Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - Phần 1: Tìm Lỗ Hổng
Đừng nộp CV nếu bạn chưa đọc bài viết này. Và đừng đặt lịch cho buổi phỏng vấn nếu bạn chưa luyện tập trước cho nó. Linh nhận thấy, một trong những rào cản khiến nhiều bạn không luyện tập trước cho buổi phỏng vấn là không có chiến lược và không biết bắt đầu từ đâu. Điều này rất nguy hiểm, giống như bạn ra chiến trường mà không đem theo vũ khí. Phần lớn khả năng là bạn sẽ THUA, và sẽ rất ĐAU!
Trong bài viết này, Linh sẽ hướng dẫn bạn cách (1) tự động hóa quy trình luyện tập trả lời phỏng vấn với Gemini và ChatGPT, và (2) Tự thực hành phỏng vấn trước ở nhà bằng 1 tính năng AI thú vị trong PowerPoint. Đặc biệt hữu ích khi bạn luyện tập phỏng vấn bằng tiếng Anh.
1. Mục Tiêu Luyện Tập Phỏng Vấn
Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu với các bạn khóa học "AI Productivity - 10x hiệu suất cá nhân". Khóa học này không chỉ trang bị cho bạn các kỹ năng làm việc hiệu suất cao với AI mà còn giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với sếp về khả năng học hỏi và thích nghi của mình.
Với kiến thức từ khóa học, bạn sẽ học được cách tự động hóa việc ghi chú, tạo bài thuyết trình, phân tích dữ liệu, và thậm chí là tạo đội ngũ trợ lý GPT tùy chỉnh cho từng nhu cầu cụ thể của mình.
2. Quy Trình Chuẩn Bị Cho Buổi Phỏng Vấn
Trước khi đến với các bước thực hiện, Linh sẽ giới thiệu tổng quan về chiến lược luyện tập của chúng ta. Quy trình luyện tập phỏng vấn bao gồm 4 bước:
(1) Nắm bắt thông tin: Bạn phải nắm bắt được những điểm nổi bật của công ty và vị trí mình đang ứng tuyển. Từ đó bạn sẽ quyết định là mình có muốn đi tiếp với công ty này, vị trí này hay không.
(2) Tìm lỗ hổng: Bạn cần so sánh những kỹ năng, kinh nghiệm mình đang có với điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Mục tiêu là bạn phải tìm ra lỗ hổng giữa chúng và rút ngắn tối đa khoảng cách này.
(3) Chuẩn bị thư viện câu trả lời: Bạn sẽ cùng với ChatGPT chuẩn bị thư viện câu trả lời cho vị trí đang ứng tuyển.
(4) Luyện tập: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất, nhưng cũng là bước mà hầu hết mọi người thường bỏ qua. Bạn sẽ luyện tập trả lời các câu hỏi với Huấn luyện viên AI trong Microsoft PowerPoint. Huấn luyện viên này sẽ đánh giá tốc độ nói, cao độ, nhịp độ để đảm bảo phần trình bày của bạn thuyết phục và ấn tượng. Đây là một tính năng rất thú vị.
Trong Phần 1 của nội dung này, Linh sẽ phân tích chi tiết 2 bước đầu tiên. (1) Nắm bắt thông tin và (2) Tìm lỗ hổng. Chúng ta sẽ bắt đầu với Bước 1, Nắm bắt thông tin công ty và vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
3. Bước 1: Nắm Bắt Thông Tin
3.1 Nắm bắt thông tin công ty
Vì sao bạn phải tìm hiểu công ty đầu tiên? Khi tìm việc, chúng ta luôn muốn có một công việc thú vị, với mức lương xứng đáng. Nhưng một điều còn quan trọng hơn mà Linh nghĩ nhiều bạn thường bỏ qua là mức độ phù hợp của bạn với công ty. Dẫn đến trường hợp là bạn tìm mọi cách để ứng tuyển vào công ty, khi vào rồi lại xin nghỉ sớm. Như vậy thì rất mất thời gian. Linh đề nghị là bạn nên tìm hiểu từ đầu.
Ở phía nhà tuyển dụng, tuyển được người phù hợp văn hóa cũng rất quan trọng.Một khảo sát của Cubiks cho thấy 84% nhà tuyển dụng đồng ý rằng sự phù hợp về văn hóa, chứ không phải thời gian và chi phí để tuyển dụng cho một vị trí, là một trong những yếu tố tuyển dụng quan trọng nhất. Và 9/10 người trong số họ cho biết đã bỏ qua những ứng viên không phù hợp với văn hóa công ty.
Do đó, khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, trước khi đi sâu vào công việc chi tiết, bạn nên so sánh mức độ phù hợp của mình với công ty. Điều này cũng là cơ hội để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với văn hóa của họ như thế nào. Và vì sao người ta muốn có bạn chứ không phải là một người khác.
Có 3 nhóm thông tin chính bạn cần tìm hiểu khi nghiên cứu về một công ty trước phỏng vấn:
(1) Một là thông tin cơ bản, như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ công ty, số lượng nhân viên, 3 đối thủ lớn. Nghe cơ bản đúng không, nhưng ngạc nhiên là nhiều bạn đến phỏng vấn còn không nắm rõ những thông tin này. Có một nơi mà các bạn có thể tìm thấy gần như tất cả các thông tin trên là LinkedIn chính thức của công ty, mục About như thế này.
Mục About chứa các thông tin cơ bản về công ty trên LinkedIn
(2) Hai là Thông tin chi tiết. Bao gồm: ban lãnh đạo công ty, kết quả hoạt động kinh doanh, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm kinh doanh chính, lợi thế cạnh tranh, vị thế thị trường, cơ hội, thách thức của công ty so với đối thủ trong ngành. Phần này khá chi tiết nhưng rất quan trọng.
(3) Cuối cùng là Thông tin gần đây, như các bài báo nổi bật, bài đăng trên các kênh mạng xã hội chính thức của công ty. Với tin tức, các bạn có thể xem lướt một vài tin tức nổi bật của công ty ở mục Google News như thế này.
Các bài đăng trên mạng xã hội thì thường Linh sẽ xem các nội dung mà công ty đăng tải trong vòng 1 hoặc 2 tháng gần nhất. Để biết hoạt động của công ty thì bạn có thể lướt nội dung trên Linkedin. Sau đó chúng ta sẽ xem các kênh mà công ty giao tiếp với khách hàng, có lượng người theo dõi lớn như Facebook, Tiktok.
Nghe khá nhiều và hơi mất thời gian đúng không? Tin tốt là khi làm bạn với AI, bạn luôn có cách để tự động hoá công việc của mình. Linh sẽ giới thiệu bạn cách dùng Gemini để tìm hiểu thông tin về công ty bạn đang ứng tuyển đầy đủ nhất.
Vì sao lại dùng Gemini mà không phải ChatGPT? Đơn giản vì Gemini của Google có thể thu thập thông tin từ các website tốt hơn. Cuối phần này, Linh sẽ cho các bạn thấy kết quả trả về từ Gemini tốt hơn ChatGPT như thế nào với cùng 1 câu lệnh prompt. Bây giờ chúng ta nhảy vào phần thực hành nha.
(1) Bước 1: Hãy tìm kiếm công ty bạn đang ứng tuyển trên Google. Sau đó copy link của các kênh chính thức của công ty vào Gemini. Ví dụ như Website, Wikipedia, Facebook, Linkedin, Tiktok và Youtube. Bạn không nhất thiết phải copy tất cả link này, nhưng nếu có thể mình nên copy hết để khi cần có thể vào khung chat xem lại.
(2) Bước 2: Bạn sẽ viết câu prompt yêu cầu Gemini đọc lần lượt các link trên và cơ cấu thông tin theo 3 nhóm mà chúng ta vừa phân tích là thông tin cơ bản, thông tin chi tiết, và thông tin gần đây như thế này. Sau đó, điền vào vị trí và tên công ty mà mình muốn ứng tuyển.
Đây là kết quả trả về khi dùng câu prompt trên cho Gemini và ChatGPT-4o mới nhất. Câu trả lời của Gemini thấy là cụ thể hơn.
Kết quả tìm kiếm thông tin công ty trên Gemini và ChatGPT
Nhìn chung, thông tin trả về không phải là một bài phân tích doanh nghiệp quá chuyên sâu. Nhưng ít nhất, bạn đã có cái nhìn tổng quan về công ty, hiểu được họ kinh doanh gì, có những đối thủ nào, tầm nhìn của họ là gì.
Gemini cũng đưa về ít nhất 3 câu trả lời. Bạn có thể xem từng câu và so sánh nếu các câu trả lời quá khác nhau.
Bạn có thể xem và đối chiếu 3 câu trả lời trên mỗi Prompt từ Gemini
HỘP HỌC HỎI
Khi làm việc với Gemini, ChatGPT hoặc bất kì mô hình tương tự nào, các bạn hãy tập thói quen kiểm tra ít nhất 3 câu trả lời của chúng và lựa chọn câu trả lời mà bạn thấy tốt nhất. Nếu không hài lòng, hãy nhấn Regenerate để yêu cầu ChatGPT đề xuất câu trả lời mới.
Các bạn lưu ý là Gemini và ChatGPT có thể đưa thông tin sai vì vậy nếu có thông tin nào bạn thấy nghi ngờ, hãy hỏi sâu hơn hoặc tra Google.
Riêng phần Thông tin gần đây, Gemini hay ChatGPT cũng không thể đưa cho bạn thông tin chi tiết của từng bài báo hay trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Chúng ta cứ làm như cách thông thường mà Linh đã hướng dẫn ở trên.
Trước mọi cuộc phỏng vấn, tìm hiểu về công ty là bước cực kỳ quan trọng mà bạn cần làm đầu tiên. Thậm chí là trước khi gửi CV đi. Các bạn cứ nghĩ mình chỉ mất 10 đến 15 phút để nghiên cứu và đọc lướt thông tin thôi, nhưng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức sau này nếu bạn ứng tuyển vào công ty không phù hợp.
Sau khi nghiên cứu, nếu thấy bạn phù hợp với văn hoá công ty, và bạn cũng thích làm việc ở đó, hãy copy toàn bộ nội dung vừa tạo sang 1 khung chat mới của ChatGPT. Từ bước này trở về sau, chúng ta sẽ chỉ làm việc với ChatGPT để toàn bộ thông tin được thống nhất ở một nơi.
3.2. Nắm bắt thông tin vị trí ứng tuyển
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vị trí cần ứng tuyển. Mục tiêu của phần này là bạn phải làm nổi bật được các từ khoá liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển trong CV và trong buổi phỏng vấn của mình. Bao gồm các từ khóa liên quan đến kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn của bạn.
Trong ví dụ hôm nay, chúng ta sẽ làm việc với CV của Hoàng, là một Senior Digital Marketing Executive. Hoàng sẽ ứng tuyển vào vị trí Digital & E-Commerce Manager của Highlands Coffee. Để thăng tiến lên vị trí Quản lý, Hoàng sẽ cần cho nhà tuyển dụng thấy là (1) Hoàng có khả năng làm Quản Lý, và (2) Hoàng rất am hiểu chuyên môn về Digital Marketing và E-Commerce. Hay còn gọi là Tiếp thị Kỹ thuật số và Thương mại điện tử.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm từ khóa cho vị trí này. Linh sẽ viết câu lệnh yêu cầu ChatGPT tìm 10 thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và 10 thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến vị trí ứng tuyển. Sau đó xếp dưới dạng bảng theo tần suất xuất hiện của các từ khoá.
Kết quả trả về từ ChatGPT trong câu lệnh đầu tiên
Từ câu lệnh trên, ChatGPT sẽ trả về cho bạn kết quả như thế này. Rất cụ thể đúng không? Cụ thể nhưng hơi khó nhớ ha. Linh sẽ bổ sung câu prompt tiếp theo: “Nhóm các từ khóa trên theo các hạng mục nhỏ hơn.”
Kết quả trả về từ ChatGPT sau khi bổ sung câu lệnh
Bây giờ thì chúng ta đã thấy rõ vị trí này yêu cầu các nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn như thế nào. Rất logic và dễ nhớ hơn nhiều đúng không? Như các bạn có thể thấy, với vị trí Quản lý này, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng giao tiếp rất tốt, tiếp đó là kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược. Về chuyên môn, bạn cần nắm vững các kênh Digital Marketing, có khả năng phân tích và làm báo cáo để ra quyết định. Hãy note thông tin này xuống để ghi nhớ.
4. Bước 2: So Sánh CV Và JD Để Xác Định Lỗ Hổng
Kết quả của ChatGPT về mức độ đáp ứng được yêu cầu công việc
Kết quả từ ChatGPT về 3 điểm cần khắc phục của Hoàng
(1) Một là bạn đã có kinh nghiệm đó rồi. Rất tốt! Lúc này, bạn chỉ cần làm việc với ChatGPT để bổ sung thông tin vào CV. Từ đó, tăng mức độ phù hợp của bạn cho vị trí ứng tuyển và tăng thêm cơ hội bước vào phòng phỏng vấn.
(2) Hai là bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Như trong ví dụ của chúng ta là Hoàng chưa có kinh nghiệm trong ngành F&B mà chỉ có kinh nghiệm trong ngành công nghệ và bán lẻ. ChatGPT cũng đưa ra hành động cải thiện rất cụ thể. Ví dụ như tham gia khóa học liên quan đến ngành F&B, hoặc chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình có khả năng áp dụng kinh nghiệm từ ngành công nghệ và bán lẻ sang ngành F&B. Đây cũng là điều mà bạn có thể nhờ ChatGPT đề xuất ý tưởng cho mình. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về phần này trong video tiếp theo.
HỘP HỌC HỎI
Khi nộp CV hay phỏng vấn, bạn không chỉ chọn 1 công ty. Hãy thực hiện Bước 1 và Bước 2 cho tất cả công ty mà bạn thấy phù hợp. Sau đó, nhờ ChatGPT phân tích và đề xuất cho bạn vị trí tiềm năng nhất. Là yếu tố rất quan trọng giúp bạn ra quyết định tốt hơn rất nhiều.
Câu lệnh prompt sẽ là: “Trong các mô tả công việc trên, đề xuất 2 công ty bạn thấy tiềm năng nhất. Và phân tích chi tiết vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của anh ấy.”
Kết quả phân tích và đề xuất cho Hoàng 2 công ty tiềm năng nhất từ ChatGPT
Khi nhìn vào phần định hướng phát triển, Hoàng sẽ biết là nếu làm cho Highlands Coffee thì bạn ấy có thể phát triển thêm kỹ năng thương mại điện tử, mở rộng kinh nghiệm sang ngành F&B, và xây dựng mối quan hệ với các đối tác lớn. Còn nếu làm cho Công ty dược, Hoàng sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, mở rộng kinh nghiệm sang ngành dược, tiếp cận công nghệ tiên tiến, và đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Như vậy, từ tất cả những phân tích trên, Hoàng sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn các cơ hội đang đến.
Lời Kết: Chìa Khóa Quan Trọng Để Tự Tin Là Sự Chuẩn Bị
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - Phần 1: Tìm Lỗ Hổng
Đừng nộp CV nếu bạn chưa đọc bài viết này. Và đừng đặt lịch cho buổi phỏng vấn nếu bạn chưa luyện tập trước cho nó. Linh nhận thấy, một trong những rào cản khiến nhiều bạn không luyện tập trước cho buổi phỏng vấn là không có chiến lược và không biết bắt đầu từ đâu. Điều này rất nguy hiểm, giống như bạn ra chiến trường mà không đem theo vũ khí. Phần lớn khả năng là bạn sẽ THUA, và sẽ rất ĐAU!
Trong bài viết này, Linh sẽ hướng dẫn bạn cách (1) tự động hóa quy trình luyện tập trả lời phỏng vấn với Gemini và ChatGPT, và (2) Tự thực hành phỏng vấn trước ở nhà bằng 1 tính năng AI thú vị trong PowerPoint. Đặc biệt hữu ích khi bạn luyện tập phỏng vấn bằng tiếng Anh.
1. Mục Tiêu Luyện Tập Phỏng Vấn
Trước khi tiếp tục, Linh muốn giới thiệu với các bạn khóa học "AI Productivity - 10x hiệu suất cá nhân". Khóa học này không chỉ trang bị cho bạn các kỹ năng làm việc hiệu suất cao với AI mà còn giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với sếp về khả năng học hỏi và thích nghi của mình.
Với kiến thức từ khóa học, bạn sẽ học được cách tự động hóa việc ghi chú, tạo bài thuyết trình, phân tích dữ liệu, và thậm chí là tạo đội ngũ trợ lý GPT tùy chỉnh cho từng nhu cầu cụ thể của mình.
2. Quy Trình Chuẩn Bị Cho Buổi Phỏng Vấn
Trước khi đến với các bước thực hiện, Linh sẽ giới thiệu tổng quan về chiến lược luyện tập của chúng ta. Quy trình luyện tập phỏng vấn bao gồm 4 bước:
(1) Nắm bắt thông tin: Bạn phải nắm bắt được những điểm nổi bật của công ty và vị trí mình đang ứng tuyển. Từ đó bạn sẽ quyết định là mình có muốn đi tiếp với công ty này, vị trí này hay không.
(2) Tìm lỗ hổng: Bạn cần so sánh những kỹ năng, kinh nghiệm mình đang có với điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Mục tiêu là bạn phải tìm ra lỗ hổng giữa chúng và rút ngắn tối đa khoảng cách này.
(3) Chuẩn bị thư viện câu trả lời: Bạn sẽ cùng với ChatGPT chuẩn bị thư viện câu trả lời cho vị trí đang ứng tuyển.
(4) Luyện tập: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất, nhưng cũng là bước mà hầu hết mọi người thường bỏ qua. Bạn sẽ luyện tập trả lời các câu hỏi với Huấn luyện viên AI trong Microsoft PowerPoint. Huấn luyện viên này sẽ đánh giá tốc độ nói, cao độ, nhịp độ để đảm bảo phần trình bày của bạn thuyết phục và ấn tượng. Đây là một tính năng rất thú vị.
Trong Phần 1 của nội dung này, Linh sẽ phân tích chi tiết 2 bước đầu tiên. (1) Nắm bắt thông tin và (2) Tìm lỗ hổng. Chúng ta sẽ bắt đầu với Bước 1, Nắm bắt thông tin công ty và vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
3. Bước 1: Nắm Bắt Thông Tin
3.1. Nắm bắt thông tin công ty
Vì sao bạn phải tìm hiểu công ty đầu tiên? Khi tìm việc, chúng ta luôn muốn có một công việc thú vị, với mức lương xứng đáng. Nhưng một điều còn quan trọng hơn mà Linh nghĩ nhiều bạn thường bỏ qua là mức độ phù hợp của bạn với công ty. Dẫn đến trường hợp là bạn tìm mọi cách để ứng tuyển vào công ty, khi vào rồi lại xin nghỉ sớm. Như vậy thì rất mất thời gian. Linh đề nghị là bạn nên tìm hiểu từ đầu.
Ở phía nhà tuyển dụng, tuyển được người phù hợp văn hóa cũng rất quan trọng.Một khảo sát của Cubiks cho thấy 84% nhà tuyển dụng đồng ý rằng sự phù hợp về văn hóa, chứ không phải thời gian và chi phí để tuyển dụng cho một vị trí, là một trong những yếu tố tuyển dụng quan trọng nhất. Và 9/10 người trong số họ cho biết đã bỏ qua những ứng viên không phù hợp với văn hóa công ty.
Do đó, khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, trước khi đi sâu vào công việc chi tiết, bạn nên so sánh mức độ phù hợp của mình với công ty. Điều này cũng là cơ hội để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với văn hóa của họ như thế nào. Và vì sao người ta muốn có bạn chứ không phải là một người khác.
Có 3 nhóm thông tin chính bạn cần tìm hiểu khi nghiên cứu về một công ty trước phỏng vấn:
(1) Một là thông tin cơ bản, như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ công ty, số lượng nhân viên, 3 đối thủ lớn. Nghe cơ bản đúng không, nhưng ngạc nhiên là nhiều bạn đến phỏng vấn còn không nắm rõ những thông tin này. Có một nơi mà các bạn có thể tìm thấy gần như tất cả các thông tin trên là LinkedIn chính thức của công ty, mục About như thế này.
Mục About chứa các thông tin cơ bản về công ty trên LinkedIn
(2) Hai là Thông tin chi tiết. Bao gồm: ban lãnh đạo công ty, kết quả hoạt động kinh doanh, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm kinh doanh chính, lợi thế cạnh tranh, vị thế thị trường, cơ hội, thách thức của công ty so với đối thủ trong ngành. Phần này khá chi tiết nhưng rất quan trọng.
(3) Cuối cùng là Thông tin gần đây, như các bài báo nổi bật, bài đăng trên các kênh mạng xã hội chính thức của công ty. Với tin tức, các bạn có thể xem lướt một vài tin tức nổi bật của công ty ở mục Google News như thế này.
Các bài đăng trên mạng xã hội thì thường Linh sẽ xem các nội dung mà công ty đăng tải trong vòng 1 hoặc 2 tháng gần nhất. Để biết hoạt động của công ty thì bạn có thể lướt nội dung trên Linkedin. Sau đó chúng ta sẽ xem các kênh mà công ty giao tiếp với khách hàng, có lượng người theo dõi lớn như Facebook, Tiktok.
Nghe khá nhiều và hơi mất thời gian đúng không? Tin tốt là khi làm bạn với AI, bạn luôn có cách để tự động hoá công việc của mình. Linh sẽ giới thiệu bạn cách dùng Gemini để tìm hiểu thông tin về công ty bạn đang ứng tuyển đầy đủ nhất.
Vì sao lại dùng Gemini mà không phải ChatGPT? Đơn giản vì Gemini của Google có thể thu thập thông tin từ các website tốt hơn. Cuối phần này, Linh sẽ cho các bạn thấy kết quả trả về từ Gemini tốt hơn ChatGPT như thế nào với cùng 1 câu lệnh prompt. Bây giờ chúng ta nhảy vào phần thực hành nha.
(1) Bước 1: Hãy tìm kiếm công ty bạn đang ứng tuyển trên Google. Sau đó copy link của các kênh chính thức của công ty vào Gemini. Ví dụ như Website, Wikipedia, Facebook, Linkedin, Tiktok và Youtube. Bạn không nhất thiết phải copy tất cả link này, nhưng nếu có thể mình nên copy hết để khi cần có thể vào khung chat xem lại.
(2) Bước 2: Bạn sẽ viết câu prompt yêu cầu Gemini đọc lần lượt các link trên và cơ cấu thông tin theo 3 nhóm mà chúng ta vừa phân tích là thông tin cơ bản, thông tin chi tiết, và thông tin gần đây như thế này. Sau đó, điền vào vị trí và tên công ty mà mình muốn ứng tuyển.
Đây là kết quả trả về khi dùng câu prompt trên cho Gemini và ChatGPT-4o mới nhất. Câu trả lời của Gemini thấy là cụ thể hơn.
Kết quả tìm kiếm thông tin công ty trên Gemini và ChatGPT
Nhìn chung, thông tin trả về không phải là một bài phân tích doanh nghiệp quá chuyên sâu. Nhưng ít nhất, bạn đã có cái nhìn tổng quan về công ty, hiểu được họ kinh doanh gì, có những đối thủ nào, tầm nhìn của họ là gì.
Gemini cũng đưa về ít nhất 3 câu trả lời. Bạn có thể xem từng câu và so sánh nếu các câu trả lời quá khác nhau.
Bạn có thể xem và đối chiếu 3 câu trả lời trên mỗi Prompt từ Gemini
HỘP HỌC HỎI
Khi làm việc với Gemini, ChatGPT hoặc bất kì mô hình tương tự nào, các bạn hãy tập thói quen kiểm tra ít nhất 3 câu trả lời của chúng và lựa chọn câu trả lời mà bạn thấy tốt nhất. Nếu không hài lòng, hãy nhấn Regenerate để yêu cầu ChatGPT đề xuất câu trả lời mới.
Các bạn lưu ý là Gemini và ChatGPT có thể đưa thông tin sai vì vậy nếu có thông tin nào bạn thấy nghi ngờ, hãy hỏi sâu hơn hoặc tra Google.
Riêng phần Thông tin gần đây, Gemini hay ChatGPT cũng không thể đưa cho bạn thông tin chi tiết của từng bài báo hay trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Chúng ta cứ làm như cách thông thường mà Linh đã hướng dẫn ở trên.
Trước mọi cuộc phỏng vấn, tìm hiểu về công ty là bước cực kỳ quan trọng mà bạn cần làm đầu tiên. Thậm chí là trước khi gửi CV đi. Các bạn cứ nghĩ mình chỉ mất 10 đến 15 phút để nghiên cứu và đọc lướt thông tin thôi, nhưng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức sau này nếu bạn ứng tuyển vào công ty không phù hợp.
Sau khi nghiên cứu, nếu thấy bạn phù hợp với văn hoá công ty, và bạn cũng thích làm việc ở đó, hãy copy toàn bộ nội dung vừa tạo sang 1 khung chat mới của ChatGPT. Từ bước này trở về sau, chúng ta sẽ chỉ làm việc với ChatGPT để toàn bộ thông tin được thống nhất ở một nơi.
3.2. Nắm bắt thông tin vị trí ứng tuyển
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vị trí cần ứng tuyển. Mục tiêu của phần này là bạn phải làm nổi bật được các từ khoá liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển trong CV và trong buổi phỏng vấn của mình. Bao gồm các từ khóa liên quan đến kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn của bạn.
Trong ví dụ hôm nay, chúng ta sẽ làm việc với CV của Hoàng, là một Senior Digital Marketing Executive. Hoàng sẽ ứng tuyển vào vị trí Digital & E-Commerce Manager của Highlands Coffee. Để thăng tiến lên vị trí Quản lý, Hoàng sẽ cần cho nhà tuyển dụng thấy là (1) Hoàng có khả năng làm Quản Lý, và (2) Hoàng rất am hiểu chuyên môn về Digital Marketing và E-Commerce. Hay còn gọi là Tiếp thị Kỹ thuật số và Thương mại điện tử.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi tìm từ khóa cho vị trí này. Linh sẽ viết câu lệnh yêu cầu ChatGPT tìm 10 thuật ngữ liên quan đến kỹ năng mềm và 10 thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến vị trí ứng tuyển. Sau đó xếp dưới dạng bảng theo tần suất xuất hiện của các từ khoá.
Kết quả trả về từ ChatGPT trong câu lệnh đầu tiên
Từ câu lệnh trên, ChatGPT sẽ trả về cho bạn kết quả như thế này. Rất cụ thể đúng không? Cụ thể nhưng hơi khó nhớ ha. Linh sẽ bổ sung câu prompt tiếp theo: “Nhóm các từ khóa trên theo các hạng mục nhỏ hơn.”
Kết quả trả về từ ChatGPT sau khi bổ sung câu lệnh
Bây giờ thì chúng ta đã thấy rõ vị trí này yêu cầu các nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn như thế nào. Rất logic và dễ nhớ hơn nhiều đúng không? Như các bạn có thể thấy, với vị trí Quản lý này, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng giao tiếp rất tốt, tiếp đó là kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược. Về chuyên môn, bạn cần nắm vững các kênh Digital Marketing, có khả năng phân tích và làm báo cáo để ra quyết định. Hãy note thông tin này xuống để ghi nhớ.
4. Bước 2: So Sánh CV Và JD Để Xác Định Lỗ Hổng
Kết quả của ChatGPT về mức độ đáp ứng được yêu cầu công việc
Kết quả từ ChatGPT về 3 điểm cần khắc phục của Hoàng
(1) Một là bạn đã có kinh nghiệm đó rồi. Rất tốt! Lúc này, bạn chỉ cần làm việc với ChatGPT để bổ sung thông tin vào CV. Từ đó, tăng mức độ phù hợp của bạn cho vị trí ứng tuyển và tăng thêm cơ hội bước vào phòng phỏng vấn.
(2) Hai là bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Như trong ví dụ của chúng ta là Hoàng chưa có kinh nghiệm trong ngành F&B mà chỉ có kinh nghiệm trong ngành công nghệ và bán lẻ. ChatGPT cũng đưa ra hành động cải thiện rất cụ thể. Ví dụ như tham gia khóa học liên quan đến ngành F&B, hoặc chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình có khả năng áp dụng kinh nghiệm từ ngành công nghệ và bán lẻ sang ngành F&B. Đây cũng là điều mà bạn có thể nhờ ChatGPT đề xuất ý tưởng cho mình. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về phần này trong video tiếp theo.
HỘP HỌC HỎI
Khi nộp CV hay phỏng vấn, bạn không chỉ chọn 1 công ty. Hãy thực hiện Bước 1 và Bước 2 cho tất cả công ty mà bạn thấy phù hợp. Sau đó, nhờ ChatGPT phân tích và đề xuất cho bạn vị trí tiềm năng nhất. Là yếu tố rất quan trọng giúp bạn ra quyết định tốt hơn rất nhiều.
Câu lệnh prompt sẽ là: “Trong các mô tả công việc trên, đề xuất 2 công ty bạn thấy tiềm năng nhất. Và phân tích chi tiết vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của anh ấy.”
Kết quả phân tích và đề xuất cho Hoàng 2 công ty tiềm năng nhất từ ChatGPT
Khi nhìn vào phần định hướng phát triển, Hoàng sẽ biết là nếu làm cho Highlands Coffee thì bạn ấy có thể phát triển thêm kỹ năng thương mại điện tử, mở rộng kinh nghiệm sang ngành F&B, và xây dựng mối quan hệ với các đối tác lớn. Còn nếu làm cho Công ty dược, Hoàng sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, mở rộng kinh nghiệm sang ngành dược, tiếp cận công nghệ tiên tiến, và đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Như vậy, từ tất cả những phân tích trên, Hoàng sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn các cơ hội đang đến.
Lời Kết: Chìa Khóa Quan Trọng Để Tự Tin Là Sự Chuẩn Bị
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.