Phần lớn chúng ta sẽ luôn thích thú, tập trung năng lượng vào những việc mình giỏi, mình muốn làm và tìm cách trì hoãn những công việc mình chưa biết, mình chưa giỏi, hay đòi hỏi nhiều thời gian, công sức - bất kể công việc đó cần thiết đến mức nào. Dù vậy, để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, đôi khi bạn phải chấp nhận làm những việc mà mình không thích. Làm sao để làm được điều này?

1. Nhắc nhở về mục tiêu ban đầu

Một cách cụ thể mà Linh thường làm mỗi khi ngần ngại trước nhiệm vụ nào đó là tự điền vào chỗ trống trong câu nói này: Tôi cảm thấy [cảm xúc tiêu cực] khi [làm việc này]. Nhưng nếu tôi làm nó thì [điều tích cực xảy ra]." Ví dụ, Linh thường cảm thấy buồn ngủ khi cần dậy sớm. Nhưng nếu dậy sớm 30 phút vào mỗi sáng, Linh sẽ có thêm thời gian cho bản thân trước khi các bé thức dậy.


Trở ngại là những điều đáng sợ mà bạn nhìn thấy khi rời mắt khỏi mục tiêu của mình.

-Henry Ford

Bên cạnh mục tiêu lớn đã đặt ra, một vài lý do khác cũng tạo động lực cho bạn thực hiện những việc mình không thích là:

(1) Giảm sự lo lắng của bạn

(2) Mang lại lợi ích cho người mà bạn quan tâm

(3) Đạt được mục tiêu tài chính

(4) Tránh một hậu quả tiêu cực cụ thể

(5) Thể hiện các giá trị của bản thân

Hãy so sánh sự khó chịu của bạn khi phải bắt đầu công việc hiện tại và sự khó chịu khi không hoàn thành được mục tiêu của mình. Linh tin là bạn sẽ có thêm động lực để bước những bước đầu tiên.

2. Đặt lịch cụ thể và cam kết thực hiện

Một cách để loại bỏ cảm giác bị ràng buộc bởi một công việc mình không thích là hãy hoàn thành nó. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng chúng ta có xu hướng trì hoãn những nhiệm vụ không thoải mái. Sự trì hoãn này trên thực tế không đem lại kết quả như mong đợi. Bạn có thể không phải làm nó ngay lập tức nhưng sự lo lắng khi công việc chưa được hoàn thành vẫn còn đó. Tệ hơn nữa là khi dồn đến sát hạn cuối, bạn sẽ phải làm chúng trong vội vã.

Người không muốn đối mặt với thử thách của mình sẽ luôn đối mặt với thử thách!

-Ernest Agyemang Yeboah

Lời khuyên của Linh là hãy đặt thời gian cho những việc bạn cần làm, đặc biệt là những việc bạn không hào hứng. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá tải, hãy chia nhỏ nhiệm vụ thành từng phần và thực hiện công việc một cách nhất quán. Ví dụ, bạn muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh và đã mua gói 3 tháng để luyện phát âm. Sau 2 tuần đầu tiên, bạn cảm thấy không còn hứng thú với với việc học từ mới hay luyện phát âm. Điều bạn cần làm là hãy đặt khung giờ cố định để duy trì nó, chẳng hạn từ 8 đến 8h15 mỗi tối. Lưu ý rằng hãy đặt ra một khoảng thời gian đủ để bạn thực hiện nhiệm vụ trong cảm giác dễ chịu. Bạn không nên cố mở rộng thời gian (ví dụ lên 30 phút mỗi ngày), bởi vì đó sẽ là rào cản để bạn duy trì thói quen học tiếng Anh của mình.

3. Tìm kiếm đồng đội và môi trường tích cực

Việc đối mặt với những công việc khó khăn hay nhàm chán một mình có thể tạo cảm giác cô đơn và mệt mỏi. Một cách hiệu quả để vượt qua những thách thức này là tìm kiếm đồng đội hoặc môi trường làm việc tích cực. Sự hỗ trợ từ những người có cùng mục tiêu hoặc đang đối mặt với những thách thức tương tự có thể giúp bạn chia sẻ gánh nặng và tìm ra giải pháp chung cho các vấn đề khó khăn.
Một cách khác là bạn hãy thử một chút thay đổi trong không gian làm việc của mình để đem lại cảm giác mới mẻ. Trang trí bàn làm việc với cây xanh và ảnh gia đình có thể tạo ra không gian cá nhân, giúp tăng cường tinh thần và sự kết nối với công việc. Điều này giúp bạn cảm thấy xung quanh bạn không chỉ toàn công việc mà còn là nơi bạn được gắn kết và động viên mỗi ngày với những giá trị tinh thần cá nhân.

Lời kết

Để được nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ từ trên cao, bạn sẽ cần luyện tập và làm quen với những ngày đau chân mỏi gối. Nhưng Linh tin rằng cảm giác chinh phục ngọn núi cao và hơn hết là vượt qua giới hạn của bản thân là điều đáng để thử. Hãy học cách “ôm lấy nỗi đau", “ôm” cả những việc bạn không thích, bởi vì chúng sẽ dẫn bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Phần lớn chúng ta sẽ luôn thích thú, tập trung năng lượng vào những việc mình giỏi, mình muốn làm và tìm cách trì hoãn những công việc mình chưa biết, mình chưa giỏi, hay đòi hỏi nhiều thời gian, công sức - bất kể công việc đó cần thiết đến mức nào. Dù vậy, để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, đôi khi bạn phải chấp nhận làm những việc mà mình không thích. Làm sao để làm được điều này?

1. Nhắc nhở về mục tiêu ban đầu

Một cách cụ thể mà Linh thường làm mỗi khi ngần ngại trước nhiệm vụ nào đó là tự điền vào chỗ trống trong câu nói này: Tôi cảm thấy [cảm xúc tiêu cực] khi [làm việc này]. Nhưng nếu tôi làm nó thì [điều tích cực xảy ra]." Ví dụ, Linh thường cảm thấy buồn ngủ khi cần dậy sớm. Nhưng nếu dậy sớm 30 phút vào mỗi sáng, Linh sẽ có thêm thời gian cho bản thân trước khi các bé thức dậy.


Trở ngại là những điều đáng sợ mà bạn nhìn thấy khi rời mắt khỏi mục tiêu của mình.

-Henry Ford

Bên cạnh mục tiêu lớn đã đặt ra, một vài lý do khác cũng tạo động lực cho bạn thực hiện những việc mình không thích là:

(1) Giảm sự lo lắng của bạn

(2) Mang lại lợi ích cho người mà bạn quan tâm

(3) Đạt được mục tiêu tài chính

(4) Tránh một hậu quả tiêu cực cụ thể

(5) Thể hiện các giá trị của bản thân

Hãy so sánh sự khó chịu của bạn khi phải bắt đầu công việc hiện tại và sự khó chịu khi không hoàn thành được mục tiêu của mình. Linh tin là bạn sẽ có thêm động lực để bước những bước đầu tiên.

2. Đặt lịch cụ thể và cam kết thực hiện

Một cách để loại bỏ cảm giác bị ràng buộc bởi một công việc mình không thích là hãy hoàn thành nó. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng chúng ta có xu hướng trì hoãn những nhiệm vụ không thoải mái. Sự trì hoãn này trên thực tế không đem lại kết quả như mong đợi. Bạn có thể không phải làm nó ngay lập tức nhưng sự lo lắng khi công việc chưa được hoàn thành vẫn còn đó. Tệ hơn nữa là khi dồn đến sát hạn cuối, bạn sẽ phải làm chúng trong vội vã.

Người không muốn đối mặt với thử thách của mình sẽ luôn đối mặt với thử thách!

-Ernest Agyemang Yeboah

Lời khuyên của Linh là hãy đặt thời gian cho những việc bạn cần làm, đặc biệt là những việc bạn không hào hứng. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá tải, hãy chia nhỏ nhiệm vụ thành từng phần và thực hiện công việc một cách nhất quán. Ví dụ, bạn muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh và đã mua gói 3 tháng để luyện phát âm. Sau 2 tuần đầu tiên, bạn cảm thấy không còn hứng thú với với việc học từ mới hay luyện phát âm. Điều bạn cần làm là hãy đặt khung giờ cố định để duy trì nó, chẳng hạn từ 8 đến 8h15 mỗi tối. Lưu ý rằng hãy đặt ra một khoảng thời gian đủ để bạn thực hiện nhiệm vụ trong cảm giác dễ chịu. Bạn không nên cố mở rộng thời gian (ví dụ lên 30 phút mỗi ngày), bởi vì đó sẽ là rào cản để bạn duy trì thói quen học tiếng Anh của mình.

3. Tìm kiếm đồng đội và môi trường tích cực

Việc đối mặt với những công việc khó khăn hay nhàm chán một mình có thể tạo cảm giác cô đơn và mệt mỏi. Một cách hiệu quả để vượt qua những thách thức này là tìm kiếm đồng đội hoặc môi trường làm việc tích cực. Sự hỗ trợ từ những người có cùng mục tiêu hoặc đang đối mặt với những thách thức tương tự có thể giúp bạn chia sẻ gánh nặng và tìm ra giải pháp chung cho các vấn đề khó khăn.
Một cách khác là bạn hãy thử một chút thay đổi trong không gian làm việc của mình để đem lại cảm giác mới mẻ. Trang trí bàn làm việc với cây xanh và ảnh gia đình có thể tạo ra không gian cá nhân, giúp tăng cường tinh thần và sự kết nối với công việc. Điều này giúp bạn cảm thấy xung quanh bạn không chỉ toàn công việc mà còn là nơi bạn được gắn kết và động viên mỗi ngày với những giá trị tinh thần cá nhân.

Lời kết

Để được nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ từ trên cao, bạn sẽ cần luyện tập và làm quen với những ngày đau chân mỏi gối. Nhưng Linh tin rằng cảm giác chinh phục ngọn núi cao và hơn hết là vượt qua giới hạn của bản thân là điều đáng để thử. Hãy học cách “ôm lấy nỗi đau", “ôm” cả những việc bạn không thích, bởi vì chúng sẽ dẫn bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.