NÊN LÀM GÌ KHI MÌNH BẮT ĐẦU CHÁN NHAU?
Phần lớn những mối quan hệ đứng bên bờ vực thẳm không phải vì tồn tại nhiều vấn đề lớn mà vì cách mà hai người trong cuộc đối diện với chúng.
Khi bắt đầu yêu, chúng ta tràn đầy cảm xúc tích cực và dành nhiều sự nhiệt thành cho nhau. Với trạng thái cảm xúc này, bạn cũng dễ dàng bao dung hơn với những khác biệt, đồng thời cũng đủ đầy động lực để tin rằng hai bạn sẽ luôn có thể tạo ra nhiều khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn dễ rơi vào trạng thái thất vọng khi mối quan hệ của hai bạn bắt đầu xuất hiện những khoảng cách.
Hôm nay Linh sẽ chia sẻ với các 3 cách để nối gần những khoảng cách trước khi nó dần mở rộng ra ngoài tầm kiểm soát.
Các bạn cũng có thể xem chi tiết hơn về chủ đề này trong Tập 2 của Yêu Lành mùa 2 với chủ đề Chán Yêu nhé.
1. XEM ĐÂY CHỈ LÀ MỘT GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG
Sự nhàm chán trong một mối quan hệ thường là dấu hiệu cho thấy các cặp đôi cần quan tâm đến nhau nhiều hơn một chút và cố gắng kết nối lại. Điều quan trọng là nhận ra nó và biết phải làm gì với nó.
- Tricia Johnson
2. ĐỪNG CHỈ CHỈNH SỬA NHỮNG ĐIỀU XẤU, HÃY GIA TĂNG NHỮNG ĐIỀU TỐT
Theo John Gottman, nhà nghiên cứu và tác giả cuốn sách “7 nguyên tắc giúp hôn nhân thành công" (The Seven Principles for Making Marriage Work), 69% các vấn đề của một cặp vợ chồng gặp phải khi sống chung với nhau là vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là trong nhiều tình huống, bạn có thể sẽ phải thất vọng khi cố gắng thay đổi một điều gì đó bạn chưa hài lòng về “người đối tác" cùng nhà của mình.
Vậy nên, thay vì cố gắng loại bỏ những điều khiến mình cảm thấy khó chịu, Linh khuyên bạn nên đi tìm hoặc cùng đối phương tạo ra những điều khiến cả hai hài lòng. Thay vì tập trung vào việc đánh giá và chỉ trích những khía cạnh không hoàn hảo trong mối quan hệ, hai bạn có thể tìm hiểu và khám phá những niềm vui mà bạn đang có được.
Cùng với đó, bạn cũng cần học cách giảm bớt kỳ vọng rằng đối phương sẽ thay đổi những điều mình không thích. Tình yêu thực sự không phải là việc thay đổi người khác, mà là việc chấp nhận, dung hoà và yêu thương họ với cả những điều chưa hoàn hảo. Ngẫm nghĩ lại một chút, chính bạn cũng mong muốn những sở thích, thói quen của mình được tôn trọng và chấp nhận bởi người ấy mà, đúng không?
Ví dụ, khi chồng bạn muốn đi đánh golf trong cuối tuần, thì ảnh có thể đi khi ảnh thích. Trong thời gian đó, bạn có thể đi spa, đi thiền theo sở thích của mình. Rồi sau đó, hai bạn cũng cần ngồi xuống liệt kê một danh sách riêng những hoạt động mà mình muốn làm (cùng người kia). Mình sẽ so sánh xem có những sở thích chung nào trong danh sách của hai người để quyết định là chúng ta có thể cùng nhau tham gia những hoạt động đó.
Một giải pháp hiệu quả mà sau khi trải qua một vài mối tình Linh mới hiểu ra, chính là hãy tập trung vào việc đầu tư vào việc phát triển và cải thiện bản thân mình. Bằng cách đó, bạn có thể mang đến sự tích cực và nguồn cảm hứng mới cho mối quan hệ. Thay vì chỉ chú trọng vào những thiếu sót và sai lầm của nhau, chúng ta có thể hướng tới việc xây dựng một môi trường yêu thương và trưởng thành, nơi mà cả hai người cùng nhau phát triển và thăng tiến.
3. BIẾT ƠN VỀ NHỮNG GÌ ĐANG CÓ VÀ NHỮNG GÌ NGƯỜI ĐÓ LÀM CHO MÌNH
Một tác động mạnh mẽ của lòng biết ơn là khả năng tăng cường serotonin (hormone hạnh phúc) trong cơ thể. Khi suy nghĩ về những điều mà mình biết ơn, chúng ta khuyến khích bản thân tập trung vào các khía cạnh tích cực của cuộc sống. Hành động đơn giản này có thể tăng cường việc sản xuất serotonin trong vùng vỏ não. Vì vậy, thường xuyên diễn đạt lòng biết ơn không chỉ giúp đối tác của bạn cảm nhận được niềm vui bạn mang lại mà còn giúp chính bản thân bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với mối quan hệ của mình.
Bạn có thể thử 2 cách sau để thể hiện sự biết ơn và tạo thêm nhiều hormone cho kết nối của các bạn:
Nhà khoa học hàng đầu về hôn nhân gia đình John Gottman đã rút ra được một tỷ lệ khi nghiên cứu về sự ổn định của một mối quan hệ giữa trên cách giao tiếp của các cặp đôi. Theo đó, nếu tỷ lệ câu nói tích cực và câu nói tiêu cực (có thái độ chỉ trích) giữa hai người là 2.9:1 thì mối quan hệ này đang tiến gần đến khả năng tan vỡ hoặc có nguy cơ ly hôn.
Với một mối quan hệ ổn định và có tính gắn kết cao, tỷ lệ này là 5:1. Điều đó có nghĩa là khi hai bạn bạn giao tiếp với nhau 6 câu thì trong đó cần có ít nhất 5 câu nói tích cực. Hiểu theo một cách khác, trong một tình huống khi bạn đã lỡ nói ra một câu nói tiêu cực với đối phương, bạn cần nhắc nhở mình phải bù đắp vào đó 5 câu nói với thái độ tích cực.
Tuy nhiên tỷ lệ này không phải là cơ sở để một trong hai bạn cho phép mình có thể giao tiếp tùy ý với đối phương bằng những câu nói không thiện chí rồi sau đó bù lại. Ý nghĩa của quy luật 5:1 là việc duy trì một mối quan hệ khỏe mạnh đòi hỏi sự cân đối giữa các phản hồi tích cực và phản hồi chỉ trích. Để xây dựng được một sự kết nối bền vững và yêu thương, chúng ta cần chú trọng đến việc giao tiếp với thái độ tích cực, khích lệ và đồng cảm với nhau mỗi ngày.
1. Nếu KHÔNG có mối quan hệ này, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
2. Cảm xúc hay cuộc sống của bạn sẽ có những THAY ĐỔI gì khi không có người đó?
3. Bạn có CẢM THẤY ỔN sau khi tự hỏi và trả lời hai câu hỏi trên không?
Lời Kết:
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
NÊN LÀM GÌ KHI MÌNH BẮT ĐẦU CHÁN NHAU?
Phần lớn những mối quan hệ đứng bên bờ vực thẳm không phải vì tồn tại nhiều vấn đề lớn mà vì cách mà hai người trong cuộc đối diện với chúng.
Khi bắt đầu yêu, chúng ta tràn đầy cảm xúc tích cực và dành nhiều sự nhiệt thành cho nhau. Với trạng thái cảm xúc này, bạn cũng dễ dàng bao dung hơn với những khác biệt, đồng thời cũng đủ đầy động lực để tin rằng hai bạn sẽ luôn có thể tạo ra nhiều khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn dễ rơi vào trạng thái thất vọng khi mối quan hệ của hai bạn bắt đầu xuất hiện những khoảng cách.
Hôm nay Linh sẽ chia sẻ với các 3 cách để nối gần những khoảng cách trước khi nó dần mở rộng ra ngoài tầm kiểm soát.
Các bạn cũng có thể xem chi tiết hơn về chủ đề này trong Tập 2 của Yêu Lành mùa 2 với chủ đề Chán Yêu nhé.
1. XEM ĐÂY CHỈ LÀ MỘT GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG
Sự nhàm chán trong một mối quan hệ thường là dấu hiệu cho thấy các cặp đôi cần quan tâm đến nhau nhiều hơn một chút và cố gắng kết nối lại. Điều quan trọng là nhận ra nó và biết phải làm gì với nó.
- Tricia Johnson
2. ĐỪNG CHỈ CHỈNH SỬA NHỮNG ĐIỀU XẤU, HÃY GIA TĂNG NHỮNG ĐIỀU TỐT
Theo John Gottman, nhà nghiên cứu và tác giả cuốn sách “7 nguyên tắc giúp hôn nhân thành công" (The Seven Principles for Making Marriage Work), 69% các vấn đề của một cặp vợ chồng gặp phải khi sống chung với nhau là vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là trong nhiều tình huống, bạn có thể sẽ phải thất vọng khi cố gắng thay đổi một điều gì đó bạn chưa hài lòng về “người đối tác" cùng nhà của mình.
Vậy nên, thay vì cố gắng loại bỏ những điều khiến mình cảm thấy khó chịu, Linh khuyên bạn nên đi tìm hoặc cùng đối phương tạo ra những điều khiến cả hai hài lòng. Thay vì tập trung vào việc đánh giá và chỉ trích những khía cạnh không hoàn hảo trong mối quan hệ, hai bạn có thể tìm hiểu và khám phá những niềm vui mà bạn đang có được.
Cùng với đó, bạn cũng cần học cách giảm bớt kỳ vọng rằng đối phương sẽ thay đổi những điều mình không thích. Tình yêu thực sự không phải là việc thay đổi người khác, mà là việc chấp nhận, dung hoà và yêu thương họ với cả những điều chưa hoàn hảo. Ngẫm nghĩ lại một chút, chính bạn cũng mong muốn những sở thích, thói quen của mình được tôn trọng và chấp nhận bởi người ấy mà, đúng không?
Ví dụ, khi chồng bạn muốn đi đánh golf trong cuối tuần, thì ảnh có thể đi khi ảnh thích. Trong thời gian đó, bạn có thể đi spa, đi thiền theo sở thích của mình. Rồi sau đó, hai bạn cũng cần ngồi xuống liệt kê một danh sách riêng những hoạt động mà mình muốn làm (cùng người kia). Mình sẽ so sánh xem có những sở thích chung nào trong danh sách của hai người để quyết định là chúng ta có thể cùng nhau tham gia những hoạt động đó.
Một giải pháp hiệu quả mà sau khi trải qua một vài mối tình Linh mới hiểu ra, chính là hãy tập trung vào việc đầu tư vào việc phát triển và cải thiện bản thân mình. Bằng cách đó, bạn có thể mang đến sự tích cực và nguồn cảm hứng mới cho mối quan hệ. Thay vì chỉ chú trọng vào những thiếu sót và sai lầm của nhau, chúng ta có thể hướng tới việc xây dựng một môi trường yêu thương và trưởng thành, nơi mà cả hai người cùng nhau phát triển và thăng tiến.
3. BIẾT ƠN VỀ NHỮNG GÌ ĐANG CÓ VÀ NHỮNG GÌ NGƯỜI ĐÓ LÀM CHO MÌNH
Một tác động mạnh mẽ của lòng biết ơn là khả năng tăng cường serotonin (hormone hạnh phúc) trong cơ thể. Khi suy nghĩ về những điều mà mình biết ơn, chúng ta khuyến khích bản thân tập trung vào các khía cạnh tích cực của cuộc sống. Hành động đơn giản này có thể tăng cường việc sản xuất serotonin trong vùng vỏ não. Vì vậy, thường xuyên diễn đạt lòng biết ơn không chỉ giúp đối tác của bạn cảm nhận được niềm vui bạn mang lại mà còn giúp chính bản thân bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với mối quan hệ của mình.
Bạn có thể thử 2 cách sau để thể hiện sự biết ơn và tạo thêm nhiều hormone cho kết nối của các bạn:
Nhà khoa học hàng đầu về hôn nhân gia đình John Gottman đã rút ra được một tỷ lệ khi nghiên cứu về sự ổn định của một mối quan hệ giữa trên cách giao tiếp của các cặp đôi. Theo đó, nếu tỷ lệ câu nói tích cực và câu nói tiêu cực (có thái độ chỉ trích) giữa hai người là 2.9:1 thì mối quan hệ này đang tiến gần đến khả năng tan vỡ hoặc có nguy cơ ly hôn.
Với một mối quan hệ ổn định và có tính gắn kết cao, tỷ lệ này là 5:1. Điều đó có nghĩa là khi hai bạn bạn giao tiếp với nhau 6 câu thì trong đó cần có ít nhất 5 câu nói tích cực. Hiểu theo một cách khác, trong một tình huống khi bạn đã lỡ nói ra một câu nói tiêu cực với đối phương, bạn cần nhắc nhở mình phải bù đắp vào đó 5 câu nói với thái độ tích cực.
Tuy nhiên tỷ lệ này không phải là cơ sở để một trong hai bạn cho phép mình có thể giao tiếp tùy ý với đối phương bằng những câu nói không thiện chí rồi sau đó bù lại. Ý nghĩa của quy luật 5:1 là việc duy trì một mối quan hệ khỏe mạnh đòi hỏi sự cân đối giữa các phản hồi tích cực và phản hồi chỉ trích. Để xây dựng được một sự kết nối bền vững và yêu thương, chúng ta cần chú trọng đến việc giao tiếp với thái độ tích cực, khích lệ và đồng cảm với nhau mỗi ngày.
1. Nếu KHÔNG có mối quan hệ này, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
2. Cảm xúc hay cuộc sống của bạn sẽ có những THAY ĐỔI gì khi không có người đó?
3. Bạn có CẢM THẤY ỔN sau khi tự hỏi và trả lời hai câu hỏi trên không?
Lời Kết:
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.