Tư Duy Viết Prompt Cho Người Mới Bắt Đầu (Trọn bộ + Dễ hiểu)

Bạn hãy dừng ngay việc lên mạng và tải về hàng trăm câu prompt mẫu nếu bạn chưa đọc bài viết này. Bạn còn nhớ câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln không? “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. Hãy đọc đến cuối bài viết và Linh sẽ chỉ cho các bạn cách mài sắt lưỡi rìu viết prompt của mình. Linh đảm bảo là không cần mất tới 4 tiếng 😀

Sau bài viết này, bạn không cần học thuộc bất kỳ prompt nào. Điều này rất quan trọng. Bởi vì cách tốt nhất để được thăng tiến là khi có dự án mới phát sinh, bạn phải có khả năng thực hiện. Nói cách khác là bạn cần ứng biến linh hoạt. Lúc đó, bạn không có thời gian để đọc lại hàng trăm prompt mà bạn đã tải về. Bài viết này sẽ giúp bạn làm ít hơn mà vẫn được thăng chức, lên lương.

1. 3 Yếu Tố Cần Chú Ý Khi Phát Triển Một Prompt

Bạn hãy thử tưởng tượng mình là một người quản lý, và có một trợ lý AI bên dưới bạn. Trợ lý này có thể là ChatGPT, Gemini, hay Microsoft Copilot. Trong bài viết này, Linh sẽ dùng ChatGPT, nhưng bạn có thể dùng bất cứ công cụ nào quen thuộc với bạn.
Trước khi viết prompt để giao việc cho trợ lý AI, Linh muốn các bạn trả lời câu hỏi sau: Khi giao việc cho người khác, bạn cần lưu ý điều gì? Có 3 yếu tố chính.
(1) Đầu tiên là hiểu rõ về kỹ năng và kinh nghiệm của người đó. Họ có thể làm gì, họ làm tốt điều gì.
(2) Thứ 2, nhiệm vụ nào bạn cần mà họ có thể làm được. Hãy đảm bảo rằng nhiệm vụ được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể cho người nghe.
(3) Cuối cùng, bạn cần cung cấp công cụ, thông tin cần thiết cho người đó hoàn thành nhiệm vụ nếu có.
Có một một điểm khác biệt khi làm việc với AI so với con người. Khi làm việc với con người, bạn sẽ cần xác định thêm thời hạn hoàn thành công việc. Đồng thời, kiểm tra tiến độ công việc để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch. Khi làm việc với AI, bạn ấy gần như ngay lập tức sẽ phản hồi cho bạn. Vì vậy, bạn chỉ cần nhớ 3 yếu tố sau khi phát triển một prompt: (1) Hiểu năng lực, (2) Mô tả nhiệm vụ, và (3) Cung cấp thông tin.

2. 7 Nhiệm Vụ GPTCó Thể Giúp Bạn Làm Việc Tốt Hơn

Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện bước đầu tiên: Xác định xem các trường hợp mà bạn có thể dùng ChatGPT để giúp mình làm việc tốt hơn. Đây không phải là những kiến thức cơ bản mà là nền tảng để bạn xây dựng tư duy viết prompt của mình.

Nếu bạn đã sử dụng ChatGPT rồi, thì hãy nghe và ôn lại xem bạn đã thật sự hiểu được bao nhiêu phần trăm về những gì ChatGPT có thể làm được. Ngược lại, nếu bạn mới tìm hiểu về ChatGPT, đây là cơ hội để bạn biết những gì mình không biết. Khi đã nắm rõ phần này, Linh tin chắc bạn có thể tận dụng những tính năng hữu ích của nó một cách tối đa.

Trong phạm vi bài viết này, Linh sẽ chỉ ra những khả năng phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp trong công việc. Đó là (1) tóm tắt nội dung, (2) phân loại hay sắp xếp văn bản, (3) dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, (4) tạo nội dung theo yêu cầu hoặc viết tiếp nội dung sẵn có - nội dung này có thể là văn bản hoặc các đoạn mã, (5) trả lời câu hỏi, (6) đặt câu hỏi ngược lại cho bạn, và (7) tạo hình ảnh mới.

Những nhiệm vụ ChatGPT có thể làm trong công việc

Video này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu đến bạn chuỗi 02 workshop là: Tối Ưu Hóa Việc Quản Lý Thời Gian, Tạo Slides, phân tích Dữ Liệu và Chatbot Với AI.

Trong chuỗi workshop này, bạn sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ AI trong việc tối ưu các công việc thủ công hàng ngày với các tình huống thực hành cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng ngay tại lớp, mà bạn không phải mất thời gian tự tìm hiểu.

Đến cuối buổi, bạn không chỉ có được kỹ năng sử dụng công cụ AI để tối ưu hiệu suất công việc. Mà còn mở ra cho mình năng lực chủ động trong việc áp dụng các giải pháp AI hiệu quả.

Tìm hiểu và đăng ký tham gia workshop TẠI ĐÂY nhé!

3. Một Câu Lệnh Prompt Sẽ Gồm Các Phần Nào?

Vừa rồi, chúng ta đã hiểu biết về những gì mà ChatGPT có thể làm tốt. Bây giờ, chúng ta sẽ mô tả nhiệm vụ và cung cấp thông tin cần thiết cho ChatGPT qua câu lệnh prompt.

Điều này cũng tương tự như giao việc cho con người. Có rất nhiều công thức nhưng các bạn chỉ cần nhớ 2 yếu tố cơ bản, đó là (1) đầu vào - Input và (2) đầu ra - Output. Đầu vào là những yếu tố mà bạn sẽ cung cấp cho ChatGPT. Đầu ra là những kết quả mà bạn muốn nhận lại. Có 5 thông tin bạn cần nhớ ở phần này là. Đầu vào sẽ cần có (1) Nhiệm vụ, (2) Dữ liệu cần xử lý, và (3) Bối cảnh. Hai yếu tố thuộc đầu ra là (4) Tiêu chuẩn đầu ra và (5) Ví dụ mẫu.

Cho bất kỳ một prompt nào, các bạn chỉ cần nhớ công thức đầu vào, đầu ra này. Trong thực tế, một prompt tốt không cần phải có đủ cả 5 yếu tố. Nhưng ít nhất, bạn cần có một nhiệm vụ để bắt đầu. Sau đó bạn có thể kết hợp các yếu tố khác nếu cần. Việc kết hợp các yếu tố này như thế nào, chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích ví dụ mẫu ở cuối bài viết. Bây giờ, Linh sẽ hướng dẫn bạn phát triển lần lượt 5 yếu tố cần có trong 1 prompt.

5 yếu tố cần có của một prompt

3.1. Nhiệm vụ (Task)

Ở phần này, bạn có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ trong khả năng của nó như chúng ta đã nói ở trên. Phần nhiệm vụ này thường bắt đầu bằng các động từ như: viết, phân loại, tóm tắt, dịch, sắp xếp. Ví dụ: Dịch đoạn văn sau sang tiếng Anh, hay Tóm tắt nội dung của báo cáo đính kèm.

3.2. Dữ liệu (Data)

Phần “đoạn văn sau” hay “báo cáo đính kèm” chính là yếu tố thứ hai - dữ liệu đầu vào cần xử lý. Để prompt của mình không quá dài, rối mắt, và mất công khi kéo lên kéo xuống, Linh khuyến khích các bạn tổng hợp phần dữ liệu này trong 1 file PDF hay hình ảnh đính kèm. Khi đó, chuỗi prompt của chúng ta nhìn sẽ gọn gàng và cấu trúc hơn. Tất nhiên, nếu bạn chỉ có 1 đoạn ngắn tầm 100 chữ thì mình cứ copy vô. Nhưng nếu đoạn text của mình bắt đầu dài tới 2, 3 đoạn và việc này cứ lặp đi lặp lại thì các bạn cứ chuyển hết vào một file.

Phần lớn khi viết prompt, chúng ta sẽ dừng ở 2 yếu tố Nhiệm vụ và Dữ liệu cần xử lý. Nói chung, với những nhiệm vụ cơ bản thì chỉ như vậy là đủ. Nhưng với những nhiệm vụ phức tạp hơn, muốn kết quả cụ thể hơn, bạn cần cung cấp thêm thông tin cho ChatGPT. Nói tóm lại, bạn càng hướng dẫn chi tiết, ChatGPT sẽ đưa ra kết quả càng sát với yêu cầu của bạn.

3.3. Bối cảnh (Context)

Một yếu tố đầu vào cuối cùng, nhưng rất quan trọng, có thể giúp ChatGPT phản hồi tốt hơn là Bối cảnh. Điểm khác biệt giữa ChatGPT và một nhân viên trong nhóm của bạn là gì? Đó là ChatGPT hoàn toàn không biết gì về bạn, công ty của bạn, hay dự án bạn đang làm. Nó biết cách làm nhưng nó không biết làm cho ai, vì sao phải làm, thế nào là đúng, thế nào là sai. Nhiệm vụ của bạn là phải cung cấp các thông tin hoặc bối cảnh bổ sung để ChatGPT đưa ra câu trả lời tốt hơn. Bối cảnh sẽ bao gồm các thông tin như nhiệm vụ này xảy ra trong tình huống nào, vai trò của người thực hiện nhiệm vụ đó, hoặc mô tả chi tiết hơn về file dữ liệu đính kèm.

Ví dụ: “Bạn là một nhân viên tư vấn sản phẩm cho mẹ và bé có 5 năm kinh nghiệm trong ngành. Công ty bạn sắp ra mắt sản phẩm sữa chua uống cho bé từ 1 tuổi", hay “Bạn là Trưởng phòng Marketing của công ty Skills Bridge. Đây là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia.”

  • HỘP HỌC HỎI

Ngoài việc cung cấp bối cảnh trong từng prompt, ChatGPT cũng có một tính năng giúp bạn mô tả bối cảnh chung và yêu cầu kết quả đầu ra mong muốn của mình. Đó là tính năng miễn phí “Customize ChatGPT”, nghĩa là Tuỳ chỉnh ChatGPT. Để truy cập vào tính năng này, bạn hãy nhìn vào góc trên bên phải giao diện ChatGPT, chọn avatar của bạn, sau đó chọn Customize ChatGPT. Một cửa sổ sẽ hiện ra, yêu cầu bạn trả lời 2 câu hỏi để giúp ChatGPT cung cấp câu trả lời tốt hơn. Khi bạn nhấp vào ô thông tin, một vài gợi ý sẽ được đưa ra để bạn tham khảo.

Đầu tiên, bạn muốn ChatGPT biết gì về bạn? Gợi ý là: Bạn sống ở đâu? Công việc của bạn là gì? Sở thích và đam mê của bạn là gì? Bạn có thể nói về những chủ đề nào hàng giờ liền? Một số mục tiêu của bạn là gì? Nghe có vẻ hợp lý và chi tiết. Tuy nhiên, bạn không nên điền tất cả các thông tin này. Vì sao? Bời vì giới hạn chỉ có 1,500 ký tự. Và tính năng Customize ChatGPT sẽ áp dụng cho toàn bộ tài khoản ChatGPT của bạn. Do đó, bạn chỉ nên cung cấp các thông tin liên quan đến phần lớn nội dung đoạn chat. Tập trung vào các ý tổng quan.

Vậy bạn nên viết gì trong hộp Custom Instructions này? Hãy nhớ rằng, mục tiêu là bạn muốn ChatGPT cung cấp các câu trả lời liên quan đến bạn. Vì vậy, Linh thấy chỉ cần 3 điều. (1) Tôi là ai trong công việc? (2) Tôi là ai ngoài công việc? và (3) Tính cách nổi bật và chủ đề yêu thích của tôi là gì?

Cho ví dụ với Linh. “Tôi là Người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Skills Bridge. Đây là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Tôi có gần 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị, và vận hành.”

Nếu chỉ nhập thông tin về Linh trong công việc như ở trên, Linh nhận thấy hầu hết các câu trả lời sẽ có nội dung liên quan đến đào tạo và giáo dục. Kể cả khi Linh hỏi về sản phẩm mới hoặc thông tin cập nhật trên thị trường.

Vì vậy, Linh sẽ bổ sung thêm mô tả về Linh ngoài công việc và chủ đề yêu thích của mình. Ví dụ như: “Tôi là mẹ của 2 bé gái 4 tuổi và 8 tuổi. Tôi có hơn 2.5 triệu người theo dõi trên các kênh mạng xã hội. Tôi thích chia sẻ những nội dung truyền cảm hứng và chỉ ra cách làm cụ thể để giúp người xem cải thiện công việc, sức khoẻ, tài chính, và cuộc sống của mình.”

Sau khi Linh thêm mô tả này, tất cả các câu trả lời có xu hướng vui vẻ và tích cực hơn, đặc biệt là khi Linh yêu cầu ChatGPT viết nội dung mới.

Tiếp theo là khung thứ hai, bạn muốn ChatGPT phản hồi như thế nào. Câu hỏi gợi ý là: ChatGPT nên trả lời trang trọng hay thoải mái ở mức độ nào? Phản hồi nên dài hay ngắn? Bạn muốn được xưng hô ra sao? ChatGPT có nên phát biểu quan điểm hay giữ ý kiến trung lập? Linh đánh giá những thông tin này thích hợp cho 1 prompt cụ thể hơn là ở phần tùy chỉnh chung như thế này.Vậy thì ở phần này bạn sẽ viết gì? Vì đầu ra của ChatGPT thường là văn bản nên chúng ta sẽ cần định hình phong cách trả lời, giọng điệu, cách diễn đạt của kết quả trả về. Ở đây có 3 trường hợp.

(1) Trường hợp thứ nhất, nếu bạn biết phong cách trả lời của mình là gì, ví dụ thích ngắn gọn, súc tích, giọng văn hài hước, thông minh, bạn có thể điền thẳng vào khung.

(2) Trường hợp hai, bạn đã có rất nhiều bài viết rồi, nhưng bạn chưa biết cụ thể phong cách trả lời của mình là gì. Hãy copy tất cả những bài blog, kịch bản, bài đăng Facebook hay nhất của bạn vào 1 file Word. Sau đó vào ChatGPT, viết 1 prompt yêu cầu nó phân tích các bài viết trong file đính kèm. Ví dụ như: “Đính kèm là các bài viết của tôi. Hãy phân tích chi tiết về phong cách trả lời, giọng điệu của tôi trong các bài viết trên.” Sau đó, bạn sao chép toàn bộ thông tin ChatGPT đưa ra vào khung tùy chỉnh câu trả lời. Hãy chọn những ý mà bạn thấy hợp với phong cách trả lời của bạn. Ý nào bạn không thích thì có thể xoá đi.

(3) Trường hợp thứ ba, bạn không có nhiều bài viết, hoặc bạn cũng không quá thích các bài viết của mình. Lúc này cần làm gì? Hãy kiếm một tác giả, một người sáng tạo nội dung, hoặc những bài viết mà bạn yêu thích và muốn bắt chước phong cách của họ. Hãy gom tất cả những nội dung đó vào 1 file Word. Sau đó đính kèm file Word vào ChatGPT và thực hiện các bước như ở trường hợp hai.

Vậy là bạn đã cho ChatGPT biết bối cảnh và yêu cầu đầu ra chung của mình. Bây giờ bạn chỉ cần chọn “Enable for new chats” để bắt đầu áp dụng, sau đó nhấn “Save” để lưu lại.

3.4. Tiêu chuẩn đầu ra

Vậy là chúng ta đã học về 3 yếu tố ở phần đầu vào Input của 1 prompt. Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về 2 yếu tố đầu ra là Tiêu chuẩn đầu ra Ví dụ mẫu. Ở phần tiêu chuẩn đầu ra này, bạn cần quan tâm đến 3 tiêu chí: (1) Phong cách trả lời, (2) Định dạng, và (3) Giới hạn.

(1) Phong cách trả lời: Linh đã hướng dẫn ở trên. Nếu bạn muốn một phong cách hay giọng điệu mới, khác với nội dung trong phần Customize GPT, hãy làm theo các bước tương tự để tìm ra phong cách trả lời mới. Nếu muốn nhấn mạnh phần phong cách trả lời trong prompt, các bạn có thể sao chép lại đoạn mô tả từ Customize GPT. Nếu không thì bạn có thể bỏ qua phần phong cách trả lời này.

(2) Định dạng: bạn có thể yêu cầu ChatGPT trình bày câu trả lời theo định dạng mà bạn thấy dễ đọc nhất. Đó có thể là dạng danh sách có đánh số, sử dụng Heading, Subheading, viết hoa tiêu đề, trình bày dưới dạng bảng, dạng mã lập trình. Nói chung là tất cả những yếu tố nào giúp cho bạn có thể cấu trúc thông tin và đọc lướt câu trả lời của ChatGPT một cách nhanh chóng.

(3) Giới hạn: có 4 nhóm giới hạn. 

(a) Giới hạn đầu tiên mà các bạn dễ thấy nhất là số lượng từ của câu trả lời. Ví dụ một câu trả lời tối đa 30 chữ, 50 chữ, hay một bài blog 800 chữ.

(b) Giới hạn thứ 2 là nguồn thông tin. ChatGPT sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn với hàng tỷ tham số. Vì vậy, nó có thể đưa thông tin sai hoặc tự tạo ra nội dung mới. Bạn có thể yêu cầu trong prompt là “Chỉ trả lời bằng cách sử dụng các nguồn đáng tin cậy và trích dẫn các nguồn đó", hoặc yêu cầu ChatGPT “chọn ít nhất 1 trích dẫn có liên quan từ file đính kèm để chứng minh cho quan điểm đưa ra".

(c) Giới hạn thứ 3 là độ tuổi hay trình độ của người đọc. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu ChatGPT giải thích chủ đề này cho một doanh nhân, một em bé 5 tuổi, hoặc một người chưa biết gì về công nghệ.

(d) Giới hạn thứ 4 là giới hạn hiểu biết của AI. ChatGPT có nguồn dữ liệu lớn nhưng không phải tất cả. Bạn có thể nói với ChatGPT là: “Hãy trả lời những câu hỏi sau nếu bạn biết câu trả lời. Nếu không, hãy nói là bạn không biết.” Điều này sẽ tránh việc ChatGPT bịa ra những câu trả lời thiếu chính xác hay không có thật.

3.5. Ví dụ mẫu

Yếu tố thứ 5, cũng là yếu tố cuối cùng cần có trong 1 prompt là Ví dụ mẫu. Phần này sẽ liên quan đến 3 khái niệm là Zero-shot learning, One-shot learning, và Few-shot learning.
Nói một cách đơn giản, đây là ba kỹ thuật học máy cho phép mô hình học tập hiệu quả với một lượng nhỏ dữ liệu. Trong đó, Zero-shot learning cho phép mô hình thực hiện một nhiệm vụ mà không cần bất kỳ ví dụ nào trước đó. One-shot learning yêu cầu mô hình học từ một ví dụ mẫu để thực hiện nhiệm vụ. Và Few-shot learning thì cho mô hình một vài ví dụ để học và thực hiện nhiệm vụ.
Nhấp vào xem Câu lệnh (prompt) mẫu
Từ file đính kèm, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp DƯỚI DẠNG BẢNG với cấu trúc sau. Đặc biệt, nhấn mạnh các sự kiện, vấn đề, câu hỏi.
TÊN CUỘC HỌP
A- THÔNG TIN
1- Ngày giờ
2- Người tham gia
3- Agenda
B- HÀNH ĐỘNG
4- Mục tiêu
5- Tóm tắt nội dung
6- Danh sách các quyết định được đưa ra
7- Danh sách các mục hành động (Ai, Nhiệm vụ, Thời hạn)
Các bạn còn nhớ câu lệnh prompt khi tạo một bản ghi chép cuộc họp trong tập Tự Động Hóa Việc Ghi Chép Trong Cuộc Họp không? Câu prompt này áp dụng mô hình One-shot learning. Nghĩa là bạn sẽ cho ChatGPT một ví dụ mẫu, cụ thể là cấu trúc của 1 biên bản ghi chép cuộc họp cho trước, để học theo. Khi đó, ChatGPT sẽ trả về cho bạn một bản ghi chép có cấu trúc chi tiết như bạn mong muốn.
Ngược lại, trong mô hình Zero-shot learning, bạn không cho ChatGPT một ví dụ mẫu nào. Lúc này, câu prompt của bạn chỉ đơn giản là “Từ file đính kèm, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp dưới dạng bảng”. Vì không có ví dụ mẫu nên ChatGPT sẽ tự tạo một bảng thông tin bất kỳ từ những gì nó đã học được trước đó.
Với mô hình Few-shot learning, bạn có thể đính kèm thêm một vài biên bản cuộc họp mà bạn đã thực hiện trước đó. Câu prompt lúc này sẽ là: “Từ file đính kèm tên Meeting script A, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp dưới dạng bảng theo cấu trúc của 3 file đính kèm Meeting notes B, Meeting notes C, Meeting notes D. Đặc biệt, nhấn mạnh các sự kiện, vấn đề, câu hỏi.” ChatGPT sẽ học từ các biên bản được đính kèm và trả về một biên bản cuộc họp với cấu trúc tương tự các ví dụ mẫu mà bạn đã chia sẻ.
Nói tóm lại, bạn đưa ra ví dụ mẫu càng cụ thể, ChatGPT càng trả về kết quả sát với mong đợi của bạn.

4. Cấu Trúc Thành Một Prompt Hoàn Chỉnh

Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thực hành. Linh rất hào hứng chia sẻ phần này. Các bạn hãy cùng Linh phân tích một câu prompt trong bài viết Tự động hóa việc tạo slide thuyết trình nha.
Cách làm là chúng ta sẽ chia nhỏ và xác định xem prompt này bao gồm những yếu tố nào trong 5 yếu tố cần có của 1 prompt. Ôn lại 5 yếu tố, đó là (1) Nhiệm vụ, (2) Dữ liệu cần xử lý, (3) Bối cảnh cho thông tin đầu vào, (4) Tiêu chuẩn đầu ra và (5) Ví dụ mẫu, như bảng bên dưới:

Câu prompt mẫu

Ở đây, Linh đã xác định từng yếu tố tạo thành prompt. Như các bạn có thể thấy, trong 5 yếu tố, prompt này chỉ không có phần dữ liệu cần xử lý. Việc hiểu được từng yếu tố trong prompt như thế này giúp gì cho bạn?
(1) Thứ nhất, bạn sẽ hiểu được ý đồ của người viết prompt. Người viết muốn thực hiện nhiệm vụ gì, bối cảnh thực hiện nhiệm vụ như thế nào, các yêu cầu đầu ra cụ thể ra sao, có ví dụ mẫu hay không? Tất cả đều rất rõ ràng, rất cấu trúc.
(2) Thứ hai, khi đã hiểu logic của prompt này, bạn có thể điều chỉnh nó theo nhu cầu của mình. Ví dụ như bỏ bớt các yếu tố không cần thiết với bạn, bổ sung thêm các yếu tố khác, hoặc thay đổi thông tin trong prompt.
(3) Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn không cần nhớ hay học thuộc 1 prompt nào cả. Bởi vì bạn đã nắm rất rõ logic của 1 prompt, khi gặp tình huống tương tự, bạn có thể dễ dàng phát triển một câu prompt cho riêng mình. Ví dụ như viết dàn ý cho 1 ebook, 1 chuỗi email, 1 chuỗi blog.

Lời Kết: Các Câu Lệnh Prompt Không Hề Mơ Hồ!

Linh tin chắc sau video này, các bạn sẽ không nhìn các câu lệnh prompt mơ hồ như trước đây. Bây giờ bạn đã có một tư duy mới để đánh giá các prompt một cách có logic, cấu trúc hơn. Các bạn hãy nhớ rằng, cũng như mọi việc khác, có công mài sắt có ngày nên kim! Vì vậy, hãy luyện tập thường xuyên để tăng khả năng viết prompt của bạn, và quan trọng hơn là nhanh chóng có được kết quả mà bạn cần để gây ấn tượng với sếp và thăng tiến trong công việc.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Tư Duy Viết Prompt Cho Người Mới Bắt Đầu (Trọn bộ + Dễ hiểu)

Bạn hãy dừng ngay việc lên mạng và tải về hàng trăm câu prompt mẫu nếu bạn chưa đọc bài viết này. Bạn còn nhớ câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln không? “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. Hãy đọc đến cuối bài viết và Linh sẽ chỉ cho các bạn cách mài sắt lưỡi rìu viết prompt của mình. Linh đảm bảo là không cần mất tới 4 tiếng 😀

Sau bài viết này, bạn không cần học thuộc bất kỳ prompt nào. Điều này rất quan trọng. Bởi vì cách tốt nhất để được thăng tiến là khi có dự án mới phát sinh, bạn phải có khả năng thực hiện. Nói cách khác là bạn cần ứng biến linh hoạt. Lúc đó, bạn không có thời gian để đọc lại hàng trăm prompt mà bạn đã tải về. Bài viết này sẽ giúp bạn làm ít hơn mà vẫn được thăng chức, lên lương.

1. 3 Yếu Tố Cần Chú Ý Khi Phát Triển Một Prompt

Bạn hãy thử tưởng tượng mình là một người quản lý, và có một trợ lý AI bên dưới bạn. Trợ lý này có thể là ChatGPT, Gemini, hay Microsoft Copilot. Trong bài viết này, Linh sẽ dùng ChatGPT, nhưng bạn có thể dùng bất cứ công cụ nào quen thuộc với bạn.
Trước khi viết prompt để giao việc cho trợ lý AI, Linh muốn các bạn trả lời câu hỏi sau: Khi giao việc cho người khác, bạn cần lưu ý điều gì? Có 3 yếu tố chính.
(1) Đầu tiên là hiểu rõ về kỹ năng và kinh nghiệm của người đó. Họ có thể làm gì, họ làm tốt điều gì.
(2) Thứ 2, nhiệm vụ nào bạn cần mà họ có thể làm được. Hãy đảm bảo rằng nhiệm vụ được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể cho người nghe.
(3) Cuối cùng, bạn cần cung cấp công cụ, thông tin cần thiết cho người đó hoàn thành nhiệm vụ nếu có.
Có một một điểm khác biệt khi làm việc với AI so với con người. Khi làm việc với con người, bạn sẽ cần xác định thêm thời hạn hoàn thành công việc. Đồng thời, kiểm tra tiến độ công việc để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch. Khi làm việc với AI, bạn ấy gần như ngay lập tức sẽ phản hồi cho bạn. Vì vậy, bạn chỉ cần nhớ 3 yếu tố sau khi phát triển một prompt: (1) Hiểu năng lực, (2) Mô tả nhiệm vụ, và (3) Cung cấp thông tin.

2. 7 Nhiệm Vụ GPTCó Thể Giúp Bạn Làm Việc Tốt Hơn

Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện bước đầu tiên: Xác định xem các trường hợp mà bạn có thể dùng ChatGPT để giúp mình làm việc tốt hơn. Đây không phải là những kiến thức cơ bản mà là nền tảng để bạn xây dựng tư duy viết prompt của mình.

Nếu bạn đã sử dụng ChatGPT rồi, thì hãy nghe và ôn lại xem bạn đã thật sự hiểu được bao nhiêu phần trăm về những gì ChatGPT có thể làm được. Ngược lại, nếu bạn mới tìm hiểu về ChatGPT, đây là cơ hội để bạn biết những gì mình không biết. Khi đã nắm rõ phần này, Linh tin chắc bạn có thể tận dụng những tính năng hữu ích của nó một cách tối đa.

Trong phạm vi bài viết này, Linh sẽ chỉ ra những khả năng phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp trong công việc. Đó là (1) tóm tắt nội dung, (2) phân loại hay sắp xếp văn bản, (3) dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, (4) tạo nội dung theo yêu cầu hoặc viết tiếp nội dung sẵn có - nội dung này có thể là văn bản hoặc các đoạn mã, (5) trả lời câu hỏi, (6) đặt câu hỏi ngược lại cho bạn, và (7) tạo hình ảnh mới.

Những nhiệm vụ ChatGPT có thể làm trong công việc

Video này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu đến bạn chuỗi 02 workshop là: Tối Ưu Hóa Việc Quản Lý Thời Gian, Tạo Slides, phân tích Dữ Liệu và Chatbot Với AI.

Trong chuỗi workshop này, bạn sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ AI trong việc tối ưu các công việc thủ công hàng ngày với các tình huống thực hành cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng ngay tại lớp, mà bạn không phải mất thời gian tự tìm hiểu.

Đến cuối buổi, bạn không chỉ có được kỹ năng sử dụng công cụ AI để tối ưu hiệu suất công việc. Mà còn mở ra cho mình năng lực chủ động trong việc áp dụng các giải pháp AI hiệu quả.

Tìm hiểu và đăng ký tham gia workshop TẠI ĐÂY nhé!

3. Một Câu Lệnh Prompt Sẽ Gồm Các Phần Nào?

Vừa rồi, chúng ta đã hiểu biết về những gì mà ChatGPT có thể làm tốt. Bây giờ, chúng ta sẽ mô tả nhiệm vụ và cung cấp thông tin cần thiết cho ChatGPT qua câu lệnh prompt.

Điều này cũng tương tự như giao việc cho con người. Có rất nhiều công thức nhưng các bạn chỉ cần nhớ 2 yếu tố cơ bản, đó là (1) đầu vào - Input và (2) đầu ra - Output. Đầu vào là những yếu tố mà bạn sẽ cung cấp cho ChatGPT. Đầu ra là những kết quả mà bạn muốn nhận lại. Có 5 thông tin bạn cần nhớ ở phần này là. Đầu vào sẽ cần có (1) Nhiệm vụ, (2) Dữ liệu cần xử lý, và (3) Bối cảnh. Hai yếu tố thuộc đầu ra là (4) Tiêu chuẩn đầu ra và (5) Ví dụ mẫu.

Cho bất kỳ một prompt nào, các bạn chỉ cần nhớ công thức đầu vào, đầu ra này. Trong thực tế, một prompt tốt không cần phải có đủ cả 5 yếu tố. Nhưng ít nhất, bạn cần có một nhiệm vụ để bắt đầu. Sau đó bạn có thể kết hợp các yếu tố khác nếu cần. Việc kết hợp các yếu tố này như thế nào, chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần phân tích ví dụ mẫu ở cuối bài viết. Bây giờ, Linh sẽ hướng dẫn bạn phát triển lần lượt 5 yếu tố cần có trong 1 prompt.

5 yếu tố cần có của một prompt

3.1. Nhiệm vụ (Task)

Ở phần này, bạn có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ trong khả năng của nó như chúng ta đã nói ở trên. Phần nhiệm vụ này thường bắt đầu bằng các động từ như: viết, phân loại, tóm tắt, dịch, sắp xếp. Ví dụ: Dịch đoạn văn sau sang tiếng Anh, hay Tóm tắt nội dung của báo cáo đính kèm.

3.2. Dữ liệu (Data)

Phần “đoạn văn sau” hay “báo cáo đính kèm” chính là yếu tố thứ hai - dữ liệu đầu vào cần xử lý. Để prompt của mình không quá dài, rối mắt, và mất công khi kéo lên kéo xuống, Linh khuyến khích các bạn tổng hợp phần dữ liệu này trong 1 file PDF hay hình ảnh đính kèm. Khi đó, chuỗi prompt của chúng ta nhìn sẽ gọn gàng và cấu trúc hơn. Tất nhiên, nếu bạn chỉ có 1 đoạn ngắn tầm 100 chữ thì mình cứ copy vô. Nhưng nếu đoạn text của mình bắt đầu dài tới 2, 3 đoạn và việc này cứ lặp đi lặp lại thì các bạn cứ chuyển hết vào một file.

Phần lớn khi viết prompt, chúng ta sẽ dừng ở 2 yếu tố Nhiệm vụ và Dữ liệu cần xử lý. Nói chung, với những nhiệm vụ cơ bản thì chỉ như vậy là đủ. Nhưng với những nhiệm vụ phức tạp hơn, muốn kết quả cụ thể hơn, bạn cần cung cấp thêm thông tin cho ChatGPT. Nói tóm lại, bạn càng hướng dẫn chi tiết, ChatGPT sẽ đưa ra kết quả càng sát với yêu cầu của bạn.

3.3. Bối cảnh (Context)

Một yếu tố đầu vào cuối cùng, nhưng rất quan trọng, có thể giúp ChatGPT phản hồi tốt hơn là Bối cảnh. Điểm khác biệt giữa ChatGPT và một nhân viên trong nhóm của bạn là gì? Đó là ChatGPT hoàn toàn không biết gì về bạn, công ty của bạn, hay dự án bạn đang làm. Nó biết cách làm nhưng nó không biết làm cho ai, vì sao phải làm, thế nào là đúng, thế nào là sai. Nhiệm vụ của bạn là phải cung cấp các thông tin hoặc bối cảnh bổ sung để ChatGPT đưa ra câu trả lời tốt hơn. Bối cảnh sẽ bao gồm các thông tin như nhiệm vụ này xảy ra trong tình huống nào, vai trò của người thực hiện nhiệm vụ đó, hoặc mô tả chi tiết hơn về file dữ liệu đính kèm.

Ví dụ: “Bạn là một nhân viên tư vấn sản phẩm cho mẹ và bé có 5 năm kinh nghiệm trong ngành. Công ty bạn sắp ra mắt sản phẩm sữa chua uống cho bé từ 1 tuổi", hay “Bạn là Trưởng phòng Marketing của công ty Skills Bridge. Đây là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia.”

  • HỘP HỌC HỎI

Ngoài việc cung cấp bối cảnh trong từng prompt, ChatGPT cũng có một tính năng giúp bạn mô tả bối cảnh chung và yêu cầu kết quả đầu ra mong muốn của mình. Đó là tính năng miễn phí “Customize ChatGPT”, nghĩa là Tuỳ chỉnh ChatGPT. Để truy cập vào tính năng này, bạn hãy nhìn vào góc trên bên phải giao diện ChatGPT, chọn avatar của bạn, sau đó chọn Customize ChatGPT. Một cửa sổ sẽ hiện ra, yêu cầu bạn trả lời 2 câu hỏi để giúp ChatGPT cung cấp câu trả lời tốt hơn. Khi bạn nhấp vào ô thông tin, một vài gợi ý sẽ được đưa ra để bạn tham khảo.

Đầu tiên, bạn muốn ChatGPT biết gì về bạn? Gợi ý là: Bạn sống ở đâu? Công việc của bạn là gì? Sở thích và đam mê của bạn là gì? Bạn có thể nói về những chủ đề nào hàng giờ liền? Một số mục tiêu của bạn là gì? Nghe có vẻ hợp lý và chi tiết. Tuy nhiên, bạn không nên điền tất cả các thông tin này. Vì sao? Bời vì giới hạn chỉ có 1,500 ký tự. Và tính năng Customize ChatGPT sẽ áp dụng cho toàn bộ tài khoản ChatGPT của bạn. Do đó, bạn chỉ nên cung cấp các thông tin liên quan đến phần lớn nội dung đoạn chat. Tập trung vào các ý tổng quan.

Vậy bạn nên viết gì trong hộp Custom Instructions này? Hãy nhớ rằng, mục tiêu là bạn muốn ChatGPT cung cấp các câu trả lời liên quan đến bạn. Vì vậy, Linh thấy chỉ cần 3 điều. (1) Tôi là ai trong công việc? (2) Tôi là ai ngoài công việc? và (3) Tính cách nổi bật và chủ đề yêu thích của tôi là gì?

Cho ví dụ với Linh. “Tôi là Người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty Skills Bridge. Đây là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Tôi có gần 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị, và vận hành.”

Nếu chỉ nhập thông tin về Linh trong công việc như ở trên, Linh nhận thấy hầu hết các câu trả lời sẽ có nội dung liên quan đến đào tạo và giáo dục. Kể cả khi Linh hỏi về sản phẩm mới hoặc thông tin cập nhật trên thị trường.

Vì vậy, Linh sẽ bổ sung thêm mô tả về Linh ngoài công việc và chủ đề yêu thích của mình. Ví dụ như: “Tôi là mẹ của 2 bé gái 4 tuổi và 8 tuổi. Tôi có hơn 2.5 triệu người theo dõi trên các kênh mạng xã hội. Tôi thích chia sẻ những nội dung truyền cảm hứng và chỉ ra cách làm cụ thể để giúp người xem cải thiện công việc, sức khoẻ, tài chính, và cuộc sống của mình.”

Sau khi Linh thêm mô tả này, tất cả các câu trả lời có xu hướng vui vẻ và tích cực hơn, đặc biệt là khi Linh yêu cầu ChatGPT viết nội dung mới.

Tiếp theo là khung thứ hai, bạn muốn ChatGPT phản hồi như thế nào. Câu hỏi gợi ý là: ChatGPT nên trả lời trang trọng hay thoải mái ở mức độ nào? Phản hồi nên dài hay ngắn? Bạn muốn được xưng hô ra sao? ChatGPT có nên phát biểu quan điểm hay giữ ý kiến trung lập? Linh đánh giá những thông tin này thích hợp cho 1 prompt cụ thể hơn là ở phần tùy chỉnh chung như thế này.Vậy thì ở phần này bạn sẽ viết gì? Vì đầu ra của ChatGPT thường là văn bản nên chúng ta sẽ cần định hình phong cách trả lời, giọng điệu, cách diễn đạt của kết quả trả về. Ở đây có 3 trường hợp.

(1) Trường hợp thứ nhất, nếu bạn biết phong cách trả lời của mình là gì, ví dụ thích ngắn gọn, súc tích, giọng văn hài hước, thông minh, bạn có thể điền thẳng vào khung.

(2) Trường hợp hai, bạn đã có rất nhiều bài viết rồi, nhưng bạn chưa biết cụ thể phong cách trả lời của mình là gì. Hãy copy tất cả những bài blog, kịch bản, bài đăng Facebook hay nhất của bạn vào 1 file Word. Sau đó vào ChatGPT, viết 1 prompt yêu cầu nó phân tích các bài viết trong file đính kèm. Ví dụ như: “Đính kèm là các bài viết của tôi. Hãy phân tích chi tiết về phong cách trả lời, giọng điệu của tôi trong các bài viết trên.” Sau đó, bạn sao chép toàn bộ thông tin ChatGPT đưa ra vào khung tùy chỉnh câu trả lời. Hãy chọn những ý mà bạn thấy hợp với phong cách trả lời của bạn. Ý nào bạn không thích thì có thể xoá đi.

(3) Trường hợp thứ ba, bạn không có nhiều bài viết, hoặc bạn cũng không quá thích các bài viết của mình. Lúc này cần làm gì? Hãy kiếm một tác giả, một người sáng tạo nội dung, hoặc những bài viết mà bạn yêu thích và muốn bắt chước phong cách của họ. Hãy gom tất cả những nội dung đó vào 1 file Word. Sau đó đính kèm file Word vào ChatGPT và thực hiện các bước như ở trường hợp hai.

Vậy là bạn đã cho ChatGPT biết bối cảnh và yêu cầu đầu ra chung của mình. Bây giờ bạn chỉ cần chọn “Enable for new chats” để bắt đầu áp dụng, sau đó nhấn “Save” để lưu lại.

3.4. Tiêu chuẩn đầu ra

Vậy là chúng ta đã học về 3 yếu tố ở phần đầu vào Input của 1 prompt. Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về 2 yếu tố đầu ra là Tiêu chuẩn đầu ra Ví dụ mẫu. Ở phần tiêu chuẩn đầu ra này, bạn cần quan tâm đến 3 tiêu chí: (1) Phong cách trả lời, (2) Định dạng, và (3) Giới hạn.

(1) Phong cách trả lời: Linh đã hướng dẫn ở trên. Nếu bạn muốn một phong cách hay giọng điệu mới, khác với nội dung trong phần Customize GPT, hãy làm theo các bước tương tự để tìm ra phong cách trả lời mới. Nếu muốn nhấn mạnh phần phong cách trả lời trong prompt, các bạn có thể sao chép lại đoạn mô tả từ Customize GPT. Nếu không thì bạn có thể bỏ qua phần phong cách trả lời này.

(2) Định dạng: bạn có thể yêu cầu ChatGPT trình bày câu trả lời theo định dạng mà bạn thấy dễ đọc nhất. Đó có thể là dạng danh sách có đánh số, sử dụng Heading, Subheading, viết hoa tiêu đề, trình bày dưới dạng bảng, dạng mã lập trình. Nói chung là tất cả những yếu tố nào giúp cho bạn có thể cấu trúc thông tin và đọc lướt câu trả lời của ChatGPT một cách nhanh chóng.

(3) Giới hạn: có 4 nhóm giới hạn. 

(a) Giới hạn đầu tiên mà các bạn dễ thấy nhất là số lượng từ của câu trả lời. Ví dụ một câu trả lời tối đa 30 chữ, 50 chữ, hay một bài blog 800 chữ.

(b) Giới hạn thứ 2 là nguồn thông tin. ChatGPT sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn với hàng tỷ tham số. Vì vậy, nó có thể đưa thông tin sai hoặc tự tạo ra nội dung mới. Bạn có thể yêu cầu trong prompt là “Chỉ trả lời bằng cách sử dụng các nguồn đáng tin cậy và trích dẫn các nguồn đó", hoặc yêu cầu ChatGPT “chọn ít nhất 1 trích dẫn có liên quan từ file đính kèm để chứng minh cho quan điểm đưa ra".

(c) Giới hạn thứ 3 là độ tuổi hay trình độ của người đọc. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu ChatGPT giải thích chủ đề này cho một doanh nhân, một em bé 5 tuổi, hoặc một người chưa biết gì về công nghệ.

(d) Giới hạn thứ 4 là giới hạn hiểu biết của AI. ChatGPT có nguồn dữ liệu lớn nhưng không phải tất cả. Bạn có thể nói với ChatGPT là: “Hãy trả lời những câu hỏi sau nếu bạn biết câu trả lời. Nếu không, hãy nói là bạn không biết.” Điều này sẽ tránh việc ChatGPT bịa ra những câu trả lời thiếu chính xác hay không có thật.

3.5. Ví dụ mẫu

Yếu tố thứ 5, cũng là yếu tố cuối cùng cần có trong 1 prompt là Ví dụ mẫu. Phần này sẽ liên quan đến 3 khái niệm là Zero-shot learning, One-shot learning, và Few-shot learning.
Nói một cách đơn giản, đây là ba kỹ thuật học máy cho phép mô hình học tập hiệu quả với một lượng nhỏ dữ liệu. Trong đó, Zero-shot learning cho phép mô hình thực hiện một nhiệm vụ mà không cần bất kỳ ví dụ nào trước đó. One-shot learning yêu cầu mô hình học từ một ví dụ mẫu để thực hiện nhiệm vụ. Và Few-shot learning thì cho mô hình một vài ví dụ để học và thực hiện nhiệm vụ.
Nhấp vào xem Câu lệnh (prompt) mẫu
Từ file đính kèm, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp DƯỚI DẠNG BẢNG với cấu trúc sau. Đặc biệt, nhấn mạnh các sự kiện, vấn đề, câu hỏi.
TÊN CUỘC HỌP
A- THÔNG TIN
1- Ngày giờ
2- Người tham gia
3- Agenda
B- HÀNH ĐỘNG
4- Mục tiêu
5- Tóm tắt nội dung
6- Danh sách các quyết định được đưa ra
7- Danh sách các mục hành động (Ai, Nhiệm vụ, Thời hạn)
Các bạn còn nhớ câu lệnh prompt khi tạo một bản ghi chép cuộc họp trong tập Tự Động Hóa Việc Ghi Chép Trong Cuộc Họp không? Câu prompt này áp dụng mô hình One-shot learning. Nghĩa là bạn sẽ cho ChatGPT một ví dụ mẫu, cụ thể là cấu trúc của 1 biên bản ghi chép cuộc họp cho trước, để học theo. Khi đó, ChatGPT sẽ trả về cho bạn một bản ghi chép có cấu trúc chi tiết như bạn mong muốn.
Ngược lại, trong mô hình Zero-shot learning, bạn không cho ChatGPT một ví dụ mẫu nào. Lúc này, câu prompt của bạn chỉ đơn giản là “Từ file đính kèm, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp dưới dạng bảng”. Vì không có ví dụ mẫu nên ChatGPT sẽ tự tạo một bảng thông tin bất kỳ từ những gì nó đã học được trước đó.
Với mô hình Few-shot learning, bạn có thể đính kèm thêm một vài biên bản cuộc họp mà bạn đã thực hiện trước đó. Câu prompt lúc này sẽ là: “Từ file đính kèm tên Meeting script A, hãy tạo bản ghi chép cuộc họp dưới dạng bảng theo cấu trúc của 3 file đính kèm Meeting notes B, Meeting notes C, Meeting notes D. Đặc biệt, nhấn mạnh các sự kiện, vấn đề, câu hỏi.” ChatGPT sẽ học từ các biên bản được đính kèm và trả về một biên bản cuộc họp với cấu trúc tương tự các ví dụ mẫu mà bạn đã chia sẻ.
Nói tóm lại, bạn đưa ra ví dụ mẫu càng cụ thể, ChatGPT càng trả về kết quả sát với mong đợi của bạn.

4. Cấu Trúc Thành Một Prompt Hoàn Chỉnh

Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thực hành. Linh rất hào hứng chia sẻ phần này. Các bạn hãy cùng Linh phân tích một câu prompt trong bài viết Tự động hóa việc tạo slide thuyết trình nha.
Cách làm là chúng ta sẽ chia nhỏ và xác định xem prompt này bao gồm những yếu tố nào trong 5 yếu tố cần có của 1 prompt. Ôn lại 5 yếu tố, đó là (1) Nhiệm vụ, (2) Dữ liệu cần xử lý, (3) Bối cảnh cho thông tin đầu vào, (4) Tiêu chuẩn đầu ra và (5) Ví dụ mẫu, như bảng bên dưới:

Câu prompt mẫu

Ở đây, Linh đã xác định từng yếu tố tạo thành prompt. Như các bạn có thể thấy, trong 5 yếu tố, prompt này chỉ không có phần dữ liệu cần xử lý. Việc hiểu được từng yếu tố trong prompt như thế này giúp gì cho bạn?
(1) Thứ nhất, bạn sẽ hiểu được ý đồ của người viết prompt. Người viết muốn thực hiện nhiệm vụ gì, bối cảnh thực hiện nhiệm vụ như thế nào, các yêu cầu đầu ra cụ thể ra sao, có ví dụ mẫu hay không? Tất cả đều rất rõ ràng, rất cấu trúc.
(2) Thứ hai, khi đã hiểu logic của prompt này, bạn có thể điều chỉnh nó theo nhu cầu của mình. Ví dụ như bỏ bớt các yếu tố không cần thiết với bạn, bổ sung thêm các yếu tố khác, hoặc thay đổi thông tin trong prompt.
(3) Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn không cần nhớ hay học thuộc 1 prompt nào cả. Bởi vì bạn đã nắm rất rõ logic của 1 prompt, khi gặp tình huống tương tự, bạn có thể dễ dàng phát triển một câu prompt cho riêng mình. Ví dụ như viết dàn ý cho 1 ebook, 1 chuỗi email, 1 chuỗi blog.

Lời Kết: Các Câu Lệnh Prompt Không Hề Mơ Hồ!

Linh tin chắc sau video này, các bạn sẽ không nhìn các câu lệnh prompt mơ hồ như trước đây. Bây giờ bạn đã có một tư duy mới để đánh giá các prompt một cách có logic, cấu trúc hơn. Các bạn hãy nhớ rằng, cũng như mọi việc khác, có công mài sắt có ngày nên kim! Vì vậy, hãy luyện tập thường xuyên để tăng khả năng viết prompt của bạn, và quan trọng hơn là nhanh chóng có được kết quả mà bạn cần để gây ấn tượng với sếp và thăng tiến trong công việc.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.