Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.

3 Bước Cụ Thể Giúp Mở Rộng Mối Quan Hệ Nhanh Chóng

Theo thống kê của HubSpot, 85% vị trí công việc được lấp đầy thông qua mạng lưới các mối quan hệ. Nghiên cứu của Oxford Economics cũng chỉ ra rằng đây là yếu tố quan trọng để tìm kiếm và giữ chân khách hàng, đối tác. Vậy nên, bạn cần chú trọng xây dựng mối quan hệ xã hội ngay từ bây giờ để thăng tiến và thành công hơn.

Trong bài viết bên dưới, Linh sẽ chia sẻ 3 bước giúp mà bạn có thể áp dụng ngay để mở rộng vòng kết nối của mình.

Bước 1: Tập Trung Mở Rộng Kết Nối Trong Một Lĩnh Vực

Để mở rộng các mối quan hệ hiệu quả trong công việc, đầu tiên bạn cần kết nối với những người có cùng lĩnh vực. Khi bạn đang làm trong ngành tài chính, kế toán, bạn muốn dần dần được thăng tiến trong lĩnh vực này thì việc kết nối với những mối quan hệ cùng ngành sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu bạn đang cân nhắc chuyển đổi ngành nghề, bạn cũng hãy kết nối với những người thuộc ngành nghề mà bạn sắp chuyển sang. Điều quan trọng không phải là bạn lựa chọn lĩnh vực nào, quan trọng ở chỗ là bạn chỉ nên chọn một. Khi bạn đang làm tiếp thị, trong tương lai bạn muốn làm tài chính nên bạn muốn tạo vòng kết nối cho cả hai lĩnh vực. Vấn đề bạn có thể gặp phải là bạn sẽ không có đủ thời gian để làm việc đó nên bạn cần chọn một trong hai. Khi bạn tạo được nền tảng rồi thì dần dần mình mới có thể phát triển ra lĩnh vực khác.

Điều này nghe qua có thể khá cơ bản nhưng có nhiều người đang cố gắng làm nhiều việc cùng lúc. Có một khái niệm là multi-task, nghĩa là làm nhiều thứ cùng lúc. Nhưng theo kinh nghiệm của Linh nó thực sự không hiệu quả, mình nên làm xong một việc một lúc rồi mới chuyển sang công việc khác.

Bước 2: Xác Định Đối Tượng Để Kết Nối

Vậy khi đã chọn được lĩnh vực để mở rộng vòng kết nối rồi thì mình sẽ nói chuyện với ai trong lĩnh vực đó? Với Linh thường sẽ là những người bằng tuổi mình, vì những người bằng tuổi thì mình sẽ dễ nói chuyện hơn. Tuy nhiên những người nhỏ tuổi hơn hay lớn tuổi hơn cũng có khá nhiều điều thú vị khi mình bắt chuyện. Vậy nên có nhiều yếu tố để mình cân nhắc khi lựa chọn nói chuyện với nhóm người nào. Nhưng Linh nghĩ là các bạn cần phải tập trung vào tất cả với độ ưu tiên khác nhau cho từng phân khúc.
Một mẹo hay là bạn có thể nghĩ kế hoạch của mình giống như một hình kim tự tháp gồm 3 phần. Nghĩa là trong từng phân khúc của kim tự tháp đó sẽ là một nhóm người.
Các nhóm đối tượng kết nối

Mô hình kết nối kim tự tháp

a. Phần dưới cùng là phần rộng nhất. Ở đây gồm những người có số năm kinh nghiệm tương đồng với bạn. Nó không phải là số tuổi, mà là số năm kinh nghiệm, vì vào những lúc mình đang chuyển đổi công việc, thì số năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực đó là 0. Ví dụ Linh đến 28, 29 tuổi mới bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực tài chính, thì lúc đó số năm kinh nghiệm của Linh cũng bằng 0. Vậy nên trong những năm đó Linh sẽ nói chuyện với những người 23, 24 tuổi vừa mới vào nghề. Dù Linh lớn tuổi hơn nhưng số lượng năm kinh nghiệm là bằng nhau và có nhiều tư duy tương đồng. Đây là phân khúc mà Linh nghĩ bạn cần dành nhiều thời gian để kết nối, tạo cho mình nền tảng về các mối quan hệ trong ngành. 
b. Phân khúc ở giữa là những người có nhiều hơn hoặc ít hơn bạn từ 1 - 2 năm kinh nghiệm. Với những người này bạn cần duy trì kết nối với họ. Bạn sẽ không biết là trong tương lai, khi muốn thăng tiến, bạn cũng phải bắt đầu nói chuyện với những người có nhiều năm kinh nghiệm hơn mình. Đồng thời bạn cũng cần nhìn ngược lại. Khi bạn phát triển hơn, bạn cần dành thời gian để giúp đỡ các bạn trẻ đang có ít kinh nghiệm hơn mình.
  • Khi bạn phát triển hơn, bạn cần dành thời gian để giúp đỡ các bạn trẻ đang có ít kinh nghiệm hơn mình.

c. Cuối cùng là phân khúc cao nhất, bao gồm những người có hơn bạn 3 - 5 năm kinh nghiệm. Với phân khúc này, chúng ta không cần phải đi ngược lại với những người ít hơn bạn 3 - 5 năm kinh nghiệm. Vì họ quá trẻ, những gì mà bạn chia sẻ có thể họ cũng chưa học tới. Đồng thời ở phân khúc này, bạn cũng không nên quá tập trung vào những người có nhiều hơn mình từ 10 hay 15 năm kinh nghiệm. Vì những người đó được xem là những người người cố vấn (mentor) của mình. Để kết nối với họ chúng ta sẽ có những phương pháp riêng, đã được Linh chia sẻ tại đây. 
Với mô hình kết nối kim tự tháp, bạn có thể thấy rằng khi bạn có nhiều kinh nghiệm, những phân khúc của nó sẽ liên tục thay đổi. Do đó bạn không cần lo lắng về việc phải mở rộng hơn nữa mà chỉ cần tính theo phạm vi hàng năm của mình. Những vòng kết nối của bạn sẽ được tích lũy tăng dần theo số năm kinh nghiệm.

Bước 3: Lựa Chọn Nội Dung Trò Chuyện Phù Hợp

Khi bạn đã xác định được lĩnh vực và đối tượng mình cần mở rộng quan hệ thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra là bạn sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện với họ như thế nào. Trước khi chia sẻ một số mẹo để có một cuộc đối thoại hiệu quả thì Linh sẽ nói về những cách mở đầu bạn nên tránh từ kinh nghiệm thực tế của Linh.
a. Để có thể tạo thiện cảm cho người bạn đang muốn trò chuyện, bạn không nên bắt đầu với những tin nhắn như “Alo", “Chào bạn". Linh đã gặp rất nhiều tình huống như vậy trên Linkedin hay Facebook, và khi xem qua Linh không biết được là người đó đang muốn trao đổi về vấn đề gì. Bài học rút ra ở đây là, khi bạn nhắn tin cho ai đó, hãy nói rõ điều bạn muốn nói. Phần lớn mọi người, đặc biệt là những người thành công hay bận rộn công việc mà bạn muốn kết nối, sẽ không có đủ thời gian để nhắn lại hỏi bạn cần hỗ trợ gì. 
b. Một điều nên tránh kế tiếp là bắt đầu với “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn", “Tôi hy vọng nhận được lời khuyên từ bạn". Mỗi người đều có những vòng kết nối của riêng mình từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Phần lớn thời gian trong ngày của họ sẽ được ưu tiên cho những vòng kết nối ấy hơn là việc giúp đỡ và gửi lời khuyên đến một người xa lạ.
c. Điểm chung của hai điều cần tránh trên là bạn đang bắt đầu với lợi ích của bạn. Trong đó nó chưa cho đối phương thấy được bạn sẽ mang đến giá trị gì cho họ. Một số cách mở đầu cuộc trò chuyện để cải thiện yếu tố này chính là “Tôi thấy bạn quan tâm về vấn đề A, tôi có thể giúp bạn", hay “Tôi thấy hai chúng ta đang cùng quan tâm về một chương trình B, mình trò chuyện để tìm cách hợp tác nha". Đó là những câu mở đầu tạo giá trị cho cả hai bên, bằng cách đó bạn có thể thu hút được sự quan tâm và khiến người ta muốn tiếp tục nói chuyện với mình.
d. Bạn phải cho đi trước khi nhận về. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng khi bạn tạo dựng một mối quan hệ. Điều này Linh biết là không hề dễ. Đó là lý do vì sao ở đầu bài viết, Linh đã đề cập đến việc bạn nên chọn mở rộng vòng kết nối trong cùng một lĩnh vực trước. Như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một chủ đề mà cả hai cùng quan tâm để bắt đầu một cuộc trò chuyện và kết nối hiệu quả.

Lời kết

Theo CNBC, 70% công việc cần tuyển dụng sẽ không bao giờ được công bố rộng rãi. Đó là lý do mà dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào thì việc mở rộng mối quan hệ cũng sẽ là chìa khoá để bạn mở ra những cơ hội công việc mới.
Việc rèn luyện kỹ năng mềm này cũng tương tự như việc bạn tích lũy những giải pháp để vượt qua những vấn đề mà bạn có thể gặp phải trong sự nghiệp của mình. Vì người mà bạn kết nối hôm nay, có thể sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên bổ ích hoặc cùng bạn hợp tác trong một dự án tương lai. Bằng cách này hay cách khác, tất cả những mối quan hệ chất lượng mà bạn lựa chọn để kết nối đều sẽ đem lại giá trị cho sự nghiệp của bạn. Hãy xây dựng và duy trì chúng ngay từ bây giờ!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Bước Cụ Thể Giúp Mở Rộng Mối Quan Hệ Nhanh Chóng

Theo thống kê của HubSpot, 85% vị trí công việc được lấp đầy thông qua mạng lưới các mối quan hệ. Nghiên cứu của Oxford Economics cũng chỉ ra rằng đây là yếu tố quan trọng để tìm kiếm và giữ chân khách hàng, đối tác. Vậy nên, bạn cần chú trọng xây dựng mối quan hệ xã hội ngay từ bây giờ để thăng tiến và thành công hơn.

Trong bài viết bên dưới, Linh sẽ chia sẻ 3 bước giúp mà bạn có thể áp dụng ngay để mở rộng vòng kết nối của mình.

Bước 1: Tập Trung Mở Rộng Kết Nối Trong Một Lĩnh Vực

Để mở rộng các mối quan hệ hiệu quả trong công việc, đầu tiên bạn cần kết nối với những người có cùng lĩnh vực. Khi bạn đang làm trong ngành tài chính, kế toán, bạn muốn dần dần được thăng tiến trong lĩnh vực này thì việc kết nối với những mối quan hệ cùng ngành sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu bạn đang cân nhắc chuyển đổi ngành nghề, bạn cũng hãy kết nối với những người thuộc ngành nghề mà bạn sắp chuyển sang. Điều quan trọng không phải là bạn lựa chọn lĩnh vực nào, quan trọng ở chỗ là bạn chỉ nên chọn một. Khi bạn đang làm tiếp thị, trong tương lai bạn muốn làm tài chính nên bạn muốn tạo vòng kết nối cho cả hai lĩnh vực. Vấn đề bạn có thể gặp phải là bạn sẽ không có đủ thời gian để làm việc đó nên bạn cần chọn một trong hai. Khi bạn tạo được nền tảng rồi thì dần dần mình mới có thể phát triển ra lĩnh vực khác.

Điều này nghe qua có thể khá cơ bản nhưng có nhiều người đang cố gắng làm nhiều việc cùng lúc. Có một khái niệm là multi-task, nghĩa là làm nhiều thứ cùng lúc. Nhưng theo kinh nghiệm của Linh nó thực sự không hiệu quả, mình nên làm xong một việc một lúc rồi mới chuyển sang công việc khác.

Bước 2: Xác Định Đối Tượng Để Kết Nối

Vậy khi đã chọn được lĩnh vực để mở rộng vòng kết nối rồi thì mình sẽ nói chuyện với ai trong lĩnh vực đó? Với Linh thường sẽ là những người bằng tuổi mình, vì những người bằng tuổi thì mình sẽ dễ nói chuyện hơn. Tuy nhiên những người nhỏ tuổi hơn hay lớn tuổi hơn cũng có khá nhiều điều thú vị khi mình bắt chuyện. Vậy nên có nhiều yếu tố để mình cân nhắc khi lựa chọn nói chuyện với nhóm người nào. Nhưng Linh nghĩ là các bạn cần phải tập trung vào tất cả với độ ưu tiên khác nhau cho từng phân khúc.
Một mẹo hay là bạn có thể nghĩ kế hoạch của mình giống như một hình kim tự tháp gồm 3 phần. Nghĩa là trong từng phân khúc của kim tự tháp đó sẽ là một nhóm người.
Các nhóm đối tượng kết nối

Mô hình kết nối kim tự tháp

a. Phần dưới cùng là phần rộng nhất. Ở đây gồm những người có số năm kinh nghiệm tương đồng với bạn. Nó không phải là số tuổi, mà là số năm kinh nghiệm, vì vào những lúc mình đang chuyển đổi công việc, thì số năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực đó là 0. Ví dụ Linh đến 28, 29 tuổi mới bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực tài chính, thì lúc đó số năm kinh nghiệm của Linh cũng bằng 0. Vậy nên trong những năm đó Linh sẽ nói chuyện với những người 23, 24 tuổi vừa mới vào nghề. Dù Linh lớn tuổi hơn nhưng số lượng năm kinh nghiệm là bằng nhau và có nhiều tư duy tương đồng. Đây là phân khúc mà Linh nghĩ bạn cần dành nhiều thời gian để kết nối, tạo cho mình nền tảng về các mối quan hệ trong ngành. 
b. Phân khúc ở giữa là những người có nhiều hơn hoặc ít hơn bạn từ 1 - 2 năm kinh nghiệm. Với những người này bạn cần duy trì kết nối với họ. Bạn sẽ không biết là trong tương lai, khi muốn thăng tiến, bạn cũng phải bắt đầu nói chuyện với những người có nhiều năm kinh nghiệm hơn mình. Đồng thời bạn cũng cần nhìn ngược lại. Khi bạn phát triển hơn, bạn cần dành thời gian để giúp đỡ các bạn trẻ đang có ít kinh nghiệm hơn mình.
  • Khi bạn phát triển hơn, bạn cần dành thời gian để giúp đỡ các bạn trẻ đang có ít kinh nghiệm hơn mình.

c. Cuối cùng là phân khúc cao nhất, bao gồm những người có hơn bạn 3 - 5 năm kinh nghiệm. Với phân khúc này, chúng ta không cần phải đi ngược lại với những người ít hơn bạn 3 - 5 năm kinh nghiệm. Vì họ quá trẻ, những gì mà bạn chia sẻ có thể họ cũng chưa học tới. Đồng thời ở phân khúc này, bạn cũng không nên quá tập trung vào những người có nhiều hơn mình từ 10 hay 15 năm kinh nghiệm. Vì những người đó được xem là những người người cố vấn (mentor) của mình. Để kết nối với họ chúng ta sẽ có những phương pháp riêng, đã được Linh chia sẻ tại đây. 
Với mô hình kết nối kim tự tháp, bạn có thể thấy rằng khi bạn có nhiều kinh nghiệm, những phân khúc của nó sẽ liên tục thay đổi. Do đó bạn không cần lo lắng về việc phải mở rộng hơn nữa mà chỉ cần tính theo phạm vi hàng năm của mình. Những vòng kết nối của bạn sẽ được tích lũy tăng dần theo số năm kinh nghiệm.

Bước 3: Lựa Chọn Nội Dung Trò Chuyện Phù Hợp

Khi bạn đã xác định được lĩnh vực và đối tượng mình cần mở rộng quan hệ thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra là bạn sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện với họ như thế nào. Trước khi chia sẻ một số mẹo để có một cuộc đối thoại hiệu quả thì Linh sẽ nói về những cách mở đầu bạn nên tránh từ kinh nghiệm thực tế của Linh.
a. Để có thể tạo thiện cảm cho người bạn đang muốn trò chuyện, bạn không nên bắt đầu với những tin nhắn như “Alo", “Chào bạn". Linh đã gặp rất nhiều tình huống như vậy trên Linkedin hay Facebook, và khi xem qua Linh không biết được là người đó đang muốn trao đổi về vấn đề gì. Bài học rút ra ở đây là, khi bạn nhắn tin cho ai đó, hãy nói rõ điều bạn muốn nói. Phần lớn mọi người, đặc biệt là những người thành công hay bận rộn công việc mà bạn muốn kết nối, sẽ không có đủ thời gian để nhắn lại hỏi bạn cần hỗ trợ gì. 
b. Một điều nên tránh kế tiếp là bắt đầu với “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn", “Tôi hy vọng nhận được lời khuyên từ bạn". Mỗi người đều có những vòng kết nối của riêng mình từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Phần lớn thời gian trong ngày của họ sẽ được ưu tiên cho những vòng kết nối ấy hơn là việc giúp đỡ và gửi lời khuyên đến một người xa lạ.
c. Điểm chung của hai điều cần tránh trên là bạn đang bắt đầu với lợi ích của bạn. Trong đó nó chưa cho đối phương thấy được bạn sẽ mang đến giá trị gì cho họ. Một số cách mở đầu cuộc trò chuyện để cải thiện yếu tố này chính là “Tôi thấy bạn quan tâm về vấn đề A, tôi có thể giúp bạn", hay “Tôi thấy hai chúng ta đang cùng quan tâm về một chương trình B, mình trò chuyện để tìm cách hợp tác nha". Đó là những câu mở đầu tạo giá trị cho cả hai bên, bằng cách đó bạn có thể thu hút được sự quan tâm và khiến người ta muốn tiếp tục nói chuyện với mình.
d. Bạn phải cho đi trước khi nhận về. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng khi bạn tạo dựng một mối quan hệ. Điều này Linh biết là không hề dễ. Đó là lý do vì sao ở đầu bài viết, Linh đã đề cập đến việc bạn nên chọn mở rộng vòng kết nối trong cùng một lĩnh vực trước. Như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một chủ đề mà cả hai cùng quan tâm để bắt đầu một cuộc trò chuyện và kết nối hiệu quả.

Lời kết

Theo CNBC, 70% công việc cần tuyển dụng sẽ không bao giờ được công bố rộng rãi. Đó là lý do mà dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào thì việc mở rộng mối quan hệ cũng sẽ là chìa khoá để bạn mở ra những cơ hội công việc mới.
Việc rèn luyện kỹ năng mềm này cũng tương tự như việc bạn tích lũy những giải pháp để vượt qua những vấn đề mà bạn có thể gặp phải trong sự nghiệp của mình. Vì người mà bạn kết nối hôm nay, có thể sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên bổ ích hoặc cùng bạn hợp tác trong một dự án tương lai. Bằng cách này hay cách khác, tất cả những mối quan hệ chất lượng mà bạn lựa chọn để kết nối đều sẽ đem lại giá trị cho sự nghiệp của bạn. Hãy xây dựng và duy trì chúng ngay từ bây giờ!
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.