3 Loại Ranh Giới Cần Xây Dựng Trong Một Mối Quan Hệ Lành Mạnh

Theo một nghiên cứu từ YouGov, 57% người tham gia khảo sát cho rằng việc đặt ra ranh giới cá nhân trong các mối quan hệ là điều quan trọng.

Phần lớn chúng ta quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ nhiều hơn là tìm cách duy trì nó. Vì thế, bạn có xu hướng bỏ qua những cảm xúc cá nhân, chỉ để trở thành một mảnh ghép vừa vặn với đối phương. Trên thực tế, để có thể duy trì một mối quan hệ lành mạnh trong lâu dài, điều quan trọng trước nhất là bạn cần phải cảm thấy thoải mái được là chính mình. Bằng cách thiết lập 3 ranh giới dưới đây, bạn sẽ cân bằng tốt hơn giữa việc yêu thương bản thân và nuôi dưỡng mối quan hệ của mình.

A. PHÂN BIỆT RANH GIỚI LÀNH MẠNH VÀ RANH GIỚI KHÔNG LÀNH MẠNH

Tính chất lành mạnh của một ranh giới không chỉ phụ thuộc vào cách bạn đã đặt ra chúng mà còn được quyết định bởi cách bạn đã thực hiện chúng như thế nào. Một ranh giới lành mạnh có thể trở nên không lành mạnh nếu bạn và đối phương thiếu đi những cam kết và nhất quán trong cách duy trì chúng. Dưới đây là một vài đặc điểm bạn có thể xem xét trước khi thiết lập các ranh giới cho mối quan hệ của mình:
(1) Ranh giới lành mạnh: là những giới hạn được thiết lập để bảo vệ và duy trì sức khỏe tinh thần, cảm xúc, và thể chất trong các mối quan hệ. Những đặc điểm của ranh giới lành mạnh bao gồm:
(a) Rõ ràng và nhất quán: Cả hai bạn đều tôn trọng và thấu hiểu ranh giới của nhau, đảm bảo rằng nhu cầu và quyền lợi của mỗi người đều được xem xét.
(b) Giao tiếp cởi mở, tôn trọng: Ranh giới lành mạnh cần dựa trên sự giao tiếp trung thực và cởi mở, cho phép các bạn thảo luận và điều chỉnh giới hạn khi cần thiết.
(2) Ranh giới không lành mạnh: là những giới hạn có xu hướng quá cứng nhắc hoặc quá dễ dãi, dẫn đến sự mất cân bằng và căng thẳng trong mối quan hệ. Các đặc điểm của ranh giới không lành mạnh bao gồm: 
(a) Không nhất quán: Khi ranh giới thay đổi liên tục hoặc không được tuân thủ một cách nhất quán sẽ tạo ra sự bối rối và thiếu tin tưởng giữa hai bên.
(b) Quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo: Ranh giới quá cứng nhắc có thể khiến một trong hai bạn cảm thấy bị cô lập hoặc ngột ngạt. Trong khi ranh giới quá lỏng lẻo có thể khiến mọi người cảm thấy bị xâm phạm hoặc mất quyền kiểm soát.
  • Bạn có thể dạy người khác về ranh giới lành mạnh bằng cách thực thi ranh giới của bạn.

    - Bryant McGill

B. 3 RANH GIỚI CƠ BẢN CẦN THIẾT LẬP CHO MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH

1. Ranh Giới Vật Lý

Ranh giới vật lý là những giới hạn bạn thiết lập trong các tương tác với người khác để bảo vệ sự thoải mái và an toàn của mình trong các mối quan hệ. Chúng giúp bạn duy trì sự tự chủ và quyền kiểm soát đối với:

(1) Mức độ tiếp xúc thân mật: Hãy đề xuất rõ những rõ thời điểm và không gian mà bạn cảm thấy thoải mái khi đối tác có những hành động thân mật với bạn. Bạn cũng có thể quyết định mức độ thích hợp của việc thể hiện tình cảm nơi công cộng (thuật ngữ khoa học gọi là PDA - Public display of affection). Bởi vì đối với một số người, việc nắm tay, khoác vai hay ôm hôn nơi công cộng là bình thường và dễ chịu. Trong khi đó đối với một số người khác, thì điều này có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. Vậy nên sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu bạn nói với đối phương rằng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nhận được những cử chỉ quan tâm đó khi chỉ có 2 người.
(2) Không gian cá nhân và quyền riêng tư: Bạn có những nguyên tắc và cách sắp xếp của bản thân trong những không gian riêng tư như phòng ngủ, bàn làm việc hay thậm chí nhà bếp. Hãy chia sẻ thẳng thắn với đối phương về những điều bạn sẽ cảm thấy không thoải mái như vào phòng ngủ bất ngờ mà không gõ cửa hoặc thay đổi vị trí đặt sổ tay trên bàn làm việc. Điều này còn bao gồm việc bạn cần có những không gian một mình vào 3 buổi tối trong tuần hoặc khi có dự án lớn cần tập trung cao độ.
2. Ranh Giới Trí Tuệ

Ranh giới trí tuệ trong một mối quan hệ xoay quanh việc được bày tỏ và được tôn trọng suy nghĩ, ý tưởng hay định hướng phát triển trí tuệ của mỗi người. Mỗi chúng ta đều có những quan điểm và nhận thức khác nhau về cuộc sống. Điều này dễ dẫn đến sự không tương đồng trong ý kiến và cách tiếp cận các vấn đề hàng ngày. Việc thiết lập ranh giới trí tuệ giúp đảm bảo rằng những sự khác biệt này được tôn trọng và không bị phán xét hay bác bỏ một cách tiêu cực.

Một lưu ý là ranh giới trí tuệ không phải là phương tiện để bạn đòi hỏi sự chấp thuận từ đối phương cho tất cả những ý tưởng hay suy nghĩ của mình. Ngược lại, các bạn có quyền không đồng tình các quan điểm của nhau nhưng dựa trên một nguyên tắc tôn trọng và thấu hiểu. Ví dụ bạn rất thích đọc tiểu thuyết, người ấy lại đam mê sách khoa học. Song các bạn vẫn sẵn sàng mua tặng cho đối phương dòng sách họ thích mỗi khi có dịp.

Và ranh giới về trí tuệ trong một mối quan hệ, không chỉ có nghĩa là được tôn trọng. Một cách sâu sắc hơn là mỗi người sẽ luôn khích lệ đối phương theo đuổi, phát triển với định hướng và thế mạnh của họ.

3. Ranh Giới Tài Chính

Theo số liệu nghiên cứu từ Experian, cứ 5 người thì sẽ có 1 người (từ 18-35 tuổi) kết thúc mối quan hệ của mình vì vấn đề tài chính.

Tài chính hay tiền bạc có thể nghe rất khác với tình cảm hay sự kết nối trong các mối quan hệ. Tuy nhiên trên thực tế, hai chủ đề này lại có ảnh hưởng qua lại rất lớn. Đó là lý do mà Linh nhắc đến ranh giới tài chính ở đây, không phải trong ngân hàng mà là trong các mối quan hệ của bạn.  

(1) Khi chưa về chung nhà và chưa sử dụng chung tài chính, bạn cũng cần đề cập đến những thỏa thuận liên quan đến việc (1) quản lý và (2) chi tiêu tiền bạc giữa hai bạn. Điều này giúp các bạn tránh được những can thiệp quá sâu vào cách sử dụng tài chính của nhau. Đối phương có thể đưa ra một vài lời khuyên khi thấy mua sắm quá tay, hay chi tiêu chưa hợp lý. Song bạn là người có quyết định cuối cùng với chiếc ví của mình và quyết định đó cần được tôn trọng. 

(2) Khi đã về chung nhà và sử dụng chung tài chính, bạn có thể thiết lập ranh giới về việc (1) sử dụng thẻ tín dụng chung, hoặc (2) xác định số tiền tối đa mà mỗi người có thể chi tiêu hàng tháng mà không cần thảo luận trước. Giao tiếp là yếu tố then chốt trong việc duy trì những thoả thuận này. Đối phương cần hiểu và tôn trọng mục tiêu tài chính của bạn và ngược lại, để cả hai có thể cùng nhau hướng tới những mục tiêu đó một cách hiệu quả. Và quan trọng hơn là sự rõ ràng này giúp các bạn tránh được những bất đồng phát sinh không đáng có, gây ảnh hưởng đến tình cảm trong mối quan hệ của mình.

Lời kết: Bạn Không Cần Phải Thiết Lập Mọi Ranh Giới Ngay Từ Đầu!

Thay vào đó hãy dành thời gian để trò chuyện cùng nhau và nhận biết các vấn đề có thể cần đến sự can thiệp của những ranh giới. Khi đó bạn sẽ hiểu biết rõ hơn về việc mình cần đặt ra những ranh giới nào. Chẳng hạn bạn thấy cần có vài thoả thuận quan trọng về tài chính, song đã cảm thấy hoàn toàn được tôn trọng về trí tuệ hay các ranh giới cá nhân.
Đến cuối ngày, điều quan trọng mà các bạn cần hướng đến là sự thoải mái, tình yêu thương trong một mối quan hệ để có thể đi đường dài với nhau. Vậy nên hãy linh hoạt và cởi mở cùng nhau trong cách thiết lập các ranh giới để hướng đến mục tiêu ấy.
Chúc bạn luôn được yêu thương khi là chính mình, trong bất kỳ mối quan hệ nào!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

3 Loại Ranh Giới Cần Xây Dựng Trong Một Mối Quan Hệ Lành Mạnh

Theo một nghiên cứu từ YouGov, 57% người tham gia khảo sát cho rằng việc đặt ra ranh giới cá nhân trong các mối quan hệ là điều quan trọng.

Phần lớn chúng ta quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ nhiều hơn là tìm cách duy trì nó. Vì thế, bạn có xu hướng bỏ qua những cảm xúc cá nhân, chỉ để trở thành một mảnh ghép vừa vặn với đối phương. Trên thực tế, để có thể duy trì một mối quan hệ lành mạnh trong lâu dài, điều quan trọng trước nhất là bạn cần phải cảm thấy thoải mái được là chính mình. Bằng cách thiết lập 3 ranh giới dưới đây, bạn sẽ cân bằng tốt hơn giữa việc yêu thương bản thân và nuôi dưỡng mối quan hệ của mình.

A. PHÂN BIỆT RANH GIỚI LÀNH MẠNH VÀ RANH GIỚI KHÔNG LÀNH MẠNH

Tính chất lành mạnh của một ranh giới không chỉ phụ thuộc vào cách bạn đã đặt ra chúng mà còn được quyết định bởi cách bạn đã thực hiện chúng như thế nào. Một ranh giới lành mạnh có thể trở nên không lành mạnh nếu bạn và đối phương thiếu đi những cam kết và nhất quán trong cách duy trì chúng. Dưới đây là một vài đặc điểm bạn có thể xem xét trước khi thiết lập các ranh giới cho mối quan hệ của mình:
(1) Ranh giới lành mạnh: là những giới hạn được thiết lập để bảo vệ và duy trì sức khỏe tinh thần, cảm xúc, và thể chất trong các mối quan hệ. Những đặc điểm của ranh giới lành mạnh bao gồm:
(a) Rõ ràng và nhất quán: Cả hai bạn đều tôn trọng và thấu hiểu ranh giới của nhau, đảm bảo rằng nhu cầu và quyền lợi của mỗi người đều được xem xét.
(b) Giao tiếp cởi mở, tôn trọng: Ranh giới lành mạnh cần dựa trên sự giao tiếp trung thực và cởi mở, cho phép các bạn thảo luận và điều chỉnh giới hạn khi cần thiết.
(2) Ranh giới không lành mạnh: là những giới hạn có xu hướng quá cứng nhắc hoặc quá dễ dãi, dẫn đến sự mất cân bằng và căng thẳng trong mối quan hệ. Các đặc điểm của ranh giới không lành mạnh bao gồm: 
(a) Không nhất quán: Khi ranh giới thay đổi liên tục hoặc không được tuân thủ một cách nhất quán sẽ tạo ra sự bối rối và thiếu tin tưởng giữa hai bên.
(b) Quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo: Ranh giới quá cứng nhắc có thể khiến một trong hai bạn cảm thấy bị cô lập hoặc ngột ngạt. Trong khi ranh giới quá lỏng lẻo có thể khiến mọi người cảm thấy bị xâm phạm hoặc mất quyền kiểm soát.
  • Bạn có thể dạy người khác về ranh giới lành mạnh bằng cách thực thi ranh giới của bạn.

    - Bryant McGill

B. 3 RANH GIỚI CƠ BẢN CẦN THIẾT LẬP CHO MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH

1. Ranh Giới Vật Lý

Ranh giới vật lý là những giới hạn bạn thiết lập trong các tương tác với người khác để bảo vệ sự thoải mái và an toàn của mình trong các mối quan hệ. Chúng giúp bạn duy trì sự tự chủ và quyền kiểm soát đối với:

(1) Mức độ tiếp xúc thân mật: Hãy đề xuất rõ những rõ thời điểm và không gian mà bạn cảm thấy thoải mái khi đối tác có những hành động thân mật với bạn. Bạn cũng có thể quyết định mức độ thích hợp của việc thể hiện tình cảm nơi công cộng (thuật ngữ khoa học gọi là PDA - Public display of affection). Bởi vì đối với một số người, việc nắm tay, khoác vai hay ôm hôn nơi công cộng là bình thường và dễ chịu. Trong khi đó đối với một số người khác, thì điều này có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. Vậy nên sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu bạn nói với đối phương rằng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nhận được những cử chỉ quan tâm đó khi chỉ có 2 người.
(2) Không gian cá nhân và quyền riêng tư: Bạn có những nguyên tắc và cách sắp xếp của bản thân trong những không gian riêng tư như phòng ngủ, bàn làm việc hay thậm chí nhà bếp. Hãy chia sẻ thẳng thắn với đối phương về những điều bạn sẽ cảm thấy không thoải mái như vào phòng ngủ bất ngờ mà không gõ cửa hoặc thay đổi vị trí đặt sổ tay trên bàn làm việc. Điều này còn bao gồm việc bạn cần có những không gian một mình vào 3 buổi tối trong tuần hoặc khi có dự án lớn cần tập trung cao độ.
2. Ranh Giới Trí Tuệ

Ranh giới trí tuệ trong một mối quan hệ xoay quanh việc được bày tỏ và được tôn trọng suy nghĩ, ý tưởng hay định hướng phát triển trí tuệ của mỗi người. Mỗi chúng ta đều có những quan điểm và nhận thức khác nhau về cuộc sống. Điều này dễ dẫn đến sự không tương đồng trong ý kiến và cách tiếp cận các vấn đề hàng ngày. Việc thiết lập ranh giới trí tuệ giúp đảm bảo rằng những sự khác biệt này được tôn trọng và không bị phán xét hay bác bỏ một cách tiêu cực.

Một lưu ý là ranh giới trí tuệ không phải là phương tiện để bạn đòi hỏi sự chấp thuận từ đối phương cho tất cả những ý tưởng hay suy nghĩ của mình. Ngược lại, các bạn có quyền không đồng tình các quan điểm của nhau nhưng dựa trên một nguyên tắc tôn trọng và thấu hiểu. Ví dụ bạn rất thích đọc tiểu thuyết, người ấy lại đam mê sách khoa học. Song các bạn vẫn sẵn sàng mua tặng cho đối phương dòng sách họ thích mỗi khi có dịp.

Và ranh giới về trí tuệ trong một mối quan hệ, không chỉ có nghĩa là được tôn trọng. Một cách sâu sắc hơn là mỗi người sẽ luôn khích lệ đối phương theo đuổi, phát triển với định hướng và thế mạnh của họ.

3. Ranh Giới Tài Chính

Theo số liệu nghiên cứu từ Experian, cứ 5 người thì sẽ có 1 người (từ 18-35 tuổi) kết thúc mối quan hệ của mình vì vấn đề tài chính.

Tài chính hay tiền bạc có thể nghe rất khác với tình cảm hay sự kết nối trong các mối quan hệ. Tuy nhiên trên thực tế, hai chủ đề này lại có ảnh hưởng qua lại rất lớn. Đó là lý do mà Linh nhắc đến ranh giới tài chính ở đây, không phải trong ngân hàng mà là trong các mối quan hệ của bạn.  

(1) Khi chưa về chung nhà và chưa sử dụng chung tài chính, bạn cũng cần đề cập đến những thỏa thuận liên quan đến việc (1) quản lý và (2) chi tiêu tiền bạc giữa hai bạn. Điều này giúp các bạn tránh được những can thiệp quá sâu vào cách sử dụng tài chính của nhau. Đối phương có thể đưa ra một vài lời khuyên khi thấy mua sắm quá tay, hay chi tiêu chưa hợp lý. Song bạn là người có quyết định cuối cùng với chiếc ví của mình và quyết định đó cần được tôn trọng. 

(2) Khi đã về chung nhà và sử dụng chung tài chính, bạn có thể thiết lập ranh giới về việc (1) sử dụng thẻ tín dụng chung, hoặc (2) xác định số tiền tối đa mà mỗi người có thể chi tiêu hàng tháng mà không cần thảo luận trước. Giao tiếp là yếu tố then chốt trong việc duy trì những thoả thuận này. Đối phương cần hiểu và tôn trọng mục tiêu tài chính của bạn và ngược lại, để cả hai có thể cùng nhau hướng tới những mục tiêu đó một cách hiệu quả. Và quan trọng hơn là sự rõ ràng này giúp các bạn tránh được những bất đồng phát sinh không đáng có, gây ảnh hưởng đến tình cảm trong mối quan hệ của mình.

Lời kết: Bạn Không Cần Phải Thiết Lập Mọi Ranh Giới Ngay Từ Đầu!

Thay vào đó hãy dành thời gian để trò chuyện cùng nhau và nhận biết các vấn đề có thể cần đến sự can thiệp của những ranh giới. Khi đó bạn sẽ hiểu biết rõ hơn về việc mình cần đặt ra những ranh giới nào. Chẳng hạn bạn thấy cần có vài thoả thuận quan trọng về tài chính, song đã cảm thấy hoàn toàn được tôn trọng về trí tuệ hay các ranh giới cá nhân.
Đến cuối ngày, điều quan trọng mà các bạn cần hướng đến là sự thoải mái, tình yêu thương trong một mối quan hệ để có thể đi đường dài với nhau. Vậy nên hãy linh hoạt và cởi mở cùng nhau trong cách thiết lập các ranh giới để hướng đến mục tiêu ấy.
Chúc bạn luôn được yêu thương khi là chính mình, trong bất kỳ mối quan hệ nào!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.