Làm Gì Để Nhân Viên Tôn Trọng Thay Vì Nể Sợ Bạn?
Một vài quản lý cho rằng để nhân viên làm theo yêu cầu của mình, bạn phải tạo được sức ảnh hưởng và đôi khi khiến nhân viên nể sợ. Nhưng đây có phải là tư duy đúng đắn để các bên có thể làm việc với nhau lâu dài?
1. Sợ hãi là ngắn hạn. Tôn trọng là lâu dài.
Theo Wikipedia, sợ hãi là một cảm xúc khó chịu khi nhận ra một mối nguy hiểm hoặc đe dọa hiện hữu. Tâm lý này sẽ khiến mọi người chấp nhận làm những việc họ không hoàn toàn muốn. Sự đồng thuận của họ chỉ vì tạm thời không muốn đối diện cảm giác lo sợ.
Khi quản lý bằng cách tạo ra sự sợ hãi, nhân viên của bạn chỉ lo lắng về việc mình có bị đánh giá xấu hay không thay vì tập trung tìm cách nâng cao hiệu suất. Điều này xuất phát từ việc thiếu an toàn về mặt tâm lý hoặc thiếu cảm giác tự do hành động khi phải lo lắng về những hậu quả tiêu cực.
Như vậy, môi trường sợ hãi không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc mà còn tác động đáng kể đến khả năng sáng tạo. Với cách làm này, sự đồng thuận và tuân thủ mà bạn nhận được chỉ mang tính chất ngắn hạn. Đến một thời điểm khi áp lực được tạo ra lớn hơn sự sợ hãi, sự đồng thuận này sẽ chấm dứt.
Trái lại, tôn trọng là cảm giác ngưỡng mộ, quý trọng những phẩm chất tốt đẹp hay giá trị của một người. Sự tôn trọng sẽ đạt được thông qua cách hành động để thể hiện năng lực, phẩm chất của người đó. Việc tìm kiếm sự hợp tác dựa trên lòng tôn trọng sẽ có khả năng duy trì trong thời gian dài. Một cuộc khảo sát của Harvard Business Review trên 20.000 nhân viên cho thấy, sự tôn trọng là hành vi hàng đầu khuyến khích sự cam kết và gắn bó nhiều hơn. Bởi lẽ, sự tôn trọng xuất phát từ sự tin tưởng về năng lực, kinh nghiệm, và cách ứng xử của nhà quản lý. Những điều này sẽ tạo nên “quyền lực mềm" bên trong giúp bạn nhận được sự đồng thuận nhất quán từ mọi người. Trên cơ sở này, nhân viên sẽ tin tưởng theo cách sắp xếp công việc hay sự phân công của bạn. Chính nguồn cảm hứng này cũng sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện, tăng gắn kết trong lâu dài.
2. Sợ hãi là bắt buộc. Tôn trọng là đạt được.
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Làm Gì Để Nhân Viên Tôn Trọng Thay Vì Nể Sợ Bạn?
Một vài quản lý cho rằng để nhân viên làm theo yêu cầu của mình, bạn phải tạo được sức ảnh hưởng và đôi khi khiến nhân viên nể sợ. Nhưng đây có phải là tư duy đúng đắn để các bên có thể làm việc với nhau lâu dài?
1. Sợ hãi là ngắn hạn. Tôn trọng là lâu dài.
Theo Wikipedia, sợ hãi là một cảm xúc khó chịu khi nhận ra một mối nguy hiểm hoặc đe dọa hiện hữu. Tâm lý này sẽ khiến mọi người chấp nhận làm những việc họ không hoàn toàn muốn. Sự đồng thuận của họ chỉ vì tạm thời không muốn đối diện cảm giác lo sợ.
Khi quản lý bằng cách tạo ra sự sợ hãi, nhân viên của bạn chỉ lo lắng về việc mình có bị đánh giá xấu hay không thay vì tập trung tìm cách nâng cao hiệu suất. Điều này xuất phát từ việc thiếu an toàn về mặt tâm lý hoặc thiếu cảm giác tự do hành động khi phải lo lắng về những hậu quả tiêu cực.
Như vậy, môi trường sợ hãi không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc mà còn tác động đáng kể đến khả năng sáng tạo. Với cách làm này, sự đồng thuận và tuân thủ mà bạn nhận được chỉ mang tính chất ngắn hạn. Đến một thời điểm khi áp lực được tạo ra lớn hơn sự sợ hãi, sự đồng thuận này sẽ chấm dứt.
Trái lại, tôn trọng là cảm giác ngưỡng mộ, quý trọng những phẩm chất tốt đẹp hay giá trị của một người. Sự tôn trọng sẽ đạt được thông qua cách hành động để thể hiện năng lực, phẩm chất của người đó. Việc tìm kiếm sự hợp tác dựa trên lòng tôn trọng sẽ có khả năng duy trì trong thời gian dài. Một cuộc khảo sát của Harvard Business Review trên 20.000 nhân viên cho thấy, sự tôn trọng là hành vi hàng đầu khuyến khích sự cam kết và gắn bó nhiều hơn. Bởi lẽ, sự tôn trọng xuất phát từ sự tin tưởng về năng lực, kinh nghiệm, và cách ứng xử của nhà quản lý. Những điều này sẽ tạo nên “quyền lực mềm" bên trong giúp bạn nhận được sự đồng thuận nhất quán từ mọi người. Trên cơ sở này, nhân viên sẽ tin tưởng theo cách sắp xếp công việc hay sự phân công của bạn. Chính nguồn cảm hứng này cũng sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện, tăng gắn kết trong lâu dài.
2. Sợ hãi là bắt buộc. Tôn trọng là đạt được.
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.