5 Vai Trò Của AI Mà Nhân Viên Hiệu Suất Cao Thường Sử Dụng (Không Chỉ Hỏi Và Trả Lời)

Bạn đang sử dụng AI như thế nào?

Chúng ta vẫn nói về việc AI giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang tiến lên. Nếu tất cả những gì bạn làm với AI chỉ là đặt câu hỏi và nhận câu trả lời, bạn không thực sự khác biệt so với hàng triệu người khác đang làm điều tương tự. Vậy khác biệt đang ở đâu? Chính là, những người thực sự làm chủ AI không chỉ dùng nó để tìm kiếm thông tin, mà còn để suy nghĩ sâu hơn, ra quyết định tốt hơn và tạo ra giá trị mà AI không thể thay thế.

Bởi vì trên thực tế, bạn không cần bị AI thay thế để mất đi giá trị của mình. Chỉ cần một đồng nghiệp làm việc hiệu quả hơn, quyết định nhanh hơn, sáng tạo hơn nhờ AI - và bỗng dưng, bạn không còn quan trọng nữa. 😂

Bạn muốn trở thành người khiến AI làm việc cho bạn, hay một người bị AI làm cho “vô hình”? Hãy cùng khám phá 5 vai trò mà AI có thể đảm nhiệm trong công việc và cách bạn có thể tận dụng nó để luôn là người dẫn đầu.

1. NHÀ NGHIÊN CỨU (RESEARCHER) – GIÚP THU THẬP DỮ LIỆU NHANH HƠN

Trong công việc văn phòng, việc tìm kiếm thông tin là một phần không thể thiếu: từ báo cáo thị trường, dữ liệu khách hàng, cho đến các tin tức ngành. Nhưng với khối lượng tài liệu ngày càng lớn, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian nếu phải tự tìm kiếm và đọc hết từng trang báo cáo. Đây là lúc AI có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian cho quá trình thủ công này bằng cách:
(1) Tìm kiếm, quét và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo ngành, nghiên cứu thị trường, tài liệu khoa học, tin tức kinh tế.
(2) Tóm tắt báo cáo, tổng hợp thông tin nhanh chóng từ các tài liệu lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian đọc và phân tích.
(3) Lọc dữ liệu quan trọng, loại bỏ thông tin nhiễu, đảm bảo chỉ cung cấp nội dung có giá trị.
Thay vì đọc hàng trăm trang báo cáo, bạn chỉ cần nhập câu hỏi và AI sẽ tóm tắt những nội dung quan trọng nhất trong vài giây. Ví dụ, nếu bạn làm marketing, AI có thể tổng hợp các chiến dịch quảng cáo thành công trong ngành để bạn tham khảo mà không cần đọc từng bài viết riêng lẻ. Nếu bạn làm tài chính, AI có thể quét hàng loạt báo cáo doanh nghiệp và trích xuất thông tin quan trọng về doanh thu, lợi nhuận, xu hướng thị trường, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi ra quyết định.
👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin nhanh chóng, nhưng kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào cách bạn đặt câu hỏi và nguồn dữ liệu mà AI sử dụng. Để tận dụng AI hiệu quả, bạn hãy kiểm tra kỹ nguồn thông tin, đánh giá độ tin cậy và đảm bảo AI đang thu thập dữ liệu từ những nguồn phù hợp với công việc của bạn.
Bạn có thể xem thêm Cách Tự Động Hoá Việc Làm Sạch Dữ Liệu để hoàn thiện quá trình này nhanh hơn nhé.

2. NGƯỜI PHIÊN DỊCH (INTERPRETER) – BIẾN DỮ LIỆU THÀNH THÔNG TIN CÓ GIÁ TRỊ

Sau bước trên, bạn vừa có được những cơ sở dữ liệu “sạch”. Tuy nhiên, sở hữu dữ liệu không đồng nghĩa với việc có được thông tin hữu ích để ra quyết định. Nếu bạn không có cách diễn giải và phân tích phù hợp, tất cả dữ liệu bạn có sẽ chỉ là những con số vô nghĩa. Tin vui là với sự phát triển sâu của các công cụ AI như ChatGPT hiện nay, bạn cũng có thể tự động hoá nhiệm vụ này. Giờ đây, bạn có thể xem AI như “một người phiên dịch” dữ liệu để thực hiện các nhiệm vụ:

(1) Dùng AI để tóm tắt báo cáo dài: Nếu bạn có một tài liệu dài 50 trang, hãy yêu cầu AI trích xuất 5 điểm quan trọng nhất thay vì đọc hết từ đầu đến cuối.
(2) So sánh dữ liệu từ nhiều góc độ: Khi nhận được một bảng số liệu, thử hỏi AI: "Có mô hình hay xu hướng nào đáng chú ý không?" để có thêm góc nhìn mới thay vì chỉ đọc các con số.
(3) Học cách đặt câu hỏi phân tích tốt hơn: Thay vì hỏi "Lợi nhuận quý này là bao nhiêu?", hãy hỏi "Lợi nhuận quý này thay đổi thế nào so với cùng kỳ năm ngoái và nguyên nhân là gì?" để có câu trả lời sâu sắc hơn.

Khả năng phân tích và so sánh dữ liệu của AI giúp bạn không chỉ hiểu bức tranh tổng thể mà còn nhận diện mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau. Ví dụ, một chuyên viên tài chính có thể dùng AI để phân tích báo cáo tài chính, nhận diện xu hướng doanh thu và dự báo hiệu suất kinh doanh. Trong lĩnh vực bán hàng, AI có thể tổng hợp dữ liệu mua hàng trong quá khứ để xác định hành vi tiêu dùng, giúp đội ngũ bán hàng đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp hơn.

👉 Nhiệm vụ của bạn: Dữ liệu chỉ có giá trị khi dẫn đến hành động cụ thể. AI có thể giúp bạn phát hiện xu hướng, nhưng bạn cần biết cách diễn giải thông tin đó để ứng dụng vào thực tế. Khi nhận được kết quả từ AI, hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này giúp ích gì cho công việc của tôi?"và "Làm thế nào để chuyển nó thành quyết định có tác động?"

3. ĐỐI TÁC TƯ DUY (THOUGHT PARTNER) – GIÚP BẠN SUY NGHĨ TỐT HƠN

Sáng tạo và tư duy chiến lược từ lâu được xem là thế mạnh riêng của con người. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin ngày càng lớn và nhịp độ làm việc nhanh, việc tìm kiếm ý tưởng mới có thể trở thành thách thức. Trong bối cảnh đó, AI đang dần trở thành một đối tác tư duy thông minh cho bạn trong quá trình sáng tạo, thiết lập các ý tưởng mới.

Bạn có nhớ rằng một trong những điểm nổi bật của công cụ AI mới ra mắt DeepSeek R1 là Chuỗi Tư Duy (Chain of Thought), yếu tố giúp AI suy nghĩ có tổ chức - khả năng thể hiện từng lớp suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Trong lúc đó, với các mô hình tập trung vào suy luận nâng cao như o1, o3-mini hay o3-mini-high của ChatGPT, bạn cũng có thể thấy từng bước suy luận trước khi câu trả lời xuất hiện.

Bạn vẫn đang nghĩ đúng. AI không thay thế tư duy sáng tạo. Nhưng nó sẽ giúp bạn tăng tốc quá trình động não, tránh mắc kẹt trong lối tư duy cũ và khám phá những góc nhìn mới. Vậy nên hãy:

(1) Dùng AI để đề xuất ý tưởng ban đầu: Khi cần lên kế hoạch nội dung, brainstorm chiến dịch hoặc tìm giải pháp cho vấn đề, hãy dùng AI để có thêm góc nhìn mới, sau đó chỉnh sửa theo nhu cầu thực tế.
(2) Sử dụng AI để kiểm tra giả thuyết: Nếu bạn có một ý tưởng nhưng chưa chắc chắn, hãy thử yêu cầu AI phân tích các rủi ro và cơ hội để giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể cung cấp gợi ý sáng tạo, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về con người. Hãy sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ tư duy, nhưng đừng để nó "nghĩ thay bạn". Luôn kiểm tra lại các đề xuất của AI và đặt câu hỏi phản biện để đảm bảo ý tưởng đưa ra có giá trị thực sự.

4. TRÌNH MÔ PHỎNG (SIMULATOR) – THỬ NGHIỆM CÁC KỊCH BẢN KHÁC NHAU

Bạn có bao giờ băn khoăn rằng nếu mình chọn phương án A thay vì B, kết quả sẽ ra sao? Trong công việc, nhiều quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến tiến độ, ngân sách hoặc hiệu suất công việc. Lúc này, AI có thể hoạt động như một trình mô phỏng, giúp bạn thử nghiệm nhiều kịch bản khác nhau, từ đó đánh giá rủi ro và đưa ra phương án tối ưu trước khi triển khai thực tế. Giống như khi bạn làm marketing, AI có thể dự đoán hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo trước khi triển khai, giúp bạn tối ưu ngân sách và tránh lãng phí. Hãy chú ý 3 điều này:

(1) Dùng AI để thử nghiệm nhiều phương án: Khi lập kế hoạch, hãy yêu cầu AI mô phỏng tác động của từng phương án, ví dụ: “Nếu tăng ngân sách marketing 20%, doanh số dự kiến sẽ thay đổi thế nào?”
(2) Sử dụng AI để đánh giá rủi ro: Trước khi đưa ra quyết định quan trọng, hãy hỏi AI: “Có những rủi ro nào cần lưu ý trong chiến lược này?” để tránh những lỗi có thể dự đoán được.
(3) Tạo kế hoạch dự phòng với sự hỗ trợ của AI: Đừng chỉ có một phương án duy nhất, hãy để AI giúp bạn xây dựng phương án B và C để đảm bảo tính linh hoạt khi triển khai thực tế.

👉 Nhiệm vụ của bạn: Dù AI có thể dự đoán xu hướng, nhưng không có mô hình nào chính xác 100%. Vì vậy, khi sử dụng AI để mô phỏng, hãy luôn chuẩn bị các phương án dự phòng để có thể thích ứng với tình huống thực tế.

5. NGƯỜI TRUYỀN TẢI (COMMUNICATOR) – TRUYỀN TẢI CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ HƠN

Sau 4 bước trên, bạn đã có 1 kế hoạch hoàn chỉnh để đề xuất với cấp trên hoặc khách hàng. Tuy nhiên, một bản kế hoạch tốt cũng sẽ không đảm bảo sẽ được phê duyệt nếu không được trình bày rõ ràng và thuyết phục. Tin vui là AI có thể giúp bạn tối ưu hóa quá trình này bằng cách (1) tóm tắt dữ liệu, (2) tạo báo cáo chuyên nghiệp và (3) hỗ trợ trình bày thông tin một cách trực quan, giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận thông điệp hơn. Để đạt được điều này, bạn có thể:

(1) Dùng AI để tóm tắt và trình bày thông tin: Nếu cần báo cáo hoặc thuyết trình, hãy yêu cầu AI tóm tắt nội dung thành dạng gạch đầu dòng hoặc biểu đồ trực quan để dễ hiểu hơn.
(2) Sử dụng AI để tối ưu email và tài liệu: Khi soạn email quan trọng, bạn có thể nhờ AI kiểm tra lại (1) tính chuyên nghiệp hay (2) cách diễn đạt để đảm bảo rõ ràng và hiệu quả.
(3) Tận dụng AI để chuẩn bị bài thuyết trình: Hãy nhờ AI đề xuất bố cục/ bản thiết kế hợp lý và thực hành tạo Slide tự động. ChatGPT cũng có thể giúp bạn tạo ra các câu hỏi dự đoán để chuẩn bị trước cho cuộc họp hoặc buổi pitching.

👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể hỗ trợ trong việc trình bày thông tin, nhưng khả năng thuyết phục vẫn phụ thuộc vào con người. Hãy kết hợp AI với kỹ năng giao tiếp và kể chuyện, để đảm bảo thông điệp của bạn không chỉ chính xác mà còn truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng.

Bạn có thể xem tổng quan lại thông tin về các vai trò tại bảng này:

5 vai trò mà AI có thể trợ giúp bạn

Nếu ngay lúc này bạn vẫn chưa bắt đầu sử dụng AI với các nhiệm vụ trên, cũng đừng lo lắng. Rất may, đây là 1 kỹ năng có thể học được, và bạn có thể phát triển kỹ năng ra quyết định với AI qua khoá học AI for Decision Making - tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu, phát hiện sớm cơ hội và rủi ro. Với khóa học này, bạn sẽ không còn căng thẳng khi trình bày báo cáo tuần trước Sếp và đồng nghiệp. Thay vào đó là sự tự tin khi đề xuất giải pháp hiệu quả cho công ty.

Lời kết: AI - Phần Mở Rộng Của Cách Bạn Suy Nghĩ

Trong 3 năm tới, sẽ có 2 kiểu nhân viên:
(1) Những người chỉ biết đặt câu hỏi cho AI và copy câu trả lời.
(2) Những người biết dùng AI như một cộng sự giúp họ suy nghĩ tốt hơn, quyết định nhanh hơn và sáng tạo hơn.
Bạn muốn trở thành ai? Nếu bạn muốn đứng vững trong thế giới AI, bạn cần học cách khai thác AI không chỉ để làm nhanh hơn, mà còn để làm tốt hơn.
Hãy tưởng tượng thế này: bạn không còn phải tự mình lục lọi hàng trăm trang báo cáo, cũng không phải ngồi đau đầu suy nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu khi viết một kế hoạch. Thay vào đó, bạn có một "bản sao trí tuệ" của chính mình - một hệ thống có thể tiếp nhận cách bạn tư duy, phản hồi theo phong cách của bạn và giúp bạn suy nghĩ tốt hơn, ra quyết định nhanh hơn.
Đến cuối ngày, hãy nghĩ về AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà có thể trở thành một phần mở rộng của bộ não bạn - một phiên bản nâng cấp giúp bạn làm việc với tốc độ và độ chính xác cao hơn bao giờ hết. Nhưng điều thú vị là: cách bạn sử dụng AI chính là cách bạn rèn luyện tư duy của mình.
Hãy bắt đầu ngay nhé!

5 Vai Trò Của AI Mà Nhân Viên Hiệu Suất Cao Thường Sử Dụng (Không Chỉ Hỏi Và Trả Lời)

Bạn đang sử dụng AI như thế nào?

Chúng ta vẫn nói về việc AI giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang tiến lên. Nếu tất cả những gì bạn làm với AI chỉ là đặt câu hỏi và nhận câu trả lời, bạn không thực sự khác biệt so với hàng triệu người khác đang làm điều tương tự. Vậy khác biệt đang ở đâu? Chính là, những người thực sự làm chủ AI không chỉ dùng nó để tìm kiếm thông tin, mà còn để suy nghĩ sâu hơn, ra quyết định tốt hơn và tạo ra giá trị mà AI không thể thay thế.

Bởi vì trên thực tế, bạn không cần bị AI thay thế để mất đi giá trị của mình. Chỉ cần một đồng nghiệp làm việc hiệu quả hơn, quyết định nhanh hơn, sáng tạo hơn nhờ AI - và bỗng dưng, bạn không còn quan trọng nữa. 😂

Bạn muốn trở thành người khiến AI làm việc cho bạn, hay một người bị AI làm cho “vô hình”? Hãy cùng khám phá 5 vai trò mà AI có thể đảm nhiệm trong công việc và cách bạn có thể tận dụng nó để luôn là người dẫn đầu.

1. NHÀ NGHIÊN CỨU (RESEARCHER) – GIÚP THU THẬP DỮ LIỆU NHANH HƠN

Trong công việc văn phòng, việc tìm kiếm thông tin là một phần không thể thiếu: từ báo cáo thị trường, dữ liệu khách hàng, cho đến các tin tức ngành. Nhưng với khối lượng tài liệu ngày càng lớn, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian nếu phải tự tìm kiếm và đọc hết từng trang báo cáo. Đây là lúc AI có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian cho quá trình thủ công này bằng cách:
(1) Tìm kiếm, quét và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo ngành, nghiên cứu thị trường, tài liệu khoa học, tin tức kinh tế.
(2) Tóm tắt báo cáo, tổng hợp thông tin nhanh chóng từ các tài liệu lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian đọc và phân tích.
(3) Lọc dữ liệu quan trọng, loại bỏ thông tin nhiễu, đảm bảo chỉ cung cấp nội dung có giá trị.
Thay vì đọc hàng trăm trang báo cáo, bạn chỉ cần nhập câu hỏi và AI sẽ tóm tắt những nội dung quan trọng nhất trong vài giây. Ví dụ, nếu bạn làm marketing, AI có thể tổng hợp các chiến dịch quảng cáo thành công trong ngành để bạn tham khảo mà không cần đọc từng bài viết riêng lẻ. Nếu bạn làm tài chính, AI có thể quét hàng loạt báo cáo doanh nghiệp và trích xuất thông tin quan trọng về doanh thu, lợi nhuận, xu hướng thị trường, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi ra quyết định.
👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin nhanh chóng, nhưng kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào cách bạn đặt câu hỏi và nguồn dữ liệu mà AI sử dụng. Để tận dụng AI hiệu quả, bạn hãy kiểm tra kỹ nguồn thông tin, đánh giá độ tin cậy và đảm bảo AI đang thu thập dữ liệu từ những nguồn phù hợp với công việc của bạn.
Bạn có thể xem thêm Cách Tự Động Hoá Việc Làm Sạch Dữ Liệu để hoàn thiện quá trình này nhanh hơn nhé.

2. NGƯỜI PHIÊN DỊCH (INTERPRETER) – BIẾN DỮ LIỆU THÀNH THÔNG TIN CÓ GIÁ TRỊ

Sau bước trên, bạn vừa có được những cơ sở dữ liệu “sạch”. Tuy nhiên, sở hữu dữ liệu không đồng nghĩa với việc có được thông tin hữu ích để ra quyết định. Nếu bạn không có cách diễn giải và phân tích phù hợp, tất cả dữ liệu bạn có sẽ chỉ là những con số vô nghĩa. Tin vui là với sự phát triển sâu của các công cụ AI như ChatGPT hiện nay, bạn cũng có thể tự động hoá nhiệm vụ này. Giờ đây, bạn có thể xem AI như “một người phiên dịch” dữ liệu để thực hiện các nhiệm vụ:

(1) Dùng AI để tóm tắt báo cáo dài: Nếu bạn có một tài liệu dài 50 trang, hãy yêu cầu AI trích xuất 5 điểm quan trọng nhất thay vì đọc hết từ đầu đến cuối.
(2) So sánh dữ liệu từ nhiều góc độ: Khi nhận được một bảng số liệu, thử hỏi AI: "Có mô hình hay xu hướng nào đáng chú ý không?" để có thêm góc nhìn mới thay vì chỉ đọc các con số.
(3) Học cách đặt câu hỏi phân tích tốt hơn: Thay vì hỏi "Lợi nhuận quý này là bao nhiêu?", hãy hỏi "Lợi nhuận quý này thay đổi thế nào so với cùng kỳ năm ngoái và nguyên nhân là gì?" để có câu trả lời sâu sắc hơn.

Khả năng phân tích và so sánh dữ liệu của AI giúp bạn không chỉ hiểu bức tranh tổng thể mà còn nhận diện mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau. Ví dụ, một chuyên viên tài chính có thể dùng AI để phân tích báo cáo tài chính, nhận diện xu hướng doanh thu và dự báo hiệu suất kinh doanh. Trong lĩnh vực bán hàng, AI có thể tổng hợp dữ liệu mua hàng trong quá khứ để xác định hành vi tiêu dùng, giúp đội ngũ bán hàng đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp hơn.

👉 Nhiệm vụ của bạn: Dữ liệu chỉ có giá trị khi dẫn đến hành động cụ thể. AI có thể giúp bạn phát hiện xu hướng, nhưng bạn cần biết cách diễn giải thông tin đó để ứng dụng vào thực tế. Khi nhận được kết quả từ AI, hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này giúp ích gì cho công việc của tôi?"và "Làm thế nào để chuyển nó thành quyết định có tác động?"

3. ĐỐI TÁC TƯ DUY (THOUGHT PARTNER) – GIÚP BẠN SUY NGHĨ TỐT HƠN

Sáng tạo và tư duy chiến lược từ lâu được xem là thế mạnh riêng của con người. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin ngày càng lớn và nhịp độ làm việc nhanh, việc tìm kiếm ý tưởng mới có thể trở thành thách thức. Trong bối cảnh đó, AI đang dần trở thành một đối tác tư duy thông minh cho bạn trong quá trình sáng tạo, thiết lập các ý tưởng mới.

Bạn có nhớ rằng một trong những điểm nổi bật của công cụ AI mới ra mắt DeepSeek R1 là Chuỗi Tư Duy (Chain of Thought), yếu tố giúp AI suy nghĩ có tổ chức - khả năng thể hiện từng lớp suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Trong lúc đó, với các mô hình tập trung vào suy luận nâng cao như o1, o3-mini hay o3-mini-high của ChatGPT, bạn cũng có thể thấy từng bước suy luận trước khi câu trả lời xuất hiện.

Bạn vẫn đang nghĩ đúng. AI không thay thế tư duy sáng tạo. Nhưng nó sẽ giúp bạn tăng tốc quá trình động não, tránh mắc kẹt trong lối tư duy cũ và khám phá những góc nhìn mới. Vậy nên hãy:

(1) Dùng AI để đề xuất ý tưởng ban đầu: Khi cần lên kế hoạch nội dung, brainstorm chiến dịch hoặc tìm giải pháp cho vấn đề, hãy dùng AI để có thêm góc nhìn mới, sau đó chỉnh sửa theo nhu cầu thực tế.
(2) Sử dụng AI để kiểm tra giả thuyết: Nếu bạn có một ý tưởng nhưng chưa chắc chắn, hãy thử yêu cầu AI phân tích các rủi ro và cơ hội để giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể cung cấp gợi ý sáng tạo, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về con người. Hãy sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ tư duy, nhưng đừng để nó "nghĩ thay bạn". Luôn kiểm tra lại các đề xuất của AI và đặt câu hỏi phản biện để đảm bảo ý tưởng đưa ra có giá trị thực sự.

4. TRÌNH MÔ PHỎNG (SIMULATOR) – THỬ NGHIỆM CÁC KỊCH BẢN KHÁC NHAU

Bạn có bao giờ băn khoăn rằng nếu mình chọn phương án A thay vì B, kết quả sẽ ra sao? Trong công việc, nhiều quyết định quan trọng có thể ảnh hưởng đến tiến độ, ngân sách hoặc hiệu suất công việc. Lúc này, AI có thể hoạt động như một trình mô phỏng, giúp bạn thử nghiệm nhiều kịch bản khác nhau, từ đó đánh giá rủi ro và đưa ra phương án tối ưu trước khi triển khai thực tế. Giống như khi bạn làm marketing, AI có thể dự đoán hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo trước khi triển khai, giúp bạn tối ưu ngân sách và tránh lãng phí. Hãy chú ý 3 điều này:

(1) Dùng AI để thử nghiệm nhiều phương án: Khi lập kế hoạch, hãy yêu cầu AI mô phỏng tác động của từng phương án, ví dụ: “Nếu tăng ngân sách marketing 20%, doanh số dự kiến sẽ thay đổi thế nào?”
(2) Sử dụng AI để đánh giá rủi ro: Trước khi đưa ra quyết định quan trọng, hãy hỏi AI: “Có những rủi ro nào cần lưu ý trong chiến lược này?” để tránh những lỗi có thể dự đoán được.
(3) Tạo kế hoạch dự phòng với sự hỗ trợ của AI: Đừng chỉ có một phương án duy nhất, hãy để AI giúp bạn xây dựng phương án B và C để đảm bảo tính linh hoạt khi triển khai thực tế.

👉 Nhiệm vụ của bạn: Dù AI có thể dự đoán xu hướng, nhưng không có mô hình nào chính xác 100%. Vì vậy, khi sử dụng AI để mô phỏng, hãy luôn chuẩn bị các phương án dự phòng để có thể thích ứng với tình huống thực tế.

5. NGƯỜI TRUYỀN TẢI (COMMUNICATOR) – TRUYỀN TẢI CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ HƠN

Sau 4 bước trên, bạn đã có 1 kế hoạch hoàn chỉnh để đề xuất với cấp trên hoặc khách hàng. Tuy nhiên, một bản kế hoạch tốt cũng sẽ không đảm bảo sẽ được phê duyệt nếu không được trình bày rõ ràng và thuyết phục. Tin vui là AI có thể giúp bạn tối ưu hóa quá trình này bằng cách (1) tóm tắt dữ liệu, (2) tạo báo cáo chuyên nghiệp và (3) hỗ trợ trình bày thông tin một cách trực quan, giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận thông điệp hơn. Để đạt được điều này, bạn có thể:

(1) Dùng AI để tóm tắt và trình bày thông tin: Nếu cần báo cáo hoặc thuyết trình, hãy yêu cầu AI tóm tắt nội dung thành dạng gạch đầu dòng hoặc biểu đồ trực quan để dễ hiểu hơn.
(2) Sử dụng AI để tối ưu email và tài liệu: Khi soạn email quan trọng, bạn có thể nhờ AI kiểm tra lại (1) tính chuyên nghiệp hay (2) cách diễn đạt để đảm bảo rõ ràng và hiệu quả.
(3) Tận dụng AI để chuẩn bị bài thuyết trình: Hãy nhờ AI đề xuất bố cục/ bản thiết kế hợp lý và thực hành tạo Slide tự động. ChatGPT cũng có thể giúp bạn tạo ra các câu hỏi dự đoán để chuẩn bị trước cho cuộc họp hoặc buổi pitching.

👉 Nhiệm vụ của bạn: AI có thể hỗ trợ trong việc trình bày thông tin, nhưng khả năng thuyết phục vẫn phụ thuộc vào con người. Hãy kết hợp AI với kỹ năng giao tiếp và kể chuyện, để đảm bảo thông điệp của bạn không chỉ chính xác mà còn truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng.

Bạn có thể xem tổng quan lại thông tin về các vai trò tại bảng này:

5 vai trò mà AI có thể trợ giúp bạn

Nếu ngay lúc này bạn vẫn chưa bắt đầu sử dụng AI với các nhiệm vụ trên, cũng đừng lo lắng. Rất may, đây là 1 kỹ năng có thể học được, và bạn có thể phát triển kỹ năng ra quyết định với AI qua khoá học AI for Decision Making - tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu, phát hiện sớm cơ hội và rủi ro. Với khóa học này, bạn sẽ không còn căng thẳng khi trình bày báo cáo tuần trước Sếp và đồng nghiệp. Thay vào đó là sự tự tin khi đề xuất giải pháp hiệu quả cho công ty.

Lời kết: AI - Phần Mở Rộng Của Cách Bạn Suy Nghĩ

Trong 3 năm tới, sẽ có 2 kiểu nhân viên:
(1) Những người chỉ biết đặt câu hỏi cho AI và copy câu trả lời.
(2) Những người biết dùng AI như một cộng sự giúp họ suy nghĩ tốt hơn, quyết định nhanh hơn và sáng tạo hơn.
Bạn muốn trở thành ai? Nếu bạn muốn đứng vững trong thế giới AI, bạn cần học cách khai thác AI không chỉ để làm nhanh hơn, mà còn để làm tốt hơn.
Hãy tưởng tượng thế này: bạn không còn phải tự mình lục lọi hàng trăm trang báo cáo, cũng không phải ngồi đau đầu suy nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu khi viết một kế hoạch. Thay vào đó, bạn có một "bản sao trí tuệ" của chính mình - một hệ thống có thể tiếp nhận cách bạn tư duy, phản hồi theo phong cách của bạn và giúp bạn suy nghĩ tốt hơn, ra quyết định nhanh hơn.
Đến cuối ngày, hãy nghĩ về AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà có thể trở thành một phần mở rộng của bộ não bạn - một phiên bản nâng cấp giúp bạn làm việc với tốc độ và độ chính xác cao hơn bao giờ hết. Nhưng điều thú vị là: cách bạn sử dụng AI chính là cách bạn rèn luyện tư duy của mình.
Hãy bắt đầu ngay nhé!

HỌC THÊM

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.