Người Trẻ Việt Nam Chuẩn Bị Gì Cho Tuổi Già?

Theo số liệu từ Bộ Y tế, vào năm 2036, Việt Nam sẽ có trên 16 triệu người già, chiếm 14% tỷ trọng dân số. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

1. Người Trẻ Việt Nam Ưu Tiên Các Hoạt Động Xã Hội Khi Về Già

Một xu hướng tất yếu khi tỷ trọng người cao tuổi tăng lên là những thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe và tình hình an sinh xã hội. Do đó, nghĩ về tuổi già càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để chuẩn bị những nền tảng vững vàng trước những biến động từ xã hội.

Một khảo sát trên LinkedIn (trên 2,019 người) được thực hiện bởi Skills Bridge chỉ ra rằng phần lớn mọi người sau khi nghỉ hưu có mong muốn tham gia vào các hoạt động xã hội (53%). 37% khác muốn tiếp tục làm việc, trong khi chỉ 11% chọn ở nhà phụ giúp con cháu. Tỷ lệ này cho thấy người cao tuổi hiện đại có xu hướng muốn đóng góp giá trị và duy trì các kết nối với xã hội hơn là chỉ tập trung vào gia đình.

Bên cạnh đó, sức khoẻ cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý, đặc biệt là khi càng lớn tuổi. Khảo sát từ Linkedin của chúng tôi cũng (trên 1,942 người) đã cho thấy đánh giá của những người tham gia về các hoạt động thể chất phù hợp với người lớn tuổi:

- Đi bộ: 51%

- Yoga/ dưỡng sinh: 41%

- Thể dục với thiết bị tại nhà: 6%

Điều này chỉ ra rằng, ngoài việc đạt được mục tiêu cá nhân, người lao động cũng quan tâm đến việc hỗ trợ gia đình và chuẩn bị cho tương lai.

2. Tài Chính Là Nền Tảng Quan Trọng Cần Xây Dựng Cho Tuổi Già

Có đến 49% người tham gia khảo sát (trên 1,895 người) cho biết tài chính là nền tảng họ ưu tiên xây dựng khi về già. Sau đó lần lượt là sức khoẻ thể chất (27%) và sức khỏe tinh thần (24%).
Trong đó, đánh giá về nguồn tài chính vững chắc của người lớn tuổi (trong 1,746) người tham gia khảo sát lần lượt là:
- Tiền tiết kiệm: 62%
- Lương hưu: 31%
- Phụng dưỡng từ con cháu: 3%

Sự chênh lệch lớn này cho thấy nhiều người tin tưởng vào khả năng tự quản lý tài chính thông qua tiền tiết kiệm cá nhân, hơn là các nguồn tài chính khác bên ngoài. Đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng. Vì theo số liệu từ Tổng cục Dân số, 73% người già Việt Nam không có lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con cái.

Trong khi đó theo kết quả khảo sát, “Phụng dưỡng từ con cháu” chỉ chiếm 3%, nghĩa là đây không phải nguồn tài chính chủ yếu đối với người lớn tuổi. Điều này phản ánh xu hướng giảm phụ thuộc vào con cháu trong việc duy trì tài chính cá nhân khi về già.
Về phương pháp duy trì sức khỏe tài chính, khảo sát từ Skills Bridge trên LinkedIn (trên 1,195 người) cho thấy:
- Gửi tiết kiệm ngân hàng: 43%
- Đầu tư vào Quỹ mở: 27%
- Mua vàng: 30%
Không có quá nhiều sự chênh lệch. Tuy nhiên dù lựa chọn phương pháp duy trì sức khỏe tài chính nào, bạn cũng cần lên kế hoạch chuẩn bị ngay từ sớm. Một nền tảng tài chính tốt, sẽ giúp bạn yên tâm hơn để tập trung hơn vào các giá trị sức khỏe, tinh thần cho tuổi già của mình.
Khảo sát: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam

Khảo sát: Người trẻ Việt Nam chuẩn bị gì cho tuổi già


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Theo số liệu từ Bộ Y tế, vào năm 2036, Việt Nam sẽ có trên 16 triệu người già, chiếm 14% tỷ trọng dân số. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

1. Người Trẻ Việt Nam Ưu Tiên Các Hoạt Động Xã Hội Khi Về Già

Một xu hướng tất yếu khi tỷ trọng người cao tuổi tăng lên là những thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe và tình hình an sinh xã hội. Do đó, nghĩ về tuổi già càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để chuẩn bị những nền tảng vững vàng trước những biến động từ xã hội.

Một khảo sát trên LinkedIn (trên 2,019 người) được thực hiện bởi Skills Bridge chỉ ra rằng phần lớn mọi người sau khi nghỉ hưu có mong muốn tham gia vào các hoạt động xã hội (53%). 37% khác muốn tiếp tục làm việc, trong khi chỉ 11% chọn ở nhà phụ giúp con cháu. Tỷ lệ này cho thấy người cao tuổi hiện đại có xu hướng muốn đóng góp giá trị và duy trì các kết nối với xã hội hơn là chỉ tập trung vào gia đình.

Bên cạnh đó, sức khoẻ cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý, đặc biệt là khi càng lớn tuổi. Khảo sát từ Linkedin của chúng tôi cũng (trên 1,942 người) đã cho thấy đánh giá của những người tham gia về các hoạt động thể chất phù hợp với người lớn tuổi:

- Đi bộ: 51%

- Yoga/ dưỡng sinh: 41%

- Thể dục với thiết bị tại nhà: 6%

Điều này chỉ ra rằng, ngoài việc đạt được mục tiêu cá nhân, người lao động cũng quan tâm đến việc hỗ trợ gia đình và chuẩn bị cho tương lai.

2. Tài Chính Là Nền Tảng Quan Trọng Cần Xây Dựng Cho Tuổi Già

Có đến 49% người tham gia khảo sát (trên 1,895 người) cho biết tài chính là nền tảng họ ưu tiên xây dựng khi về già. Sau đó lần lượt là sức khoẻ thể chất (27%) và sức khỏe tinh thần (24%).
Trong đó, đánh giá về nguồn tài chính vững chắc của người lớn tuổi (trong 1,746) người tham gia khảo sát lần lượt là:
- Tiền tiết kiệm: 62%
- Lương hưu: 31%
- Phụng dưỡng từ con cháu: 3%

Sự chênh lệch lớn này cho thấy nhiều người tin tưởng vào khả năng tự quản lý tài chính thông qua tiền tiết kiệm cá nhân, hơn là các nguồn tài chính khác bên ngoài. Đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng. Vì theo số liệu từ Tổng cục Dân số, 73% người già Việt Nam không có lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con cái.

Trong khi đó theo kết quả khảo sát, “Phụng dưỡng từ con cháu” chỉ chiếm 3%, nghĩa là đây không phải nguồn tài chính chủ yếu đối với người lớn tuổi. Điều này phản ánh xu hướng giảm phụ thuộc vào con cháu trong việc duy trì tài chính cá nhân khi về già.
Về phương pháp duy trì sức khỏe tài chính, khảo sát từ Skills Bridge trên LinkedIn (trên 1,195 người) cho thấy:
- Gửi tiết kiệm ngân hàng: 43%
- Đầu tư vào Quỹ mở: 27%
- Mua vàng: 30%
Không có quá nhiều sự chênh lệch. Tuy nhiên dù lựa chọn phương pháp duy trì sức khỏe tài chính nào, bạn cũng cần lên kế hoạch chuẩn bị ngay từ sớm. Một nền tảng tài chính tốt, sẽ giúp bạn yên tâm hơn để tập trung hơn vào các giá trị sức khỏe, tinh thần cho tuổi già của mình.
Khảo sát: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam

Khảo sát: Người trẻ Việt Nam chuẩn bị gì cho tuổi già


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.