LÀM SAO NGƯỜI HƯỚNG NỘI THÀNH CÔNG VỚI NGHỀ HƯỚNG NGOẠI?
⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Khách mời tuần này là Trần Quốc Khánh - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty truyền thông KAT MEDIA. Quốc Khánh từng chịu trách nhiệm nội dung và dẫn chương trình cho kênh FBNC và Đài TP. HCM (HTV), quen thuộc với khán giả qua các chương trình “Đồng tiền thông minh – Smart Money”, “Tôi và Việt Nam – Vietnam&me”, The Quoc Khanh Show.
Trong bài viết đầu tiên, mời các bạn cùng nghe những chia sẻ từ Quốc Khánh về cơ duyên đã đưa anh đến với công việc sản xuất nội dung và nỗ lực của một người hướng nội trong hành trình phát triển sự nghiệp với ngành nghề hướng ngoại.
1. Mở đầu cuộc trò chuyện hôm nay, Quốc Khánh có thể giới thiệu một chút về những kinh nghiệm và công việc hiện tại của mình không?
Từ trước đến giờ, em vẫn chỉ làm một nghề thôi. Em sản xuất nội dung và những chương trình truyền hình. Em bắt đầu vào nghề năm 2009 khi mới đi du học về. Em không chọn nghề mà nghề đã chọn em. Lúc đó, em làm cho đài truyền hình HTV và sản xuất những chương trình trò chuyện (talk show). Sau đó, một thời gian thì em tách ra làm công ty riêng. Đó là một công ty cũng làm về những chương trình truyền hình và sản xuất nội dung cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, công ty em còn sản xuất thêm một kênh Youtube là The Quoc Khanh Show mà một số bạn có thể vẫn hay xem. Trên kênh chủ yếu là các talk show chia sẻ về nội dung liên quan đến tài chính, phát triển bản thân, và đầu tư. Vì đặc thù công việc nên em cũng làm thêm các nghề phụ như dẫn chương trình sự kiện, họp báo, những sự kiện liên quan đến kinh doanh, và phiên dịch cho các chuyên gia, lãnh đạo công ty. Hiện tại, em vẫn đang tiếp tục vận hành công ty của mình, sản xuất các nội dung trên Youtube, và sắp tới sẽ phát triển thêm các sản phẩm đa phương tiện trên nhiều nền tảng truyền thông khác.
2. Khánh nói có một điều rất thú vị là nghề đã chọn Khánh. Vậy Khánh có thể mô tả thêm về điều này không? Vì nhiều bạn trẻ hiện nay cũng không hiểu biết là mình phải chọn công việc như thế nào? Mình học một ngành, sở thích của mình một hướng, còn nhu cầu của thị trường thì ở một hướng khác. Lúc đó, mình cần làm gì?
Em nói nghề chọn mình bởi vì thực ra em chưa bao giờ nghĩ em sẽ làm nghề này. Bản thân em cũng chưa bao giờ được biết đến là một người thích nói chuyện và nói nhiều. Nhưng cuối cùng em đã làm một công việc liên quan đến nói chuyện rất nhiều. Em cũng khá bất ngờ.
Em tự thấy mình thiên về hướng nội nhiều và rất ngại chỗ đông người. Em cũng không thích gặp gỡ giao lưu bên ngoài. Và điều thú vị là công việc của em lại phải giao tiếp và gặp gỡ nhiều người. Đó là lý do em nghĩ nghề đã chọn mình. Từ đó, em đã rút ra rằng, trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp, mình không biết trước được điều gì sẽ xảy đến là hết sức bình thường. Và chuyện mình không biết được bản thân sẽ chọn làm nghề gì cũng tương tự vậy.
Vậy nên mình cứ dấn thân. Khi có cơ hội tới, bản thân cứ thử, để từ đó nó dẫn mình đến những cơ hội khác. Yếu tố quan trọng nhất là khả năng nhận biết và chấp nhận bản thân mình. Người ta hay nói: Đừng dạy con cá leo cây. Nếu bản thân biết lĩnh vực mình phù hợp thì khi cơ hội đến, mình sẽ chắt lọc, và lựa chọn tốt hơn. Bởi vì có những điều bản thân thấy rất hay ho, mình rất muốn làm nhưng nó không thực sự hợp với bản thân, và cũng không giúp mình phát triển.
Khi mình học hỏi, phát triển kỹ năng, đọc sách, hay tham gia những khóa học thì có rất nhiều thứ hay ho để bản thân tìm hiểu. Nhưng mọi người thường chỉ học thôi, mà quên mất một điều là xem xét: Liệu nó có thực sự hợp với mình không? Đó là lý do em nghĩ một kỹ năng mà bản thân em vẫn đang học hỏi là nhận biết và chấp nhận bản thân mình. Nếu mình là con cá thì bản thân sẽ đón nhận những cơ hội, dấn thân vào những chỗ có nước thay vì leo cây. Nếu mình cố gắng, có thể mình leo cây được nhưng mình sẽ không làm tốt như mình mong muốn.
Mọi người thường chỉ học thôi, mà quên mất một điều là xem xét: Liệu nó có thực sự hợp với mình không?
Khi mình học hỏi, phát triển kỹ năng, đọc sách, hay tham gia những khóa học thì có rất nhiều thứ hay ho để bản thân tìm hiểu. Nhưng mọi người thường chỉ học thôi, mà quên mất một điều là xem xét: Liệu nó có thực sự hợp với mình không? Đó là lý do em nghĩ một kỹ năng mà bản thân em vẫn đang học hỏi là nhận biết và chấp nhận bản thân mình. Nếu mình là con cá thì bản thân sẽ đón nhận những cơ hội, dấn thân vào những chỗ có nước thay vì leo cây. Nếu mình cố gắng, có thể mình leo cây được nhưng mình sẽ không làm tốt như mình mong muốn.
Khi mình học hỏi, phát triển kỹ năng, đọc sách, hay tham gia những khóa học thì có rất nhiều thứ hay ho để bản thân tìm hiểu. Nhưng mọi người thường chỉ học thôi, mà quên mất một điều là xem xét: Liệu nó có thực sự hợp với mình không? Đó là lý do em nghĩ một kỹ năng mà bản thân em vẫn đang học hỏi là nhận biết và chấp nhận bản thân mình. Nếu mình là con cá thì bản thân sẽ đón nhận những cơ hội, dấn thân vào những chỗ có nước thay vì leo cây. Nếu mình cố gắng, có thể mình leo cây được nhưng mình sẽ không làm tốt như mình mong muốn.
3. Linh rất đồng ý là mình nên tìm những ngành phù hợp với bản thân. Có một điều thú vị khi Khánh tự nhận xét mình là người hướng nội, nhưng lại chọn làm việc trong một ngành buộc phải giao tiếp với rất nhiều người. Vậy cho Linh hỏi, Khánh nghĩ làm thế nào để chúng ta thành công trong lĩnh vực có vẻ trái với bản tính của mình?
Mọi người thường chỉ học thôi, mà quên mất một điều là xem xét: Liệu nó có thực sự hợp với mình không?
Em nghĩ trong mỗi người sẽ luôn tổng hoà hai yếu tố hướng nội và hướng ngoại. Quan trọng là họ sẽ thiên về cái nào hơn thôi. Tất nhiên, đâu đó trong quá trình mình làm việc, sẽ có những lúc bản thân em cảm thấy không thoải mái vì phải tiếp xúc và gặp gỡ nhiều người. Nhưng bù lại vì mình hướng nội nên bản thân sẽ tập trung đi sâu vào chất lượng hơn. Ví dụ, mình sẽ kết nối với các khách mời theo chiều sâu hơn. Vì vậy, mọi người sẽ thấy em phỏng vấn số lượng khách mời thường không quá nhiều. Em chọn lựa khách mời cũng rất kỹ, và chỉ mời những người khách mà em thật sự cảm thấy có kết nối và có thể phát triển được cuộc đối thoại.
Với mỗi người, dù hướng nội hay hướng ngoại thì dựa vào đó mình sẽ lựa chọn những điều phù hợp với mình. Hướng nội thì có chút khép kín, thích riêng tư, và có xu hướng đi sâu thay vì trải rộng vấn đề. Như chị Linh nói, công việc hiện tại hơi trái với tính cách của em nhưng em vẫn thích làm công việc này. Vì em thích tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng xung quanh. Việc em làm sản xuất chương trình hay làm nội dung, em cảm thấy nó giúp tạo và truyền đạt được giá trị về nội dung dành cho khán giả.
Ở đây, nó hơi mâu thuẫn một chút là mình mong muốn làm điều đó nhưng tính cách của mình chỉ cho phép mình có thể phát triển trong một khuôn khổ giới hạn thôi. Mình sẽ không cố làm trái đi mọi thứ. Bản thân em cũng sẽ không đi ra chỗ quá đông người vì em vẫn là người hướng nội. Nhưng dựa trên đặc điểm tính cách đó, em sẽ làm sao để nó hỗ trợ công việc của mình một cách tốt nhất.
Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Trần Quốc Khánh - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty truyền thông KAT MEDIA
⚈ Bài học 1: Làm Sao Người Hướng Nội Thành Công Với Nghề Hướng Ngoại?
⚈Bài học 2: Nên Chọn Công Việc Đầu Tiên Ở Công Ty Lớn Hay Nhỏ?
⚈ Bài học 3: Làm Gì Khi Thiếu Động Lực Để Tiến Về Phía Trước?