LÀM GÌ ĐỂ CHỨNG MINH NĂNG LỰC VỚI CẤP TRÊN?
⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Trong bài trước, chị Phi Vân đã chia sẻ về cách để cơ hội công việc đến tìm mình. Vậy tiếp theo, bạn cần làm gì để chứng minh khả năng của mình trong công việc? Và đâu là thái độ đúng đắn cần có khi bạn vừa chuyển việc hay chuyển ngành? Hãy cùng Linh giải đáp những thắc mắc trên qua câu chuyện của chị Phi Vân trong bài phỏng vấn dưới đây.
1. Khi chuyển qua môi trường mới hay ngành mới, có thể mình phải bắt đầu lại. Mình đã quen việc làm ở những vị trí cao thì khi đảm nhiệm vị trí thấp hơn thì thông thường chúng ta đều cảm thấy khó khăn. Không biết chị đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào?
Một cột mốc đặc biệt trong đời Phi Vân là bỏ công việc đang làm ở Việt Nam để ra nước ngoài học. Năm đầu khi qua Úc học, mình mới quá nên chưa có những công việc giống mình đã làm ở Việt Nam. Bản thân phải vừa đi học vừa đi làm. Đi làm thì sẽ làm những công việc tay chân như dọn phòng, ngồi nghe điện thoại để lấy khách cho các nhà hàng lớn. Một người với sự nghiệp đang sáng ngời, đi học xa và phải làm những công việc như vậy là một sự thay đổi quá hụt hẫng trong cuộc đời của mình. Nhiều khi Phi Vân ra chỗ Sydney Harbour ngồi khóc luôn.
Thật ra trong suốt thời gian đó, khi đi làm những công việc như vậy, Phi Vân nhận ra rất nhiều điều mà trước đây mình không biết. Có những chuyện rất nhỏ, nó rất đơn giản mà những người nhân sự thấp nhất trong công ty đã làm nhưng lại cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng của cả công ty. Và khi mình đứng ở những vị trí đó rồi, mình mới thấy là người ngồi ở trên, trong phòng lạnh nếu không biết những vấn đề này thì nhiều khi quản trị sẽ không được tốt.
Từ bài học của những vị trí khác nhau, dù là thấp kém trong công ty, nó cũng đóng vai trò quan trọng với sự thành công của công ty đó. Phi Vân cũng học cách khiêm tốn hơn. Ví dụ, ngày xưa nhìn những người như vậy, mình nghĩ người ta không được như mình, người ta không có ăn học như mình, người ta làm như vậy đúng rồi và mình không có trân trọng người ta. Bây giờ, mình ở trong vị trí đó, Phi Vân mới hiểu được, đôi lúc mình đang nói chuyện với một người giỏi của tương lai mà mình không biết. Đó là bài học lớn nhất về làm người mà Phi Vân học được trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
2. Chúng ta đều biết là mình phải tập trung vào kết quả, nhưng đôi khi mình không biết làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn. Nhất là trong những năm đầu khi mình mới đi làm. Bí quyết của chị để luôn đạt được thành tích xuất sắc và thể hiện cho nhà quản lý thấy năng lực của mình là gì?
a. Chủ động tự đặt ra KPI cho mình
Trải nghiệm công việc ở Úc là một cột mốc thay đổi cuộc đời của Phi Vân. Nhưng cột mốc tiếp theo còn thú vị hơn nữa. Sau thời gian đó thì mình đã quen với cuộc sống ở nước ngoài hơn. Phi Vân xin vào làm trong một công ty Úc, ở vị trí dịch vụ khách hàng. Một phòng chăm sóc khách hàng chỉ có khoảng 10 người nhưng hàng ngày có từ mấy triệu tới mười mấy triệu đô doanh thu của khách hàng trên toàn thế giới. Nhưng mình là người mới, mình là người Việt Nam, mình ở nước ngoài thì cơ hội thăng tiến của mình khó hơn so với những người bản địa. Vậy nên, Phi Vân đưa ra một cái mục tiêu (goal) là bằng mọi giá, cứ 6 tháng mình phải thăng tiến. Mình sẽ làm được điều đó bằng cách này hay cách khác.
Mình nghĩ ai làm kinh doanh cũng muốn doanh thu, lợi nhuận cao hơn. Trong phòng chăm sóc khách hàng không đưa ra KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc) rõ ràng cho từng người, nên Phi Vân sẽ làm. Mình tự đặt cho mình mục tiêu trở thành người có nhiều đơn hàng nhất, người tạo ra nhiều doanh thu nhất và mình sẽ lấy những con số đó để nói chuyện với sếp.
Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Phi Vân đã đạt được KPI tự đặt ra, xong mình qua gặp tổng giám đốc nói: “Tôi đã làm được những cái này và tôi có thể làm nhiều hơn như thế nữa”. Ông ấy thích quá, thế là chuyển mình từ bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) qua Business, tức là Nhân viên phát triển kinh doanh cho người Úc. Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Phi Vân đã đạt được KPI tự đặt ra, xong mình qua tổng giám đốc nói: “Tôi đã làm được những cái này và tôi có thể làm nhiều hơn như thế nữa”. Ông ấy thích quá, thế là chuyển mình từ bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) qua Business, tức là Nhân viên phát triển kinh doanh cho người Úc. Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
Phi Vân luôn nghĩ là trong phòng ban của mình, mình sẽ coi tổng thể trước, xem cần đạt được những con số gì. Ví dụ như là 5 triệu đô về tiền doanh thu, trả lời tất cả email phản hồi của khách hàng trong vòng 24 tiếng chẳng hạn. Như vậy, mình sẽ nhìn tổng thể, sau đó mình sẽ xem bình thường những người mới vào sẽ làm được ở mức nào. Để vượt qua những người đó thì con số mà người ta đang có là nhiêu đây thì mình phải được cao hơn. Phi Vân mới đặt cho mình KPI, mình không dám nói với ai vì sợ làm không được. Tự đặt ra KPI cho bản thân rồi, mình phải biết là muốn làm được điều đó thì mình phải nhanh hơn. Nghĩa là, thay vì người ta làm 30 phút thì mình phải làm trong 15 phút hoặc 8 phút.
b. Quản trị tốt thời gian làm việc
Có thể mọi người đều có năng lực giống nhau nhưng sự tập trung của mọi người khác nhau. Nếu mình thật sự tập trung thì mình có thể làm hiệu quả hơn rất nhiều. Với Phi Vân, mình đưa ra KPI nhiều như vậy thì phải đi làm sớm hơn. 9 giờ mọi người mới vào công ty, rồi cà phê, rồi làm nhiều việc khác. Mình 8 giờ có mặt, uống cà phê là mình xong hết rồi. Mình ngồi vào bàn làm việc, chuẩn bị sẵn sàng hết là mình làm thôi. Mình phải quản trị thời gian của mình tốt để tăng hiệu quả công việc. Khi hiệu quả công việc tăng lên thì đương nhiên những gì mình làm sẽ tăng lên, chất lượng lẫn số lượng.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
Phi Vân được chuyển qua làm phụ trách thị trường Úc, sau đó được chuyển qua làm phụ trách thị trường châu Á Thái Bình Dương, trong đó có cả Trung Quốc vì mình nói được tiếng Hoa. 6 tháng sau thì mình lên phụ trách cả khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mình đã phải làm rất tập trung không dám lơ là.
3. Em cũng đồng ý là sự tập trung và những trải nghiệm sẽ giúp mình có được nhiều thành công trong tương lai. Chúng ta buộc phải trải qua khoảng thời gian khó khăn này, những cảm xúc khó chịu này để đạt được những mục tiêu cao hơn trong tương lai. Vậy thì chị đã phân bổ thời gian của mình như thế nào? Ví dụ bao nhiêu phần trăm mình đã tập trung vào công việc, rồi bao nhiêu phần trăm dành cho những sở thích hoặc cuộc sống cá nhân?
Mọi thứ đến rất nhanh luôn nhưng thực sự là bản thân mình cũng trả giá ít nhiều. Trả giá có nghĩa là mình tập trung 100% để đạt được việc mình muốn. Mỗi thời điểm trong cuộc đời, mình sẽ có một mục đích khác nhau. Ví dụ, trong thời điểm Phi Vân còn trẻ, mình cần phải chứng minh được mình. Mình phải phát triển bản thân. Mình phải phát triển sự nghiệp. Mình tập trung 100% vào việc đó, không để cho những thứ khác làm mình mất thời gian.
Lúc đó, mình không “sống” luôn. Bản thân chỉ nghĩ đến việc làm sao để mình đạt được mục tiêu. Phi Vân nói “trả giá đắt” là cho vui, nghĩa là mình đã không sống được cuộc sống thật sự mà chỉ tập trung vào công việc trong lúc đó. Nhưng đôi khi, trong cuộc sống chúng ta cần những lúc như vậy, để mình học được nhiều bài học cần thiết. Phi Vân đã học được bài học là không nhất thiết lúc nào cũng chỉ làm không, có khi là mình sẽ có cách vừa làm vừa có thể thoải mái, vẫn đạt được kết quả tốt. Đó cũng là một cột mốc đưa đến những cơ hội lớn hơn để sau này Phi Vân được làm việc trong môi trường quốc tế.
Từ bài học của những vị trí khác nhau, dù là thấp kém trong công ty, nó cũng đóng vai trò quan trọng với sự thành công của công ty đó. Phi Vân cũng học cách khiêm tốn hơn. Ví dụ, ngày xưa nhìn những người như vậy, mình nghĩ người ta không được như mình, người ta không có ăn học như mình, người ta làm như vậy đúng rồi và mình không có trân trọng người ta. Bây giờ, mình ở trong vị trí đó, Phi Vân mới hiểu được, đôi lúc mình đang nói chuyện với một người giỏi của tương lai mà mình không biết. Đó là bài học lớn nhất về làm người mà Phi Vân học được trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Phi Vân đã đạt được KPI tự đặt ra, xong mình qua tổng giám đốc nói: “Tôi đã làm được những cái này và tôi có thể làm nhiều hơn như thế nữa”. Ông ấy thích quá, thế là chuyển mình từ bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) qua Business, tức là Nhân viên phát triển kinh doanh cho người Úc. Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Phi Vân đã đạt được KPI tự đặt ra, xong mình qua tổng giám đốc nói: “Tôi đã làm được những cái này và tôi có thể làm nhiều hơn như thế nữa”. Ông ấy thích quá, thế là chuyển mình từ bộ phận Customer Service (Chăm sóc khách hàng) qua Business, tức là Nhân viên phát triển kinh doanh cho người Úc. Mình nghĩ lấy kết quả để chứng minh là mình có khả năng thay vì mình nói thật nhiều mà mình không làm ra kết quả thì cũng như không.
Có thể mọi người đều có năng lực giống nhau nhưng sự tập trung của mọi người khác nhau. Nếu mình thật sự tập trung thì mình có thể làm hiệu quả hơn rất nhiều. Với Phi Vân, mình đưa ra KPI nhiều như vậy thì phải đi làm sớm hơn. 9 giờ mọi người mới vào công ty, rồi cà phê, rồi làm nhiều việc khác. Mình 8 giờ có mặt, uống cà phê là mình xong hết rồi. Mình ngồi vào bàn làm việc, chuẩn bị sẵn sàng hết là mình làm thôi. Mình phải quản trị thời gian của mình tốt để tăng hiệu quả công việc. Khi hiệu quả công việc tăng lên thì đương nhiên những gì mình làm sẽ tăng lên, chất lượng lẫn số lượng.
Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân & Nhà đầu tư thiên thần
⚈ Bài học 1: Làm Sao Để Hiểu Biết Những Điều Mình Không Biết?
⚈ Bài học 2: Bạn Cần Làm Gì Để Cơ Hội Công Việc Đến Tìm Mình?
⚈ Bài học 3: Làm Gì Để Chứng Minh Năng Lực Với Cấp Trên?