Thị trường EdTech Việt Nam dự kiến sẽ đạt 364,7 triệu USD vào năm 2024, với tốc độ CAGR là 13,5% đến năm 2032

Phân khúc thị trường của Nền tảng học trực tuyến tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt giá trị 228,7 triệu USD vào năm 2024. Sự sôi động này càng được nhấn mạnh trong thị trường Học tập trực tuyến khi mức doanh thu trung bình trên mỗi người ước tính đạt 42,7 USD.

1. Xu Hướng, Cơ Hội Và Tiềm Năng Thị Trường

Lĩnh vực EdTech tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu, với hơn hơn 400 triệu USD được đầu tư từ 70 nhà đầu tư. Phần lớn nguồn tài trợ này dành cho lĩnh vực học ngoại ngữ. Xu hướng đầu tư này tương ứng với xu hướng áp dụng AI, dòng vốn nước ngoài và sự đa dạng hóa trong giáo dục. Việc tập trung phát triển các nền tảng kỹ thuật số cho thấy tiềm năng mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như học ngoại ngữ, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề, với mục tiêu hướng đến việc nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy và phát triển lực lượng lao động thành thạo kỹ năng kỹ thuật số.

2. Các Nhóm Nhân Khẩu Học, Sự Tiếp Cận Và Chuyển Đổi Sang Giáo Dục Trực Tuyến

Thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 11,8 triệu người dùng vào năm 2029, với tỷ lệ tiếp cận của người dùng là 8,6% vào năm 2024, điều này cho thấy Việt Nam đang dần chuyển đổi trong các nền tảng học tập - nơi các lớp học trực tuyến bổ sung cho các lớp học truyền thống. Điều này phản ảnh nhịp điệu thay đổi hiện nay của nền giáo dục tại Việt Nam.

3. Các Đề Xuất Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Tầm Nhìn Chiến Lược Của Chính Phủ

Chính phủ Việt Nam đã phân bổ 15,45% tổng ngân sách nhà nước cho giáo dục, tương ứng với tiêu chuẩn toàn cầu khi so sánh với các nước như Hoa Kỳ (13,0%), Indonesia (17,5%) và Singapore (19,9%). Khoản đầu tư này nhấn mạnh chiến lược tập trung vào giáo dục để làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu mở rộng phạm vi đào tạo trực tuyến cho bậc đại học lên 90% và đào tạo nghề trực tuyến lên 80% vào năm 2030. Những mục tiêu và hành động kể trên cho thấy sự cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật số và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các đổi mới liên quan đến Edtech.
Trong những tháng đầu năm 2024, lĩnh vực EdTech của Việt Nam cho thấy đà tăng trưởng nhanh chóng, nổi bật là các khoản đầu tư của chính phủ và trọng tâm chiến lược vào nâng cao trình độ kỹ thuật số của lực lượng lao động. Việc này cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế như một quốc gia chủ chốt trong bối cảnh EdTech của khu vực Đông Nam Á.
Linh rất vui mừng về tiềm năng phát triển của lĩnh vực này vì giáo dục thực sự là nền tảng cho tương lai của chúng ta. Khả năng đổi mới và mở rộng hứa hẹn sẽ thay đổi trải nghiệm học tập của chúng ta.
Khảo sát: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam

Sự phát triển của ngành EdTech tại Việt Nam


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Thị trường EdTech Việt Nam dự kiến sẽ đạt 364,7 triệu USD vào năm 2024, với tốc độ CAGR là 13,5% đến năm 2032

Phân khúc thị trường của Nền tảng học trực tuyến tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt giá trị 228,7 triệu USD vào năm 2024. Sự sôi động này càng được nhấn mạnh trong thị trường Học tập trực tuyến khi mức doanh thu trung bình trên mỗi người ước tính đạt 42,7 USD.

1. Xu Hướng, Cơ Hội Và Tiềm Năng Thị Trường

Lĩnh vực EdTech tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu, với hơn hơn 400 triệu USD được đầu tư từ 70 nhà đầu tư. Phần lớn nguồn tài trợ này dành cho lĩnh vực học ngoại ngữ. Xu hướng đầu tư này tương ứng với xu hướng áp dụng AI, dòng vốn nước ngoài và sự đa dạng hóa trong giáo dục. Việc tập trung phát triển các nền tảng kỹ thuật số cho thấy tiềm năng mạnh mẽ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như học ngoại ngữ, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề, với mục tiêu hướng đến việc nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy và phát triển lực lượng lao động thành thạo kỹ năng kỹ thuật số.

2. Các Nhóm Nhân Khẩu Học, Sự Tiếp Cận Và Chuyển Đổi Sang Giáo Dục Trực Tuyến

Thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 11,8 triệu người dùng vào năm 2029, với tỷ lệ tiếp cận của người dùng là 8,6% vào năm 2024, điều này cho thấy Việt Nam đang dần chuyển đổi trong các nền tảng học tập - nơi các lớp học trực tuyến bổ sung cho các lớp học truyền thống. Điều này phản ảnh nhịp điệu thay đổi hiện nay của nền giáo dục tại Việt Nam.

3. Các Đề Xuất Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Tầm Nhìn Chiến Lược Của Chính Phủ

Chính phủ Việt Nam đã phân bổ 15,45% tổng ngân sách nhà nước cho giáo dục, tương ứng với tiêu chuẩn toàn cầu khi so sánh với các nước như Hoa Kỳ (13,0%), Indonesia (17,5%) và Singapore (19,9%). Khoản đầu tư này nhấn mạnh chiến lược tập trung vào giáo dục để làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu mở rộng phạm vi đào tạo trực tuyến cho bậc đại học lên 90% và đào tạo nghề trực tuyến lên 80% vào năm 2030. Những mục tiêu và hành động kể trên cho thấy sự cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật số và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các đổi mới liên quan đến Edtech.
Trong những tháng đầu năm 2024, lĩnh vực EdTech của Việt Nam cho thấy đà tăng trưởng nhanh chóng, nổi bật là các khoản đầu tư của chính phủ và trọng tâm chiến lược vào nâng cao trình độ kỹ thuật số của lực lượng lao động. Việc này cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế như một quốc gia chủ chốt trong bối cảnh EdTech của khu vực Đông Nam Á.
Linh rất vui mừng về tiềm năng phát triển của lĩnh vực này vì giáo dục thực sự là nền tảng cho tương lai của chúng ta. Khả năng đổi mới và mở rộng hứa hẹn sẽ thay đổi trải nghiệm học tập của chúng ta.
Khảo sát: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam

Sự phát triển của ngành EdTech tại Việt Nam


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.