đầu đảm nhiệm vai trò mới. Trong công việc của mình, tôi luôn cố gắng trở thành một nhân viên giúp sếp của mình ít phải “đau đầu" hơn. Rồi một ngày nào đó không xa, những cố gắng của bản thân sẽ mang đến cho tôi nguồn tài chính vững chắc hơn. Nếu lúc đó nó không đến, bạn cũng cần phải biết cách xác định giá trị của mình và yêu cầu những điều bản thân xứng đáng được nhận.

Điều khiến tôi quan tâm nhất trong công việc là khả năng mình thực sự làm được điều gì đó và chứng minh bằng kết quả cụ thể. Hãy thực sự làm giỏi một công việc và sau đó giao nó cho người khác, nếu không mình sẽ bị mắc kẹt với nó. Đó cũng là cách tôi đã kết thúc công việc ở London.

Đừng chờ đợi cơ hội

Điều khiến tôi quan tâm nhất trong công việc là khả năng mình thực sự làm được điều gì đó và chứng minh bằng kết quả cụ thể. Hãy thực sự làm giỏi một công việc và sau đó giao nó cho người khác, nếu không mình sẽ bị mắc kẹt với nó. Đó cũng là cách tôi đã kết thúc công việc ở London.

Cuối cùng, tôi đã trở thành Tổng Giám đốc của công ty ở Việt Nam. Tôi đã làm công việc đó trong vài năm và làm nó rất tốt nên mọi thứ bắt đầu trở nên dễ dàng. Tôi yêu công việc của mình. Tôi yêu đồng đội của mình. Tôi không ngại làm việc đến khi tối muộn. Và tôi thực sự yêu tất cả những gì tôi đã làm. Có thể nói đó là công việc đáng mơ ước với một số người, nhưng với tôi nó chỉ là một thử thách khác biệt với các thử thách khác trong cuộc sống. Khi mọi thứ đang dần bắt đầu ổn định, tôi nghĩ đến việc rời công ty vì tôi đã lựa chọn được người kế nhiệm để thay thế cho mình.

Cuối cùng, tôi đã trở thành Tổng Giám đốc của công ty ở Việt Nam. Tôi đã làm công việc đó trong vài năm và làm nó rất tốt nên mọi thứ bắt đầu trở nên dễ dàng. Tôi yêu công việc của mình. Tôi yêu đồng đội của mình. Tôi không ngại làm việc đến khi tối muộn. Và tôi thực sự yêu tất cả những gì tôi đã làm. Có thể nói đó là công việc đáng mơ ước với một số người, nhưng với tôi nó chỉ là một thử thách khác biệt với các thử thách khác trong cuộc sống. Khi mọi thứ đang dần bắt đầu ổn định, tôi nghĩ đến việc rời công ty vì tôi đã lựa chọn được người kế nhiệm để thay thế cho mình.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Anh Võ - Co-founder & Head of Business of UNITE Design

Bài học 1: Công Việc Đầu Tiên Quan Trọng Như Thế Nào?

Bài học 2: Làm Sao Để Tìm Được Người Kế Nhiệm Phù Hợp?

Bài học 3: Làm Gì Khi Cơ Hội Làm Việc Mới Tìm Đến Bạn? 

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và Anh Võ