Bạn Sẽ Ở Đâu Trong 5 Năm Tới? (Chiến Lược Trả Lời Chi Tiết)

Có đến 48% người tham gia khảo sát trên LinkedIn Thái Vân Linh cho rằng câu hỏi “bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?” là câu hỏi khó trả lời nhất trong các buổi phỏng vấn. 

Phần lớn các bạn e ngại trước câu hỏi này là vì chưa biết cách liên kết câu trả lời với điều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 3 lưu ý3 mô hình phản hồi trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một câu trả lời thuyết phục, ngay cả với những người phỏng vấn khó tính nhất. 

1. NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN BIẾT ĐIỀU GÌ QUA CÂU HỎI NÀY?

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi "Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?" không chỉ muốn nghe về các kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Thực tế, câu hỏi này là một công cụ mở rộng để người phỏng vấn đánh giá thêm về tư duy của bạn trong sự nghiệp của mình, với 3 tiêu chí:

(1) Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có định hướng phát triển cụ thể trong sự nghiệp. Bởi vì mục tiêu của bạn sẽ cho thấy bạn có gắn bó lâu dài với vị trí này hay chỉ tìm kiếm một công việc vì thu nhập trước mắt. 
(2) Khả năng lập kế hoạch: Có một mục tiêu là chưa đủ. Bạn cần biết được mình phải hoàn thành những bước nào để đạt được mục tiêu đó. Qua đó nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kỹ năng ra kế hoạch cụ thể, thực hiện hiệu quả và linh hoạt điều chỉnh khi cần thiếthay không.
(3) Khả năng học hỏi: Khi bạn có cho mình một mục tiêu tốt, bạn sẽ có động lực học tập, mong muốn phát triển bản thân để chạm đến mục tiêu của mình. Đó là yếu tố mà phần lớn các nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở ứng viên. Bởi dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm đến đâu, bạn vẫn cần luôn học hỏi để bắt kịp những kiến thức mới hay xu hướng làm việc mới.

Ngoài 3 tiêu chí trên, một lý do khác mà Linh thường hỏi các bạn ứng viên về kế hoạch trong 5 năm tới là vì: Linh muốn biết vị trí mà Linh đang tuyển dụng có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không. Khi nghe các bạn trả lời câu hỏi này, Linh sẽ hiểu bạn đang muốn học hỏi /mở rộng những kỹ năng nào để giao cho bạn các công việc phù hợp khi có cơ hội. Đó cũng là cách để công ty có thể tạo điều kiện để mỗi nhân viên của mình phát triển trong sự nghiệp.

Trên thực tế, những tiêu chí này không chỉ được đánh giá cố định qua câu hỏi “Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới". Nhà tuyển dụng có thể hỏi các câu hỏi tương tự câu hỏi này như:

- Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì?
- Công việc mơ ước của bạn hiện nay là gì?
- Bạn định nghĩa thế nào là thành công trong sự nghiệp?
- Kế hoạch 5 năm tới của bạn là gì?

2. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY:

a. Bạn cần chuẩn bị câu trả lời từ trước

Đừng đợi đến khi phỏng vấn mới nghĩ câu trả lời câu hỏi này.

Dù bạn đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp, hãy dành thời gian để:

(1) Xác định các lĩnh vực nghề nghiệp bạn muốn chuyên sâu, những kỹ năng mà bạn mong muốn trau dồi thêm. 
(2) Xem xét các cơ hội lãnh đạo mà bạn có thể khám phá, các chứng chỉ chuyên môn hay chương trình đào tạo mà bạn dự định theo đuổi. 

Và trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy tìm kiếm những điểm kết nối giữa hai điều trên với vị trí, với ngành nghề của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Việc làm này không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho câu hỏi mà còn định hình rõ ràng hơn con đường sự nghiệp mà bạn đang hướng tới.

b. Hãy tập trung vào KỸ NĂNG thay vì CHỨC DANH 

Chức danh bạn đảm nhiệm cũng phần nào thể hiện kinh nghiệm và năng lực của bạn. Hoàn toàn không có vấn đề gì khi mục tiêu của bạn là trở thành Quản lý, thành Giám đốc Bộ phận hay bất kì vị trí nào cao hơn. Dù vậy, lời khuyên của Linh là bạn không nên chỉ thể hiện vị trí mà mình muốn hướng đến. Thay vào đó, hãy tập trung hơn vào những KỸ NĂNG mà bạn muốn học hỏi để có thể đảm nhiệm vị trí đó. Điều này cho thấy bạn thực sự tập trung vào những giá trị cốt lõi, mang tính bền vững (kỹ năng), không phải là những kết quả mang tính thời điểm (vị trí, chức danh). Vì hơn hết, khi bạn trang bị cho mình được những kỹ năng cần thiết, bạn luôn sẵn sàng với bất kỳ cơ hội nào, vị trí nào.

c. Đừng quá cụ thể
Chính xác hơn là đừng quá cụ thể khi bạn thực sự chưa biết rõ từng bước trong lộ trình của mình sẽ dẫn đến đâu. Bạn có thể chia nhỏ chặng đường trong 5 năm thành 1 năm tới, 3 năm và 5 năm. Tuy nhiên bạn không nên chi tiết hơn nữa cho một câu hỏi về thời điểm tương lai. Hãy can đảm để trả lời một cách trung thực về điều đó.
Ngay lúc này, bạn có thể không biết những gì mình chưa biết. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đang quan sát thấy một ai đó giỏi giang và làm được những việc to lớn, rồi bạn cũng muốn làm được như vậy. Điều quan trọng trong tình huống này là bạn có lý lẽ rõ ràng cho sự lựa chọn của mình. Bạn biết mình muốn theo đuổi điều gì, nỗ lực cho mục tiêu nào. Bạn cũng có kế hoạch để phát triển bản thân, thay vì chỉ hướng đến những mục tiêu trước mắt, đem lại sự thoải mái hay lợi ích trong ngắn hạn.

3. MỘT SỐ CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY ẤN TƯỢNG

Qua hai phần trên, bạn đã biết về những yếu tố cần có trong câu trả lời của mình cho câu hỏi “Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?”. Một bước nữa để thể hiện sự khác biệt chuyên nghiệp của bạn là hãy trình bày câu trả lời của mình theo cách có cấu trúc. Bạn có thể chọn lựa sử dụng 1 trong 3 cách dưới đây:  
(1) Cấu trúc Từ (A) đến (B):
Tương tự như khi bạn tìm kiếm chặng đường của mình trên Google map, bạn cần biết mình sẽ đi từ đâu đến đâu. Cấu trúc này giúp bạn trình bày lộ trình phát triển nghề nghiệp một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Hãy mô tả vị trí hiện tại của bạn và điểm đến tiếp theo (và nhớ đây không phải là đích đến cuối cùng nhe). Ví dụ: "Từ một nhân viên marketing thực hiện các phần việc chi tiết, tôi muốn phát triển khả năng dẫn dắt, lên chiến lược và trở thành người quản lý các chuỗi dự án."
(2) Mô hình 70-20-10: Theo mô hình này, khoảng 70% sự phát triển nghề nghiệp của bạn sẽ đến từ kinh nghiệm làm việc, 20% sẽ đến từ sự tương tác của bạn với người khác và 10% sẽ đến từ nguồn giáo dục chính quy. Ví dụ bạn có thể cấu trúc câu trả lời của mình:
- 70% kinh nghiệm làm việc: Tôi sẽ tích cực tham gia vào các dự án Marketing đa dạng chủ đề, đảm nhận các vai trò mới và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
- 20% tương tác với người khác: Tôi sẽ xây dựng kết nối với đồng nghiệp, mentor và các chuyên gia trong ngành. Tham gia hội thảo ngành, chia sẻ kiến thức và học hỏi từ những người khác sẽ giúp tôi mở rộng tầm nhìn, cập nhật xu hướng mới nhất và phát triển tư duy sáng tạo.
- 10% giáo dục chính quy: Để bổ sung kiến thức và trau dồi kỹ năng chuyên môn, tôi sẽ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, lấy chứng chỉ và tự học hỏi kiến thức Marketing mới. 
(3) Mô hình SWOT:
(a) S - Strengths (Điểm mạnh): Xác định những kỹ năng và kinh nghiệm vững chắc có thể thúc đẩy bạn tiến lên phía trước.
(b) W - Weaknesses (Điểm yếu): Thừa nhận những lĩnh vực bạn cần cải thiện hoặc thiếu kinh nghiệm.
(c) O - Opportunities (Cơ hội): Xác định các yếu tố bên ngoài có thể khai thác để tạo lợi thế cho bạn.
(d) T - Threats (Thách thức): Bên cạnh cơ hội, bạn cũng cần nhận biết những thách thức mà bạn có thể gặp phải.
Một cách tổng quan bạn có thể sắp xếp câu trả lời của mình như sau: 
(S) Với điểm mạnh về khả năng phân tích dữ liệu và tư duy chiến lược, tôi đã thành công xây dựng chiến dịch Marketing thu hút khách hàng tiềm năng cho công ty trước đây.
(W) Tuy nhiên, tôi nhận thức được điểm yếu của mình là thiếu kinh nghiệm quản lý đội ngũ. Do đó, tôi đang tham gia các khóa học đào tạo về kỹ năng lãnh đạo để khắc phục điểm yếu này.
(O) Cơ hội phát triển trong ngành Marketing là rất lớn, đặc biệt khi công ty đang mở rộng thị trường. Tôi tin rằng với điểm mạnh và kinh nghiệm của mình, tôi có thể góp phần vào sự thành công của công ty trong tương lai.
(T) Cùng với đó, tôi cũng nhận thức được thách thức về sự cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Do đó, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về các nội dung chia sẻ về chủ đề này như theo dõi chuỗi video Làm Bạn Với AI của chị Thái Vân Linh hàng tuần để học hỏi và thích nghi với những thay đổi này 🙂
Một lưu ý nhỏ là với 3 mô hình này, bạn có thể dùng mô hình số 1 - mô hình Từ (A) đến (B) để mở đầu phần phản hồi. Sau đó bạn hãy linh hoạt sử dụng 1 trong 2 mô hình còn lại để triển khai chi tiết cho câu trả lời của mình. 

LỜI KẾT

Linh tin rằng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể tự tin trả lời câu hỏi về “Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?” và đạt được công việc mơ ước.
Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn Linh muốn nhấn mạnh với bạn là: Đừng cố tìm một câu trả lời mẫu cho câu hỏi này trước mỗi buổi phỏng vấn. Bạn cần dành thời gian để quan sát cách làm việc, điểm mạnh và sở thích của bản thân để nghiêm túc đặt ra những mục tiêu trong sự nghiệp. Nhà tuyển dụng cần nghe câu trả lời của bạn để tìm kiếm một ứng viên phù hợp với công ty. Song bạn cần luôn có câu trả lời cho riêng mình để nối dài những cột mốc trong sự nghiệp, bằng cách hoàn thành nhiều lần những mục tiêu 5 năm của mình. 
Chúc cho phiên bản 5 năm tới của bạn, dù ở đâu, vẫn sẽ luôn tự hào với sự phát triển của mình!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn Sẽ Ở Đâu Trong 5 Năm Tới? (Chiến Lược Trả Lời Chi Tiết)

Có đến 48% người tham gia khảo sát trên LinkedIn Thái Vân Linh cho rằng câu hỏi “bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?” là câu hỏi khó trả lời nhất trong các buổi phỏng vấn. 

Phần lớn các bạn e ngại trước câu hỏi này là vì chưa biết cách liên kết câu trả lời với điều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 3 lưu ý3 mô hình phản hồi trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một câu trả lời thuyết phục, ngay cả với những người phỏng vấn khó tính nhất. 

1. NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN BIẾT ĐIỀU GÌ QUA CÂU HỎI NÀY?

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi "Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?" không chỉ muốn nghe về các kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Thực tế, câu hỏi này là một công cụ mở rộng để người phỏng vấn đánh giá thêm về tư duy của bạn trong sự nghiệp của mình, với 3 tiêu chí:

(1) Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có định hướng phát triển cụ thể trong sự nghiệp. Bởi vì mục tiêu của bạn sẽ cho thấy bạn có gắn bó lâu dài với vị trí này hay chỉ tìm kiếm một công việc vì thu nhập trước mắt. 
(2) Khả năng lập kế hoạch: Có một mục tiêu là chưa đủ. Bạn cần biết được mình phải hoàn thành những bước nào để đạt được mục tiêu đó. Qua đó nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kỹ năng ra kế hoạch cụ thể, thực hiện hiệu quả và linh hoạt điều chỉnh khi cần thiếthay không.
(3) Khả năng học hỏi: Khi bạn có cho mình một mục tiêu tốt, bạn sẽ có động lực học tập, mong muốn phát triển bản thân để chạm đến mục tiêu của mình. Đó là yếu tố mà phần lớn các nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở ứng viên. Bởi dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm đến đâu, bạn vẫn cần luôn học hỏi để bắt kịp những kiến thức mới hay xu hướng làm việc mới.

Ngoài 3 tiêu chí trên, một lý do khác mà Linh thường hỏi các bạn ứng viên về kế hoạch trong 5 năm tới là vì: Linh muốn biết vị trí mà Linh đang tuyển dụng có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không. Khi nghe các bạn trả lời câu hỏi này, Linh sẽ hiểu bạn đang muốn học hỏi /mở rộng những kỹ năng nào để giao cho bạn các công việc phù hợp khi có cơ hội. Đó cũng là cách để công ty có thể tạo điều kiện để mỗi nhân viên của mình phát triển trong sự nghiệp.

Trên thực tế, những tiêu chí này không chỉ được đánh giá cố định qua câu hỏi “Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới". Nhà tuyển dụng có thể hỏi các câu hỏi tương tự câu hỏi này như:

- Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì?
- Công việc mơ ước của bạn hiện nay là gì?
- Bạn định nghĩa thế nào là thành công trong sự nghiệp?
- Kế hoạch 5 năm tới của bạn là gì?

2. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY:

a. Bạn cần chuẩn bị câu trả lời từ trước

Đừng đợi đến khi phỏng vấn mới nghĩ câu trả lời câu hỏi này.

Dù bạn đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp, hãy dành thời gian để:

(1) Xác định các lĩnh vực nghề nghiệp bạn muốn chuyên sâu, những kỹ năng mà bạn mong muốn trau dồi thêm. 
(2) Xem xét các cơ hội lãnh đạo mà bạn có thể khám phá, các chứng chỉ chuyên môn hay chương trình đào tạo mà bạn dự định theo đuổi. 

Và trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy tìm kiếm những điểm kết nối giữa hai điều trên với vị trí, với ngành nghề của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Việc làm này không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho câu hỏi mà còn định hình rõ ràng hơn con đường sự nghiệp mà bạn đang hướng tới.

b. Hãy tập trung vào KỸ NĂNG thay vì CHỨC DANH 

Chức danh bạn đảm nhiệm cũng phần nào thể hiện kinh nghiệm và năng lực của bạn. Hoàn toàn không có vấn đề gì khi mục tiêu của bạn là trở thành Quản lý, thành Giám đốc Bộ phận hay bất kì vị trí nào cao hơn. Dù vậy, lời khuyên của Linh là bạn không nên chỉ thể hiện vị trí mà mình muốn hướng đến. Thay vào đó, hãy tập trung hơn vào những KỸ NĂNG mà bạn muốn học hỏi để có thể đảm nhiệm vị trí đó. Điều này cho thấy bạn thực sự tập trung vào những giá trị cốt lõi, mang tính bền vững (kỹ năng), không phải là những kết quả mang tính thời điểm (vị trí, chức danh). Vì hơn hết, khi bạn trang bị cho mình được những kỹ năng cần thiết, bạn luôn sẵn sàng với bất kỳ cơ hội nào, vị trí nào.

c. Đừng quá cụ thể
Chính xác hơn là đừng quá cụ thể khi bạn thực sự chưa biết rõ từng bước trong lộ trình của mình sẽ dẫn đến đâu. Bạn có thể chia nhỏ chặng đường trong 5 năm thành 1 năm tới, 3 năm và 5 năm. Tuy nhiên bạn không nên chi tiết hơn nữa cho một câu hỏi về thời điểm tương lai. Hãy can đảm để trả lời một cách trung thực về điều đó.
Ngay lúc này, bạn có thể không biết những gì mình chưa biết. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đang quan sát thấy một ai đó giỏi giang và làm được những việc to lớn, rồi bạn cũng muốn làm được như vậy. Điều quan trọng trong tình huống này là bạn có lý lẽ rõ ràng cho sự lựa chọn của mình. Bạn biết mình muốn theo đuổi điều gì, nỗ lực cho mục tiêu nào. Bạn cũng có kế hoạch để phát triển bản thân, thay vì chỉ hướng đến những mục tiêu trước mắt, đem lại sự thoải mái hay lợi ích trong ngắn hạn.

3. MỘT SỐ CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY ẤN TƯỢNG

Qua hai phần trên, bạn đã biết về những yếu tố cần có trong câu trả lời của mình cho câu hỏi “Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?”. Một bước nữa để thể hiện sự khác biệt chuyên nghiệp của bạn là hãy trình bày câu trả lời của mình theo cách có cấu trúc. Bạn có thể chọn lựa sử dụng 1 trong 3 cách dưới đây:  
(1) Cấu trúc Từ (A) đến (B):
Tương tự như khi bạn tìm kiếm chặng đường của mình trên Google map, bạn cần biết mình sẽ đi từ đâu đến đâu. Cấu trúc này giúp bạn trình bày lộ trình phát triển nghề nghiệp một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Hãy mô tả vị trí hiện tại của bạn và điểm đến tiếp theo (và nhớ đây không phải là đích đến cuối cùng nhe). Ví dụ: "Từ một nhân viên marketing thực hiện các phần việc chi tiết, tôi muốn phát triển khả năng dẫn dắt, lên chiến lược và trở thành người quản lý các chuỗi dự án."
(2) Mô hình 70-20-10: Theo mô hình này, khoảng 70% sự phát triển nghề nghiệp của bạn sẽ đến từ kinh nghiệm làm việc, 20% sẽ đến từ sự tương tác của bạn với người khác và 10% sẽ đến từ nguồn giáo dục chính quy. Ví dụ bạn có thể cấu trúc câu trả lời của mình:
- 70% kinh nghiệm làm việc: Tôi sẽ tích cực tham gia vào các dự án Marketing đa dạng chủ đề, đảm nhận các vai trò mới và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
- 20% tương tác với người khác: Tôi sẽ xây dựng kết nối với đồng nghiệp, mentor và các chuyên gia trong ngành. Tham gia hội thảo ngành, chia sẻ kiến thức và học hỏi từ những người khác sẽ giúp tôi mở rộng tầm nhìn, cập nhật xu hướng mới nhất và phát triển tư duy sáng tạo.
- 10% giáo dục chính quy: Để bổ sung kiến thức và trau dồi kỹ năng chuyên môn, tôi sẽ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, lấy chứng chỉ và tự học hỏi kiến thức Marketing mới. 
(3) Mô hình SWOT:
(a) S - Strengths (Điểm mạnh): Xác định những kỹ năng và kinh nghiệm vững chắc có thể thúc đẩy bạn tiến lên phía trước.
(b) W - Weaknesses (Điểm yếu): Thừa nhận những lĩnh vực bạn cần cải thiện hoặc thiếu kinh nghiệm.
(c) O - Opportunities (Cơ hội): Xác định các yếu tố bên ngoài có thể khai thác để tạo lợi thế cho bạn.
(d) T - Threats (Thách thức): Bên cạnh cơ hội, bạn cũng cần nhận biết những thách thức mà bạn có thể gặp phải.
Một cách tổng quan bạn có thể sắp xếp câu trả lời của mình như sau: 
(S) Với điểm mạnh về khả năng phân tích dữ liệu và tư duy chiến lược, tôi đã thành công xây dựng chiến dịch Marketing thu hút khách hàng tiềm năng cho công ty trước đây.
(W) Tuy nhiên, tôi nhận thức được điểm yếu của mình là thiếu kinh nghiệm quản lý đội ngũ. Do đó, tôi đang tham gia các khóa học đào tạo về kỹ năng lãnh đạo để khắc phục điểm yếu này.
(O) Cơ hội phát triển trong ngành Marketing là rất lớn, đặc biệt khi công ty đang mở rộng thị trường. Tôi tin rằng với điểm mạnh và kinh nghiệm của mình, tôi có thể góp phần vào sự thành công của công ty trong tương lai.
(T) Cùng với đó, tôi cũng nhận thức được thách thức về sự cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Do đó, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về các nội dung chia sẻ về chủ đề này như theo dõi chuỗi video Làm Bạn Với AI của chị Thái Vân Linh hàng tuần để học hỏi và thích nghi với những thay đổi này 🙂
Một lưu ý nhỏ là với 3 mô hình này, bạn có thể dùng mô hình số 1 - mô hình Từ (A) đến (B) để mở đầu phần phản hồi. Sau đó bạn hãy linh hoạt sử dụng 1 trong 2 mô hình còn lại để triển khai chi tiết cho câu trả lời của mình. 

LỜI KẾT

Linh tin rằng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể tự tin trả lời câu hỏi về “Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?” và đạt được công việc mơ ước.
Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn Linh muốn nhấn mạnh với bạn là: Đừng cố tìm một câu trả lời mẫu cho câu hỏi này trước mỗi buổi phỏng vấn. Bạn cần dành thời gian để quan sát cách làm việc, điểm mạnh và sở thích của bản thân để nghiêm túc đặt ra những mục tiêu trong sự nghiệp. Nhà tuyển dụng cần nghe câu trả lời của bạn để tìm kiếm một ứng viên phù hợp với công ty. Song bạn cần luôn có câu trả lời cho riêng mình để nối dài những cột mốc trong sự nghiệp, bằng cách hoàn thành nhiều lần những mục tiêu 5 năm của mình. 
Chúc cho phiên bản 5 năm tới của bạn, dù ở đâu, vẫn sẽ luôn tự hào với sự phát triển của mình!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.