Khi còn trẻ, bản thân Linh đã từng lầm tưởng rằng, sáng tạo là một khả năng có sẵn trong mỗi người, là “bản tính trời sinh”. Nhưng sau này, khi tìm hiểu sâu hơn, Linh mới hiểu sáng tạo là một kỹ năng và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể rèn luyện và phát triển được.

Tất cả sự sáng tạo đều bắt đầu từ “sự nhiều chuyện”. Nó cũng giống tò mò nhưng “sự nhiều chuyện” ngụ ý bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi và đào sâu để tìm câu trả lời. Bạn có thể áp dụng và thực hành 3 điều này ngay hôm nay để khai phá sức sáng tạo của bản thân và có những ý tưởng thực tiễn đột phá:

1. Chọn "Nhiều Chuyện" Về Công Việc, Ngành Đang Làm Và Mọi Thứ Xung Quanh Bạn

“Nhiều chuyện” sẽ giúp bạn đào sâu suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng trúng với insight người dùng nhất. Liên tục đặt câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn trở thành một người tò mò thông minh. Với mọi điều mới bạn học được, hãy thử áp dụng phương pháp 5 Why’s. Bạn chỉ cần hỏi tại sao 5 lần. Điều này cho giúp bạn thành công khám phá các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả gốc rễ của vấn đề.

Albert Einstein cũng có câu nói nổi tiếng: “Tôi không có tài năng gì đặc biệt, tôi chỉ đơn giản là một người với trí tò mò vô biên”. Tính hiếu kì đã giúp người-không-có-tài-năng ấy thành công nghiên cứu những định luật thay đổi thế giới, và không có lý do gì mà bạn không làm được.

2. Hãy Chủ Động "Tiếp Xúc" Thông Tin

Để có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo, bạn cần có một tập hợp dữ liệu về các ý tưởng. Xây dựng cơ sở dữ liệu đó sẽ cần nhiều thời gian vì vậy hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Hãy dành 60 phút mỗi ngày để nghiên cứu các chủ đề, kỹ năng chuyên ngành và bên ngoài ngành của bạn.
- 30 phút: Chủ đề chuyên ngành là những thông tin liên quan đến công việc và ngành của bạn.
- 30 phút: Các chủ đề bên ngoài ngành là bất kì thông tin hữu ích nào khác.
Bạn cũng cần liên tục phát triển theo xu hướng của thời đại. Hãy tạo một folder trong máy tính, điện thoại lưu giữ những hình ảnh chụp nhanh các ý tưởng mà bạn quan sát được hàng ngày. Việc sưu tầm các ý tưởng mới (các mẩu quảng cáo, câu nói hay, các comment thú vị trong cộng đồng) từ những người xung quanh, đối tác, hay đối thủ cũng là một cách phát triển kỹ năng quan sát.

3. Nhận Thức Và Học Hỏi Quy Trình Sáng Tạo Xảy Ra Xung Quanh Bạn

Khi đồng nghiệp, bạn bè, hay thành viên trong gia đình chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của họ, hãy ghi chép lý do tại sao bạn thấy nó sáng tạo và hỏi họ nhiều hơn về cách họ nghĩ ra ý tưởng đó. Nắm rõ các cách khác nhau, từ nhiều người khác nhau để kết nối các ý tưởng và “hô biến” chúng trở nên sáng tạo sẽ giúp bạn hình thành quy trình tư duy sáng tạo của riêng mình.
Steve Jobs từng nói: “Sáng tạo đơn giản là kết nối mọi thứ với nhau”. Để kết nối chúng, bạn cần rèn luyện kỹ năng quan sát sự vật, hiện tượng. Tóm lại, hãy chăm chỉ “nhiều chuyện”, chủ động tiếp xúc thông tin và kiên trì học hỏi quy trình sáng tạo từ mọi việc xung quanh, bạn sẽ thành công tìm ra cách để kết nối và sáng tạo cho cuộc sống của mình đầy màu sắc hơn.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Khi còn trẻ, bản thân Linh đã từng lầm tưởng rằng, sáng tạo là một khả năng có sẵn trong mỗi người, là “bản tính trời sinh”. Nhưng sau này, khi tìm hiểu sâu hơn, Linh mới hiểu sáng tạo là một kỹ năng và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể rèn luyện và phát triển được.

Tất cả sự sáng tạo đều bắt đầu từ “sự nhiều chuyện”. Nó cũng giống tò mò nhưng “sự nhiều chuyện” ngụ ý bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi và đào sâu để tìm câu trả lời. Bạn có thể áp dụng và thực hành 3 điều này ngay hôm nay để khai phá sức sáng tạo của bản thân và có những ý tưởng thực tiễn đột phá:

1. Chọn "Nhiều Chuyện" Về Công Việc, Ngành Đang Làm Và Mọi Thứ Xung Quanh Bạn

“Nhiều chuyện” sẽ giúp bạn đào sâu suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng trúng với insight người dùng nhất. Liên tục đặt câu hỏi “tại sao” sẽ giúp bạn trở thành một người tò mò thông minh. Với mọi điều mới bạn học được, hãy thử áp dụng phương pháp 5 Why’s. Bạn chỉ cần hỏi tại sao 5 lần. Điều này cho giúp bạn thành công khám phá các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả gốc rễ của vấn đề.

Albert Einstein cũng có câu nói nổi tiếng: “Tôi không có tài năng gì đặc biệt, tôi chỉ đơn giản là một người với trí tò mò vô biên”. Tính hiếu kì đã giúp người-không-có-tài-năng ấy thành công nghiên cứu những định luật thay đổi thế giới, và không có lý do gì mà bạn không làm được.

2. Hãy Chủ Động "Tiếp Xúc" Thông Tin

Để có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo, bạn cần có một tập hợp dữ liệu về các ý tưởng. Xây dựng cơ sở dữ liệu đó sẽ cần nhiều thời gian vì vậy hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Hãy dành 60 phút mỗi ngày để nghiên cứu các chủ đề, kỹ năng chuyên ngành và bên ngoài ngành của bạn.
- 30 phút: Chủ đề chuyên ngành là những thông tin liên quan đến công việc và ngành của bạn.
- 30 phút: Các chủ đề bên ngoài ngành là bất kì thông tin hữu ích nào khác.
Bạn cũng cần liên tục phát triển theo xu hướng của thời đại. Hãy tạo một folder trong máy tính, điện thoại lưu giữ những hình ảnh chụp nhanh các ý tưởng mà bạn quan sát được hàng ngày. Việc sưu tầm các ý tưởng mới (các mẩu quảng cáo, câu nói hay, các comment thú vị trong cộng đồng) từ những người xung quanh, đối tác, hay đối thủ cũng là một cách phát triển kỹ năng quan sát.

3. Nhận Thức Và Học Hỏi Quy Trình Sáng Tạo Xảy Ra Xung Quanh Bạn

Khi đồng nghiệp, bạn bè, hay thành viên trong gia đình chia sẻ về ý tưởng sáng tạo của họ, hãy ghi chép lý do tại sao bạn thấy nó sáng tạo và hỏi họ nhiều hơn về cách họ nghĩ ra ý tưởng đó. Nắm rõ các cách khác nhau, từ nhiều người khác nhau để kết nối các ý tưởng và “hô biến” chúng trở nên sáng tạo sẽ giúp bạn hình thành quy trình tư duy sáng tạo của riêng mình.
Steve Jobs từng nói: “Sáng tạo đơn giản là kết nối mọi thứ với nhau”. Để kết nối chúng, bạn cần rèn luyện kỹ năng quan sát sự vật, hiện tượng. Tóm lại, hãy chăm chỉ “nhiều chuyện”, chủ động tiếp xúc thông tin và kiên trì học hỏi quy trình sáng tạo từ mọi việc xung quanh, bạn sẽ thành công tìm ra cách để kết nối và sáng tạo cho cuộc sống của mình đầy màu sắc hơn.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.