Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Về Tài Chính Trước Khi Nghỉ Việc?

Theo một báo cáo của Prudential, chỉ có 9% người Việt Nam có đủ tiền dự trữ để trang trải cuộc sống trong vòng 6 tháng nếu họ mất việc hoặc nghỉ hưu. Đây là một tỷ lệ khá thấp và rủi ro. Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc mới vì lý do gì, Linh tin rằng việc có sẵn một kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp bạn chủ động vượt qua giai đoạn chuyển tiếp và đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của mình.

Dưới đây là 3 điều bạn cần chuẩn bị về tài chính để sẵn sàng cho những thay đổi mới trong công việc.

1. Đánh Giá Tình Hình Tài Chính Hiện Tại

Hãy xem xét lại toàn bộ thu nhập, chi phí, các khoản nợ, khoản tiết kiệm và đầu tư hiện tại của bạn để biết được tình trạng tài chính của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai và xác định chính xác những gì bản thân cần chuẩn bị. 
Để hiểu rõ sự dịch chuyển dòng tiền cá nhân của mình và tự động hóa việc theo dõi chi tiêu hàng tháng, bạn có thể tham khảo bài viết Làm Sao Biết Tiền Của Bạn Đi Đâu, Về Đâu?

2. Xây Dựng Một Quỹ Khẩn Cấp Và Trả Hết Nợ

a. Quỹ khẩn cấp

Khi đang chuẩn bị chuyển việc hoặc nghỉ việc, việc có quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn tăng khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nếu bạn chuyển việc, có thể mất một khoảng thời gian đến khi bạn nhận được tháng lương đầu tiên. Nếu bạn nghỉ việc mà chưa tìm được công việc mới, sẽ có một vài tuần hay vài tháng bạn không có thêm thu nhập từ công việc của mình. Trong cả hai tình huống này, quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng về tài chính và tập trung vào việc tìm kiếm hoặc thích ứng với công việc mới.

Ngoài ra, nếu bạn có đủ tiền trong quỹ khẩn cấp, bạn sẽ có sự tự tin hơn khi quyết định rời khỏi công việc hiện tại hoặc khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng mà không cảm thấy căng thẳng về tài chính.

Theo các chuyên gia tài chính, quỹ khẩn cấp nên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3 đến 6 tháng. Với mức lương trung bình của người lao động Việt Nam hiện nay là khoảng 7 triệu đồng/tháng, bạn nên có khoảng 20 đến 40 triệu đồng trong quỹ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có những khoản chi phí đặc biệt như tiền thuê nhà, tiền trả nợ hoặc chi phí y tế, bạn cần tính toán và đưa vào quỹ để đảm bảo đủ tiền trang trải cho cuộc sống của mình.

b. Trả hết nợ

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn tài chính của Mỹ, hơn 80% nhân viên đang đối mặt với nợ nần trong đời sống cá nhân của họ. Trong số này, hơn 30% cho biết tình trạng nợ nần tác động đến tinh thần và sự tập trung, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Trước khi chuẩn bị nghỉ việc hay chuyển việc, bạn cần xác định các khoản nợ của mình và tính toán mức độ ảnh hưởng của việc gián đoạn thu nhập đến việc trả nợ. Trả nợ trước sẽ giảm chi phí liên quan đến lãi suất và các khoản phí khác. Nếu bạn không thể trả nợ trước, bạn cần lên kế hoạch để giảm bớt nợ và kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng. 

Các bước cụ thể để kiểm tra và quản lý nợ bao gồm:
- Bước 1: Xác định khoản nợ: Xem lại tất cả các khoản nợ của bạn, bao gồm nợ thẻ tín dụng, khoản vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn và các khoản nợ khác.
- Bước 2: Ước tính khả năng trả nợ: Tính toán khả năng của bạn để trả nợ bằng cách xem xét tài sản hiện có, thu nhập hàng tháng và chi phí hàng tháng.
- Bước 3: Lên kế hoạch trả nợ: Tạo ra một kế hoạch chi tiết để trả nợ, bao gồm việc xác định các khoản nợ cần trả trước và các khoản nợ cần trả sau đó. Có hai phương pháp mà bạn có thể áp dụng trong quá trình trả nợ là phương pháp “Quả cầu tuyết” và phương pháp “Tuyết lở”. Linh đã phân tích chi tiết hai phương pháp này tại đây.
Hai phương pháp phổ biến bạn có thể áp dụng để lên kế hoạch trả nợ

Hai phương pháp phổ biến bạn có thể áp dụng để lên kế hoạch trả nợ

- Bước 4: Kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng: Nếu bạn đang có nợ thẻ tín dụng, hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh tăng thêm khoản nợ và phí phát sinh.

3. Kiểm Tra Các Phúc Lợi Hiện Tại

Khi thay đổi công việc, bạn có thể mất một số phúc lợi như bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ có lương, và kế hoạch nghỉ hưu. Hãy xem xét các lợi ích hiện tại của bạn để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt về lời mời làm việc mới của mình. 

Ví dụ: Nếu công ty mới không cung cấp bảo hiểm sức khỏe cá nhân như công ty cũ thì bạn cần xem xét mình có cần hình thức bảo hiểm này không, và nếu tự mua thì chi phí sẽ như thế nào.

Lời kết

Dorit Sher từng có một câu nói rất hay: "Sự nghiệp của bạn là công việc kinh doanh của bạn. Đã đến lúc bạn quản lý nó với tư cách là một CEO." Nghĩa là bạn cần xem xét sự nghiệp một cách toàn diện và tính đến các rủi ro cần thiết, không chỉ trong công việc mà còn về cả mặt tài chính. Với một kế hoạch tài chính vững chắc và con đường sự nghiệp rõ ràng, bạn có thể tự tin thay đổi công việc và vượt qua mọi thách thức tài chính có thể phát sinh. Hãy hành động ngay hôm nay để tạo dựng sự nghiệp và tương lai tài chính mà bạn mong muốn nhé.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Về Tài Chính Trước Khi Nghỉ Việc?

Theo một báo cáo của Prudential, chỉ có 9% người Việt Nam có đủ tiền dự trữ để trang trải cuộc sống trong vòng 6 tháng nếu họ mất việc hoặc nghỉ hưu. Đây là một tỷ lệ khá thấp và rủi ro. Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc mới vì lý do gì, Linh tin rằng việc có sẵn một kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp bạn chủ động vượt qua giai đoạn chuyển tiếp và đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của mình.

Dưới đây là 3 điều bạn cần chuẩn bị về tài chính để sẵn sàng cho những thay đổi mới trong công việc.

1. Đánh Giá Tình Hình Tài Chính Hiện Tại

Hãy xem xét lại toàn bộ thu nhập, chi phí, các khoản nợ, khoản tiết kiệm và đầu tư hiện tại của bạn để biết được tình trạng tài chính của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai và xác định chính xác những gì bản thân cần chuẩn bị. 
Để hiểu rõ sự dịch chuyển dòng tiền cá nhân của mình và tự động hóa việc theo dõi chi tiêu hàng tháng, bạn có thể tham khảo bài viết Làm Sao Biết Tiền Của Bạn Đi Đâu, Về Đâu?

2. Xây Dựng Một Quỹ Khẩn Cấp Và Trả Hết Nợ

a. Quỹ khẩn cấp

Khi đang chuẩn bị chuyển việc hoặc nghỉ việc, việc có quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn tăng khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nếu bạn chuyển việc, có thể mất một khoảng thời gian đến khi bạn nhận được tháng lương đầu tiên. Nếu bạn nghỉ việc mà chưa tìm được công việc mới, sẽ có một vài tuần hay vài tháng bạn không có thêm thu nhập từ công việc của mình. Trong cả hai tình huống này, quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng về tài chính và tập trung vào việc tìm kiếm hoặc thích ứng với công việc mới.

Ngoài ra, nếu bạn có đủ tiền trong quỹ khẩn cấp, bạn sẽ có sự tự tin hơn khi quyết định rời khỏi công việc hiện tại hoặc khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng mà không cảm thấy căng thẳng về tài chính.

Theo các chuyên gia tài chính, quỹ khẩn cấp nên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3 đến 6 tháng. Với mức lương trung bình của người lao động Việt Nam hiện nay là khoảng 7 triệu đồng/tháng, bạn nên có khoảng 20 đến 40 triệu đồng trong quỹ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có những khoản chi phí đặc biệt như tiền thuê nhà, tiền trả nợ hoặc chi phí y tế, bạn cần tính toán và đưa vào quỹ để đảm bảo đủ tiền trang trải cho cuộc sống của mình.

b. Trả hết nợ

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn tài chính của Mỹ, hơn 80% nhân viên đang đối mặt với nợ nần trong đời sống cá nhân của họ. Trong số này, hơn 30% cho biết tình trạng nợ nần tác động đến tinh thần và sự tập trung, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Trước khi chuẩn bị nghỉ việc hay chuyển việc, bạn cần xác định các khoản nợ của mình và tính toán mức độ ảnh hưởng của việc gián đoạn thu nhập đến việc trả nợ. Trả nợ trước sẽ giảm chi phí liên quan đến lãi suất và các khoản phí khác. Nếu bạn không thể trả nợ trước, bạn cần lên kế hoạch để giảm bớt nợ và kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng. 

Các bước cụ thể để kiểm tra và quản lý nợ bao gồm:
- Bước 1: Xác định khoản nợ: Xem lại tất cả các khoản nợ của bạn, bao gồm nợ thẻ tín dụng, khoản vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn và các khoản nợ khác.
- Bước 2: Ước tính khả năng trả nợ: Tính toán khả năng của bạn để trả nợ bằng cách xem xét tài sản hiện có, thu nhập hàng tháng và chi phí hàng tháng.
- Bước 3: Lên kế hoạch trả nợ: Tạo ra một kế hoạch chi tiết để trả nợ, bao gồm việc xác định các khoản nợ cần trả trước và các khoản nợ cần trả sau đó. Có hai phương pháp mà bạn có thể áp dụng trong quá trình trả nợ là phương pháp “Quả cầu tuyết” và phương pháp “Tuyết lở”. Linh đã phân tích chi tiết hai phương pháp này tại đây.
Hai phương pháp phổ biến bạn có thể áp dụng để lên kế hoạch trả nợ

Hai phương pháp phổ biến bạn có thể áp dụng để lên kế hoạch trả nợ

- Bước 4: Kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng: Nếu bạn đang có nợ thẻ tín dụng, hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh tăng thêm khoản nợ và phí phát sinh.

3. Kiểm Tra Các Phúc Lợi Hiện Tại

Khi thay đổi công việc, bạn có thể mất một số phúc lợi như bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ có lương, và kế hoạch nghỉ hưu. Hãy xem xét các lợi ích hiện tại của bạn để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt về lời mời làm việc mới của mình. 

Ví dụ: Nếu công ty mới không cung cấp bảo hiểm sức khỏe cá nhân như công ty cũ thì bạn cần xem xét mình có cần hình thức bảo hiểm này không, và nếu tự mua thì chi phí sẽ như thế nào.

Lời kết

Dorit Sher từng có một câu nói rất hay: "Sự nghiệp của bạn là công việc kinh doanh của bạn. Đã đến lúc bạn quản lý nó với tư cách là một CEO." Nghĩa là bạn cần xem xét sự nghiệp một cách toàn diện và tính đến các rủi ro cần thiết, không chỉ trong công việc mà còn về cả mặt tài chính. Với một kế hoạch tài chính vững chắc và con đường sự nghiệp rõ ràng, bạn có thể tự tin thay đổi công việc và vượt qua mọi thách thức tài chính có thể phát sinh. Hãy hành động ngay hôm nay để tạo dựng sự nghiệp và tương lai tài chính mà bạn mong muốn nhé.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.