⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Bí quyết 3: Làm thế nào để duy trì thói quen kỷ luật dài lâu?

Ở bài trước, Tuấn Anh đã chia sẻ về tinh thần kỷ luật và cách kỹ năng này vận hành không chỉ trong thể thao mà còn trong công việc. Có tinh thần kỷ luật đã khó. Để duy trì nó còn khó hơn. Vậy Tuấn Anh đã duy trì sự kỷ luật của bản thân như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Từ “Kỷ luật” của Tuấn Anh nghe có vẻ dễ dàng. Nhưng Linh thấy là với Linh và với phần lớn mọi người khác rất khó để cho mình giữ cái kỷ luật đó. Thì không biết là làm thế nào để cho mình cố gắng duy trì nó. Bởi vì trong lúc mà mình đang tạo thói quen, và giống như Tuấn Anh nói mình rất là dễ bị mất thói quen đã xây dựng nó trong nhiều tháng rồi. Thì không biết Tuấn Anh đã làm như thế nào để mình tiếp tục kỷ luật đó?

1. LỰA CHỌN CỦA CÁ NHÂN

Đó chỉ là lựa chọn của từng cá nhân thôi. Tuấn Anh lấy ví dụ là mình không có đi ăn với bạn bè. Trong cuộc sống mình sẽ chọn được một số thứ. Ví dụ, tôi sẽ chọn công việc, chọn buổi sáng lúc nào cũng tập thể dục. Tôi không ăn sáng với đối tác. Tôi cũng rất ít ăn tối với đối tác. Nếu có làm việc với đối tác thì chỉ ăn trưa thôi. Đó là một lựa chọn của mình, là thời gian của mình và đó là cách phân bổ.

2. ƯU TIÊN ĐIỀU BẮT BUỘC CỦA BẢN THÂN


Có những mốc thời gian mình không dời nó đi.

Còn những thứ khác thì mình có thể xoay quanh và lựa chọn thôi.

Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.

Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.

Có những mốc thời gian mình không dời nó đi. Còn những thứ khác thì mình có thể xoay quanh và lựa chọn thôi. Bây giờ muốn ngủ nhiều thì không làm việc được nhiều. Muốn chơi nhiều thì không được làm cái gì khác. Thì tôi không đi bar, không đi club, không đi ăn với bạn bè. Nói không thì không hẳn, nhưng mà ít. Mình tập trung vào những gì mình thích thôi. Nếu mà cái gì cũng muốn làm thì không bao giờ làm cái gì tốt được.

Tôi nghĩ như vậy. Tập trung sẽ tốt hơn. Chất lượng lúc nào cũng tốt hơn số lượng. Ngày xưa lúc trẻ, tôi cũng làm nhiều thứ. Cứ làm tùm lum thứ rồi không có gì mình đi sâu được. Mình nên tập trung vào những cái thực sự quan trọng. Mình tập trung cái đó trước rồi mình giải những bài toán khác sau. 


Cứ làm tùm lum thứ rồi không có gì mình đi sâu được. Mình nên tập trung vào những cái thực sự quan trọng. Mình tập trung cái đó trước rồi mình giải những bài toán khác sau.

Giống như một đội tuyển bóng đá vậy. Nếu bạn có một siêu sao, nhưng bộ máy không chạy ổn thì rất khó để thắng được. Nếu mà để chọn giữa một với hai thì không có cái gọi là định luật nhất định. Nó phải phụ thuộc vào nhu cầu của bạn ngay thời điểm đó.

Tùy mức độ cấp thiết của công việc và sự quan trọng của công việc đó. Nhiều khi trong ngắn hạn mình phải chọn giữa một trong hai. Nhưng về dài hạn không nên có những lựa chọn như vậy mà phải có cả hai. Vì một người có tâm nhưng không có tầm thì chết cho mình. Một người có tầm nhưng không có tâm cũng chết cho mình. Hai cái đó đều rất nguy hiểm. Nó không có một định luật đơn giản nào cả.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ Chuyên gia cùng anh Tuấn Anh - Giám Đốc điều hành Shopee Việt Nam

Bí quyết 1: Con Người Là Một Bài Toán Khó!

Bí quyết 2: Kỷ Luật Từ Marathon - 4 Bài Học Để Thành Công Trong Công Việc 

⚈ Bí quyết 3: Làm Thế Nào Để Duy Trì Thói Quen Kỷ Luật Dài Lâu?

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và Tuấn Anh