⭐️Cột Mốc⭐️ là chuỗi video podcast 4 tập do Skills Bridge và VietnamWorks hợp tác sản xuất, giúp bạn định hình và chinh phục từng Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.

Khách mời sẽ đồng hành cùng Linh và các bạn trong Cột Mốc số 1: “Chiến Lược Để Thành Công Trong Công Việc Đầu Tiên” là chị Nguyễn Thị Vân Anh. Vân Anh hiện là Giám đốc Kinh doanh khu vực miền Nam của VietnamWorks. Bắt đầu với vị trí Business Development Associate, tính đến năm 2023 thì Vân Anh đã có 20 năm gắn bó với VietnamWorks. 

Vân Anh đã chọn bắt đầu Cột Mốc này tại một công ty khởi nghiệp, với một lĩnh vực đang còn quá mới trên thị trường. Hãy cùng Linh tìm hiểu làm cách nào mà Vân Anh đã vượt qua tất cả những khó khăn trên và định hướng đúng cho công việc đầu tiên của mình.


1. 3 PHẨM CHẤT CHÌA KHOÁ TRONG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

1. 3 PHẨM CHẤT CHÌA KHOÁ TRONG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

Câu hỏi số 1: Linh được biết Vân Anh gắn bó với Vietnamwork từ những ngày đầu. Với Linh thì Linh cũng là nhân viên số 17 của một công ty sau khi ra trường. Lợi thế khi là những nhân viên đầu tiên là chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với những lãnh đạo cấp cao của công ty.
Các bạn trẻ ngay lúc này nếu tham gia vào một công ty đã phát triển rồi thì phần lớn các bạn chỉ có thể tiếp xúc với quản lý trực tiếp, hay là nhân sự. Vậy bây giờ khi đã trở thành lãnh đạo cấp cao, Vân Anh nghĩ những bạn trẻ cần có những phẩm chất nào để có thể tạo ấn tượng với cấp trên trong công việc đầu tiên?
Câu hỏi số 1: Linh được biết Vân Anh gắn bó với Vietnamwork từ những ngày đầu. Với Linh thì Linh cũng là nhân viên số 17 của một công ty sau khi ra trường. Lợi thế khi là những nhân viên đầu tiên là chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với những lãnh đạo cấp cao của công ty.
Các bạn trẻ ngay lúc này nếu tham gia vào một công ty đã phát triển rồi thì phần lớn các bạn chỉ có thể tiếp xúc với quản lý trực tiếp, hay là nhân sự. Vậy bây giờ khi đã trở thành lãnh đạo cấp cao, Vân Anh nghĩ những bạn trẻ cần có những phẩm chất nào để có thể tạo ấn tượng với cấp trên trong công việc đầu tiên?

Vân Anh thấy là các bạn trẻ bây giờ rất giỏi. Họ có những tố chất nổi trội. Với đặc thù công việc của mình, Vân Anh cũng có cơ hội được gặp gỡ nhiều bạn trẻ. Và một bạn ứng viên thu hút được sự quan tâm của Vân Anh sẽ có những tố chất về: (1) thái độ, (2) sự khiêm cung và (3) có khả năng đào tạo được.

Về thái độ, mình có thể quan sát khi các bạn đến công ty phỏng vấn. Mình sẽ xem các bạn có đến đúng giờ hay không? Các bạn giao tiếp với lễ tân như thế nào? Trong quá trình phỏng vấn các bạn có mở lòng, có lắng nghe hay không? Còn để xác định tố chất có thể đào tạo được thì mình có thể đặt một câu hỏi, ví dụ như: “Công việc tại VietnamWork yêu cầu bạn học thuộc lòng về những tính năng, lợi ích của sản phẩm thì bạn nghĩ như thế nào?” Và dựa vào câu trả lời đó thì mình sẽ có những câu hỏi đào sâu thêm để biết được khả năng học hỏi của bạn. 

Câu hỏi số 2: Linh được biết Vân Anh gắn bó với Vietnamwork từ những ngày đầu. Với Linh thì Linh cũng là nhân viên số 17 của một công ty sau khi ra trường. Lợi thế khi là những nhân viên đầu tiên là chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với những lãnh đạo cấp cao của công ty.

Câu hỏi của chị Linh làm em nhớ đến một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc với em, chắc là từ hơn 10 năm trước. Vân Anh có hẹn một bạn ứng viên A đến phỏng vấn lúc 2:00 giờ chiều, nhưng đến 2:20 bạn vẫn chưa đến. Vân Anh gọi qua lễ tân hỏi xem bạn ứng viên đó có đến không, nếu không thì bạn có để lại tin nhắn gì hay không, và nhận được câu trả lời là không có.

Thật sự quan điểm của Vân Anh thời điểm đó không đánh giá cao những bạn ứng viên như vậy. Đến hơn 4 giờ chiều, khi phỏng vấn xong những bạn khác thì Vân Anh có nhận được cuộc gọi từ lễ tân báo là bạn ứng viên A đó đã đến và đợi từ lúc 2 giờ 30, là hơn 1 tiếng rưỡi. Bạn lễ tân cũng đã nói bạn về đi nhưng bạn vẫn đợi để gặp Vân Anh nói lời xin lỗi và giải thích lý do rất chân thành. Lúc đó Vân Anh đã thấy được thái độ thiện chí của bạn, không hề có ý thanh minh hay ngụy biện. Vậy nên Vân Anh đã hỏi thêm xem bạn đã tìm hiểu về công ty trước hay có sự chuẩn bị gì cho vị trí đang ứng tuyển hay chưa? Và câu trả lời của bạn khiến Vân Anh thực sự ấn tượng. Bạn đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, giống như một nhân viên đã làm ở đây rồi. 

Cuối cùng dù bạn đã phạm một lỗi “cơ bản" là đến trễ, nhưng Vân Anh đã thấy được thái độ chân thành của bạn nên đã trao cho bạn một cơ hội để làm việc tại VietnamWork. Vân Anh nghĩ đó là quyết định sáng suốt cho công ty. Bạn đã có rất nhiều đóng góp và thăng tiến lên các vị trí quản lý trong 5 năm gắn bó với VietnamWork trước khi đi định cư ở nước ngoài. 

Câu hỏi của chị Linh làm em nhớ đến một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc với em, chắc là từ hơn 10 năm trước. Vân Anh có hẹn một bạn ứng viên A đến phỏng vấn lúc 2:00 giờ chiều, nhưng đến 2:20 bạn vẫn chưa đến. Vân Anh gọi qua lễ tân hỏi xem bạn ứng viên đó có đến không, nếu không thì bạn có để lại tin nhắn gì hay không, và nhận được câu trả lời là không có.

Thật sự quan điểm của Vân Anh thời điểm đó không đánh giá cao những bạn ứng viên như vậy. Đến hơn 4 giờ chiều, khi phỏng vấn xong những bạn khác thì Vân Anh có nhận được cuộc gọi từ lễ tân báo là bạn ứng viên A đó đã đến và đợi từ lúc 2 giờ 30, là hơn 1 tiếng rưỡi. Bạn lễ tân cũng đã nói bạn về đi nhưng bạn vẫn đợi để gặp Vân Anh nói lời xin lỗi và giải thích lý do rất chân thành. Lúc đó Vân Anh đã thấy được thái độ thiện chí của bạn, không hề có ý thanh minh hay ngụy biện. Vậy nên Vân Anh đã hỏi thêm xem bạn đã tìm hiểu về công ty trước hay có sự chuẩn bị gì cho vị trí đang ứng tuyển hay chưa? Và câu trả lời của bạn khiến Vân Anh thực sự ấn tượng. Bạn đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, giống như một nhân viên đã làm ở đây rồi. 

Cuối cùng dù bạn đã phạm một lỗi “cơ bản" là đến trễ, nhưng Vân Anh đã thấy được thái độ chân thành của bạn nên đã trao cho bạn một cơ hội để làm việc tại VietnamWork. Vân Anh nghĩ đó là quyết định sáng suốt cho công ty. Bạn đã có rất nhiều đóng góp và thăng tiến lên các vị trí quản lý trong 5 năm gắn bó với VietnamWork trước khi đi định cư ở nước ngoài. 

2. VÌ SAO BẠN CẦN XÂY DỰNG TƯ DUY “ĐƯỢC TỪ CHỐI"?

2. VÌ SAO BẠN CẦN XÂY DỰNG TƯ DUY “ĐƯỢC TỪ CHỐI"?

Câu hỏi số 3: Với các bạn mới đi làm, Linh nghĩ “bị từ chối" sẽ là một việc tốt. Lời khuyên Linh thường nói với các bạn trẻ là mọi người nên có ít nhất một lần làm việc ở vị trí bán hàng (sale) để trải qua cảm giác bị người ta từ chối hay nói “không" với mình. Vì cái từ “không" nó sẽ dễ đóng khung mình lại. Mình phải có khả năng để mở ra lại cơ hội đó.
Với nhiều năm làm việc trong ngành, Vân Anh chia sẻ thêm một số trải nghiệm của mình về việc bị từ chối và bài học từ đó để các bạn cùng được biết nhé.
Câu hỏi số 3: Với các bạn mới đi làm, Linh nghĩ “bị từ chối" sẽ là một việc tốt. Lời khuyên Linh thường nói với các bạn trẻ là mọi người nên có ít nhất một lần làm việc ở vị trí bán hàng (sale) để trải qua cảm giác bị người ta từ chối hay nói “không" với mình. Vì cái từ “không" nó sẽ dễ đóng khung mình lại. Mình phải có khả năng để mở ra lại cơ hội đó.
Với nhiều năm làm việc trong ngành, Vân Anh chia sẻ thêm một số trải nghiệm của mình về việc bị từ chối và bài học từ đó để các bạn cùng được biết nhé.

Em cũng đồng ý với quan điểm của chị Linh. Đối với cá nhân Vân Anh thì làm ở ngành nghề nào mình cũng phải trải qua vài lần từ chối. Ví dụ bạn làm Marketing (tiếp thị), bạn có ý tưởng nhưng mà khi đưa lên sếp hoặc gửi cho khách hàng, bạn vẫn có thể bị từ chối. Khi bạn làm tuyển dụng chẳng hạn, bạn cũng có thể sẽ nhận những lời từ chối từ ứng viên. 

Nếu các bạn muốn có nhiều lời từ chối hơn thì công việc bán hàng sẽ là nơi cho bạn “được" nhiều lời từ chối nhất. Vân Anh đảm nhiệm công việc bán hàng từ 20 năm trước. Thời điểm đó chắc chị Linh cũng biết là tốc độ đường truyền của internet rất chậm và nó là một cái gì đó hơi xa xỉ đối với sinh viên. Vậy nên việc mình giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng là rất khó khăn. Mỗi ngày Vân Anh phải gọi từ 70 đến 80 cuộc gọi cho khách hàng và hơn 90% khách hàng sẽ từ chối. Nhưng Vân Anh vẫn miệt mài ngày này tháng nọ để gọi khách hàng và truyền tải những thông tin về các giải pháp của mình đến khách hàng. 

Có những lúc gọi nhiều quá, tối về nhà Vân Anh khàn cả giọng. Đặc biệt hơn, có đôi lần khi gọi đến bộ phận lễ tân rồi nhờ họ truyền máy vào cho các anh chị nhân sự thì bên đầu dây Vân Anh nghe được cái giọng vang lại là: “Em nói với bạn ấy chị không có ở đây”, nghe rất đau lòng. Nhưng Vân Anh nghĩ là mình làm nghề bán hàng, mình phải làm quen với điều đó và mình phải có sự nhẫn nại.

Câu hỏi số 4: Linh nghe cũng rất đau lòng. Linh cũng từng làm sale nên cũng hiểu nỗi đau đó. Nó khó để mình có thể dùng lý trí xoa dịu xuống.
Không biết Vân Anh đã sử dụng những cách nào để kiểm soát được những cảm xúc của mình và có thể vượt qua được những khó khăn này?

Tâm lý của một người bán hàng - đặc biệt với những bạn mới vào nghề - là nghề bán hàng giống như một nghề đi xin. Nhưng qua một thời gian, khi mình có những trải nghiệm, những va chạm, mình sẽ nghiệm ra bán hàng là một nghề đi cho. Vì sao Vân Anh nói như vậy? Vì mình mang đến thông tin, giải pháp cho khách hàng để giúp họ có những lựa chọn tốt hơn khi ra quyết định. Song song với việc đó thì nghề bán hàng cần phải có sự nhẫn nại và biết chịu đựng áp lực. Áp lực ở đây là áp lực về lời từ chối của khách hàng, áp lực về chỉ tiêu hay những KPI của công việc. 

Và để tiếp tục kiên nhẫn với nghề thì Vân Anh có một suy nghĩ thế này: Khi đi ngoài đường thấy xe hơi chạy rất nhiều, Vân Anh nghĩ rằng những chiếc xe hơi có giá 1 tỷ, 2 tỷ, thậm chí là 3 - 4 tỷ một chiếc mà người ta còn bán được. Vậy một vị trí đăng tuyển trên VietnamWork chỉ hơn 1 triệu, 2 triệu thôi, không lẽ nào mình không làm được. Chính suy nghĩ đó đã thôi thúc Vân Anh tiếp tục. 

Điều thứ hai là Vân Anh tin vào xác suất thành công. Ví dụ như khi mình gọi 100 cuộc điện thoại tư vấn, có 90 người từ chối thì ít nhất mình có được 10 người chấp nhận lắng nghe và trở thành khách hàng của mình. Vậy nếu mình gọi 1,000 người thì mình sẽ có được 100 khách hàng. Từ đó Vân Anh đúc kết được rằng, bán hàng là một nghề kinh doanh dựa trên sự từ chối. Và khi mình hiểu được điều đó, mình kiên nhẫn thì mình sẽ giữ được ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề. 

Một điều Linh thấy rất đúng trong sự nghiệp của Linh là khi mình “được” người ta từ chối, mình cũng cần phải nghĩ là thực sự người ta không từ chối bản thân mình. Họ đang từ chối có thể là sản phẩm, là các dự án mình làm chưa tốt, hay bất cứ điều gì về công việc. Khi mình đang trao đổi với sếp, nếu mà sếp đang đánh giá công việc là đang đánh giá công việc chứ không phải đánh giá bản thân mình.
Linh thấy khi còn trẻ rất là khó để mình phân biệt ra hai phần đó. Mình sẽ thấy là người ta đang nói về những gì mình cần cải thiện. Khi đó mình rất cảm xúc, mình thấy đau lòng. Nhưng thật ra mình nên nghĩ là không phải, đây chỉ là vì công việc. Và nếu mà mọi người đang cố gắng cải thiện công việc thì mọi thứ có thể phát triển tốt. Khi công ty phát triển thì mình cũng được thăng tiến, lên lương.

3. KHÓ KHĂN TRONG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN VÀ CÁCH VƯỢT QUA

3. KHÓ KHĂN TRONG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN VÀ CÁCH VƯỢT QUA

Câu hỏi số 5: Trong công việc đầu tiên, thông thường mình sẽ có một chút sợ hãi. Và mình cũng chưa biết là mình nên có thái độ hay phản ứng thế nào cho phù hợp.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các bạn trẻ, Vân Anh thấy các bạn thường gặp khó khăn nào khi đến với công việc đầu tiên?

Vân Anh thấy rằng điều khó khăn nhất mà các bạn trẻ thường gặp phải là “sợ". Khi các bạn mới vào, chưa biết gì về công việc, chưa biết quy trình xử lý nhiệm vụ như thế nào. Các bạn cũng chưa biết cách sắp xếp thứ tự/ thời gian cho công việc phù hợp, và các bạn sợ sai sót. Đó là những nỗi sợ phổ biến của một nhân viên khi họ bắt đầu đến với công việc đầu tiên.

Nghĩ lại thì đó đúng là một trong những nỗi sợ hãi lớn của Linh khi còn trẻ, thậm chí ngay lúc này cũng thỉnh thoảng có: Mình sợ bị sai lầm, mình sợ không biết cách để xoay sở. Vậy khi Vân Anh nhận ra bạn nào đó đang “sợ" thì Vân Anh sẽ đưa ra những lời khuyên nào cho bạn?

Vân Anh thường có 2 lời khuyên cho các bạn trẻ khi đến với công việc đầu tiên:

Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về môi trường làm việc và công việc của mình. Tốt hơn là các bạn nên hỏi rõ hơn về những tiêu chí, về KPI của công việc thông qua người phỏng vấn hay người quản lý của bạn trong tương lai.

Điều thứ hai cần chú ý là sự chủ động khi bước chân vào một môi trường tổ chức nào đó. Hãy chủ động hỏi mọi người bạn làm vậy có đúng không? Bạn làm có tốt chưa hay làm sao để tốt hơn? Bạn cũng nên ghi chép lại những gì đã được hướng dẫn để áp dụng khi cần thiết. 

Việc tìm hiểu kỹ về công việc và môi trường, chủ động học hỏi từ những người đi trước sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn. Đặc biệt là với những bạn mới bắt đầu công việc đầu tiên thì các bạn sẽ có sự thích nghi nhanh hơn với công việc của mình. Thông qua đó, các bạn sẽ tự tin hơn vào bản thân. 

Câu hỏi số 6: Vân Anh có thể chia sẻ một ứng viên hoặc một nhân viên đã thể hiện được các yếu tố trên? Nghĩa là ngay lúc đầu bạn ấy có thể hơi nhút nhát nhưng dần dần đã trở thành một nhân viên xuất sắc. 

Trong mô hình DISC về 4 kiểu người với 4 tính cách khác nhau (DISC: Dominance - sự thống trị, Influence - ảnh hưởng, Steadiness - bền vững, Compliance - tuân thủ), có một bạn S thuộc kiểu người Steadiness - bền vững. Đây là kiểu người rất tỉ mỉ, nhẫn nại. Họ có sự chịu đựng tốt và biết lắng nghe. Nhưng ngược lại, về độ nhanh nhạy thì họ sẽ không bằng một số bạn khác. Vậy nên khi phỏng vấn các bạn ứng viên thuộc mẫu người này, Vân Anh cũng sẽ quan sát để nhìn ra được điểm mạnh của họ. 

Khi phỏng vấn thì bạn S không thể hiện sự tự tin ra bên ngoài. Nhưng qua những câu hỏi Vân Anh đặt cho bạn thì bạn có sự chỉn chu trong câu trả lời. Bạn tìm hiểu rất kỹ về công việc cũng như môi trường bạn ứng tuyển. Thông qua đó Vân Anh thấy được bạn có sự chuẩn bị rất tốt, có sự học hỏi, sự khiêm cung và rất mở lòng. 

Lúc mới vào thì có thể các bạn như vậy sẽ không phải là những nhân viên quá nổi trội. Nhưng khi ở bước đầu tiên bạn có khoảng 5 điểm, qua 6 tháng hay 1 năm thì bạn sẽ cải thiện và đạt được điểm 7 điểm 8. Rồi dần dần bạn cũng sẽ được thăng tiến lên những vị trí cao hơn. 

Câu hỏi số 7: Linh hiểu ý tổng quát của Vân Anh. Nhưng thực sự nếu mình vừa mới tốt nghiệp và chưa có quá nhiều kinh nghiệm, mình cũng không biết cách giao tiếp hiệu quả thì người ta có thể đánh giá mình không phải là người quá xuất sắc. 
Vậy làm thế nào để những nhân viên như vậy có thể thể hiện là bạn ấy có tiềm năng thực sự, chỉ là cần cho bạn ấy thêm thời gian?

Thật ra khi các bạn đi phỏng vấn, có nghĩa là các bạn đang giới thiệu về những điểm mạnh, điểm yếu của mình với nhà tuyển dụng. Mỗi ứng viên đều có những thế mạnh và những điểm yếu khác nhau. Ví dụ với công việc bán hàng, bạn S ở trên không thể hiện được sự xông xáo hay tính cạnh tranh ra bên ngoài. Nhưng ngược lại bạn có sự kiên nhẫn, có sự học hỏi và biết lắng nghe. 

Bên cạnh đó mình cũng còn 2 tháng thử việc. Đó là cơ hội công ty dành cho các bạn để chứng minh được những gì bạn nói khi phỏng vấn. Và qua 2 tháng đó, Vân Anh thấy những bạn thuộc kiểu người S (Steadiness - bền vững) thường vẫn làm rất tốt công việc của mình. 

Ví dụ là trong 2 tháng, các bạn sẽ bắt buộc đóng vai với người quản lý của mình như giữa khách hàng và một người bán hàng (sale). Sau khi đóng vai thì bạn sẽ về viết lại một email là qua cái việc đóng vai đó, bạn đã học được điều gì, điều gì cần nhờ anh chị bổ sung hỗ trợ thêm. Thì đó là những yếu tố Vân Anh thấy là bạn đã thể hiện rất tốt trong quá trình thử việc. 

Đó là sự chủ động. Có thể là trong lúc giao tiếp/trao đổi, các bạn chưa tham gia quá sâu vào cuộc trò chuyện. Nhưng sau đó các bạn sẽ suy nghĩ và trở lại với chủ đề đó chứ không bỏ qua. Linh cũng nghĩ là có rất nhiều bạn hướng nội hay là chưa quá giỏi trong giao tiếp thì đây cũng là cách để các bạn có thể suy nghĩ lại. Bạn không nhất thiết phải thể hiện mình ngay trong buổi họp. Nhưng bạn cần phải dành thời gian ngoài buổi họp để suy nghĩ về vấn đề đó và trở lại với những ý kiến chất lượng. 
Câu hỏi số 8: Trước khi kết thúc buổi trò chuyện, Vân Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ trước Cột Mốc công việc đầu tiên?

Công việc tại VietnamWork là công việc đầu tiên sau khi Vân Anh tốt nghiệp đại học. Với trải nghiệm có được từ những công việc thời sinh viên thì Vân Anh nhận ra rằng: khi các bạn làm công việc đầu tiên, đừng nên quá mơ mộng và nhìn nó với lăng kính màu hồng. Các bạn hãy kiên nhẫn học hỏi và trau dồi. Qua năm tháng mình sẽ có được công việc “màu hồng” như cách mình muốn.

Cảm ơn Vân Anh. Hy vọng sau khi nghe những lời khuyên của Vân Anh và Linh, các bạn sẽ tận dụng được sức mạnh của Cột Mốc công việc đầu tiên để biến nó thành đòn bẩy cho hành trình sự nghiệp của mình. Linh tin rằng tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn học được trong Cột Mốc này sẽ giúp bạn tiến xa hơn và chinh phục các Cột Mốc sự nghiệp tiếp theo. Hẹn gặp các bạn trong Cột Mốc thứ hai là Làm thế nào để chuyển việc đổi ngành một cách chuyên nghiệp.

  1. Ba phẩm chất cần được xây dựng từ sớm trong công việc đầu tiên là: (1) thái độ tốt, (2) sự khiêm cung và (3) có thể đào tạo được.
  2. Trong những năm đầu, các bạn nên làm ít nhất một công việc về bán hàng để quen với cảm giác bị từ chối. “Được" từ chối càng nhiều thì xác suất có thêm khách hàng càng cao, mình càng tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm.
  3. Để vượt qua nỗi sợ làm sai trong công việc đầu tiên, hãy chuẩn bị thật tốt bằng việc: (1) tìm hiểu thông tin về môi trường, công việc mình sẽ làm, (2) chủ động hỏi, xung phong nhận làm các dự án, và (3) học cách thích nghi nhanh với công việc của mình. 

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và chị Vân Anh