2 Cách Sử Dụng Ngôn Ngữ Cơ Thể Để Giao Tiếp Tự Tin
Một năm qua, Linh có cơ hội trò chuyện và phỏng vấn nhiều bạn trẻ cho các vị trí khác nhau tại Skills Bridge. Qua đó, Linh thấy được một số sai lầm về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mà nhiều bạn mắc phải. Những sai lầm này đôi khi bạn sẽ không để ý tới nhưng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của buổi trò chuyện. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài mẹo thực tế giúp bạn giao tiếp chuyên nghiệp và tự tin hơn.
1. GIAO TIẾP BẰNG MẮT VỚI NGUYÊN TẮC 70/80
Với cách giao tiếp này, mắt của bạn cần nhìn thẳng vào khuôn mặt của đối phương khi đang trò chuyện. Câu hỏi được đặt ra là bạn cần nhìn trong bao lâu? Vì đôi lúc, việc nhìn thẳng vào người khác sẽ khiến chúng ta ngại ngùng và người đối diện cũng không thoải mái. Theo một số nghiên cứu mà Linh tìm hiểu được thì 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện. Dù ngắn nhưng điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng một vài cử chỉ nhỏ nhất có thể để lại ảnh hưởng rất lớn.
Theo một số nghiên cứu, 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện.
Khi bạn không nhìn vào ánh mắt của người khác, đặc biệt khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn sẽ bị đánh giá là người tự ti, hoặc đối phương sẽ cảm thấy bạn không quan tâm về những gì họ đang nói. Ngược lại nếu bạn nhìn chằm chằm thì họ sẽ đánh giá bạn quá nghiêm túc. Cả hai điều này chúng ta đều cần tránh.
Để cân bằng, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 70/80. Khi là người nói, bạn cần nhìn vào mắt đối phương khoảng 70% thời gian, hoặc nhìn vào mắt họ 4 đến 5 giây trước khi hướng ánh nhìn ra chỗ khác. Thời gian này tương đương khoảng 3 đến 4 câu nói thông thường. Ví dụ:
- Câu 1: Hello xin chào bạn. Hôm nay Linh sẽ chia sẻ về chủ đề A.
- Câu 2: Chủ đề A này rất quan trọng bởi vì hai yếu tố chính.
- Câu 3: Yếu tố đầu tiên là…
- Câu 4: Yếu tố thứ hai là…
Khi nói 4 câu này, Linh sẽ liên tục nhìn vào ánh mắt của đối phương. Vì khi bạn đang chia sẻ cùng một khái niệm thì mình nên giữ ánh mắt nhìn thằng, rồi sau đó có thể nhìn qua chỗ khác trước khi trở lại.
Ngược lại, khi lắng nghe, bạn cần dành 80% thời gian để giao tiếp bằng mắt với người đối diện. Lúc này, bạn cần thể hiện sự quan tâm về những gì đối phương đang nói, tạo cho họ cảm giác tin tưởng, và muốn chia sẻ thêm. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể tiếp tục buổi trò chuyện trong không khí cởi mở và thân thiện.
2. VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH KHI GIAO TIẾP
Lời kết
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
2 Cách Sử Dụng Ngôn Ngữ Cơ Thể Để Giao Tiếp Tự Tin
Một năm qua, Linh có cơ hội trò chuyện và phỏng vấn nhiều bạn trẻ cho các vị trí khác nhau tại Skills Bridge. Qua đó, Linh thấy được một số sai lầm về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp mà nhiều bạn mắc phải. Những sai lầm này đôi khi bạn sẽ không để ý tới nhưng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của buổi trò chuyện. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài mẹo thực tế giúp bạn giao tiếp chuyên nghiệp và tự tin hơn.
1. GIAO TIẾP BẰNG MẮT VỚI NGUYÊN TẮC 70/80
Với cách giao tiếp này, mắt của bạn cần nhìn thẳng vào khuôn mặt của đối phương khi đang trò chuyện. Câu hỏi được đặt ra là bạn cần nhìn trong bao lâu? Vì đôi lúc, việc nhìn thẳng vào người khác sẽ khiến chúng ta ngại ngùng và người đối diện cũng không thoải mái. Theo một số nghiên cứu mà Linh tìm hiểu được thì 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện. Dù ngắn nhưng điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng một vài cử chỉ nhỏ nhất có thể để lại ảnh hưởng rất lớn.
Theo một số nghiên cứu, 7 giây là khoảng thời gian phù hợp, đủ để tạo ấn tượng đầu tiên với người đối diện.
Khi bạn không nhìn vào ánh mắt của người khác, đặc biệt khi mới bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn sẽ bị đánh giá là người tự ti, hoặc đối phương sẽ cảm thấy bạn không quan tâm về những gì họ đang nói. Ngược lại nếu bạn nhìn chằm chằm thì họ sẽ đánh giá bạn quá nghiêm túc. Cả hai điều này chúng ta đều cần tránh.
Để cân bằng, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 70/80. Khi là người nói, bạn cần nhìn vào mắt đối phương khoảng 70% thời gian, hoặc nhìn vào mắt họ 4 đến 5 giây trước khi hướng ánh nhìn ra chỗ khác. Thời gian này tương đương khoảng 3 đến 4 câu nói thông thường. Ví dụ:
- Câu 1: Hello xin chào bạn. Hôm nay Linh sẽ chia sẻ về chủ đề A.
- Câu 2: Chủ đề A này rất quan trọng bởi vì hai yếu tố chính.
- Câu 3: Yếu tố đầu tiên là…
- Câu 4: Yếu tố thứ hai là…
Khi nói 4 câu này, Linh sẽ liên tục nhìn vào ánh mắt của đối phương. Vì khi bạn đang chia sẻ cùng một khái niệm thì mình nên giữ ánh mắt nhìn thằng, rồi sau đó có thể nhìn qua chỗ khác trước khi trở lại.
Ngược lại, khi lắng nghe, bạn cần dành 80% thời gian để giao tiếp bằng mắt với người đối diện. Lúc này, bạn cần thể hiện sự quan tâm về những gì đối phương đang nói, tạo cho họ cảm giác tin tưởng, và muốn chia sẻ thêm. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể tiếp tục buổi trò chuyện trong không khí cởi mở và thân thiện.
2. VỊ TRÍ VÀ KHOẢNG CÁCH KHI GIAO TIẾP
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.