⭐️Cột Mốc⭐️ là chuỗi video podcast 4 tập do Skills Bridge và VietnamWorks hợp tác sản xuất, giúp bạn định hình và chinh phục từng Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.
Khác với Cột Mốc công việc đầu tiên, chuyển việc đổi ngành là Cột Mốc có thể xuất hiện nhiều lần trong hành trình sự nghiệp của bạn.
Khách mời của Cột Mốc thứ hai là chị Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc Nhân sự tại Navigos Group. Bắt đầu với công việc đầu tiên là làm về Logistics, sau một loạt các Cột Mốc chuyển việc, đổi ngành, thì Hoài Linh hiện đã có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành quản lý nhân sự. Với những kinh nghiệm thực tiễn của mình, Linh tin rằng Hoài Linh sẽ đem đến nhiều góc nhìn mới để giúp quy trình chuyển việc đổi ngành của bạn trở nên suôn sẻ hơn.
1. ĐỘ TUỔI NÀO NÊN CHUYỂN VIỆC ĐỔI NGÀNH?
1. ĐỘ TUỔI NÀO NÊN CHUYỂN VIỆC ĐỔI NGÀNH?
Câu hỏi số 1: Gần đây Linh có đọc một khảo sát của năm 2022 khá thú vị là: 62% bạn trẻ ở Việt Nam trong độ tuổi từ 19 đến 24 đã thay đổi công việc trong năm đầu tiên, có thể đến vài lần mỗi năm.
Là một chuyên gia trong ngành nhân sự, Hoài Linh có suy nghĩ gì về tỷ lệ này?
Câu hỏi số 1: Gần đây Linh có đọc một khảo sát của năm 2022 khá thú vị là: 62% bạn trẻ ở Việt Nam trong độ tuổi từ 19 đến 24 đã thay đổi công việc trong năm đầu tiên, có thể đến vài lần mỗi năm.
Là một chuyên gia trong ngành nhân sự, Hoài Linh có suy nghĩ gì về tỷ lệ này?
Hoài Linh nghĩ rằng tỷ lệ này hoàn toàn hợp lý. Vì chuyện đổi việc hay đổi ngành có thể xảy ra trong bất kỳ độ tuổi nào, là 20 tuổi hay 40 tuổi, nhiều khi lớn hơn nữa. Theo Linh, chuyển đổi công việc có thể xảy ra trong hai tình huống:
- Chuyển việc chủ động: Là khi bạn thấy mình không còn phù hợp với công ty hiện tại và cần một cơ hội mới hơn. Hoặc khi bạn thấy mình muốn khám phá về những ngành nghề khác nữa. Khi đó bạn sẽ tự trau dồi những kiến thức, kỹ năng để có thể chủ động thay đổi công việc.
- Chuyển việc bị động: Chuyển việc bị động: Là khi có những thay đổi bất ngờ như Covid, nhiều người sẽ bị mất việc.
Câu hỏi số 2: Đồng ý. Sẽ có những lúc mình cố gắng chủ động và có lúc mình sẽ “bị" chủ động 😅
Vậy với những Cột Mốc thay đổi trong sự nghiệp của mình, Hoài Linh có thể chia sẻ lý do vì sao mình đã quyết định thay đổi không?
Công việc đầu tiên Linh làm trong ngành logistics. Nhưng sau một thời gian được trải nghiệm những công việc về nhân sự trong công ty thì Linh thấy nó thú vị hơn và bản thân hợp với nghề đó hơn. Rồi từ đó Linh học thêm về nó và sau hai năm thì quyết định chuyển ngành.
Đến lần tiếp theo thì Linh đã làm ở công ty 10 năm, qua 5 ngành nghề khác nhau. Sau rất nhiều trải nghiệm thì Linh thấy là có lẽ đã đến lúc cả mình và công ty đều cần những luồng gió mới hơn nên quyết định chia tay. Đó là một cái duyên, đến khi nó hết rồi thì chúng ta sẽ tìm một cái cơ hội mới, làm mới mình hơn.
Công việc đầu tiên Linh làm trong ngành logistics. Nhưng sau một thời gian được trải nghiệm những công việc về nhân sự trong công ty thì Linh thấy nó thú vị hơn và bản thân hợp với nghề đó hơn. Rồi từ đó Linh học thêm về nó và sau hai năm thì quyết định chuyển ngành.
Đến lần tiếp theo thì Linh đã làm ở công ty 10 năm, qua 5 ngành nghề khác nhau. Sau rất nhiều trải nghiệm thì Linh thấy là có lẽ đã đến lúc cả mình và công ty đều cần những luồng gió mới hơn nên quyết định chia tay. Đó là một cái duyên, đến khi nó hết rồi thì chúng ta sẽ tìm một cái cơ hội mới, làm mới mình hơn.
2. NGÀNH HOT VÀ SỰ XÂM CHIẾM CỦA CÔNG NGHỆ (AI)
2. VÌ SAO BẠN CẦN XÂY DỰNG TƯ DUY “ĐƯỢC TỪ CHỐI"?
Câu hỏi số 3: Nhiều bạn trẻ cũng hỏi Linh là ngành nào đang “hot". Khi nói về đầu tư cũng có nhiều người hỏi Linh là làm thế nào để có thể đầu tư vào những ngành hot để có nhiều tiền lời. Đối với Linh, đợi đến khi một ngành nào đó hot thì đã quá muộn để đầu tư vào rồi. Vì khi mà bạn khởi nghiệp, bạn sẽ có nhiều thứ phải bắt đầu làm từ 0. Bạn cần thời gian để có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đủ khách hàng, đủ doanh thu. Như vậy khi một ngành hot lên, bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng quy mô.
Khi nói về nghề nghiệp, nhiều bạn cũng thấy là những lĩnh vực như công nghệ, AI đang rất là hot. Hoài Linh có thể chia sẻ cho các bạn trẻ được biết là hiện giờ những ngành nào đang “hot”? Hoặc trước đây nó “hot” nhưng hiện tại thì đang giảm nhiệt.
Câu hỏi số 3: Nhiều bạn trẻ cũng hỏi Linh là ngành nào đang “hot". Khi nói về đầu tư cũng có nhiều người hỏi Linh là làm thế nào để có thể đầu tư vào những ngành hot để có nhiều tiền lời. Đối với Linh, đợi đến khi một ngành nào đó hot thì đã quá muộn để đầu tư vào rồi. Vì khi mà bạn khởi nghiệp, bạn sẽ có nhiều thứ phải bắt đầu làm từ 0. Bạn cần thời gian để có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đủ khách hàng, đủ doanh thu. Như vậy khi một ngành hot lên, bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng quy mô.
Khi nói về nghề nghiệp, nhiều bạn cũng thấy là những lĩnh vực như công nghệ, AI đang rất là hot. Hoài Linh có thể chia sẻ cho các bạn trẻ được biết là hiện giờ những ngành nào đang “hot”? Hoặc trước đây nó “hot” nhưng hiện tại thì đang giảm nhiệt.
Theo số liệu trong 5 năm từ 2018 đến 2023 tại Vietnamwork, 5 ngành nghề duy trì tốt nhất là: (1) bán hàng, (2) tài chính đầu tư, (3) tiếp thị, (4) hành chính, (5) công nghệ thông tin. Bên cạnh đó với số liệu trước đó 5 năm (2013 - 2018) thì 5 ngành nghề sau đây vẫn nằm trong top 10 nhưng hiện tại đã giảm nhiệt hơn nhiều: (1) sản xuất, (2) xây dựng dân dụng, (3) điện tử, (4) kỹ thuật điện, (5) chăm sóc khách hàng.
Theo Hoài Linh quan sát thì với những yêu cầu của các công việc qua từng thời kỳ, đặc biệt là hiện tại với công nghệ 4.0, những yêu cầu đó đã khác đi rất nhiều. Để có thể đáp ứng được với những nhu cầu thay đổi về mặt công nghệ thì công nghệ 3.0 đã xảy ra, rồi đến công nghệ 4.0 và sắp tới còn có thể có 5.0. Những thay đổi đó sẽ luôn diễn ra.
Vậy nên nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ thay đổi/diễn ra tương xứng như vậy để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đón đầu xu hướng. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần phải trau dồi những tư duy/kỹ năng phù hợp để đảm bảo mình tận dụng được những bước đi của công nghệ, bước đi của xu thế để có thể bắt kịp và làm tốt hơn.
Câu hỏi số 4: Vậy theo Hoài Linh, các bạn trẻ có nên theo đuổi những ngành hot hay cứ cố gắng duy trì và đi sâu hơn vào ngành nghề hiện tại?
Dạ có chị, khi mà nói “hot” thì ai cũng thích đúng không? Theo mô hình Ikigai của Nhật, khi bạn lựa chọn một công việc, bạn có thể dựa vào 4 yếu tố là: (1) điều bạn làm giỏi, (2) điều bạn đam mê, (3) điều xã hội cần, và (4) mang lại thu nhập.
Vậy một công việc “hot” chắc chắn sẽ đáp ứng được 2 yếu tố là xã hội cần và làm ra tiền. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn có giỏi về nó hay không? Có hợp với nó hay không? Bạn cần phải hiểu bản thân để biết rằng mình có đủ cảm hứng để đi lâu dài với công việc đó lâu dài hay không hay chỉ chạy theo thị trường trong thời gian ngắn?
Câu hỏi số 5: Trong trường hợp khi các bạn rất giỏi và rất yêu thích một ngành nào đó. Nhưng dần dần công nghệ đã thay thế các bạn trong công việc đó thì các bạn cần phải làm gì?
Bị công nghệ thay thế là một xu hướng tất yếu. Dù bạn có giỏi về công việc đó, có yêu thích công việc đó đến đâu thì một ngày nào đó bạn cũng có khả năng bị thay thế. Vậy nên bạn cần phải suy nghĩ về những gì công nghệ không thể thay thế được và củng cố niềm đam mê của bạn trong công việc đó.
Linh tin chắc rằng chỉ những công việc lặp đi lặp lại hay công việc tay chân mới có khả năng bị công nghệ thay thế 100%. Còn những công việc mà có tương tác với con người, có những điểm chạm sâu về mặt cảm xúc thì chắc chắn sẽ có những phần bạn có thể học hỏi và làm giỏi hơn được. Khi công nghệ đến, mình hãy học công nghệ để nó hỗ trợ cho công việc của mình đạt năng suất cao hơn. Như vậy bạn sẽ không bị thụt lùi lại so với xu hướng phát triển của xã hội.
3. CHUYỂN NGHỀ THEO CẢM XÚC HAY LÝ TRÍ?
3. KHÓ KHĂN TRONG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN VÀ CÁCH VƯỢT QUA
Câu hỏi số 6: Nghĩa là mình luôn phải cố gắng học hỏi thêm. Kèm theo đó Linh nghĩ là các bạn cũng cần phải có một tư duy tích cực. Bạn phải tin rằng giờ mình chuyển ngành thì mình có khả năng để học những điều mới. Bạn phải chấp nhận rằng mình bắt đầu lại từ 0. Nhưng khi bạn biết chấp nhận điều đó rồi thì cứ “nhào vô" bắt đầu làm việc chăm chỉ, dần dần mình sẽ phát triển được thêm.
Điều này cũng giống với quy trình của Hoài Linh là Hoài Linh đã đổi ngành rất đột ngột từ Logistics qua nhân sự. Với Linh thì Linh không thấy được sự kết nối giữa hai ngành này.
Hoài Linh có thể mô tả một chút về lý do vì sao đã chuyển đổi như vậy? Và quy trình để Hoài Linh phát triển lên lại ở ngành thứ hai là bao lâu? Hoài Linh đã phải làm việc như thế nào để đạt được những thành tựu mới?
Trong cuộc đời Linh cũng có nhiều những thay đổi, và nó cũng thay đổi một cách đột ngột như vậy. Tuy nhiên trước đó khi làm trong ngành Logistics, Linh đã quan sát được sự vận động của nền kinh tế hàng hoá giao thương cùng với những chứng từ xuất nhập khẩu. Vì yêu cầu từ các quốc gia về điều này rất khác nhau nên Linh cũng học hỏi được nhiều thứ. Bên cạnh đó, những công việc trước đó của Linh cũng được tiếp xúc với vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển nên cũng khá thú vị.
Nhưng khi tìm hiểu và thấy rằng công việc nhân sự là công việc làm việc với con người, được tạo ra môi trường để mọi người cùng phát triển thì Linh thấy có vẻ mình hợp với ngành này hơn. Sau đó Linh đi học, hỏi thêm các chuyên gia, hỏi những người đi trước và thấy ngành này khá thú vị, đúng là ngành mà mình đam mê, đồng thời cũng đang là xu hướng. Sau khi tìm hiểu đủ sâu, đủ kỹ thì Linh đã quyết định chuyển nghề.
Câu hỏi số 7: Khi quyết định nghỉ công việc hiện tại để chuyển sang công việc kế tiếp, có những gì đã xảy ra trong quy trình suy nghĩ của Hoài Linh?
Quy trình đó Hoài Linh đã có khá nhiều băn khoăn. Một bên là lý trí, một bên là tình cảm. Vì gắn bó với một công ty 10 năm và nó như là một đứa con tinh thần. Đã có nhiều thứ mình trải qua, mình thiết lập nên thực sự để rời bỏ nó không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó lý trí của Linh đã mách bảo rằng cũng đến lúc rời đi rồi. Vậy nên Linh đã chia sẻ thẳng thắng với người sếp của mình rằng hình như là giai đoạn thay đổi cũng cần phải diễn ra rồi.
Linh rất đồng ý là khi mình đưa ra quyết định, mình cần phải cân nhắc về cảm xúc và lý trí. Vì lý trí là một điều chúng ta thường phải đi theo. Khi mình cảm thấy khó chịu thì mình cứ nghỉ việc. Nhưng gần đây Linh có học được một khái niệm mới gọi là “Linh 2030”. Nghĩa là Linh sẽ lên kế hoạch cho năm 2030 và sẽ nhắc nhở bản thân với một câu ngắn gọn: Mục tiêu là Linh 2030. Vậy nên khi mình mệt quá mình cũng ngồi dậy làm, khi mình buồn ngủ quá mình cũng uống cà phê để tỉnh táo. Bằng cách đó mình có thể đưa ra những quyết định rõ ràng hơn và không bị cảm xúc chi phối. Vì với cảm xúc, phần lớn nó sẽ muốn bạn xem truyền hình thêm mấy tiếng nữa, ăn thêm 3, 4 cái bánh nữa. Nhưng lý trí của mình sẽ rõ ràng hơn, sẽ dần mình đi đến thành công mình muốn trong tương lai.
Câu hỏi số 8: Trở lại với quyết định của Hoài Linh. Khi Hoài Linh đã gắn bó với công ty 10 năm. 10 năm tương tự như thời gian cuộc hôn nhân của Linh rồi, rất dài và còn có 2 đứa bé 😅
Vậy theo Hoài Linh, nếu trong lúc đang suy nghĩ là mình có nên nghỉ hay không và xuất hiện những lý do để mình ở lại thêm một thời gian nữa thì các bạn trẻ nên làm gì?
Lúc nãy chị Linh có nhắc đến khái niệm Linh 2030 rất là thú vị. Điều quan trọng ở chỗ khi đặt ra khái niệm đó, các bạn có đủ kiên trì để thực hiện nó hay không. Các bạn có đủ nỗ lực để rời bỏ những cám dỗ, những khoảnh khắc “lười biếng" của bản thân để quay trở lại với mục tiêu hay không? Điều này quay trở lại với niềm đam mê của bạn. Khi mục tiêu bạn đưa ra gắn liền với niềm đam mê của mình thì vào những lúc xao lãng, lý trí sẽ kéo bạn quay trở lại.
Về cảm xúc con người Hoài Linh nghĩ ai cũng có. Và chúng ta cần tôn trọng cảm xúc đó. Bạn cần biết được là cảm xúc của mình đang như thế nào? Bạn cần thời gian bao lâu để vượt qua được cảm xúc đó? Nhưng khi quay trở lại với niềm đam mê, với lý trí, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì, phải cân bằng như thế nào giữa cảm xúc và lý trí để có thể đi tiếp.
Với câu hỏi của chị Linh là: 10 năm rồi, có nên quyết định ở lại hay không? Đó không đơn giản là câu chuyện về cảm xúc nữa mà là sự đấu tranh về mặt lý trí. Bạn đã quen với 10 năm đó nên bây giờ cứ đi tiếp như một thói quen. Hay một lý trí mới đưa ra rằng bạn cần phát triển một phiên bản mới. Vì ví dụ như Linh 2030 cũng có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Vậy phiên bản nào là phiên bản khiến mình vui, mình hạnh phúc? Phiên bản nào có giá trị cho những người xung quanh? Phiên bản nào để mình không bị thụt lùi với những công nghệ 3.0, 4.0, 5.0? Đó là sự đấu tranh không chỉ giữa cảm xúc và lý trí mà nó là những luồng suy nghĩ lý trí khác nhau. Bạn cần phải làm sao để đảm bảo điều mình đạt được sẽ là một phiên bản khiến mình muốn nhìn thấy nhất. Kết quả ở cuối con đường như thế nào, tất cả đều là lựa chọn của bạn.
Luôn có một lựa chọn phải không? Các bạn trẻ thường nghĩ là mình buộc phải làm những việc sếp giao. Nhưng thực sự, trong công việc, để có thể thành công bạn cần phải biết giao tiếp. Lúc nãy Hoài Linh có nói là để nghỉ việc cũng cần một quy trình khoảng 6 tháng. Trong thời gian làm việc mình đã đảm nhiệm rất nhiều trách nhiệm, mình phải cố gắng để bàn giao nó lại hoặc là phải hoàn thành xong một dự án nào đó.
Với các bạn trẻ, nếu mình đang trong giai đoạn thấy là công việc của mình đã quá quen thuộc và hơi nhàm chán thì tốt nhất là mình nên nói chuyện với sếp. Vì Linh sẽ rất là vui khi bạn nào đó vô phòng nói là: “Chị ơi, em hơi chán!” Lúc đó mình có thể thảo luận được là: Bạn đã làm tốt công việc A rồi, vậy bạn có thể làm tiếp công việc B, C. Đó là cách để bạn có thể khám phá được những điều mới mẻ để học hỏi thêm.
Điều mà chị Linh vừa chia sẻ cũng là điều mà Hoài Linh từng trải qua với công ty thứ hai. Khi Hoài Linh làm được 4 năm với ngành sản xuất may mặc thì Linh thấy rằng mọi thứ có vẻ chững lại. Linh cảm thấy mình cần những cơ hội phát triển khác nữa. Linh muốn mình là một phiên bản khác nữa.
Khi đó, Linh đã nói chuyện với sếp về những điều đang xảy ra, những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Rất may là anh ấy đã chia sẻ rằng công ty đang có những dự án mới để phát triển trong năm tới. Sau khi trao đổi sâu hơn và biết rõ về dự án đó thì Linh đã gắn bó với công ty thêm 6 năm nữa với rất nhiều những ngành nghề khác nhau được chuyển đổi ngay trong cùng công ty.
Đó là một cơ hội. Nếu bạn không cởi mở để nói chuyện với sếp thì bạn sẽ không biết được những kế hoạch công ty đang ấp ủ. Vậy nên khi mình muốn thì mình phải mở lời, phải chủ động.
Vì Linh biết có nhiều bạn khi có vấn đề với công việc hiện tại thường âm thầm đi phỏng vấn chỗ khác. Sau đó vào một ngày đẹp trời bạn vô phòng rồi xin nghỉ, lúc đó sếp cũng sẽ không biết lý do vì sao bạn xin nghỉ. Vậy nên cách tốt nhất là khi bạn có khó khăn nào, hãy chia sẻ thẳng thắn để mọi người cũng tìm phương án giải quyết. Giống như cách Hoài Linh đã làm và tìm được một lộ trình thêm 6 năm nữa và cũng có thể học hỏi được rất nhiều trong thời gian đó.
4. NGHỈ VIỆC SAO CHO CHUYÊN NGHIỆP?
4. NGHỈ VIỆC SAO CHO CHUYÊN NGHIỆP?
Câu hỏi số 9: Từ đầu cuộc trò chuyện đến giờ chúng ta đã nói nhiều về cách mình suy nghĩ, lý do vì sao mình quyết định chuyển việc đổi ngành. Bây giờ khi mình đã có quyết định rồi, mình đã thông báo với sếp là sẽ nghỉ việc thì sẽ bắt đầu quy trình bàn giao công việc. Linh cũng thường khuyên các bạn trẻ là các bạn nên sắp xếp mọi công việc làm sao mà khi bạn rời khỏi công ty thì mọi thứ vẫn hoạt động như bạn vẫn còn ở đó.
Với kinh nghiệm của mình, Hoài Linh có quan điểm như thế nào về quy trình bàn giao công việc để duy trì được những ấn tượng tốt đẹp mình đã tạo ra trong quá trình làm việc?
Khi bạn tạo ra quy trình nghỉ việc một cách chu đáo thì chắc chắn mọi người sẽ nhìn thấy được nỗ lực của bạn trong suốt thời gian làm việc tại công ty. Từ phía bạn, tất cả những gì bạn nghĩ có thể tốt cho công ty, hãy làm hết sức có thể. Khi bạn đặt cái tâm của mình vào công việc như vậy, vào lúc bạn rời đi chắc chắn sẽ không ai nghĩ điều gì tiêu cực về bạn. Dấu ấn lúc nghỉ việc, trong nhiều tình huống còn ấn tượng hơn dấu ấn trong cả 10 năm làm việc. Vậy nên sau một quá trình bạn đã làm tốt rồi, hãy chú ý để giữ hình ảnh chuyên nghiệp đến phút cuối cùng.
Chúng ta thường nói đến thương hiệu cá nhân (Personal Branding). Vào những thời điểm rời khỏi công việc như vậy chính là lúc bạn tạo điểm nhấn cho thương hiệu cá nhân của mình. Trong xã hội hiện đại rất mở về truyền thông, thông tin của bạn có thể được kiểm tra chéo (reference check), sẽ được hỏi giữa công ty hay đối tác mà bạn sẽ làm việc với những người cũ. Vậy bạn muốn là họ sẽ nói gì về mình, giới thiệu gì về mình? Đó là lý do vì sao bạn cần giữ sự chuyên nghiệp để những thông tin đi sau bạn cũng sẽ chuyên nghiệp.
Với Hoài Linh chuyện nghỉ việc giống như một dự án nghỉ việc. Quy trình đó kéo dài đến 6 tháng. Mình cần liệt kê những công việc mình đã làm và xem có thể bàn giao cho ai. Có những việc mình phải hướng dẫn lại cho người khác để họ có thể làm được. Cả những mối liên hệ, những dự án còn dang dở sẽ phải xử lý như thế nào? Đối với tất cả những công việc mình đã làm, cần cấu trúc lại rõ ràng để mọi người có thể tìm được một cách dễ dàng nhất khi cần đến.
Thực ra với Linh, sau khi chuyển việc 2 đến 3 năm vẫn có những cuộc gọi liên hệ từ đối tác, từ cơ quan nhà nước để hỏi về công ty cũ. Khi đó Linh sẽ liên hệ lại với anh sếp để hỏi xem hiện tại việc này bạn nào đang chịu trách nhiệm để có thể bàn giao, kết nối lại. Sau đó Linh cũng thông tin thêm cho bạn về vấn đề này đã có lịch sử như thế nào trước đây và hướng dẫn bạn cần làm gì với công việc đó.
Chị rất đồng ý với Hoài Linh là hình ảnh cá nhân của mình rất quan trọng. Mình thường sẽ xây dựng nó trong những giai đoạn đầu và cuối phải không? Khi Linh đọc về những bài nghiên cứu, khả năng để con người có thể tập trung vào một điều gì rất là ít. Với một lớp học hoặc một cuốn sách hay, một bộ phim hay, chúng ta sẽ thường nhớ về phần đầu và phần cuối nhiều hơn.
Hoài Linh đã gắn bó với công ty 10 năm. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 9, phần lớn mọi người có thể sẽ quên mình đã làm gì. Mọi người sẽ chỉ biết là trong năm đầu và năm thứ 10 mình đã được thăng tiến hay đạt được thành tựu nào đó. Trong nhiều tình huống, giai đoạn cuối trước khi rời đi thực sự quan trọng hơn so với giai đoạn bạn còn làm việc tại công ty.
Câu hỏi số 10: Hoài Linh có lời nhắn nào gửi đến các bạn đang suy nghĩ sẽ rời khỏi công ty hay đang đứng trước Cột Mốc chuyển việc đổi ngành?
Cảm ơn chị Linh về câu hỏi này. Chúng ta có thể đứng trước Cột Mốc chuyển việc đổi ngành bất kỳ khi nào. Linh chỉ muốn nói rằng: bạn hãy mở lòng! Mở lòng ra để học hỏi trong suốt hành trình của mình chứ không phải đợi đến lúc bạn có ý định chuyển việc đổi ngành. Như vậy bạn sẽ có thể tích lũy đủ kiến thức, đủ kỹ năng và tư duy để khi sự thay đổi diễn ra, bạn đã trong tư thế sẵn sàng.
Và với Linh, trong từ điển của Linh sẽ không có câu chuyện tự ái cá nhân. Thay vào đó hãy luôn mở lòng ra để học, học từ những người ít tuổi hơn mình, những người là thành viên của mình. Đương nhiên mình sẽ học từ các anh chị đi trước, nhưng các bạn ở thế hệ sau vẫn có nhiều điều đáng cho mình học hỏi.
Chúng ta cũng cần phải làm quen với những khoảng cách thế hệ, với những suy nghĩ trước đây là đúng nhưng bây giờ không còn đúng với các bạn trẻ nữa. Đó là nền tảng để bạn có thể trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình và sẵn sàng bất kỳ lúc nào với Cột Mốc chuyển việc đổi ngành.
Cảm ơn Hoài Linh! Trong thực tế, không phải lúc nào bạn cũng cần chuyển việc mới có thể chuyển ngành. Hiện tại các doanh nghiệp cũng có các chương trình thuyên chuyển nội bộ (Internal Transfer) nhằm tạo điều kiện cho nhân viên tìm kiếm vị trí phù hợp trong chính công ty, hay tập đoàn mà mình làm việc. Điều quan trọng là bạn cần ngồi xuống nhìn nhận nhu cầu của mình và trao đổi thẳng thắn với người quản lý để được hỗ trợ, như cách Hoài Linh đã làm và mở ra cơ hội mới trong sự nghiệp của mình.
Và nếu bạn cảm thấy con đường sự nghiệp của mình không bằng phẳng lắm thì chúng ta sẽ gặp nhau trong bài viết tiếp theo để giải quyết những vấn đề này. Hẹn gặp các bạn trong Cột Mốc thứ 3: Làm thế nào để giải quyết khó khăn (của bạn và đồng nghiệp) trong công việc?
- Không có một độ tuổi giới hạn nào cho Cột Mốc chuyển việc, đổi ngành. Điều quan trọng là bạn cần xác định được mục tiêu của mình và chủ động vạch ra kế hoạch để thực hiện.
- Bạn không nên quyết định chuyển ngành dựa vào cảm xúc mà phải dựa trên lý trí. Khi cân nhắc đưa ra quyết định, bạn có thể quyết định làm hay không dựa vào Tôi 2030, Tôi 2040 - nghĩa là tôi của tương lai.
- Cuối cùng, cách mình rời đi sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân của mình. Hãy giữ hình ảnh chuyên nghiệp đến những ngày cuối cùng.
Mời các bạn cùng đón xem các bài viết tiếp theo của Series Cột Mốc:
⚈ Cột Mốc số 1: Chiến Lược Để Thành Công Trong Công Việc Đầu Tiên?
⚈ Cột Mốc số 2: Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp?
⚈ Cột Mốc số 3: Làm Thế Nào Để Giải Quyết Khó Khăn (Của Bạn Và Đồng Nghiệp) Trong Công Việc?