Học Cách “Trả Cho Bản Thân Trước” Để Sớm Độc Lập Tài Chính
Một sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà Linh thấy nhiều bạn (và ngay cả Linh lúc mới đi làm) thường mắc phải là: Chi tiêu trước, có dư mới bắt đầu tính đến chuyện tiết kiệm hay đầu tư. Cách này không khả thi vì chúng ta rất dễ chi tiêu vượt ngân sách, bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu.
Điều này được thể hiện qua quy luật Parkinson. Luật này chỉ ra rằng, nhiều người về hưu trong cảnh khốn khó, bởi vì dù bất chấp bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn đều có xu hướng tiêu vượt quá số tiền mình có. Hay nói cách khác, chi phí của bạn sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập của bạn.
Để giải quyết vấn đề này, Linh thường áp dụng nguyên tắc “pay yourself first” - chi trả cho bản thân trước hay còn gọi là lập ngân sách ngược. Nghĩa là khi có thu nhập, bạn cần ưu tiên giữ lại khoản tiền dành cho tiết kiệm và đầu tư trước, sau đó mới tính đến các chi phí sinh hoạt.
Thứ tự phân bổ các khoản tài chính khi lập ngân sách ngược
Như vậy, bạn sẽ phân bổ các khoản thu nhập của mình theo thứ tự: 1. Quỹ khẩn cấp => 2. Số tiền nợ cần trả => 3. Quỹ chìm/ Quỹ tiết kiệm => 4. Đầu tư => 5. Chi tiêu.
1. Quỹ Khẩn Cấp
“Bạn không thể đoán trước. Bạn có thể chuẩn bị.” - Howard Marks
Đầu tiên là phân bổ tiền vào quỹ khẩn cấp. Khoản tiền này, sẽ chi trả cho những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống như tai nạn, thất nghiệp, dịch bệnh. Thông thường, quỹ khẩn cấp được lập bằng cách tiết kiệm một khoảng bằng từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc chi tiêu, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất lợi có thể xảy ra.
2. Số Tiền Nợ Cần Trả
3. Quỹ Chìm Và Quỹ Tiết Kiệm
Khác biệt giữa quỹ chìm và quỹ tiết kiệm
4. Phân Biệt Gửi Tiết Kiệm Và Đầu Tư
5. Chi Tiêu
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Học Cách “Trả Cho Bản Thân Trước” Để Sớm Độc Lập Tài Chính
Một sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà Linh thấy nhiều bạn (và ngay cả Linh lúc mới đi làm) thường mắc phải là: Chi tiêu trước, có dư mới bắt đầu tính đến chuyện tiết kiệm hay đầu tư. Cách này không khả thi vì chúng ta rất dễ chi tiêu vượt ngân sách, bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu.
Điều này được thể hiện qua quy luật Parkinson. Luật này chỉ ra rằng, nhiều người về hưu trong cảnh khốn khó, bởi vì dù bất chấp bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn đều có xu hướng tiêu vượt quá số tiền mình có. Hay nói cách khác, chi phí của bạn sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập của bạn.
Để giải quyết vấn đề này, Linh thường áp dụng nguyên tắc “pay yourself first” - chi trả cho bản thân trước hay còn gọi là lập ngân sách ngược. Nghĩa là khi có thu nhập, bạn cần ưu tiên giữ lại khoản tiền dành cho tiết kiệm và đầu tư trước, sau đó mới tính đến các chi phí sinh hoạt.
Thứ tự phân bổ các khoản tài chính khi lập ngân sách ngược
Như vậy, bạn sẽ phân bổ các khoản thu nhập của mình theo thứ tự: 1. Quỹ khẩn cấp => 2. Số tiền nợ cần trả => 3. Quỹ chìm/ Quỹ tiết kiệm => 4. Đầu tư => 5. Chi tiêu.
1. Quỹ Khẩn Cấp
“Bạn không thể đoán trước. Bạn có thể chuẩn bị.” - Howard Marks
Đầu tiên là phân bổ tiền vào quỹ khẩn cấp. Khoản tiền này, sẽ chi trả cho những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống như tai nạn, thất nghiệp, dịch bệnh. Thông thường, quỹ khẩn cấp được lập bằng cách tiết kiệm một khoảng bằng từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc chi tiêu, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất lợi có thể xảy ra.
2. Số Tiền Nợ Cần Trả
3. Quỹ Chìm Và Quỹ Tiết Kiệm
Khác biệt giữa quỹ chìm và quỹ tiết kiệm
4. Phân Biệt Gửi Tiết Kiệm Và Đầu Tư
5. Chi Tiêu
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.