Genspark AI Thay Đổi Cách Bạn Học Và Mua Sắm Như Thế Nào? (Hướng Dẫn Cách Dùng Nhanh)

Khi muốn mua một chiếc máy tính mới, thường bạn sẽ phải mở rất nhiều tab, so sánh giá giữa các nơi bán khác nhau. Nhưng với siêu trợ lý AI GenSpark, chỉ cần một cú nhấp chuột, hệ thống đã tự động tìm ra nơi bán có giá tốt nhất trên toàn bộ internet cho bạn.

Tương tự như vậy, với một video dài hơn 12 phút như dưới đây, chỉ cần một cú click chuột trên GenSpark, Linh đã có ngay 9 slide được cấu trúc đẹp mắt, sẵn sàng cho các buổi họp, hay thuyết trình tiếp theo. Tất cả các ý chính đều được tóm tắt đầy đủ, bố cục rõ ràng, không bỏ sót bất kỳ nội dung quan trọng nào.

Đây chính là cách mà AI đang giúp giải quyết hai vấn đề mà ai cũng từng gặp phải: quá tải thông tin và bối rối khi đứng trước quá nhiều lựa chọn mua sắm. Thay vì phải tốn hàng giờ để lọc thông tin, giờ đây chỉ mất vài giây là xong.

Và tất cả những điều đó đều nhờ GenSpark AI Browser, với hai công cụ mới vừa ra mắt: YouTube Content, giúp biến mọi video dài thành những slide ngắn gọn; và Smart Shopping, tự động tìm ra ưu đãi tốt nhất mỗi khi bạn mua sắm online. Trong bài viết hôm nay, Linh sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng hai công cụ này và áp dụng chúng vào công việc hằng ngày. 

Hai công cụ YouTube Content và Smart Shopping của GenSpark AI Browser

1. Genspark AI Browser Là Gì?

Genspark AI Browser là gì? Đây là một trình duyệt web riêng tương tự như Google Chrome, phát triển bởi Genspark AI và được tích hợp AI rất sâu. Khi bạn duyệt web như bình thường, AI sẽ tự động hỗ trợ bạn ngay trong quá trình duyệt, gần như lúc nào cũng có một trợ lý ảo chạy song song cùng bạn. Đó cũng chính nơi mà chúng ta có thể thực hiện được hai tính năng rất “wow” Linh đã giới thiệu ở đầu bài viết là tạo slide từ video và so sánh giá sản phẩm chỉ trong 1 cú nhấp chuột.

Để sử dụng các tính năng này, đầu tiên bạn cần tải Genspark AI Browser về máy. Hãy truy cập vào đường dẫn genspark.ai/browser, sau đó chọn vào nút Apple Silicon để tải về là được. Hiện tại trình duyệt này chỉ đang khả dụng cho Mac OS. Nhưng theo thông tin từ Genspark thì tính năng sẽ sớm được cập nhật cho người dùng Windows. Nên dù bạn đang làm việc trên hệ điều hành nào thì vẫn có thể đọc đến cuối bài viết để hiểu biết về cách sử dụng những chức năng nổi bật của ứng dụng này nha. 

Tải Genspark AI Browser về máy

Bạn có thể tạo tài khoản mới bằng email hoặc liên kết với tài khoản Google. Sau khi kích hoạt tài khoản, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm ngay các tính năng cơ bản của Genspark như chat, tạo slide, phân tích dữ liệu, gọi điện thoại và nghiên cứu chuyên sâu.

Với phiên bản miễn phí, mỗi ngày bạn sẽ có 200 credit để sử dụng. Sau khi dùng thử, nếu cần nhiều tính năng nâng cao hơn, bạn có thể cân nhắc nâng cấp lên các gói trả phí. Hiện tại, gói Plus có giá khoảng 650,000 đồng mỗi tháng, còn gói Pro gần 6,500,000 đồng mỗi tháng. Nếu bạn chọn trả theo năm, mức phí sẽ được giảm khoảng 20%.

Mức phí theo các phiên bản của Genspark

2. Công Cụ Mua Sắm Thông Minh

2.1. Mua Sắm Thông Minh Cùng Trợ Lý Genspark AI

Giờ chúng ta sẽ chuyển qua một tác vụ khác mà chắc chắn ai cũng phải làm, thậm chí là làm... hơi nhiều luôn, đó là mua sắm online. Và lúc này thì Smart Shopping Tool của Genspark AI sẽ phát huy thế mạnh.
Các bạn đã bao giờ ở trong tình huống này chưa? Mỗi lần cần mua gì online là lại phải lướt từ trang này sang trang khác, mở hết tab này đến tab khác, tra giá sản phẩm, so sánh từng tí một… chỉ mong tìm được nơi bán vừa rẻ, vừa uy tín. Cũng khá cực ha.
Nhưng với Smart Shopping Tool - công cụ Mua sắm thông minh từ Genspark, quy trình này sẽ khác đi rất nhiều. Bạn chỉ cần nhập đúng một câu lệnh thôi, mọi thông tin đều được Genspark tổng hợp ngay lập tức.
Điểm thú vị hơn nữa là Genspark còn tự tạo cho bạn một trang web riêng, trong đó có đầy đủ các thông tin như: tính năng nổi bật, giá sản phẩm, nơi bán, link mua hàng, thậm chí có luôn cả biểu đồ so sánh giá giữa các nơi bán khác nhau. Tất cả chỉ cần đúng một câu lệnh duy nhất. Giờ Linh sẽ thực hành thử cho các bạn xem nha.

Genspark đưa ra biểu đồ so sánh giá giữa các nơi bán khác nhau

Như bạn đang thấy trên màn hình, trong giao diện của Genspark, Linh đang tìm mua một chiếc laptop MacBook Air M1 (2020) để phục vụ công việc. Giá của nó trên nền tảng Shopee hiện đang là hơn 18 triệu.

Tìm kiếm laptop MacBook Air M1 (2020) trong giao diện của Genspark

Vẫn hơi mắc ha. Giờ Linh sẽ thử nhờ Genspark kiểm tra xem có nơi nào bán rẻ hơn không nha.
Trên thanh công cụ, chọn Ask Genspark, sau đó nhập câu lệnh đơn giản vào khung chat phía dưới là: 
Nhấp vào xem Prompt
Prompt 2
Tìm những sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn trên các nền tảng thương mại điện tử khác.
Sau khi nhập xong, Genspark sẽ tự động quét dữ liệu và trả về kết quả ngay lập tức.

Genspark đưa ra kết quả sau khi nhập câu lệnh

Toàn bộ thông tin về sản phẩm, các tính năng nổi bật, mức giá trên từng nền tảng khác nhau đều được tổng hợp sẵn. Genspark còn gợi ý luôn cho mình nơi bán rẻ nhất và những lưu ý cần biết khi mua sản phẩm này.
Thay vì phải mở hàng loạt tab để tra cứu như trước đây, bây giờ Linh chỉ cần vài giây là đã có đầy đủ thông tin để ra quyết định rồi.

2.2. Tự Tạo Web Tương Tác (Interactive Website) Với Genspark AI)

Tuy nhiên, với lượng thông tin nhiều như thế này thì nhìn một lần cũng hơi khó theo dõi ha. Giờ Linh sẽ nhập thêm một câu prompt nữa: 
Nhấp vào xem Prompt
Prompt 3
Tạo ra 1 ứng dụng web tương tác (interactive web app), bao gồm các thông tin như: sản phẩm, giá sản phẩm, nơi bán, link mua hàng.
Sau khi Genspark tự động chạy code, thì đây là kết quả mà Linh nhận được.

Genspark đưa ra 1 ứng dụng web tương tác sau khi tự động chạy code

Bạn có thể nhấn vào phần mở rộng ở góc phải giao diện để xem chi tiết hơn.
Trên giao diện web này, tất cả thông tin đều được trình bày rất trực quan và rõ ràng: thông số kỹ thuật của sản phẩm, mức giá cao nhất, giá thấp nhất, so sánh giá giữa các nền tảng khác nhau kèm theo cả biểu đồ minh họa.
Ngoài ra, ở đây còn có bộ lọc để bạn thao tác nhanh chóng theo yêu cầu, từ đó chọn ra mức giá phù hợp với nhu cầu của mình. Tất cả đều được tổng hợp sẵn, không cần phải mất công lướt từng trang web như trước nữa.
Vậy là từ chỗ phải tự mày mò từng tab mua hàng, việc “dò giá” và mua sắm giờ đây đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều rồi ha các bạn. 
Nếu bạn thấy những hướng dẫn thế này hữu ích và muốn học thêm những kỹ năng thực chiến hơn nữa để tận dụng AI vào công việc, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học mà Linh và đội ngũ đang xây dựng tại Skills Bridge.
Ví dụ, với AI Content Mastery, bạn sẽ học cách tạo nội dung nhanh hơn, cảm xúc hơn, đúng chiến lược thương hiệu; còn với Data Processing: X5 Hiệu Suất Xử Lý Dữ Liệu với AI, bạn sẽ làm chủ hoàn toàn việc tự động hóa thu thập, chuẩn hóa, xử lý dữ liệu — ngay cả khi bạn chưa rành Excel. 
Toàn bộ đều tập trung vào mục tiêu cuối cùng: giúp bạn trở thành người dẫn dắt công việc với AI, chứ không chỉ đơn giản là "biết dùng công cụ". 
Hãy nhấn vào LINK NÀY để tìm hiểu thông tin chi tiết khóa học và nhận ưu đãi đến 45% dành cho các bạn đăng ký sớm nha!

3. Bộ Công Cụ Làm Việc Với Video Youtube

3.1. Tự Động Tạo Slide Từ Video

Giờ mình bắt đầu với tính năng đầu tiên là YouTube Content Tools - bộ công cụ để bạn tiếp cận và xử lý nhanh hơn với các video youtube nha.

Bạn chỉ cần mở trình duyệt Genspark AI Browser lên sau đó truy cập vào bất kỳ video YouTube nào mà bạn muốn tóm tắt nội dung.

Linh sẽ lấy ví dụ về video Làm Bạn Với AI tập 2 là Bí Kíp Tự Động Hóa Mọi Việc (Chỉ Trong 4 Bước). Tại góc trái của giao diện, bạn sẽ thấy một cửa sổ nhỏ của Genspark Super Agent, gồm 4 tính năng: 

(1) Summarize Video Content - Tóm tắt nội dung video
(2) Extract Transcript - Xuất script của video
(3) Auto Generate Slides - Tự động tạo slide từ video
(4) Ask Genspark - Đặt các yêu cầu khác cho Genspark

4 tính năng của Genspark

Trong bài viết này, Linh sẽ tập trung vào thử nghiệm cho các bạn xem tính năng mà Linh thấy thú vị nhất là Auto Generate Slides - Tự động tạo slide từ video. Với 3 tính năng còn lại, các bạn có thể tự khám phá thêm nha. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Linh, Linh thấy là các tác vụ như tóm tắt nội dung, xuất transcript hay đặt các câu hỏi về video, NotebookLM sẽ thực hiện hiệu quả hơn. Vì NotebookLM sẽ chỉ phản hồi thông tin dựa vào video bạn cung cấp nên ít có khả năng bị ảo giác AI hơn. Một điểm cộng khác nữa là với NotebookLM, dù bạn sử dụng bản miễn phí thì vẫn có nhiều lượt truy cập hơn để có thể thực hiện những yêu cầu này mà không quá lo về giới hạn. Để tìm hiểu về các tính năng của NotebookLM, bạn có thể đọc thêm tại bài viết 2 Bí Mật Trên Google Workspace Mà Phần Lớn Người Dùng Không Biết!

Trở lại với tính năng tạo slide. Rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần bấm vào lệnh Auto Generate Slides. 
Ngay lập tức, bên phải màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ bao gồm các slide đang được khởi tạo. Mỗi slide gồm 3 chế độ là Preview, Code và Think. Thông thường thì Genspark sẽ suy nghĩ và xác định nội dung bên trong từng slide trước, sau đó thực hiện tạo code tương ứng và cuối cùng là thể hiện trên slide hoàn chỉnh. Quá trình này sẽ mất vài phút, tuỳ vào độ dài của video. Bạn cũng có thể bấm vào từng chế độ để xem chi tiết hơn.

3 chế độ trong mỗi slide Genspark tạo ra

Tại góc phải của mỗi slide, bạn sẽ thấy số thứ tự slide đang hiện trên tổng. Đây là 1/9, có nghĩa là video này được tự động tạo thành 9 slide. Với các video có thời lượng dài hơn và có nhiều lớp thông tin hơn, thì số slide cũng tăng theo nha các bạn.

Số thứ tự slide hiện trên tổng số slide mà Genspark tạo từ video

Nhìn tổng quan một lượt thì cũng ổn ha các bạn. Không quá xuất sắc nhưng trình bày khá cấu trúc và chính đầy đủ nội dung. Chỉ có điều ở slide số 6 đang bị lỗi, các hình tròn minh hoạ đang bị lệch, không đồng đều. Một điều thú vị là màu chủ đạo của slide sẽ được lấy dựa trên màu chủ đạo của video. Ví dụ trong video này, Linh mặc áo màu xanh dương nên slide đã được làm với màu xanh dương. Còn khi Linh thử nghiệm trên một video Sống Trăm Tuổi với gam màu chủ yếu là xanh lá thì slide cũng được làm màu xanh lá.

Các hình tròn minh hoạ trong slide số 6 đang bị lỗi

Genspark tạo slide màu xanh lá theo gam màu chủ đạo của video Sống Trăm Tuổi

Để xem chi tiết với kích thước lớn hơn, bạn có thể nhấp chọn “View & Export”. Trên tab mới, bạn sẽ thấy 4 lệnh.
(1) Đầu tiên là trình chiếu slide toàn màn hình.
(2) Tiếp đến là Publish bằng cách copy link để chia sẻ cho đồng nghiệp hoặc mở slide trong tab mới.
(3) Thứ 3 là Export - tải về dưới dạng PDF hoặc PPTX.
(4) Và cuối cùng là dấu 3 chấm này, sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh sửa các slide này với Canva hoặc Figma.

Mở slide của Genspark với kích thước lớn hơn kèm theo 4 lệnh

3.2. Chỉnh Sửa Slide

Chắc là các bạn cũng đang chờ đợi phần này đúng không: Liệu có thể chỉnh sửa được cấu trúc hay nội dung trên các slide vừa được tạo tự động?
Câu trả lời là có nha các bạn. Có 3 cách để bạn có thể chỉnh sửa các slide được tạo bởi chức năng này là: 
(1) Thao tác với Canva
(2) Thao tác với Figma
(3) Và cách thứ 3 là tải file PPTX về và chỉnh sửa trực tiếp với ứng dụng Powerpoint trong máy tính của bạn.
Các bạn có thể thử nghiệm và chọn cho mình cách điều chỉnh tiện lợi nhất nha. Cá nhân Linh, vì quen dùng với Canva nên Linh sẽ ưu tiên chọn Canva để thực hiện thao tác chỉnh sửa này.
Thao tác rất đơn giản. Đầu tiên, tại phần xem slide do Genspark tạo ra, hãy xuất file dưới dạng PPTX. Dù trong phần hướng dẫn, Genspark đang đề xuất tải file PDF về và chỉnh sửa với Canva. Tuy nhiên sau khi thử nghiệm thì Linh thấy là Canva đọc file PPTX sẽ ít bị lỗi hơn khi đọc file PDF.
Đến cuối ngày, làm việc với AI chính là thử nghiệm và xác định xem quy trình nào là hiệu quả. Vậy nên các bạn cứ chủ động lựa chọn những cách làm việc sao cho phù hợp với mình nhất nha.
Bước tiếp theo, bạn đăng nhập vào Canva, tải file PPTX này lên. Canva sẽ tự động nhận diện file này như các trang slide, cho phép bạn chỉnh sửa nội dung, hình ảnh, màu sắc, font chữ tuỳ ý. Với slide số 6 bị lỗi khi nãy, để cho nhanh, Linh sẽ chọn làm mới các ô tròn này thay vì chỉnh sửa từng cái. Để giữ nguyên màu sắc cho đồng bộ với các chi tiết khác trong slide, Linh sẽ chọn pick a color rồi quét vào vùng màu muốn giữ thế này là được. Sau đó, Linh sẽ sắp xếp vị trí các ô tròn lại cho cân đối, rồi sao chép nội dung gốc mà slide đã trích xuất sẵn, dán vào các ô tương ứng. 

Chỉnh sửa slide số 6 bị lỗi với Canva

Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể thêm logo của công ty mình vào mỗi slide. Bên dưới góc phải của mỗi slide đều có logo "make with Genspark" vì chúng ta đang sử dụng bản miễn phí. Logo này sẽ được loại bỏ trong các kết quả khi bạn có trả phí trên Genspark nhe. Tuy nhiên ở một góc độ khác, với những sản phẩm không dùng để trình chiếu trong các cuộc họp quan trọng với đối tác hay khách hàng, Linh nghĩ rằng logo nhỏ của Genspark này cũng không phải là vấn đề gì quá lớn. Ngược lại nó còn có thể gây tò mò cho người xem là bạn đã làm tất cả các slide này với AI hả? Chỉ cho mình với nha.

Thêm logo của công ty vào mỗi slide

Giờ thì bạn đã có đã có các slide khá hoàn chỉnh. Một lưu ý quan trọng khác là bạn hãy dò lại một lần nữa các thông tin bên trong slide xem có đúng với nội dung gốc trong video chưa. Cách nhanh để làm điều này là bạn có thể sử dụng NotebookLM. Bạn chỉ cần cung cấp link youtube và file slide đã tải về vào NotebookLM và đặt câu prompt là: 
Nhấp vào xem Prompt
Prompt 3
Hãy kiểm tra xem nội dung trong file đính kèm có điểm nào không đúng với nội dung trong video youtube hay không?

Kết quả NotebookLM trả về sau khi nhập lệnh yêu cầu kiểm tra nội dung

Sau khi đã kiểm tra và đối chiếu nội dung cẩn thận, bạn có thể tải về để sử dụng với các định dạng khác nhau như powerpoint, PDF hay hình ảnh, tuỳ vào mục đích công việc. Ví dụ như khi bạn xem một video mới trên YouTube về chủ đề chuyên môn mình đang học, chỉ cần tạo slide là đã có ngay tài liệu tự học rất bài bản. Hoặc nếu bạn là người làm nội dung như Linh, bạn có thể đính kèm file slide bên dưới mỗi video YouTube mà mình đăng, để người xem có thêm tài liệu tham khảo, đọc lại nội dung chính sau khi xem video. Ngoài ra, khi cần chia sẻ nhanh nội dung video cho đồng nghiệp hoặc học viên, bạn có thể chuyển slide thành file PDF, gửi qua email hoặc các kênh chat, giúp người nhận dễ nắm bắt nội dung hơn mà không cần xem hết cả video. 

Lời Kết

Bạn thấy đó, chỉ với một vài thao tác đơn giản, những công việc vốn tốn cả giờ đồng hồ trước đây - từ việc tóm tắt tài liệu, chuẩn bị slide thuyết trình cho đến việc mua sắm thông minh - giờ đều có thể được giải quyết trong vài phút với sự hỗ trợ của AI. Nhưng thực ra, đây chỉ mới là những bước đi đầu tiên trên hành trình dài mà mỗi chúng ta sẽ phải đi cùng AI trong nhiều năm tới.
Điều mà Linh muốn bạn nhớ kỹ trong bài viết này không phải là mẹo tạo slide, hay mẹo mua sắm nhanh hơn. Mà là: mỗi lần bạn chủ động thử một công cụ mới, mỗi lần bạn tự tay điều chỉnh prompt để kết quả chính xác hơn, mỗi lần bạn phát hiện ra giới hạn của AI trong công việc của mình - chính những khoảnh khắc nhỏ đó đang dần tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bạn và mọi người còn lại. Bởi vì AI sẽ không thay thế tất cả mọi người, nhưng AI chắc chắn sẽ thay thế những ai từ chối thay đổi. 
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Một báo cáo của McKinsey cho biết khoảng 50% nhiệm vụ có thể được tự động hóa. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đến năm 2030, có tới 800 triệu việc làm trên toàn cầu có thể bị thay thế do tự động hóa. Nhưng cùng lúc, 890 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra.

Vậy AI có thay thế công việc của bạn không? Thay vì nói AI thay thế hoàn toàn, Linh sẽ nói là AI sẽ chuyển đổi công việc của bạn, và đòi hỏi bạn cần phát triển các kỹ năng bổ sung để làm việc tốt với AI.

1. Vì Sao Bạn Cần Hiểu Rõ Về Ai Và Ứng Dụng Của Nó Ngay Bây Giờ?

Nếu bạn thấy làm việc với AI còn là một viễn cảnh xa vời, thì Linh sẽ nói cho bạn biết vì sao bạn nên tìm hiểu về AI và ứng dụng của nó ngay bây giờ. Không phải tháng sau, năm sau, mà phải ngay lúc này. Khi bạn đã hiểu rõ về AI thì chúng cũng không có gì đáng sợ.

Bạn có sợ xe ô tô không? Bạn có sợ máy vi tính không? Bạn không sợ, vì bạn biết rõ cách thức các bộ máy này vận hành. Các công nghệ AI cũng vậy. Chúng ta hãy xem nó như một công cụ, một người bạn, và tập làm quen với chúng, học hỏi về chúng, sử dụng chúng.

Nguồn hình: @Valuetainment Youtube

Một nghiên cứu của Pew Research cho thấy công việc của những người có trình độ đại học trở lên có thể bị ảnh hưởng bởi AI nhiều nhất. Nghiên cứu này cũng có một điểm tích cực là nếu công việc của bạn tiếp xúc với AI nhiều hơn, bạn có khả năng có thu nhập cao hơn.

Nếu không học hỏi về AI từ bây giờ, khả năng lớn là bạn buộc phải học những kỹ năng này trong tương lai. Và lúc đó thì đã muộn rồi. Điều này giống như nếu bây giờ bạn mới bắt đầu học cách sử dụng máy tính và Internet thì bạn có làm tốt công việc của mình không?

Video này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu đến bạn chuỗi 02 workshop là: Tối Ưu Hóa Việc Quản Lý Thời Gian, Tạo Slides, phân tích Dữ Liệu và Chatbot Với AI.

Trong chuỗi workshop này, bạn sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ AI trong việc tối ưu các công việc thủ công hàng ngày với các tình huống thực hành cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng ngay tại lớp, mà bạn không phải mất thời gian tự tìm hiểu.

Đến cuối buổi, bạn không chỉ có được kỹ năng sử dụng công cụ AI để tối ưu hiệu suất công việc. Mà còn mở ra cho mình năng lực chủ động trong việc áp dụng các giải pháp AI hiệu quả.

Tìm hiểu và đăng ký tham gia workshop TẠI ĐÂY nhé!

Bạn không nên sợ hãi AI sẽ thay thế tất cả công việc của chúng ta. AI giỏi về các nhiệm vụ cụ thể, về phân tích dữ liệu, và xác định các hình mẫu. Nhược điểm của AI là bị giới hạn trong những khuôn mẫu nhất định, phụ thuộc dữ liệu bạn nhập vào. Nếu dữ liệu bạn đưa vào sai, AI sẽ trả về cho bạn kết quả sai.

Nói tóm lại, AI có những điểm mạnh, và cũng có những hạn chế. Nhưng điều quan trọng nhất không phải là lo sợ công việc của mình có bị AI thay thế hay không. Quan trọng là bạn biết mình cần phát triển những kỹ năng nào để có thể phát triển sự nghiệp trong thời đại AI.

2. Top 10 Kỹ Năng Đang Trên Đà Tăng Trưởng Trong Thời Đại Ai

Bây giờ chúng ta sẽ xem Top 10 kỹ năng có nhu cầu tăng cao trong tương lai theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Các kỹ năng này bao gồm:
1. Tư duy sáng tạo (Creative thinking)
2. Tư duy phân tích (Analytical thinking)
3. Khả năng cập nhật kiến thức công nghệ (Technological literacy)
4. Khả năng tò mò và học tập suốt đời (Curiosity and lifelong learning)
5. Kỹ năng tự phục hồi, linh hoạt và nhanh nhẹn (Resilience, flexibility and agility)
6. Tư duy hệ thống (System thinking)
7. AI và dữ liệu lớn (AI and Big Data)
8. Khả năng tự tạo động lực và nhận thức về bản thân (Motivation and self-awareness)
9. Quản lý nhân sự (Talent management)
10. Kỹ năng dịch vụ khách hàng (Service orientation and customer service)

Nguồn hình: World Economic Forum

Để các bạn dễ theo dõi thì Linh sẽ chia các kỹ năng này thành 3 nhóm:
  • Kỹ năng tư duy và sáng tạo: Tập trung vào khả năng suy nghĩ logic, giải quyết vấn đề, và đưa ra giải pháp sáng tạo.
  • Kỹ năng công nghệ và thích ứng linh hoạt: Tập trung vào khả năng tiếp cận, sử dụng, và làm chủ công nghệ, cũng như thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
  • Kỹ năng giao tiếp và quản lý: Tập trung vào khả năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, quản lý bản thân và người khác.

3. Vậy Bạn Cần Làm Gì Lúc Này? 

Khi nhìn vào 10 kỹ năng trên, Linh nhận thấy để sống trong thời đại AI, có 3 điều mà tất cả chúng ta cần làm:
(1) Đầu tiên là giữ lòng tò mò và tinh thần học hỏi liên tục
Công nghệ thay đổi rất nhanh, nếu không cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Dù vậy bạn đừng nghĩ học nghĩa là mình phải học cái gì đó lớn lao như lập trình, dữ liệu lớn. Việc học ở đây đôi khi chỉ cần bạn dành thời gian đọc thông tin hay xem youtube, nghe podcast về AI, về công nghệ, hiểu được những khái niệm cơ bản của ngành này.
Lúc đầu, bạn có thể phần lớn sẽ không hiểu người ta đang nói gì. Tuy nhiên bạn cứ nghe để nắm các khái niệm trước, rồi từ từ bạn sẽ nghe quen vì có những vấn đề lặp đi lặp lại. Sau đó bạn sẽ thấy những thông tin này quen thuộc giống như mình đọc tin tức về giá vàng, về tình hình kinh tế mỗi sáng. Những điều này bạn nghe khá đơn giản đúng không? Thật sự thì bước đầu tiên chỉ đơn giản như vậy thôi.
(2) Thứ hai là bạn cần phát triển những kỹ năng về con người, kết nối con người
Bởi vì những nhiệm vụ lặp đi lặp lại đã có máy móc làm hết rồi. Công nghệ sẽ trả lại cho bạn sự tự do sáng tạo, tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc. AI cũng cho bạn thời gian để nuôi dưỡng mối quan hệ với bản thân mình và với những người xung quanh.
(3) Cuối cùng, hãy mở lòng với sự thay đổi.
Chúng ta chấp nhận AI như một phần trong cách làm việc mới, của thời đại mới. Như chúng ta từng chấp nhận sự ra đời của xe hơi, của mạng internet, của điện thoại thông minh. Nhìn lại thì những tiến bộ kỹ thuật này đều giúp con người mở rộng tầm nhìn của mình phải không?
Bạn có nhớ lần đầu mình tập lái xe không? Bạn ngồi lên và khởi động xe. Ngay lúc đó, bạn không biết là mình sẽ lái xe vào cao tốc nào, ở đất nước nào. Bạn không biết, bạn chỉ đơn giản là ngồi lên và đi những bước đầu tiên. Tương tự, bạn cũng không biết AI sẽ đưa mình tới đâu. Bạn chỉ cần tải các công cụ AI về, dùng thử các tính năng của nó, xem thử nó giúp được gì cho công việc của mình.

Lời Kết

Một điều thú vị là trong thời đại AI này, cả bạn, và Linh, và tất cả mọi người trên toàn cầu, đều có xuất phát điểm giống nhau. Chúng ta đều thấy mới lạ với công nghệ này. Chúng ta đều bắt đầu học sử dụng AI, để áp dụng vào cuộc sống của mình. Rất hiếm để có cơ hội bắt đầu cùng với mọi người, và đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn vượt qua được phần lớn mọi người. Bạn chỉ cần tập trung và tiếp cận sớm với AI, ngay từ lúc này!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.