LÀM GÌ KHI THIẾU ĐỘNG LỰC ĐỂ TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC?
⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Triết gia người Đan Mạch Soren Kierkegaard từng nói: “Sự kiên trì rất cần thiết, bởi người ta không thể gặt hái ngay khi vừa gieo trồng.” Khi bạn học một môn thể thao hay một kỹ năng mới, không phải trong ngày một, ngày hai có thể thành thạo mọi thứ. Đó là lý do chúng ta phải biết cách tạo động lực, kiên trì mỗi ngày để đạt được mục tiêu của bản thân.
Trong bài viết số 3, Linh mời các bạn cùng tham khảo cách mà Quốc Khánh đã tạo động lực cho mình để học tốt bộ môn yoga và những kỹ năng phát triển bản thân khác.
1. Linh biết Quốc Khánh là một người rất thích thể thao. Khánh có thể chia sẻ một chút về sở thích này và những môn hiện tại Quốc Khánh đang chơi không?
Em thấy có một môn bổ ích mà em bản thân em cũng mới bắt đầu tìm hiểu gần đây là yoga. Trước đây, em chơi nhiều những môn vận động và đối kháng như đá banh. Hoặc em chơi các môn đường trường như bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ, ba môn phối hợp. Chưa bao giờ em thử tập yoga nhưng giãn cách xã hội đã tạo động lực để em thử những môn mới.
Trong trạng thái ở nhà khép kín, em nghĩ thử nghiệm một thể loại mới như yoga sẽ mang lại cho mình nhiều trải nghiệm mà bản thân chưa biết. Nó cho mình cơ hội để khám phá về sự cân bằng, dẻo dai của cơ thể. Ngoài ra, yoga cũng là bộ môn giúp mình tìm hiểu bản thân, tính cách và đi sâu vào bên trong. Em nghĩ tập thể dục tại nhà và đặc biệt là yoga có thể giúp chúng ta khám phá cả về thể chất lẫn tinh thần. Bộ môn này đòi hỏi một sự tập trung cao độ, mình cũng tập điều hòa hơi thở rồi mình có thời gian tĩnh lặng hơn với bản thân.
2. Linh biết rất nhiều người bắt đầu với môn yoga, sau đó đã cảm thấy chán và từ bỏ. Vì đây là bộ môn đòi hỏi sự kiên nhẫn ngày qua ngày. Không biết Quốc Khánh có gặp phải tình huống này không? Và Quốc Khánh đã thương lượng với bản thân thế nào để kiên trì theo đuổi yoga?
Thật ra, yoga cũng tốn sức lắm và giai đoạn đầu cũng khá chán. Bộ môn này sẽ cần một giai đoạn tích lũy và tạo thói quen để mình nhận ra những lợi ích của nó. Khi bản thân hiểu được những lợi ích đó thì mình cũng có động lực để tập luyện thường xuyên hơn.
Nếu chỉ tập đi tập lại thì mình sẽ dễ bị chán. Bản thân em cũng vậy, thời gian đầu khi tìm hiểu, em cũng hay mất kiên nhẫn và thường xuyên bỏ giữa chừng. Nhưng khi mình tập và tìm hiểu về nó đủ nhiều, bản thân sẽ nhận ra được những lợi ích mà yoga mang lại. Em sẽ nhìn vào những lợi ích đó để tạo động lực cho mình tập từ từ. Em nghĩ quá trình này, bản chất của nó cần sự bình tĩnh, chậm rãi, không phải muốn giỏi là có thể giỏi ngay được.
Thật ra, yoga cũng tốn sức lắm và giai đoạn đầu cũng khá chán. Bộ môn này sẽ cần một giai đoạn tích lũy và tạo thói quen để mình nhận ra những lợi ích của nó. Khi bản thân hiểu được những lợi ích đó thì mình cũng có động lực để tập luyện thường xuyên hơn.
Nếu chỉ tập đi tập lại thì mình sẽ dễ bị chán. Bản thân em cũng vậy, thời gian đầu khi tìm hiểu, em cũng hay mất kiên nhẫn và thường xuyên bỏ giữa chừng. Nhưng khi mình tập và tìm hiểu về nó đủ nhiều, bản thân sẽ nhận ra được những lợi ích mà yoga mang lại. Em sẽ nhìn vào những lợi ích đó để tạo động lực cho mình tập từ từ. Em nghĩ quá trình này, bản chất của nó cần sự bình tĩnh, chậm rãi, không phải muốn giỏi là có thể giỏi ngay được.
3. Nó cũng dẫn đến một chủ đề mà Linh rất thích là khi bạn đang muốn học một cái gì đó mới thì mình phải chấp nhận bắt đầu từ 0. Và quy trình bắt đầu từ 0 nó rất chậm, vì mình sẽ tích lũy dần dần. Vậy Quốc Khánh đã tự khích lệ và tạo động lực cho mình như thế nào?
Em không phải một người kỷ luật lắm đâu. Em cũng thường xuyên mất kiên nhẫn và bỏ giữa chừng khi đang học những cái mới. Động lực duy nhất là nhìn về những thành quả cuối cùng mình muốn đạt được. Em bắt đầu tìm hiểu về những lợi ích, tác dụng của việc mình đang làm. Bạn phải thấy những điểm mục tiêu dài hạn và đặt ra câu hỏi: Nếu mình đạt được mục tiêu đó thì có những lợi ích gì? Sau đó, hãy lấy câu trả lời nhận được để tự nhắc nhở chính mình mỗi ngày. Nếu không thì sẽ không có gì có thể thúc đẩy mình cả.
Nếu chỉ học cái mới, rồi cứ thế đi học mỗi ngày mà không nghĩ đến một kết quả cụ thể, bản thân sẽ không đủ động lực để cố gắng. Ngược lại, khi mình xác định được mình buộc phải cải thiện tình trạng sức khoẻ, cải thiện kỹ năng để phục vụ cho công việc, mình sẽ có mục đích để theo đuổi và từ đó nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
Em không phải một người kỷ luật lắm đâu. Em cũng thường xuyên mất kiên nhẫn và bỏ giữa chừng khi đang học những cái mới. Động lực duy nhất là nhìn về những thành quả cuối cùng mình muốn đạt được. Em bắt đầu tìm hiểu về những lợi ích, tác dụng của việc mình đang làm. Bạn phải thấy những điểm mục tiêu dài hạn và đặt ra câu hỏi: Nếu mình đạt được mục tiêu đó thì có những lợi ích gì? Sau đó, hãy lấy câu trả lời nhận được để tự nhắc nhở chính mình mỗi ngày. Nếu không thì sẽ không có gì có thể thúc đẩy mình cả.
Nếu chỉ học cái mới, rồi cứ thế đi học mỗi ngày mà không nghĩ đến một kết quả cụ thể, bản thân sẽ không đủ động lực để cố gắng. Ngược lại, khi mình xác định được mình buộc phải cải thiện tình trạng sức khoẻ, cải thiện kỹ năng để phục vụ cho công việc, mình sẽ có mục đích để theo đuổi và từ đó nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu.
Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Trần Quốc Khánh - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty truyền thông KAT MEDIA
⚈ Bài học 1: Làm Sao Người Hướng Nội Thành Công Với Nghề Hướng Ngoại?
⚈ Bài học 2: Nên Chọn Công Việc Đầu Tiên Ở Công Ty Lớn Hay Nhỏ?
⚈ Bài học 3: Làm Gì Khi Thiếu Động Lực Để Tiến Về Phía Trước?