3 Cách Tăng Độ Khó Cho Công Việc Để Không Còn Xao Nhãng

Một bài viết thú vị gần đây Linh đọc được là bạn dễ xao nhãng hơn khi phải xử lý các công việc quá dễ dàng. Ngược lại, các nhiệm vụ phức tạp sẽ đòi hỏi bạn đầu tư nhiều tâm trí và sự chú ý, từ đó ít bị phân tâm hơn. Bạn cũng tập trung hơn khi năng lực của bạn được thử thách ở mức độ cao hơn.

Vậy làm sao để tăng độ khó công việc của bạn?

1. Giới Hạn Thời Gian Ngắn Hơn Cho Mỗi Nhiệm Vụ

“Một giờ làm việc cường độ cao đáng giá bằng cả một ngày mơ mộng.” - Mary Kay Ash. Làm việc nhiều giờ hơn không đồng nghĩa với việc bạn làm được nhiều việc hơn. Quy luật Parkinson cho rằng: “Công việc sẽ luôn tự mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian dành cho nó.” Thay vì tập trung hoàn thành công việc, tâm trí bạn lại lấp đầy thời gian bằng những thứ gây xao nhãng.

Để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, bạn hãy giới hạn cho mình một khung thời gian ngắn hơn để hoàn thành công việc. Ví dụ trước đây bạn mất một giờ để hoàn thành báo cáo tuần thì hãy giảm xuống còn 30 đến 45 phút. Để tránh cảm giác tự tạo deadline giả, hãy “bảo chứng” bằng một lời hứa mang tinh thần chịu trách nhiệm. Hãy nói với sếp hoặc khách hàng rằng bạn sẽ gửi bản kế hoạch vào cuối ngày chứ không phải ngày mai.

2. Rèn Luyện Sự Tập Trung Bằng Cách Tạo Ra Trò Chơi Cho Não Bộ

Tâm trí cũng tương tự như cơ bắp. Để sử dụng bộ não hiệu quả, bạn cần rèn luyện nó thường xuyên nhằm duy trì và củng cố sự tập trung trong thời gian dài. Một trong những trò chơi não bộ thú vị và dễ dàng thực hiện nhất là Phương pháp Pomodoro. Ý tưởng của phương pháp này là tạo ra một trò chơi để thử thách và rèn luyện não bộ, giúp nó dễ dàng tập trung hơn cho một nhiệm vụ cho đến khi đồng hồ đổ chuông.
Nghĩa là bạn sẽ đặt bộ đếm thời gian và hoàn toàn tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian liên tục, chẳng hạn như 25 phút, sau đó nghỉ giải lao 5 phút. Hiện có rất nhiều video hỗ trợ làm việc theo Phương pháp Pomodoro trên Youtube với bộ đếm thời gian kết hợp âm nhạc giúp tăng khả năng tập trung. Bạn có thể tìm kiếm các clip này bằng từ khoá “study with me” hay “pomodoro study with me”

3. Không Có Công Việc Dễ, Chỉ Là Bạn Chưa Làm Nó Đủ Xuất Sắc

Chúng ta thường cảm thấy buồn chán khi phải làm những công việc quá dễ, khi năng lực vượt qua yêu cầu công việc. Ví dụ khi bạn phải nhập dữ liệu vào file excel, dù rất đơn giản nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng. Nói như vậy không có nghĩa là nhập dữ liệu là công việc nhàm chán. Nếu bạn ngưng làm việc như một cái máy và tìm cách tự động hóa quy trình nhập dữ liệu của mình thì đó có thể là một nhiệm vụ đầy thú vị. Hãy thử suy nghĩ: Làm sao để nhập dữ liệu nhanh hơn? Có cách nào nhóm các dữ liệu với nhau không?
Khi gặp một công việc lặp đi lặp lại hoặc là bạn bắt đầu thấy quá dễ dàng, hãy tìm cách biến nó thành thử thách để bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Tâm trí con người luôn cảm thấy hào hứng và dễ tập trung với những điều thú vị, mới lạ hoặc mang tính thử thách cao. Đồng thời, hoàn thành những nhiệm vụ khó cũng mang đến cho bạn cảm giác hài lòng và tạo động lực cho các mục tiêu kế tiếp. Hãy sáng tạo trong cách làm việc, và bạn sẽ chẳng bao giờ nhàm chán khi đi làm! 🤩

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Cách Tăng Độ Khó Cho Công Việc Để Không Còn Xao Nhãng

Một bài viết thú vị gần đây Linh đọc được là bạn dễ xao nhãng hơn khi phải xử lý các công việc quá dễ dàng. Ngược lại, các nhiệm vụ phức tạp sẽ đòi hỏi bạn đầu tư nhiều tâm trí và sự chú ý, từ đó ít bị phân tâm hơn. Bạn cũng tập trung hơn khi năng lực của bạn được thử thách ở mức độ cao hơn.

Vậy làm sao để tăng độ khó công việc của bạn?

1. Giới Hạn Thời Gian Ngắn Hơn Cho Mỗi Nhiệm Vụ

“Một giờ làm việc cường độ cao đáng giá bằng cả một ngày mơ mộng.” - Mary Kay Ash. Làm việc nhiều giờ hơn không đồng nghĩa với việc bạn làm được nhiều việc hơn. Quy luật Parkinson cho rằng: “Công việc sẽ luôn tự mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian dành cho nó.” Thay vì tập trung hoàn thành công việc, tâm trí bạn lại lấp đầy thời gian bằng những thứ gây xao nhãng.

Để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, bạn hãy giới hạn cho mình một khung thời gian ngắn hơn để hoàn thành công việc. Ví dụ trước đây bạn mất một giờ để hoàn thành báo cáo tuần thì hãy giảm xuống còn 30 đến 45 phút. Để tránh cảm giác tự tạo deadline giả, hãy “bảo chứng” bằng một lời hứa mang tinh thần chịu trách nhiệm. Hãy nói với sếp hoặc khách hàng rằng bạn sẽ gửi bản kế hoạch vào cuối ngày chứ không phải ngày mai.

2. Rèn Luyện Sự Tập Trung Bằng Cách Tạo Ra Trò Chơi Cho Não Bộ

Tâm trí cũng tương tự như cơ bắp. Để sử dụng bộ não hiệu quả, bạn cần rèn luyện nó thường xuyên nhằm duy trì và củng cố sự tập trung trong thời gian dài. Một trong những trò chơi não bộ thú vị và dễ dàng thực hiện nhất là Phương pháp Pomodoro. Ý tưởng của phương pháp này là tạo ra một trò chơi để thử thách và rèn luyện não bộ, giúp nó dễ dàng tập trung hơn cho một nhiệm vụ cho đến khi đồng hồ đổ chuông.
Nghĩa là bạn sẽ đặt bộ đếm thời gian và hoàn toàn tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian liên tục, chẳng hạn như 25 phút, sau đó nghỉ giải lao 5 phút. Hiện có rất nhiều video hỗ trợ làm việc theo Phương pháp Pomodoro trên Youtube với bộ đếm thời gian kết hợp âm nhạc giúp tăng khả năng tập trung. Bạn có thể tìm kiếm các clip này bằng từ khoá “study with me” hay “pomodoro study with me”

3. Không Có Công Việc Dễ, Chỉ Là Bạn Chưa Làm Nó Đủ Xuất Sắc

Chúng ta thường cảm thấy buồn chán khi phải làm những công việc quá dễ, khi năng lực vượt qua yêu cầu công việc. Ví dụ khi bạn phải nhập dữ liệu vào file excel, dù rất đơn giản nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng. Nói như vậy không có nghĩa là nhập dữ liệu là công việc nhàm chán. Nếu bạn ngưng làm việc như một cái máy và tìm cách tự động hóa quy trình nhập dữ liệu của mình thì đó có thể là một nhiệm vụ đầy thú vị. Hãy thử suy nghĩ: Làm sao để nhập dữ liệu nhanh hơn? Có cách nào nhóm các dữ liệu với nhau không?
Khi gặp một công việc lặp đi lặp lại hoặc là bạn bắt đầu thấy quá dễ dàng, hãy tìm cách biến nó thành thử thách để bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Tâm trí con người luôn cảm thấy hào hứng và dễ tập trung với những điều thú vị, mới lạ hoặc mang tính thử thách cao. Đồng thời, hoàn thành những nhiệm vụ khó cũng mang đến cho bạn cảm giác hài lòng và tạo động lực cho các mục tiêu kế tiếp. Hãy sáng tạo trong cách làm việc, và bạn sẽ chẳng bao giờ nhàm chán khi đi làm! 🤩

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.