⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Hôm nay, mời các bạn cùng Linh gặp gỡ chị Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân và Nhà đầu tư thiên thần. Trong chuỗi trò chuyện với chị Phi Vân, chúng ta sẽ được lắng nghe về hành trình chinh phục các vị trí cấp cao tại Việt Nam và quốc tế của chị ấy.

Làm sao để hiểu biết những điều mình không biết?

Ở bài viết đầu tiên, bạn và Linh sẽ tìm hiểu cách mà cô bé Phi Vân 18-19 tuổi tích lũy trải nghiệm và kinh nghiệm nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của mình.

1. Linh được biết chị Phi Vân đã đi làm từ năm đầu đại học, lúc 18 hay 19 tuổi thôi. Vậy điều gì đã khiến chị nghĩ là phải đi làm thay vì tập trung vào việc học của mình?

Nhiều khi là trường học của mình nó có thể ở ở bất kỳ nơi nào. Nó không nhất thiết phải là cái trường mình vô trong đó ngồi khoanh tay nghe cô giáo dạy. Phi Vân thấy là học thì đương nhiên là tốt. Nhưng nếu mình chỉ học không mà không làm thêm ở ngoài thực tế thì có vẻ như là mình thiếu kết nối với một thế giới đang chuyển động ở ngoài kia. 

Trong giai đoạn lịch sử đó thì kinh tế đang rất là sôi động. Nếu mình chỉ đọc báo thôi thì mình không biết chuyện gì đang xảy ra hết. Như vậy, chuyện đi làm giống như là một phần của chuyện đi học. Đi làm lúc đó không phải chỉ để kiếm tiền, mà mục đích lớn hơn là để biết ở ngoài kia thực tế cuộc sống và công việc nó như thế nào để mình có thể học tốt hơn.

2. Linh thấy khá thú vị, nhưng vấn đề mình có thể gặp phải là có lúc mình nghe nhưng mình không hiểu vì mình trẻ quá. Khi đi làm trong công ty, họ nói về những khái niệm mà mình chưa trải qua. Và thậm chí, mình không biết nó có tồn tại, đó là lần đầu tiên mình nghe được nó. Không biết chị Phi Vân có gặp phải vấn đề này chưa? Và làm thế nào để mình có thể hiểu biết hơn về những vấn đề mà mình đang được nghe?

a. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học 

Rất là cảm ơn câu hỏi này! Vì thực sự là có lúc mình nghe mình không hiểu thiệt. Nhờ đó mà Phi Vân gặp được người mentor hướng dẫn đầu đời của mình. Anh ấy lúc đó là giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Pepsi. Và anh qua làm việc trong những cuộc họp với Việt Nam. Vào thời gian nghỉ giữa giờ, Phi Vân thường gặp và hỏi về những điều mà mình chưa hiểu để nhờ anh ấy giải thích giúp. Anh đã bỏ rất nhiều thời gian nghỉ giữa giờ và ăn trưa của mình để giải thích cho Phi Vân nhiều vấn đề để bản thân mình đi được đến ngày hôm nay. Đó là người hướng dẫn đầu đời mà Phi Vân tìm được trong công việc. Cũng nhờ mình hỏi nhiều như vậy, và hỏi mà không sợ bị đánh giá nên mới học được nhiều thứ.

b. Ếch leo miệng giếng để nhìn thế giới

Lúc đó, Phi Vân nhớ là mình làm trong khách sạn. Có rất nhiều người nước ngoài đi công tác ở Việt Nam, họ sẽ ở đó. Vậy nên mình có dịp để nói chuyện và tìm hiểu xem thế giới bên ngoài như thế nào. Phi Vân có dịp gặp một anh là giám đốc của một tập đoàn rất lớn. Anh ở trong khách sạn, anh có nói với Phi Vân là: “Anh nói chuyện với em nhiều và thấy em có nhiều tiềm năng. Nhưng nếu cứ như vậy thì giống như là em đi từ công việc này sang công việc khác và không mở mang hay học hỏi thêm được nhiều. Em cũng không phát triển được bản thân trong sự nghiệp của mình nếu chỉ ở Việt Nam. Và loay hoay như thế này thì sẽ hơi uổng, em giống như là ếch ngồi đáy giếng.”

Lúc đó, mình còn nhỏ, mình háo thắng. Mình cũng nghĩ là: “Ủa sao kỳ vậy? Mình đang xịn lắm mà! Nhiều người mơ ước được như mình lắm mà. Sao anh đó lại nói một câu giống như là đâm vô trong tim mình vậy.” Cảm giác như là mình tức đó, mà mình tức không thì không đủ. Mình tức xong, mình phải tìm cách chứng minh ngược lại là mình không phải chỉ làm được có như vậy. Sau đó, Phi Vân đã dành rất nhiều thời gian đi gặp người này người kia để nói chuyện và tìm hiểu thêm về công việc, về kinh tế. Lúc đó, mình có biết kinh tế là gì đâu. Mình chỉ đi làm thôi chứ không biết là ngoài xã hội ra sao, kinh tế Việt Nam, kinh tế thế giới đang lên xuống như thế nào. Ở Việt Nam chưa có ai dạy mình những điều đó hết. Người ta chỉ kêu là đi làm, kiếm một công việc xịn và nhiều tiền là hết. 


Mình chỉ đi làm thôi chứ không biết là ngoài xã hội ra sao, kinh tế Việt Nam, kinh tế thế giới đang lên xuống như thế nào. Ở Việt Nam chưa có ai dạy mình những điều đó hết. Người ta chỉ kêu là đi làm, kiếm một công việc xịn và nhiều tiền là hết.

Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.

Đó là thực tế, thành ra khi Phi Vân nghe thì có hơi sốc. Nhưng mà vì sốc nên mình cũng đi tìm hiểu và hiểu được là đang khủng hoảng kinh tế rồi. Bây giờ, mình có làm hai năm nữa thì cũng loay hoay như thế thôi chứ cũng chưa tới đâu được. Vậy nếu người ta nói mình là ếch ngồi đáy giếng thì mình sẽ đi ra ngoài để xem ngoài kia có gì mà người ta nói mình ở trong cái giếng. Mình lấy suy nghĩ đó làm thử thách cho bản thân, để chứng minh là mình không phải như vậy. 

c.  Bạn không biết những gì bạn không biết

Nhưng thực tế là khi mình đi, mình tìm hiểu thì mình mới nhận ra là người ta nói đúng. Khi mình không biết những gì mình không biết, người ta đã chỉ cho mình thấy rồi thì mình nên mở mắt ra để nhìn nó. Có những điều người ta nói mình không hiểu và mình không biết giống như Linh nói, nếu mình chỉ thấy cái đó khó rồi mình để nó sang một bên, giống như bực bội rồi thôi thì thật sự là lãng phí lời khuyên của những người đi trước. Vậy nên, sau lần đó, Phi Vân thấy là những người giỏi hơn mình, lớn hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình, người ta nói gì thì mình nên để ý lắng nghe.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân & Nhà đầu tư thiên thần

⚈ Bài học 1:  Làm Sao Để Hiểu Biết Những Điều Mình Không Biết?

Bài học 2:  Bạn Cần Làm Gì Để Cơ Hội Công Việc Đến Tìm Mình? 

Bài học 3: Làm Gì Để Chứng Minh Năng Lực Với Cấp Trên Và Thăng Tiến Nhanh Hơn?