3 Cách Để Ngừng Ghen Tị Với Thành Công Của Người Khác

Khi tiếp nhận thành công của những người xung quanh bằng cảm xúc đố kỵ, có thể bạn đang thiếu tự tin vào chính mình. Nhìn thoáng qua, tưởng chừng như đây chỉ là cảm giác của riêng bạn và người khác khó có thể nhận ra. Dù vậy, nếu cảm xúc tiêu cực này xuất hiện thường xuyên sẽ tạo cảm giác không thoải mái, và xa hơn là gây nên những rạn nứt trong các mối quan hệ của bạn.

Nếu bạn thấy mình đang đố kỵ với thành công của một ai đó, hãy thử áp dụng 3 cách sau để thả lỏng tâm trí và truyền cảm hứng cho bạn tạo nên những thành tựu riêng của mình.

1. Ngừng so sánh bản thân với người khác

a. Nhìn vào bức tranh lớn hơn

Cảm giác so sánh/ghen tị thường nảy sinh rất nhanh khi bạn tiếp xúc với những thuận lợi hay thành công của người khác. Sự vội vàng dễ khiến bạn bỏ qua quá trình mà người đó nỗ lực để kiến tạo thành quả cho chính mình.

Một câu nói của ông Steve Jobs mà Linh rất thích là: “Nếu nhìn cho thấu suốt thì bạn sẽ thấy rằng phần lớn thành công qua đêm thực chất đều cần rất nhiều thời gian”. Điều đó có nghĩa là: khi bạn thấy một người đạt được một kết quả ấn tượng, họ đã phải học hỏi, rèn luyện và hy sinh rất nhiều. Một người đồng nghiệp vừa được thăng chức có thể đã bỏ lỡ nhiều bữa tối bên gia đình, vắng mặt trong nhiều chuyến đi chơi cùng bạn bè. Một cô bạn có vóc dáng xinh đẹp đã phải phớt lờ nhiều món ngon, đều đặn đi tập thể dục sau giờ làm.


Con đường chắc chắn nhất để nuôi dưỡng sự ghen tị là so sánh. Vì sự ghen tị xuất phát từ việc cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác nên việc so sánh chỉ làm bùng lên ngọn lửa mà thôi.

-Dorothy Corkille Briggs

Mọi kết quả đều được tạo bởi một quá trình. Vậy nên trong lần tới khi bạn nhận thấy mình có cảm giác so sánh bản thân với ai đó, hãy nhìn thành công của họ trên một bức tranh tổng quan hơn. Khi bạn hiểu rõ quá trình họ đạt được điều đó, bạn sẽ ghi nhận những thành quả của họ thay vì so sánh. Đồng thời bạn cũng biết rằng khi nỗ lực đủ nhiều như vậy, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công tương tự. 

b. Xác định các yếu tố thúc đẩy hành vi so sánh của bạn

Hãy thử nghĩ lại xem, lần gần nhất khi bạn so sánh bản thân với ai đó là vào lúc nào? Các yếu tố nào là nguyên nhân thúc đẩy cảm giác đó bên trong bạn? Việc xác định được gốc rễ của vấn đề sẽ giúp bạn biết mình cần phải giữ khoảng cách với điều gì.

Phần lớn mọi người nghĩ rằng chúng ta thường có xu hướng so sánh mình với bạn bè hay đồng nghiệp - những người chúng ta tiếp xúc trực tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, các kết nối trên mạng xã hội cũng là một tác động không nhỏ khiến bạn nảy sinh cảm giác so sánh. Một cách hiệu quả là hãy đặt ra giới hạn cho việc sử dụng thiết bị mạng xã hội của bạn. Như vậy bạn có thể hạn chế việc tiếp xúc với những tài khoản có vẻ “hoành tráng" hơn. Từ đó bạn sẽ giảm thiểu được cảm giác tự so sánh mình với người khác.

2. Đánh giá cao và học hỏi từ thành công của người khác 

Chỉ vì một ai đó thắng không có nghĩa là bạn đã thua. Chỉ vì một ai đó đạt được thành công không có nghĩa là bạn đã thất bại. Thay vì mãi chú ý vào kết quả của người khác, hãy tập trung nhiều hơn vào bản thân mình. 
Để làm được điều này, trước hết bạn hãy làm rõ điều gì thực sự khiến bạn ghen tị với người khác. Liệu bạn đang đang ghen tị với một người vì khả năng quản lý thời giansắp xếp công việc ưu tiên của họ tốt. Hay bạn ghen tị với việc họ luôn hoàn thành dự án này đúng hạn xuất sắcđược khen ngợi?
Có thể bạn cảm thấy mình chỉ đang đố kỵ với kết quả của họ. Tuy nhiên khi nghĩ kỹ hơn một chút, bạn đang thực sự bị chú ý vì cách họ làm việc để đạt được kết quả tốt. Đó cũng chính là những điều bạn cần đánh giá cao và học hỏi ở đối phương. Bởi từ các kỹ năng như vậy, bạn có thể tạo ra nhiều thành quả cho chính mình.

3. Tập trung phấn đấu cho thành công của mình

Nhà khoa học người Mỹ Clyde Tombaugh từng nói: “Tôi chưa bao giờ nhớ mình đặc biệt ghen tị với bất kỳ ai, bởi vì tôi nhận ra rằng nếu tôi không thể tự mình làm được điều đó thì tôi không xứng đáng có được nó.”
Một cách hiệu quả để loại bỏ cảm giác ghen tị với thành công của người khác là tạo nên những thành công của chính mình. Thành công của người khác, dù rực rỡ và khiến bạn ghen tị đến đâu, cũng xuất phát từ nỗ lực của họ, không phải của bạn. Vậy nên sẽ nếu cứ mải miết quan sát những “điểm mười" của người khác và đố kị thì bạn chỉ đang lãng phí thời gian để phấn đấu.
Hơn thế nữa, mục tiêu và khái niệm thành công của mỗi người sẽ luôn khác nhau. Có thể bạn đã ghen tị đến mất ngủ vì một người bạn làm MC (dẫn chương trình) được ký hợp đồng dẫn chương trình trong một sự kiện quốc gia. Tuy nhiên nếu nghĩ kỹ hơn bạn sẽ nhận ra mình là một người hướng nội, không thích đứng trước đám đông. Thành công của người bạn MC chưa bao giờ là mục tiêu của bạn. 
Do đó bạn cần tự xác định đích đến hay định nghĩa thành công mà mình mong muốn. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ ước mơ của mình, biết được điều gì thực sự quan trọng và ý nghĩa với bạn. Khi đó bạn sẽ có mục tiêu và cứ thế bước tới đầy hứng khởi trên hành trình của mình.

Lời kết

Linh biết rằng việc cải thiện một tính cách chưa tốt luôn cần nhiều thời gian cùng với sự kiên nhẫn. Sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ cảm giác ghen tị của bản thân, rồi chuyển nó thành động lực để cố gắng thay vì buộc mình phải loại bỏ nó ngay lập tức.
Trong khi bạn đang “khó chịu" bởi thành công của người khác, có thể họ vẫn đang miệt mài nỗ lực cho những thành công lớn hơn. Nếu bạn không tự chủ với cảm xúc và hành động của mình, sự ghen tị sẽ không dừng lại. Bạn cũng sẽ không có được thành công nào cho bản thân để có thể cảm thấy tự hào. Điều bạn cần tự nhắc mình là: Hãy tập trung vào bản thân nhiều hơn. Bằng cách đó, bạn sẽ có được nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Cách Để Ngừng Ghen Tị Với Thành Công Của Người Khác

Khi tiếp nhận thành công của những người xung quanh bằng cảm xúc đố kỵ, có thể bạn đang thiếu tự tin vào chính mình. Nhìn thoáng qua, tưởng chừng như đây chỉ là cảm giác của riêng bạn và người khác khó có thể nhận ra. Dù vậy, nếu cảm xúc tiêu cực này xuất hiện thường xuyên sẽ tạo cảm giác không thoải mái, và xa hơn là gây nên những rạn nứt trong các mối quan hệ của bạn.

Nếu bạn thấy mình đang đố kỵ với thành công của một ai đó, hãy thử áp dụng 3 cách sau để thả lỏng tâm trí và truyền cảm hứng cho bạn tạo nên những thành tựu riêng của mình.

1. Ngừng so sánh bản thân với người khác

a. Nhìn vào bức tranh lớn hơn

Cảm giác so sánh/ghen tị thường nảy sinh rất nhanh khi bạn tiếp xúc với những thuận lợi hay thành công của người khác. Sự vội vàng dễ khiến bạn bỏ qua quá trình mà người đó nỗ lực để kiến tạo thành quả cho chính mình.

Một câu nói của ông Steve Jobs mà Linh rất thích là: “Nếu nhìn cho thấu suốt thì bạn sẽ thấy rằng phần lớn thành công qua đêm thực chất đều cần rất nhiều thời gian”. Điều đó có nghĩa là: khi bạn thấy một người đạt được một kết quả ấn tượng, họ đã phải học hỏi, rèn luyện và hy sinh rất nhiều. Một người đồng nghiệp vừa được thăng chức có thể đã bỏ lỡ nhiều bữa tối bên gia đình, vắng mặt trong nhiều chuyến đi chơi cùng bạn bè. Một cô bạn có vóc dáng xinh đẹp đã phải phớt lờ nhiều món ngon, đều đặn đi tập thể dục sau giờ làm.


Con đường chắc chắn nhất để nuôi dưỡng sự ghen tị là so sánh. Vì sự ghen tị xuất phát từ việc cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác nên việc so sánh chỉ làm bùng lên ngọn lửa mà thôi.

-Dorothy Corkille Briggs

Mọi kết quả đều được tạo bởi một quá trình. Vậy nên trong lần tới khi bạn nhận thấy mình có cảm giác so sánh bản thân với ai đó, hãy nhìn thành công của họ trên một bức tranh tổng quan hơn. Khi bạn hiểu rõ quá trình họ đạt được điều đó, bạn sẽ ghi nhận những thành quả của họ thay vì so sánh. Đồng thời bạn cũng biết rằng khi nỗ lực đủ nhiều như vậy, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công tương tự. 

b. Xác định các yếu tố thúc đẩy hành vi so sánh của bạn

Hãy thử nghĩ lại xem, lần gần nhất khi bạn so sánh bản thân với ai đó là vào lúc nào? Các yếu tố nào là nguyên nhân thúc đẩy cảm giác đó bên trong bạn? Việc xác định được gốc rễ của vấn đề sẽ giúp bạn biết mình cần phải giữ khoảng cách với điều gì.

Phần lớn mọi người nghĩ rằng chúng ta thường có xu hướng so sánh mình với bạn bè hay đồng nghiệp - những người chúng ta tiếp xúc trực tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, các kết nối trên mạng xã hội cũng là một tác động không nhỏ khiến bạn nảy sinh cảm giác so sánh. Một cách hiệu quả là hãy đặt ra giới hạn cho việc sử dụng thiết bị mạng xã hội của bạn. Như vậy bạn có thể hạn chế việc tiếp xúc với những tài khoản có vẻ “hoành tráng" hơn. Từ đó bạn sẽ giảm thiểu được cảm giác tự so sánh mình với người khác.

2. Đánh giá cao và học hỏi từ thành công của người khác 

Chỉ vì một ai đó thắng không có nghĩa là bạn đã thua. Chỉ vì một ai đó đạt được thành công không có nghĩa là bạn đã thất bại. Thay vì mãi chú ý vào kết quả của người khác, hãy tập trung nhiều hơn vào bản thân mình. 
Để làm được điều này, trước hết bạn hãy làm rõ điều gì thực sự khiến bạn ghen tị với người khác. Liệu bạn đang đang ghen tị với một người vì khả năng quản lý thời giansắp xếp công việc ưu tiên của họ tốt. Hay bạn ghen tị với việc họ luôn hoàn thành dự án này đúng hạn xuất sắcđược khen ngợi?
Có thể bạn cảm thấy mình chỉ đang đố kỵ với kết quả của họ. Tuy nhiên khi nghĩ kỹ hơn một chút, bạn đang thực sự bị chú ý vì cách họ làm việc để đạt được kết quả tốt. Đó cũng chính là những điều bạn cần đánh giá cao và học hỏi ở đối phương. Bởi từ các kỹ năng như vậy, bạn có thể tạo ra nhiều thành quả cho chính mình.

3. Tập trung phấn đấu cho thành công của mình

Nhà khoa học người Mỹ Clyde Tombaugh từng nói: “Tôi chưa bao giờ nhớ mình đặc biệt ghen tị với bất kỳ ai, bởi vì tôi nhận ra rằng nếu tôi không thể tự mình làm được điều đó thì tôi không xứng đáng có được nó.”
Một cách hiệu quả để loại bỏ cảm giác ghen tị với thành công của người khác là tạo nên những thành công của chính mình. Thành công của người khác, dù rực rỡ và khiến bạn ghen tị đến đâu, cũng xuất phát từ nỗ lực của họ, không phải của bạn. Vậy nên sẽ nếu cứ mải miết quan sát những “điểm mười" của người khác và đố kị thì bạn chỉ đang lãng phí thời gian để phấn đấu.
Hơn thế nữa, mục tiêu và khái niệm thành công của mỗi người sẽ luôn khác nhau. Có thể bạn đã ghen tị đến mất ngủ vì một người bạn làm MC (dẫn chương trình) được ký hợp đồng dẫn chương trình trong một sự kiện quốc gia. Tuy nhiên nếu nghĩ kỹ hơn bạn sẽ nhận ra mình là một người hướng nội, không thích đứng trước đám đông. Thành công của người bạn MC chưa bao giờ là mục tiêu của bạn. 
Do đó bạn cần tự xác định đích đến hay định nghĩa thành công mà mình mong muốn. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ ước mơ của mình, biết được điều gì thực sự quan trọng và ý nghĩa với bạn. Khi đó bạn sẽ có mục tiêu và cứ thế bước tới đầy hứng khởi trên hành trình của mình.

Lời kết

Linh biết rằng việc cải thiện một tính cách chưa tốt luôn cần nhiều thời gian cùng với sự kiên nhẫn. Sẽ dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ cảm giác ghen tị của bản thân, rồi chuyển nó thành động lực để cố gắng thay vì buộc mình phải loại bỏ nó ngay lập tức.
Trong khi bạn đang “khó chịu" bởi thành công của người khác, có thể họ vẫn đang miệt mài nỗ lực cho những thành công lớn hơn. Nếu bạn không tự chủ với cảm xúc và hành động của mình, sự ghen tị sẽ không dừng lại. Bạn cũng sẽ không có được thành công nào cho bản thân để có thể cảm thấy tự hào. Điều bạn cần tự nhắc mình là: Hãy tập trung vào bản thân nhiều hơn. Bằng cách đó, bạn sẽ có được nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.