5 BÀI HỌC MARKETING THƯỜNG BỊ BỎ QUÊN
⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.
Đến với khách mời “Học hỏi từ chuyên gia" số 4, hôm nay Linh sẽ giới thiệu với các bạn một nhân vật đặc biệt, đó là anh Kevin Yee - cựu nhân viên Apple. Bên cạnh đó anh cũng là người bạn đời đã đồng hành với Linh tròn 10 năm (cười).
Với kinh nghiệm hơn 24 năm làm việc trong lĩnh vực Marketing và thăng tiến trong các tập đoàn lớn như Apple, POPS Worldwide, Ogilvyone Worldwide, anh Kevin sẽ chia sẻ cho chúng ta những kiến thức thú vị và bổ ích trong ngành tiếp thị. Ngoài ra, anh Kevin cũng mang đến cho Linh và bạn một góc nhìn mới về việc làm thế nào để đưa ra những quyết định lớn và làm chủ cuộc đời mình.
Trong số đầu tiên, Linh sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những sai lầm cơ bản khi làm Marketing mà khá nhiều bạn trẻ mắc phải và cách mà anh Kevin áp dụng để cải thiện chúng.
1. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, anh có thể chia sẻ với mọi người về những sai lầm lớn mà những người làm Marketing thường hay mắc phải? Và anh có lời khuyên nào để các bạn đang làm Marketing có thể cải thiện công việc của mình?
Tôi nghĩ rằng bạn không nhất thiết phải có một bằng cấp chuyên môn về Marketing để có thể làm Marketing tốt. Dù bạn đang làm ở vị trí Marketing, kinh doanh, hay thậm chí bạn là Giám đốc của một công ty nào đó, tôi nghĩ đôi lúc chúng ta quên đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng. Chúng ta chỉ quan tâm đến việc thiết lập một khuôn khổ và mô hình Marketing phức tạp, nhưng lại quên một điều đơn giản là xem mình như khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp.
Hãy tự hỏi bản thân rằng điều gì có thể thu hút sự chú ý của bạn? Và bạn muốn gì? Tôi nghĩ chúng ta có thể giải thích và giải quyết các vấn đề này thông qua các kỹ thuật trong Marketing. Nhưng một trong những cách đơn giản đầu tiên là hãy tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn của một người tiêu dùng hoặc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Đôi khi, chúng ta suy nghĩ quá phức tạp và quên mất cách một khách hàng bình thường thật sự suy nghĩ và hành động.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
2. Điều này nghe giống như là một hành trình trải nghiệm của khách hàng (customer journey). Vậy anh đã làm thế nào để bắt đầu xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng của mình?
a. Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Tôi thấy vô cùng may mắn khi được làm việc với nhiều bạn trẻ Việt Nam rất giỏi.
Ở mọi cách tiếp cận, tôi luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của khách hàng. Và một trong những yếu tố để tôi có thể thành công tại đây là việc tôi không phải người Việt Nam. Điều đó khiến tôi không ngừng học hỏi và tìm hiểu sâu rộng về những gì đang diễn ra tại đất nước này. Bên cạnh đó, tôi cũng dựa vào đội ngũ nhân viên của mình - những người trẻ hơn tôi tận 10 đến 15 tuổi. Tôi thấy vô cùng may mắn khi được làm việc với nhiều bạn trẻ Việt Nam rất giỏi. Nhờ họ, tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Và sau đó, tôi đã cố gắng chia sẻ cởi mở suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để mọi người có thể làm việc tốt hơn.
b. Thiết lập điểm tiếp xúc cho khách hàng
Một ví dụ mà tôi luôn nhắc đến là số lần hiển thị cho một bộ phim trước khách hàng đến khi họ quyết định ra rạp chiếu phim. Và 7 lần chính là con số lý tưởng trong trường hợp này. Trước khi khách hàng đến rạp thì không chỉ những tấm poster mà bất kỳ dạng tài liệu tiếp thị nào cho một bộ phim, họ cần được xem qua chúng ít nhất 7 lần trước khi quyết định mua vé. Đó là cách để khách hàng làm quen với một tác phẩm nghệ thuật cụ thể hoặc tự xác định khái niệm về bộ phim.
Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng có ít nhất 7 điểm tiếp xúc với khách hàng cho những bộ phim đặc biệt. Họ có thể đã xem một đoạn giới thiệu trên trang web và thấy một poster về bộ phim trên đó. Nó cũng có thể là một quảng cáo banner hiển thị trên các kênh trực tuyến, là các tấm poster giới thiệu phim khi họ bước vào rạp chiếu phim lần đầu tiên. Một trong 7 điểm chạm cũng có thể là một đoạn giới thiệu mà họ thấy trong một bộ phim khác vừa xem hay nhìn thấy ở sảnh đợi. Một số hình thức khuyến mãi tại quầy ưu đãi hoặc tại quầy bán vé cũng là điểm chạm hiệu quả với khách hàng.
c. Thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng
Tiếp đến là việc chúng ta làm thế nào để khiến khách hàng ra quyết định mua sản phẩm của mình và giảm bớt các tác động có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Điều này bao gồm cả những yếu tố khiến khách hàng dừng lại và cân nhắc xem liệu họ có thực sự cần mua hàng tại thời điểm này. Chúng ta thường sẽ dùng lý trí để cân nhắc nên hay không đưa ra một quyết định nào đó, và yếu tố giá cả là một yếu tố tác động đến hành động này.
Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc đến các yếu tố khác như so sánh suất chiếu các ngày trong tuần, cân nhắc nên đi xem cùng ai và vị trí ngồi nào phù hợp để xem phim. Đây là những việc bạn có thể làm với vai trò là một Marketer. Hay bạn có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình bằng cách giảm bớt các yếu tố cản trở việc đưa ra quyết định của khách hàng. Nếu làm được điều này, bạn sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
3. Linh thấy điều này rất thú vị. Hầu hết mọi người khi nghĩ tới Marketing thì họ sẽ nghĩ ngay đến việc xây dựng thương hiệu (Branding). Những điều mà anh chia sẻ thì lại nghiêng về quá trình hoạt động, như là tính xem ghế nào còn trống trong tuần. Linh hiểu những gì anh Kevin đang nói là chúng ta phải suy nghĩ một cách toàn diện về những yếu tố khách hàng sẽ trải nghiệm khi họ suy nghĩ đến sản phẩm của công ty mình. Điều này không chỉ là làm về thương hiệu, đúng không anh Kevin?
Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam còn rất nhiều thứ mới mẻ. Mọi người thường phóng đại quá mức việc xây dựng thương hiệu. Các bạn thường cố gắng nghĩ đến việc làm thế nào để có được một thương hiệu, một tiếng nói có thể gây ra sức ảnh hưởng và mọi thứ khác. Nhưng cuối cùng, điều bạn cần làm là phải xử lý được những vấn đề cơ bản trước.
Khi bạn cố gắng mở rộng quy mô công ty một cách liên tục, hay có được trải nghiệm khách hàng mua hàng thường xuyên thì thương hiệu tất nhiên sẽ đóng một vai trò lớn. Điều này rất quan trọng khi bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cách bạn giao tiếp với nhân viên, với khách hàng hay đối tác của mình là tất cả những yếu tố liên quan tới thương hiệu mà bạn cần phải lưu ý tới. Điều cần phải xem xét ở đây là chúng ta phải bắt đầu trước với các nguyên tắc cơ bản như tôi vừa đề cập.
Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.
Tôi nghĩ rằng bạn không nhất thiết phải có một bằng cấp chuyên môn về Marketing để có thể làm Marketing tốt. Dù bạn đang làm ở vị trí Marketing, kinh doanh, hay thậm chí bạn là Giám đốc của một công ty nào đó, tôi nghĩ đôi lúc chúng ta quên đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng. Chúng ta chỉ quan tâm đến việc thiết lập một khuôn khổ và mô hình Marketing phức tạp, nhưng lại quên một điều đơn giản là xem mình như khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp.
Hãy tự hỏi bản thân rằng điều gì có thể thu hút sự chú ý của bạn? Và bạn muốn gì? Tôi nghĩ chúng ta có thể giải thích và giải quyết các vấn đề này thông qua các kỹ thuật trong Marketing. Nhưng một trong những cách đơn giản đầu tiên là hãy tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn của một người tiêu dùng hoặc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Đôi khi, chúng ta suy nghĩ quá phức tạp và quên mất cách một khách hàng bình thường thật sự suy nghĩ và hành động.
Tôi thấy vô cùng may mắn khi được làm việc với nhiều bạn trẻ Việt Nam rất giỏi.
Một ví dụ mà tôi luôn nhắc đến là số lần hiển thị cho một bộ phim trước khách hàng đến khi họ quyết định ra rạp chiếu phim. Và 7 lần chính là con số lý tưởng trong trường hợp này. Trước khi khách hàng đến rạp thì không chỉ những tấm poster mà bất kỳ dạng tài liệu tiếp thị nào cho một bộ phim, họ cần được xem qua chúng ít nhất 7 lần trước khi quyết định mua vé. Đó là cách để khách hàng làm quen với một tác phẩm nghệ thuật cụ thể hoặc tự xác định khái niệm về bộ phim đó.
Ở mọi cách tiếp cận, tôi luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của khách hàng. Và một trong những yếu tố để tôi có thể thành công tại đây là việc tôi không phải người Việt Nam. Điều đó khiến tôi không ngừng học hỏi và tìm hiểu sâu rộng về những gì đang diễn ra tại đất nước này. Bên cạnh đó, tôi cũng dựa vào đội ngũ nhân viên của mình - những người trẻ hơn tôi tận 10 đến 15 tuổi. Tôi thấy vô cùng may mắn khi được làm việc với nhiều bạn trẻ Việt Nam rất giỏi. Nhờ họ, tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Và sau đó, tôi đã cố gắng chia sẻ cởi mở suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để mọi người có thể làm việc tốt hơn.
Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam còn rất nhiều thứ mới mẻ. Mọi người thường phóng đại quá mức việc xây dựng thương hiệu. Các bạn thường cố gắng nghĩ đến việc làm thế nào để có được một thương hiệu, một tiếng nói có thể gây ra sức ảnh hưởng và mọi thứ khác. Nhưng cuối cùng, điều bạn cần làm là phải xử lý được những vấn đề cơ bản trước.
Khi bạn cố gắng mở rộng quy mô công ty một cách liên tục, hay có được trải nghiệm khách hàng mua hàng thường xuyên thì thương hiệu tất nhiên sẽ đóng một vai trò lớn. Điều này rất quan trọng khi bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cách bạn giao tiếp với nhân viên, với khách hàng hay đối tác của mình là tất cả những yếu tố liên quan tới thương hiệu mà bạn cần phải lưu ý tới. Điều cần phải xem xét ở đây là chúng ta phải bắt đầu trước với các nguyên tắc cơ bản như tôi vừa đề cập.
Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Kevin Yee - Cựu nhân viên Apple
⚈ Bài học 1: 5 Bài Học Marketing Đơn Giản Và Hiệu Quả Thường Bị Bỏ Quên