Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - Phần 2: Luyện Tập Với AI

Theo Zippia, trung bình mỗi ứng viên phải gửi 6 CV mới nhận được 1 lời mời phỏng vấn. Và trong số 250 hồ sơ nhận được, nhà tuyển dụng chỉ mời 4 đến 6 ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. Những con số trên cho thấy điều gì? Đó là cơ hội để được phỏng vấn thật sự rất ít. Đừng lãng phí cơ hội của bạn chỉ vì không chuẩn bị tốt.

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu 2 bước đầu tiên của Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT là (1) Nắm bắt thông tin và (2) Tìm lỗ hổng giữa CV của bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong bài viết này Linh sẽ hướng dẫn các bạn 2 bước còn lại - cực kỳ quan trọng - là (3) Chuẩn bị thư viện câu trả lời, và (4) Luyện tập với Huấn luyện viên AI.

BƯỚC 3: CHUẨN BỊ THƯ VIỆN CÂU TRẢ LỜI 

1. 3 NHÓM CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẬP
Dù các công ty không hỏi những bộ câu hỏi giống nhau, vẫn có 3 nhóm câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên.
(1) Đầu tiên là nhóm câu hỏi TRUYỀN THỐNG. Mục đích của dạng câu hỏi này là để đánh giá tính cách, nền tảng, và những giá trị mà bạn đang có. Các câu hỏi có thể là: Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân. Điểm mạnh hay điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn quan tâm đến công ty, vị trí, hoặc dự án này?
(2) Thứ 2 là nhóm câu hỏi HÀNH VI. Những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng dự đoán cách cư xử của ứng viên trong tương lai dựa trên những phản ứng và hành vi của người đó trong quá khứ. Ví dụ, Hãy mô tả một tình huống mà bạn phải làm việc với một người có quan điểm và phong cách làm việc khác hoàn toàn với bạn, hoặc Hãy kể về một thất bại bạn đã gặp phải và cách bạn đối mặt với nó?
(3) Cuối cùng là nhóm câu hỏi TÌNH HUỐNG. Mục đích của nhóm câu hỏi này là đánh giá kỹ năng phân tích, cách tiếp cận hay giải quyết vấn đề của bạn. Ví dụ: Nếu doanh số bán hàng đang suy giảm, bạn sẽ làm gì để cải thiện? Bạn có một khách hàng rất khó tính và đang phàn nàn về dịch vụ của bạn với các khách hàng khác tại cửa hàng, bạn sẽ làm gì?
2. MÔ HÌNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN STARR
Phản ứng đầu tiên của bạn khi nghe các câu hỏi vừa rồi là gì? Là mình muốn trả lời liền đúng không (cười). Không được nha! Các bạn còn nhớ mục tiêu của chúng ta khi tham gia một buổi phỏng vấn không? Đó là bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy mình là người phù hợp nhất cho vị trí này, theo cách dễ hiểu và hứng thú nhất. Muốn được như vậy, bạn phải biết cách câu trúc câu trả lời của mình một cách thông minh.
Một mô hình quen thuộc mà Linh thấy rất hiệu quả trong việc đưa ra câu trả lời là mô hình STARR. STARR là viết tắt của Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), và Results (Kết quả). Và với Linh, Linh đã thêm một chữ “R” nữa, đó là Review (Đánh giá).
Nghĩa là, đầu tiên, bạn sẽ mô tả tình huống đang diễn ra. Sau đó, giải thích cho người nghe hiểu nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó là gì, bạn đã hành động như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ trên. Tiếp đến là chỉ ra kết quả đạt được. Và chữ R cuối cùng - có lẽ là điều quan trọng nhất mà đa số mọi người thường quên - đó là nói về những kinh nghiệm bạn đã học được.
Nghe khá chi tiết đúng không? Tới đây, chắc nhiều bạn sẽ nghĩ làm sao chỉ trong vài giây ngắn ngủi em có thể cơ cấu trong đầu câu trả lời chi tiết đến vậy. Đó là lý do bạn cần chuẩn bị và luyện tập trước.
Những điều Linh vừa chia sẻ ở trên là để cung cấp cho bạn một tư duy đúng đắn khi chuẩn bị thư viện câu trả lời. Bây giờ, chúng ta sẽ thực hành tự động hóa quy trình với ChatGPT để (1) Xây dựng bộ câu hỏi và (2) Cấu trúc câu trả lời.

Video này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu đến bạn chuỗi 02 workshop là: Tối Ưu Hóa Việc Quản Lý Thời Gian, Tạo Slides, phân tích Dữ Liệu và Chatbot Với AI.

Trong chuỗi workshop này, bạn sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ AI trong việc tối ưu các công việc thủ công hàng ngày với các tình huống thực hành cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng ngay tại lớp, mà bạn không phải mất thời gian tự tìm hiểu.

Đến cuối buổi, bạn không chỉ có được kỹ năng sử dụng công cụ AI để tối ưu hiệu suất công việc. Mà còn mở ra cho mình năng lực chủ động trong việc áp dụng các giải pháp AI hiệu quả.

Tìm hiểu và đăng ký tham gia workshop TẠI ĐÂY nhé!

3. TÌM HIỂU CÁC DẠNG CÂU HỎI
Trong phần thực hành này, Linh sẽ tiếp tục lấy ví dụ của Hoàng trong tập trước. Hoàng là một Senior Digital Marketing Executive. Hoàng sẽ ứng tuyển vào vị trí Digital & E-Commerce Manager của Highlands Coffee. Nếu bạn chưa xem cách tìm lỗ hổng giữa CV của Hoàng và yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể xem lại tại đây nha.
Bây giờ, để xây dựng bộ câu hỏi trong buổi phỏng vấn cho vị trí Digital & E-Commerce Manager của Hoàng, Linh sẽ bắt đầu với prompt bên dưới. Prompt này yêu cầu ChatGPT soạn bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 7 câu cho vị trí Digital & E-Commerce Manager tại Highlands Coffee. Bộ câu hỏi sẽ bao gồm 3 nhóm câu hỏi là truyền thống, hành vi, và tình huống. Và quan trọng nhất, các câu hỏi phải giúp Hoàng lấp đầy được các lỗ hổng đã chỉ ra ở Bước 2 trong bài trước.
Nhấp vào xem Prompt mẫu
Dựa vào những phân tích và thông tin trong 2 file đính kèm ở trên, đóng vai CMO và HR Manager của Highlands Coffee, hãy liệt kê 7 câu hỏi theo thứ tự mà nhà tuyển dụng muốn hỏi Hoàng trong buổi phỏng vấn cho vị trí Digital & E-Commerce Manager để luyện tập.
Các câu hỏi cần:
1- Thuộc 1 trong 3 nhóm: câu hỏi truyền thống, câu hỏi hành vi, và câu hỏi tình huống.
2- Tập trung vào việc giải quyết 3 điểm lớn nhất cần khắc phục đã phân tích ở trên.
3- Chỉ ra mục tiêu của nhà tuyển dụng khi hỏi.
Và đây là kết quả câu hỏi mà Linh nhận được từ ChatGPT

Câu hỏi phỏng vấn ChatGPT đề xuất

Các bạn có thể thấy, các câu hỏi phỏng vấn này được thiết kế rất tốt, vì chúng bao quát nhiều khía cạnh quan trọng trong công việc của Hoàng. Và điều Linh thích ở đây là ChatGPT còn chỉ ra mục tiêu của nhà tuyển dụng trong từng câu hỏi. Từ đó, bạn sẽ biết cách cơ cấu câu trả lời của mình để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các bạn cũng có thể yêu cầu ChatGPT tạo thêm các bộ câu hỏi khác bằng cách nhấp vào nút Regenerate nếu muốn.
4. CHUẨN BỊ CÂU TRẢ LỜI
Sau khi có được bộ câu hỏi cho vị trí này, tiếp theo chúng ta sẽ yêu cầu ChatGPT lần lượt trả lời từng câu hỏi cho mình. Hãy cùng xem câu lệnh sau.
Nhấp vào xem Prompt mẫu
Khi tôi gõ 1 con số, hãy soạn câu trả lời cho câu hỏi đó bằng thông tin có trong file CV đính kèm của Hoàng và những phân tích ở trên, với các yêu cầu sau:
1. KHÔNG BỊA CHUYỆN. Nếu không đủ thông tin để trả lời thì hãy nói là "KHÔNG ĐỦ THÔNG TIN". Sau đó liệt kê ra 3 thông tin mà bạn muốn tôi bổ sung.
2. Câu trả lời phải bao gồm ít nhất 4 thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành cần thiết cho vị trí ứng tuyển lấy từ Bảng thống kê các thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành Digital Marketing và E-Commerce ở trên. In đậm các thuật ngữ.
3. Cấu trúc câu trả lời theo mô hình STARR, gồm các trường thông tin: Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), Results (Kết quả), và Review (Đánh giá lại).
Khi tôi nói YES thì chuyển sang câu kế tiếp.
Các bạn có thể thấy 4 yêu cầu của Linh rất rõ ràng.
(1) Đầu tiên là yêu cầu ChatGPT trả lời từng câu hỏi, và chỉ chuyển qua câu tiếp theo khi Linh nói YES. Lý do là ChatGPT chỉ có rất ít thông tin từ CV của bạn. Để câu trả lời hoàn thiện hơn, bạn phải chỉnh sửa và bổ sung thông tin cho ChatGPT. Các bạn lưu ý là ChatGPT chỉ có thể hỗ trợ bạn ở phần tạo ý tưởng và cơ cấu câu trả lời. AI không thể thay thế các kinh nghiệm của bạn.
(2) Lời nhắc thứ 2 là ChatGPT chỉ được trả lời khi có đủ thông tin. Nếu không có thì liệt kê các thông tin cần bạn bổ sung vào. Cuối ngày, mục tiêu của chúng ta không phải là có 1 câu trả lời đẹp NHƯNG SAI. Mục tiêu là có một câu trả lời cơ cấu dựa trên những KINH NGHIỆM THỰC TẾ của bản thân.
(3) Thứ ba, câu trả lời của bạn phải bao gồm các từ khóa liên quan đến kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Linh cũng yêu cầu ChatGPT tô đậm các từ khoá để dễ nhận biết. Làm sao có các từ khóa này? Linh đã hướng dẫn rất chi tiết trong bài viết trước. Các bạn xem tại đây nha. 
(4) Cuối cùng là yêu cầu ChatGPT cơ cấu câu trả lời theo mô hình STARR.
Chúng ta chọn câu 1 đi ha. Linh sẽ gõ số 1: Vui lòng cho biết thêm về kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực F&B và cách bạn có thể áp dụng những kỹ năng của mình vào ngành này tại Highlands Coffee?
Trong tập trước, chúng ta đã phân tích và thấy rõ Hoàng chưa có kinh nghiệm trong ngành F&B mà chỉ có kinh nghiệm trong ngành công nghệ và bán lẻ. Việc Hoàng cần làm trong buổi phỏng vấn là cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết về ngành F&B và chuẩn bị các ví dụ liên quan để minh chứng khả năng áp dụng kinh nghiệm hiện có vào ngành này.

Câu trả lời ChatGPT đề xuất

Khi nhìn vào câu trả lời, các bạn có thể thấy là ChatGPT đã lấy thông tin từ CV của Hoàng và đưa ra một vài ý tưởng để liên kết kinh nghiệm hiện có với ngành mới là F&B. Các từ khoá cũng được tô đậm rất dễ thấy. Nhưng cảm giác là vẫn còn thiếu thông tin đúng không? Một điểm tích cực là ChatGPT cũng nhận ra điều này, và nó đã yêu cầu bạn tiếp tục bổ sung thêm thông tin theo 3 ý bên dưới.
Giả sử Hoàng chưa hề có kinh nghiệm nào về ngành F&B, Hoàng có thể hỏi ngược lại ChatGPT để được gợi ý một vài ý tưởng mới như hình dưới. Và bạn có thể lọc chọn các ý tưởng từ ChatGPT để thêm vào câu trả lời của mình.

Một vài gợi ý từ ChatGPT

Các bạn có thấy là khi Linh bổ sung thêm thông tin như nghiên cứu thị trường và học hỏi từ các chuyên gia ngành F&B từ các đề xuất trên thì ChatGPT sẽ cơ cấu thông tin đó vào câu trả lời chi tiết hơn không?

Câu trả lời ChatGPT đề xuất sau khi bổ sung thông tin

Sau đó, các bạn hãy tiếp tục bổ sung thêm thông tin thứ hai, thứ ba cho ChatGPT để hoàn thiện câu trả lời của mình. Khi bạn thấy hài lòng với câu trả lời, hãy nhấn YES để chuyển sang câu kế tiếp hoặc gõ số câu hỏi tiếp theo.
Nếu buổi phỏng vấn của bạn là tiếng Anh, thì bạn chỉ cần bổ sung “Output: English" vào prompt như bên dưới. Câu hỏi số 2 đã được trả lời bằng tiếng Anh rất cụ thể.

Câu trả lời bằng tiếng Anh từ ChatGPT

BƯỚC 4: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VỚI MICROSOFT POWERPOINT

1. TẠO FILE THỰC HÀNH

Sau khi chuẩn bị xong thư viện câu trả lời, chúng ta sẽ đến với bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất, Luyện tập, luyện tập, luyện tập! Bây giờ, Linh sẽ chỉ bạn cách thực hành với Huấn luyện viên AI. Như vậy, bạn có thể luyện tập theo cách mình muốn, vào bất cứ thời gian nào.

Thông thường, trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ nghe nội dung bạn nói, mà còn đánh giá xem: Giọng điệu của bạn có tự tin không? Phong thái, cử chỉ của bạn có chuyên nghiệp không? Tốc độ nói của bạn có quá nhanh hay quá chậm không? Thường mình sẽ không chú ý đến các điểm này vì mình đang quá tập trung vào nội dung. Vì vậy, bạn phải luyện tập trước để biến chúng thành phản xạ tự nhiên của mình. Và huấn luyện viên AI trong Microsoft PowerPoint sẽ đánh giá tất cả những yếu tố trên cho bạn với những thống kê rất chi tiết. Hãy để Linh chỉ cho bạn cách làm.

Đầu tiên, bạn cần tạo một file Power Point có sẵn thư viện câu trả lời mà bạn đã tạo với ChatGPT. Ở bước này, Linh sẽ yêu cầu ChatGPT tóm tắt lại các câu trả lời theo mô hình STARR, bôi đậm các thuật ngữ.

Nhấp vào xem Prompt mẫu
Tóm tắt câu trả lời số 1 và 2 ở trên theo mô hình STARR để vào slide PowerPoint. Chỉ giữ các từ khoá chính. Bôi đậm các từ khóa lấy từ Bảng thống kê các thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành Digital Marketing và E-Commerce trong file đính kèm ở trên. Output: Vietnamese.

Câu trả lời tóm tắt từ ChatGPT

Hình trên là kết quả Linh nhận được. Nhiều từ khoá và dễ dàng đọc lướt. Nếu chỉ có một vài câu trả lời, bạn có thể copy chúng vào slide PowerPoint của mình. Nếu thư viện của bạn có nhiều câu trả lời, bạn có thể dễ dàng tự động hóa việc tạo slide thuyết trình chỉ với vài nhấp chuột. Các bạn xem hướng dẫn chi tiết ở bài viết Tự Động Hóa Việc TẠO MỚI Slide Thuyết Trình.

Sau khi đổ nội dung câu hỏi và câu trả lời vào slide thì bạn sẽ có một file PowerPoint để luyện tập như thế này.

File Powerpoint để luyện tập

Tiếp theo, hãy sử dụng chức năng Rehearse with Coach để bắt đầu luyện tập. Để tìm thấy chức năng này trong trình duyệt PowerPoint, nhấp chọn Slide Show, sau đó chọn tính năng Rehearse with Coach. Nhấn “Start Rehearsing” để bắt đầu luyện tập. Bạn có thể chọn “Show feedback” để được Huấn luyện viên AI phản hồi trực tiếp trong quá trình luyện tập.

Ví dụ, khi bạn trả lời ấp úng, ứng dụng sẽ thông báo cho bạn đừng dùng ậm ừ quá nhiều. Hoặc khi bạn đang nói hơi chậm thì AI sẽ yêu cầu bạn nói nhanh hơn.

Cuối cùng, khi kết thúc phần luyện tập, hãy nhấn nút Escape hoặc ESC trên bàn phím. Lúc này, trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ phân tích phần trình bày của bạn. Lưu ý là báo cáo này sẽ biến mất khi bạn đóng cửa sổ. Hãy nhớ chụp màn hình để lưu lại nha. Đây sẽ là dữ liệu để bạn so sánh với những lần sau.

2. XEM BÁO CÁO VÀ CẢI THIỆN

Huấn luyện viên AI sẽ đánh giá phần trình bày của bạn dựa trên những tiêu chí nào?

Giao diện báo cáo thực hành từ Powerpoint

(1) Đầu tiên là Summary. Mục này cho biết thời gian và số slides bạn đã trình bày.

(2) Hai là Fillers, liệt kê các từ thừa mà bạn đã nói. Những từ như “uhm” hay “ờ” sẽ làm giảm mức độ tự tin và lưu loát trong câu trả lời của bạn. Những từ này xuất hiện càng nhiều nghĩa là bạn chưa chuẩn bị tốt và thiếu tự tin. Thay vì ậm ừ thì bạn cứ dừng lại một chút rồi nói tiếp.

(3) Ba là Repetitive Language, cho biết là bạn có lặp đi lặp lại một vài từ nào đó không.

(4) Thứ tư là Pace, thể hiện tốc độ nói trung bình và tốc độ nói theo thời gian của bạn. Tốc độ nói trung bình khi bạn đang thực hiện một bài thuyết trình là từ 140 - 160 từ trong 1 phút. Theo như báo cáo thì bạn nói trên 100 từ là ổn, nhưng trong thực tế có thể bạn cần nói nhanh hơn một chút.

(5) Thông số thứ Năm là Pitch, hay độ cao giọng nói. Nếu bạn trình bày với giọng đều đều như thế này, nghĩa là không có sự thay đổi về cao độ hay âm điệu, người nghe sẽ cảm giác là bạn đang thiếu tự tin. Kết quả là họ sẽ thấy nhàm chán và rất dễ mất tập trung. Ngược lại, nếu bạn biết cách thay đổi cao độ, ngắt nghỉ đúng lúc, khán giả sẽ thấy hứng thú và muốn nghe bạn trình bày nhiều hơn. Một mẹo giúp bạn cải thiện điều này là nhấn mạnh vào những từ hay cụm từ quan trọng, như Linh vừa làm.

(6) Cuối cùng là Originality hay tính tự nhiên, độc đáo. Tính năng này giúp bạn phát hiện mình có đang trình bày một cách tự nhiên hay chỉ đang đọc lại nội dung trên slide. Qua đó bạn có thể cải thiện câu trả lời của mình.

Khi nhắc đến việc luyện tập cho một buổi phỏng vấn hay bài thuyết trình, một vài bạn nói với Linh rằng điều này nghe không được tự nhiên. Bởi vì mọi người có thể nghe ra là bạn đang cố nhớ và lặp lại câu trả lời. Đồng ý, với điều kiện là bạn chỉ thực hành 5,6 lần thôi.

Mục tiêu là bạn cần luyện tập nhiều đến mức mà mọi người không biết là bạn đã từng luyện tập. Việc này sẽ mất bao nhiêu thời gian? Câu trả lời là tuỳ vào kinh nghiệm của bạn. Ví dụ, hiện tại thì Linh chỉ cần tập khoảng 3 lần. Nhưng khi mới tập thuyết trình tiếng Việt, Linh đã luyện tập khoảng 40 giờ cho một bài thuyết trình khoảng 1 giờ. Nghe thấy rất nhiều đúng không? Thậm chí Linh cũng không tin là mình phải mất tới chừng đó thời gian.

Khi luyện tập sẽ rất vất vả, nhưng hãy lấy công việc mơ ước làm động lực cho mình. Hãy tự hỏi là bạn muốn công việc này tới mức nào? Nếu bạn thật sự muốn nó thì vài chục giờ bỏ ra để luyện tập là hoàn toàn xứng đáng. Đau nhưng đáng!

Lời kết:

Sau khi đi qua 4 bước trong Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT, bạn cảm thấy như thế nào? Thấy là không dễ đúng không? 🙂. Các bạn đừng lo. Linh cũng không nghĩ việc này là dễ. Nhưng chắc chắn là cũng không còn quá khó hay mơ hồ.
Khi bạn xem tới đây, Linh tin là bạn rất muốn học hỏi và phát triển sự nghiệp của mình. Cách làm thì rất nhiều, nhưng điều quan trọng là bạn phải bắt tay vào thực hiện. Đừng chỉ xem video và dừng lại ở đó. Điều này sẽ không làm tăng lợi thế cạnh tranh của bạn so với những ứng viên khác. BẠN PHẢI LUYỆN TẬP!
Trong 250 CV ứng tuyển, chỉ có 4 đến 6 ứng viên được mời phỏng vấn. Một xác suất rất thấp. Đừng lãng phí cơ hội thúc đẩy sự nghiệp của mình!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - Phần 2: Luyện Tập Với AI

Theo Zippia, trung bình mỗi ứng viên phải gửi 6 CV mới nhận được 1 lời mời phỏng vấn. Và trong số 250 hồ sơ nhận được, nhà tuyển dụng chỉ mời 4 đến 6 ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. Những con số trên cho thấy điều gì? Đó là cơ hội để được phỏng vấn thật sự rất ít. Đừng lãng phí cơ hội của bạn chỉ vì không chuẩn bị tốt.

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu 2 bước đầu tiên của Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT là (1) Nắm bắt thông tin và (2) Tìm lỗ hổng giữa CV của bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong bài viết này Linh sẽ hướng dẫn các bạn 2 bước còn lại - cực kỳ quan trọng - là (3) Chuẩn bị thư viện câu trả lời, và (4) Luyện tập với Huấn luyện viên AI.

BƯỚC 3: CHUẨN BỊ THƯ VIỆN CÂU TRẢ LỜI 

1. 3 NHÓM CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẬP
Dù các công ty không hỏi những bộ câu hỏi giống nhau, vẫn có 3 nhóm câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên.
(1) Đầu tiên là nhóm câu hỏi TRUYỀN THỐNG. Mục đích của dạng câu hỏi này là để đánh giá tính cách, nền tảng, và những giá trị mà bạn đang có. Các câu hỏi có thể là: Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân. Điểm mạnh hay điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn quan tâm đến công ty, vị trí, hoặc dự án này?
(2) Thứ 2 là nhóm câu hỏi HÀNH VI. Những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng dự đoán cách cư xử của ứng viên trong tương lai dựa trên những phản ứng và hành vi của người đó trong quá khứ. Ví dụ, Hãy mô tả một tình huống mà bạn phải làm việc với một người có quan điểm và phong cách làm việc khác hoàn toàn với bạn, hoặc Hãy kể về một thất bại bạn đã gặp phải và cách bạn đối mặt với nó?
(3) Cuối cùng là nhóm câu hỏi TÌNH HUỐNG. Mục đích của nhóm câu hỏi này là đánh giá kỹ năng phân tích, cách tiếp cận hay giải quyết vấn đề của bạn. Ví dụ: Nếu doanh số bán hàng đang suy giảm, bạn sẽ làm gì để cải thiện? Bạn có một khách hàng rất khó tính và đang phàn nàn về dịch vụ của bạn với các khách hàng khác tại cửa hàng, bạn sẽ làm gì?
2. MÔ HÌNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN STARR
Phản ứng đầu tiên của bạn khi nghe các câu hỏi vừa rồi là gì? Là mình muốn trả lời liền đúng không (cười). Không được nha! Các bạn còn nhớ mục tiêu của chúng ta khi tham gia một buổi phỏng vấn không? Đó là bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy mình là người phù hợp nhất cho vị trí này, theo cách dễ hiểu và hứng thú nhất. Muốn được như vậy, bạn phải biết cách câu trúc câu trả lời của mình một cách thông minh.
Một mô hình quen thuộc mà Linh thấy rất hiệu quả trong việc đưa ra câu trả lời là mô hình STARR. STARR là viết tắt của Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), và Results (Kết quả). Và với Linh, Linh đã thêm một chữ “R” nữa, đó là Review (Đánh giá).
Nghĩa là, đầu tiên, bạn sẽ mô tả tình huống đang diễn ra. Sau đó, giải thích cho người nghe hiểu nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó là gì, bạn đã hành động như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ trên. Tiếp đến là chỉ ra kết quả đạt được. Và chữ R cuối cùng - có lẽ là điều quan trọng nhất mà đa số mọi người thường quên - đó là nói về những kinh nghiệm bạn đã học được.
Nghe khá chi tiết đúng không? Tới đây, chắc nhiều bạn sẽ nghĩ làm sao chỉ trong vài giây ngắn ngủi em có thể cơ cấu trong đầu câu trả lời chi tiết đến vậy. Đó là lý do bạn cần chuẩn bị và luyện tập trước.
Những điều Linh vừa chia sẻ ở trên là để cung cấp cho bạn một tư duy đúng đắn khi chuẩn bị thư viện câu trả lời. Bây giờ, chúng ta sẽ thực hành tự động hóa quy trình với ChatGPT để (1) Xây dựng bộ câu hỏi và (2) Cấu trúc câu trả lời.

Video này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu đến bạn chuỗi 02 workshop là: Tối Ưu Hóa Việc Quản Lý Thời Gian, Tạo Slides, phân tích Dữ Liệu và Chatbot Với AI.

Trong chuỗi workshop này, bạn sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng các công cụ AI trong việc tối ưu các công việc thủ công hàng ngày với các tình huống thực hành cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng ngay tại lớp, mà bạn không phải mất thời gian tự tìm hiểu.

Đến cuối buổi, bạn không chỉ có được kỹ năng sử dụng công cụ AI để tối ưu hiệu suất công việc. Mà còn mở ra cho mình năng lực chủ động trong việc áp dụng các giải pháp AI hiệu quả.

Tìm hiểu và đăng ký tham gia workshop TẠI ĐÂY nhé!

3. TÌM HIỂU CÁC DẠNG CÂU HỎI
Trong phần thực hành này, Linh sẽ tiếp tục lấy ví dụ của Hoàng trong tập trước. Hoàng là một Senior Digital Marketing Executive. Hoàng sẽ ứng tuyển vào vị trí Digital & E-Commerce Manager của Highlands Coffee. Nếu bạn chưa xem cách tìm lỗ hổng giữa CV của Hoàng và yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể xem lại tại đây nha.
Bây giờ, để xây dựng bộ câu hỏi trong buổi phỏng vấn cho vị trí Digital & E-Commerce Manager của Hoàng, Linh sẽ bắt đầu với prompt bên dưới. Prompt này yêu cầu ChatGPT soạn bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 7 câu cho vị trí Digital & E-Commerce Manager tại Highlands Coffee. Bộ câu hỏi sẽ bao gồm 3 nhóm câu hỏi là truyền thống, hành vi, và tình huống. Và quan trọng nhất, các câu hỏi phải giúp Hoàng lấp đầy được các lỗ hổng đã chỉ ra ở Bước 2 trong bài trước.
Nhấp vào xem Prompt mẫu
Dựa vào những phân tích và thông tin trong 2 file đính kèm ở trên, đóng vai CMO và HR Manager của Highlands Coffee, hãy liệt kê 7 câu hỏi theo thứ tự mà nhà tuyển dụng muốn hỏi Hoàng trong buổi phỏng vấn cho vị trí Digital & E-Commerce Manager để luyện tập.
Các câu hỏi cần:
1- Thuộc 1 trong 3 nhóm: câu hỏi truyền thống, câu hỏi hành vi, và câu hỏi tình huống.
2- Tập trung vào việc giải quyết 3 điểm lớn nhất cần khắc phục đã phân tích ở trên.
3- Chỉ ra mục tiêu của nhà tuyển dụng khi hỏi.
Và đây là kết quả câu hỏi mà Linh nhận được từ ChatGPT

Câu hỏi phỏng vấn ChatGPT đề xuất

Các bạn có thể thấy, các câu hỏi phỏng vấn này được thiết kế rất tốt, vì chúng bao quát nhiều khía cạnh quan trọng trong công việc của Hoàng. Và điều Linh thích ở đây là ChatGPT còn chỉ ra mục tiêu của nhà tuyển dụng trong từng câu hỏi. Từ đó, bạn sẽ biết cách cơ cấu câu trả lời của mình để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các bạn cũng có thể yêu cầu ChatGPT tạo thêm các bộ câu hỏi khác bằng cách nhấp vào nút Regenerate nếu muốn.
4. CHUẨN BỊ CÂU TRẢ LỜI
Sau khi có được bộ câu hỏi cho vị trí này, tiếp theo chúng ta sẽ yêu cầu ChatGPT lần lượt trả lời từng câu hỏi cho mình. Hãy cùng xem câu lệnh sau.
Nhấp vào xem Prompt mẫu
Khi tôi gõ 1 con số, hãy soạn câu trả lời cho câu hỏi đó bằng thông tin có trong file CV đính kèm của Hoàng và những phân tích ở trên, với các yêu cầu sau:
1. KHÔNG BỊA CHUYỆN. Nếu không đủ thông tin để trả lời thì hãy nói là "KHÔNG ĐỦ THÔNG TIN". Sau đó liệt kê ra 3 thông tin mà bạn muốn tôi bổ sung.
2. Câu trả lời phải bao gồm ít nhất 4 thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành cần thiết cho vị trí ứng tuyển lấy từ Bảng thống kê các thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành Digital Marketing và E-Commerce ở trên. In đậm các thuật ngữ.
3. Cấu trúc câu trả lời theo mô hình STARR, gồm các trường thông tin: Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), Results (Kết quả), và Review (Đánh giá lại).
Khi tôi nói YES thì chuyển sang câu kế tiếp.
Các bạn có thể thấy 4 yêu cầu của Linh rất rõ ràng.
(1) Đầu tiên là yêu cầu ChatGPT trả lời từng câu hỏi, và chỉ chuyển qua câu tiếp theo khi Linh nói YES. Lý do là ChatGPT chỉ có rất ít thông tin từ CV của bạn. Để câu trả lời hoàn thiện hơn, bạn phải chỉnh sửa và bổ sung thông tin cho ChatGPT. Các bạn lưu ý là ChatGPT chỉ có thể hỗ trợ bạn ở phần tạo ý tưởng và cơ cấu câu trả lời. AI không thể thay thế các kinh nghiệm của bạn.
(2) Lời nhắc thứ 2 là ChatGPT chỉ được trả lời khi có đủ thông tin. Nếu không có thì liệt kê các thông tin cần bạn bổ sung vào. Cuối ngày, mục tiêu của chúng ta không phải là có 1 câu trả lời đẹp NHƯNG SAI. Mục tiêu là có một câu trả lời cơ cấu dựa trên những KINH NGHIỆM THỰC TẾ của bản thân.
(3) Thứ ba, câu trả lời của bạn phải bao gồm các từ khóa liên quan đến kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Linh cũng yêu cầu ChatGPT tô đậm các từ khoá để dễ nhận biết. Làm sao có các từ khóa này? Linh đã hướng dẫn rất chi tiết trong bài viết trước. Các bạn xem tại đây nha. 
(4) Cuối cùng là yêu cầu ChatGPT cơ cấu câu trả lời theo mô hình STARR.
Chúng ta chọn câu 1 đi ha. Linh sẽ gõ số 1: Vui lòng cho biết thêm về kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực F&B và cách bạn có thể áp dụng những kỹ năng của mình vào ngành này tại Highlands Coffee?
Trong tập trước, chúng ta đã phân tích và thấy rõ Hoàng chưa có kinh nghiệm trong ngành F&B mà chỉ có kinh nghiệm trong ngành công nghệ và bán lẻ. Việc Hoàng cần làm trong buổi phỏng vấn là cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết về ngành F&B và chuẩn bị các ví dụ liên quan để minh chứng khả năng áp dụng kinh nghiệm hiện có vào ngành này.

Câu trả lời ChatGPT đề xuất

Khi nhìn vào câu trả lời, các bạn có thể thấy là ChatGPT đã lấy thông tin từ CV của Hoàng và đưa ra một vài ý tưởng để liên kết kinh nghiệm hiện có với ngành mới là F&B. Các từ khoá cũng được tô đậm rất dễ thấy. Nhưng cảm giác là vẫn còn thiếu thông tin đúng không? Một điểm tích cực là ChatGPT cũng nhận ra điều này, và nó đã yêu cầu bạn tiếp tục bổ sung thêm thông tin theo 3 ý bên dưới.
Giả sử Hoàng chưa hề có kinh nghiệm nào về ngành F&B, Hoàng có thể hỏi ngược lại ChatGPT để được gợi ý một vài ý tưởng mới như hình dưới. Và bạn có thể lọc chọn các ý tưởng từ ChatGPT để thêm vào câu trả lời của mình.

Một vài gợi ý từ ChatGPT

Các bạn có thấy là khi Linh bổ sung thêm thông tin như nghiên cứu thị trường và học hỏi từ các chuyên gia ngành F&B từ các đề xuất trên thì ChatGPT sẽ cơ cấu thông tin đó vào câu trả lời chi tiết hơn không?

Câu trả lời ChatGPT đề xuất sau khi bổ sung thông tin

Sau đó, các bạn hãy tiếp tục bổ sung thêm thông tin thứ hai, thứ ba cho ChatGPT để hoàn thiện câu trả lời của mình. Khi bạn thấy hài lòng với câu trả lời, hãy nhấn YES để chuyển sang câu kế tiếp hoặc gõ số câu hỏi tiếp theo.
Nếu buổi phỏng vấn của bạn là tiếng Anh, thì bạn chỉ cần bổ sung “Output: English" vào prompt như bên dưới. Câu hỏi số 2 đã được trả lời bằng tiếng Anh rất cụ thể.

Câu trả lời bằng tiếng Anh từ ChatGPT

BƯỚC 4: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VỚI MICROSOFT POWERPOINT

1. TẠO FILE THỰC HÀNH

Sau khi chuẩn bị xong thư viện câu trả lời, chúng ta sẽ đến với bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất, Luyện tập, luyện tập, luyện tập! Bây giờ, Linh sẽ chỉ bạn cách thực hành với Huấn luyện viên AI. Như vậy, bạn có thể luyện tập theo cách mình muốn, vào bất cứ thời gian nào.

Thông thường, trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ nghe nội dung bạn nói, mà còn đánh giá xem: Giọng điệu của bạn có tự tin không? Phong thái, cử chỉ của bạn có chuyên nghiệp không? Tốc độ nói của bạn có quá nhanh hay quá chậm không? Thường mình sẽ không chú ý đến các điểm này vì mình đang quá tập trung vào nội dung. Vì vậy, bạn phải luyện tập trước để biến chúng thành phản xạ tự nhiên của mình. Và huấn luyện viên AI trong Microsoft PowerPoint sẽ đánh giá tất cả những yếu tố trên cho bạn với những thống kê rất chi tiết. Hãy để Linh chỉ cho bạn cách làm.

Đầu tiên, bạn cần tạo một file Power Point có sẵn thư viện câu trả lời mà bạn đã tạo với ChatGPT. Ở bước này, Linh sẽ yêu cầu ChatGPT tóm tắt lại các câu trả lời theo mô hình STARR, bôi đậm các thuật ngữ.

Nhấp vào xem Prompt mẫu
Tóm tắt câu trả lời số 1 và 2 ở trên theo mô hình STARR để vào slide PowerPoint. Chỉ giữ các từ khoá chính. Bôi đậm các từ khóa lấy từ Bảng thống kê các thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và chuyên ngành Digital Marketing và E-Commerce trong file đính kèm ở trên. Output: Vietnamese.

Câu trả lời tóm tắt từ ChatGPT

Hình trên là kết quả Linh nhận được. Nhiều từ khoá và dễ dàng đọc lướt. Nếu chỉ có một vài câu trả lời, bạn có thể copy chúng vào slide PowerPoint của mình. Nếu thư viện của bạn có nhiều câu trả lời, bạn có thể dễ dàng tự động hóa việc tạo slide thuyết trình chỉ với vài nhấp chuột. Các bạn xem hướng dẫn chi tiết ở bài viết Tự Động Hóa Việc TẠO MỚI Slide Thuyết Trình.

Sau khi đổ nội dung câu hỏi và câu trả lời vào slide thì bạn sẽ có một file PowerPoint để luyện tập như thế này.

File Powerpoint để luyện tập

Tiếp theo, hãy sử dụng chức năng Rehearse with Coach để bắt đầu luyện tập. Để tìm thấy chức năng này trong trình duyệt PowerPoint, nhấp chọn Slide Show, sau đó chọn tính năng Rehearse with Coach. Nhấn “Start Rehearsing” để bắt đầu luyện tập. Bạn có thể chọn “Show feedback” để được Huấn luyện viên AI phản hồi trực tiếp trong quá trình luyện tập.

Ví dụ, khi bạn trả lời ấp úng, ứng dụng sẽ thông báo cho bạn đừng dùng ậm ừ quá nhiều. Hoặc khi bạn đang nói hơi chậm thì AI sẽ yêu cầu bạn nói nhanh hơn.

Cuối cùng, khi kết thúc phần luyện tập, hãy nhấn nút Escape hoặc ESC trên bàn phím. Lúc này, trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ phân tích phần trình bày của bạn. Lưu ý là báo cáo này sẽ biến mất khi bạn đóng cửa sổ. Hãy nhớ chụp màn hình để lưu lại nha. Đây sẽ là dữ liệu để bạn so sánh với những lần sau.

2. XEM BÁO CÁO VÀ CẢI THIỆN

Huấn luyện viên AI sẽ đánh giá phần trình bày của bạn dựa trên những tiêu chí nào?

Giao diện báo cáo thực hành từ Powerpoint

(1) Đầu tiên là Summary. Mục này cho biết thời gian và số slides bạn đã trình bày.

(2) Hai là Fillers, liệt kê các từ thừa mà bạn đã nói. Những từ như “uhm” hay “ờ” sẽ làm giảm mức độ tự tin và lưu loát trong câu trả lời của bạn. Những từ này xuất hiện càng nhiều nghĩa là bạn chưa chuẩn bị tốt và thiếu tự tin. Thay vì ậm ừ thì bạn cứ dừng lại một chút rồi nói tiếp.

(3) Ba là Repetitive Language, cho biết là bạn có lặp đi lặp lại một vài từ nào đó không.

(4) Thứ tư là Pace, thể hiện tốc độ nói trung bình và tốc độ nói theo thời gian của bạn. Tốc độ nói trung bình khi bạn đang thực hiện một bài thuyết trình là từ 140 - 160 từ trong 1 phút. Theo như báo cáo thì bạn nói trên 100 từ là ổn, nhưng trong thực tế có thể bạn cần nói nhanh hơn một chút.

(5) Thông số thứ Năm là Pitch, hay độ cao giọng nói. Nếu bạn trình bày với giọng đều đều như thế này, nghĩa là không có sự thay đổi về cao độ hay âm điệu, người nghe sẽ cảm giác là bạn đang thiếu tự tin. Kết quả là họ sẽ thấy nhàm chán và rất dễ mất tập trung. Ngược lại, nếu bạn biết cách thay đổi cao độ, ngắt nghỉ đúng lúc, khán giả sẽ thấy hứng thú và muốn nghe bạn trình bày nhiều hơn. Một mẹo giúp bạn cải thiện điều này là nhấn mạnh vào những từ hay cụm từ quan trọng, như Linh vừa làm.

(6) Cuối cùng là Originality hay tính tự nhiên, độc đáo. Tính năng này giúp bạn phát hiện mình có đang trình bày một cách tự nhiên hay chỉ đang đọc lại nội dung trên slide. Qua đó bạn có thể cải thiện câu trả lời của mình.

Khi nhắc đến việc luyện tập cho một buổi phỏng vấn hay bài thuyết trình, một vài bạn nói với Linh rằng điều này nghe không được tự nhiên. Bởi vì mọi người có thể nghe ra là bạn đang cố nhớ và lặp lại câu trả lời. Đồng ý, với điều kiện là bạn chỉ thực hành 5,6 lần thôi.

Mục tiêu là bạn cần luyện tập nhiều đến mức mà mọi người không biết là bạn đã từng luyện tập. Việc này sẽ mất bao nhiêu thời gian? Câu trả lời là tuỳ vào kinh nghiệm của bạn. Ví dụ, hiện tại thì Linh chỉ cần tập khoảng 3 lần. Nhưng khi mới tập thuyết trình tiếng Việt, Linh đã luyện tập khoảng 40 giờ cho một bài thuyết trình khoảng 1 giờ. Nghe thấy rất nhiều đúng không? Thậm chí Linh cũng không tin là mình phải mất tới chừng đó thời gian.

Khi luyện tập sẽ rất vất vả, nhưng hãy lấy công việc mơ ước làm động lực cho mình. Hãy tự hỏi là bạn muốn công việc này tới mức nào? Nếu bạn thật sự muốn nó thì vài chục giờ bỏ ra để luyện tập là hoàn toàn xứng đáng. Đau nhưng đáng!

Lời kết:

Sau khi đi qua 4 bước trong Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT, bạn cảm thấy như thế nào? Thấy là không dễ đúng không? 🙂. Các bạn đừng lo. Linh cũng không nghĩ việc này là dễ. Nhưng chắc chắn là cũng không còn quá khó hay mơ hồ.
Khi bạn xem tới đây, Linh tin là bạn rất muốn học hỏi và phát triển sự nghiệp của mình. Cách làm thì rất nhiều, nhưng điều quan trọng là bạn phải bắt tay vào thực hiện. Đừng chỉ xem video và dừng lại ở đó. Điều này sẽ không làm tăng lợi thế cạnh tranh của bạn so với những ứng viên khác. BẠN PHẢI LUYỆN TẬP!
Trong 250 CV ứng tuyển, chỉ có 4 đến 6 ứng viên được mời phỏng vấn. Một xác suất rất thấp. Đừng lãng phí cơ hội thúc đẩy sự nghiệp của mình!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.