Đập Tan Lo Lắng Của Người Hướng Nội Nơi Công Sở
Theo nghiên cứu tại đại học Wharton, hơn 96% các nhà lãnh đạo và quản lý là người hướng ngoại. Chúng ta đều biết người hướng nội và hướng ngoại đều có những lợi thế và bất lợi riêng, nhưng dường như những điểm mạnh của người hướng ngoại đang giúp họ có nhiều lợi thế để thăng tiến hơn.
Vậy làm thế nào để người hướng nội có thể trang bị cho mình những điểm mạnh của người hướng ngoại. Dưới đây là 3 mẹo mà bạn có thể áp dụng.
1. Đánh Bại Sự Ngại Ngùng, Nhút Nhát
Đừng cố gắng chống lại sự lo lắng! Hãy xem đó là điều bình thường mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua. Lo lắng sẽ khiến bạn rơi vào chiếc bẫy của suy nghĩ rằng mọi người đang nhìn và đánh giá bạn. Nhưng thực tế, đôi khi điều họ đang nghĩ chỉ là hôm nay nên ăn “hủ tiếu” hay “cơm tấm”
Một mẹo mà bạn có thể áp dụng là đặt mình vào những tình huống ngày càng “đáng sợ” để rèn luyện bản thân và dần giảm bớt sự ngại ngùng. Ví dụ:
- Cấp độ 1: Mỉm cười với người lạ như nhân viên thu ngân hay người đứng cạnh bạn ở siêu thị - mức đáng sợ thấp nhất.
- Cấp độ 2: Nói "Chào buổi sáng?" với tất cả người bạn gặp khi đến nơi làm việc.
- Cấp độ 3: Trả lời một câu hỏi cơ bản trong cuộc họp nhóm - mức đáng sợ trung bình.
- Cấp độ 4: Trình bày ý tưởng trong cuộc họp công ty.
- Cấp độ 5: Thuyết trình kế hoạch của bạn - mức đáng sợ cao nhất.
2. Luyện Tập Như Một Người Hướng Ngoại
Hãy tận dụng điểm mạnh của người hướng nội là kỹ năng quan sát và lắng nghe tốt. Nghĩa là chủ động lắng nghe tích cực khi giao tiếp và quan sát những cử chỉ, biểu hiện của những người hướng ngoại xung quanh để học hỏi.
“Fake it till you make it” - Giả vờ cho đến khi bạn thật sự làm được. Sau đó, bạn có thể bắt đầu luyện tập theo những hành động tích cực của họ, và dần biến nó trở thành thói quen của mình. Ban đầu, bạn sẽ có chút ít ngại ngùng, nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
3. Đặt Ra Mục Tiêu Cụ Thể
Một mục tiêu chung chung như “Tôi sẽ hướng ngoại và hòa đồng hơn” sẽ không hiệu quả vì nó chưa đủ cụ thể để khuyến khích bạn bắt tay vào thực hiện. Mục tiêu càng cụ thể thì sẽ càng dễ dẫn đến hành động. Mục tiêu cụ thể có thể là:
- Tôi sẽ nói chuyện với ít nhất một người lạ mỗi ngày.
- Nếu ai đó bắt chuyện, tôi sẽ không chỉ trả lời một câu mà sẽ giữ cho cuộc trò chuyện lâu hơn 10 phút.
- Tôi sẽ ăn trưa với một người mới tại công ty mỗi 2 tuần.
Có thể bạn sinh ra đã trầm lặng và thích lắng nghe hơn. Nhưng chỉ cần nhớ rằng tất cả các kỹ năng đều có thể học được. Hãy khéo léo vận dụng điểm mạnh của mình và luyện tập từng chút mỗi ngày để thành thục hơn trong giao tiếp như một người hướng ngoại nhé!
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Đập Tan Lo Lắng Của Người Hướng Nội Nơi Công Sở
Theo nghiên cứu tại đại học Wharton, hơn 96% các nhà lãnh đạo và quản lý là người hướng ngoại. Chúng ta đều biết người hướng nội và hướng ngoại đều có những lợi thế và bất lợi riêng, nhưng dường như những điểm mạnh của người hướng ngoại đang giúp họ có nhiều lợi thế để thăng tiến hơn.
Vậy làm thế nào để người hướng nội có thể trang bị cho mình những điểm mạnh của người hướng ngoại. Dưới đây là 3 mẹo mà bạn có thể áp dụng.
1. Đánh Bại Sự Ngại Ngùng, Nhút Nhát
Đừng cố gắng chống lại sự lo lắng! Hãy xem đó là điều bình thường mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua. Lo lắng sẽ khiến bạn rơi vào chiếc bẫy của suy nghĩ rằng mọi người đang nhìn và đánh giá bạn. Nhưng thực tế, đôi khi điều họ đang nghĩ chỉ là hôm nay nên ăn “hủ tiếu” hay “cơm tấm”
Một mẹo mà bạn có thể áp dụng là đặt mình vào những tình huống ngày càng “đáng sợ” để rèn luyện bản thân và dần giảm bớt sự ngại ngùng. Ví dụ:
- Cấp độ 1: Mỉm cười với người lạ như nhân viên thu ngân hay người đứng cạnh bạn ở siêu thị - mức đáng sợ thấp nhất.
- Cấp độ 2: Nói "Chào buổi sáng?" với tất cả người bạn gặp khi đến nơi làm việc.
- Cấp độ 3: Trả lời một câu hỏi cơ bản trong cuộc họp nhóm - mức đáng sợ trung bình.
- Cấp độ 4: Trình bày ý tưởng trong cuộc họp công ty.
- Cấp độ 5: Thuyết trình kế hoạch của bạn - mức đáng sợ cao nhất.
2. Luyện Tập Như Một Người Hướng Ngoại
Hãy tận dụng điểm mạnh của người hướng nội là kỹ năng quan sát và lắng nghe tốt. Nghĩa là chủ động lắng nghe tích cực khi giao tiếp và quan sát những cử chỉ, biểu hiện của những người hướng ngoại xung quanh để học hỏi.
“Fake it till you make it” - Giả vờ cho đến khi bạn thật sự làm được. Sau đó, bạn có thể bắt đầu luyện tập theo những hành động tích cực của họ, và dần biến nó trở thành thói quen của mình. Ban đầu, bạn sẽ có chút ít ngại ngùng, nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
3. Đặt Ra Mục Tiêu Cụ Thể
Một mục tiêu chung chung như “Tôi sẽ hướng ngoại và hòa đồng hơn” sẽ không hiệu quả vì nó chưa đủ cụ thể để khuyến khích bạn bắt tay vào thực hiện. Mục tiêu càng cụ thể thì sẽ càng dễ dẫn đến hành động. Mục tiêu cụ thể có thể là:
- Tôi sẽ nói chuyện với ít nhất một người lạ mỗi ngày.
- Nếu ai đó bắt chuyện, tôi sẽ không chỉ trả lời một câu mà sẽ giữ cho cuộc trò chuyện lâu hơn 10 phút.
- Tôi sẽ ăn trưa với một người mới tại công ty mỗi 2 tuần.
Có thể bạn sinh ra đã trầm lặng và thích lắng nghe hơn. Nhưng chỉ cần nhớ rằng tất cả các kỹ năng đều có thể học được. Hãy khéo léo vận dụng điểm mạnh của mình và luyện tập từng chút mỗi ngày để thành thục hơn trong giao tiếp như một người hướng ngoại nhé!
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.