⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

 Kỷ Luật Từ Marathon & 4 Bài Học Để Thành Công Trong Cuộc Sống

Kỷ luật có thể được định nghĩa là việc tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hãy cùng Linh gặp gỡ Tuấn Anh để tìm hiểu về phong cách sống này và 4 mẹo thực tế để rèn tính kỷ luật.

Marathon là một bộ môn cần rất nhiều sự kỷ luật. Vậy làm sao để Tuấn Anh có thể vừa đi làm ở một công việc đòi hỏi mình rất tập trung, vừa đi tập đều đặn, vừa lo cho gia đình nhỏ?

Ông bà có câu “dục tốc bất đạt”. Thành công về một thứ gì đó, bình thường không có đường tắt. Người Việt Nam hay có ý nghĩ là đi tắt đón đầu. Tôi không nghĩ nó là đúng. Thành công thật sự không có đường tắt, và cũng không có đường thẳng luôn. Nhiều khi nó rất lòng vòng.

Tôi nghĩ trong thể thao, những môn chạy như Marathon, về bản chất, một người có thể chạy đến ngưỡng khoảng 10 đến 21 km, nhưng nếu phải chạy đến 42, hay 70 hoặc 100 km thì không tập không làm được. Về bản chất có một số thứ không phải bạn muốn làm là làm được mà bạn phải tập. Và tập thì không thể tập nhanh được, nó còn là một sự bền bỉ. Người ta nói là một người tập rất nặng trong vòng hai tiếng không tốt bằng một người tập 15 phút nhưng mà ngày nào cũng tập trong vòng 1 tuần. Nghĩa là sự tổng hợp những công sức của mình đầu tư trong từng thời gian, mình đặt từng cục gạch một. 

1. XẢ STRESS

Môn này thứ nhất đó là cách để mình xả stress, vì tôi đi tập là tôi tập một mình, đó là thời gian của riêng mình. Chạy, bơi, đạp, boxing, tất cả những môn đó tôi đều tập một mình hoặc là một mình với huấn luyện viên thôi chứ không tập với người khác. Như vậy tôi có thời gian của riêng mình để suy nghĩ.

2. LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG BỀN BỈ

Thứ hai là chạy marathon làm mình mệt về cơ thể, nhưng mà lại khỏe về đầu óc. Vì nó tạo endorphin. Khi mình tập nhiều hơn thì năng lượng của mình sẽ tốt hơn, mình sẽ khỏe hơn. Nhiều khi trong công việc mình phải thức khuya, 3 - 4 ngày không nghỉ ngơi nhiều hoặc rất là căng thẳng thì sự bền bỉ mình đã tập được trong thể thao sẽ giúp cho mình nhiều hơn. 

3. NỖ LỰC THEO KPI

Và một phần nữa là môn này là môn về KPI, tức là bạn thấy rất rõ kết quả. Mình sẽ đo được nhịp tim, nhịp thở. Rồi trong những cuộc đua mình sẽ thấy được KPI tháng trước là 21 km mình chạy 2 tiếng 10 phút, bây giờ mình chạy xuống còn 2 tiếng xong còn 1 tiếng 50 phút, 1 tiếng 45 phút, 1 tiếng 30 phút. Tức là có KPI rất cụ thể và bạn muốn rút ngắn thời gian đó không có cách nào khác là phải tập, ăn uống đầy đủ, rồi nghỉ ngơi tốt thì nó sẽ giúp mình có một kỷ luật tốt. 

4. TUÂN THỦ THỜI GIAN BẮT BUỘC

Như lúc nãy Tuấn Anh có chia sẻ với chị là mỗi ngày tôi đều tập và đều có huấn luyện viên cho từng bộ môn, rồi mình dành thời gian cho nó. Có bận hay không thì vẫn tập. Đó là một điều bắt buộc vào buổi sáng, trở thành một thói quen hàng ngày.

Người ta nói một thói quen bình thường sẽ mất hai tuần để bắt đầu, mất hai tháng để giữ nhưng chỉ cần một tuần để mất đi. Vậy nên mình ráng để 2 tuần đó bắt buộc đúng cái guồng 6h dậy là 6h dậy, 5h dậy là 5h dậy, bắt buộc.

Sau đấy giữ được hai tuần thì nó vô guồng. Cái guồng đó mất hai tháng để giữ. Và nếu không cẩn thận thì một tuần sau là mất rồi. Lúc nào cũng phải giữ nó như vậy thì mình không bao giờ mất cả. Tuấn Anh giữ những thói quen của mình cũng đã được nhiều năm rồi. Đó là thói quen thôi, tôi không nghĩ là quá khó, nhưng mà phần lớn là tâm lý nhiều hơn.

Giống như một đội tuyển bóng đá vậy. Nếu bạn có một siêu sao, nhưng bộ máy không chạy ổn thì rất khó để thắng được. Nếu mà để chọn giữa một với hai thì không có cái gọi là định luật nhất định. Nó phải phụ thuộc vào nhu cầu của bạn ngay thời điểm đó.

Tùy mức độ cấp thiết của công việc và sự quan trọng của công việc đó. Nhiều khi trong ngắn hạn mình phải chọn giữa một trong hai. Nhưng về dài hạn không nên có những lựa chọn như vậy mà phải có cả hai. Vì một người có tâm nhưng không có tầm thì chết cho mình. Một người có tầm nhưng không có tâm cũng chết cho mình. Hai cái đó đều rất nguy hiểm. Nó không có một định luật đơn giản nào cả.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ Chuyên gia cùng anh Tuấn Anh - Giám Đốc điều hành Shopee Việt Nam

Bí quyết 1: Con Người Là Một Bài Toán Khó!

Bí quyết 2: Kỷ Luật Từ Marathon - 4 Bài Học Để Thành Công Trong Công Việc

Bí quyết 3: Làm Thế Nào Để Duy Trì Thói Quen Kỷ Luật Dài Lâu?