Nhà Tuyển Dụng Mong Đợi Gì Khi Hỏi Về
Điểm Yếu Của Bạn?
Bạn có sợ hãi khi ai đó hỏi về điểm yếu của mình hay không? Linh nghĩ nỗi sợ này không của riêng ai, kể cả những bạn có nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả khảo sát trên LinkedIn Thái Vân Linh cũng cho thấy 28% trong 2,683 người tham gia cho rằng câu hỏi về điểm yếu là câu hỏi khó trả lời nhất khi phỏng vấn. Nỗi sợ hãi bị đánh giá thấp hoặc thiếu tự tin có thể khiến các ứng viên đưa ra những câu trả lời học thuộc lòng hay thiếu thuyết phục.
Hình ảnh minh họa câu hỏi khảo sát trên Linkedin Thái Vân Linh
Như Mahatma Gandhi từng nói: "Điểm yếu của bạn chính là điểm mạnh của bạn được che giấu”, thay vì xem câu hỏi này là rào cản, hãy biến đây thành cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện khả năng của bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Trong bài viết này, Linh sẽ phân tích lý do tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến câu hỏi này và 3 bước giúp bạn xây dựng một câu trả lời thuyết phục.
1. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi về điểm yếu
Một nghiên cứu năm 2023 của Glassdoor cho thấy, có đến 80% người phỏng vấn sử dụng câu hỏi về điểm yếu để đánh giá ứng viên. Tuy nhiên mục đích của câu hỏi này không phải muốn “đánh đố" hay làm bạn bối rối. Phần lớn các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này để hiểu thêm về:
- Khả năng tự nhận thức: Bạn có thể nhận diện các điểm yếu và thừa nhận các khía cạnh cần cải thiện của mình không?
- Tính chủ động: Bạn có tích cực khắc phục điểm yếu và nâng cao kỹ năng của mình không?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bạn có thể hành động có mục tiêu để biến điểm yếu thành điểm mạnh một cách chiến lược không?
2. 3 Bước để thể hiện điểm mạnh khi trả lời về điểm yếu
a. Bước 1: Lựa chọn điểm yếu phù hợp
“Khi ứng tuyển vào vai trò quản lý dự án, tôi đã nhận ra rằng điểm yếu của mình là khả năng ủy quyền công việc. Ban đầu, tôi thường cố gắng tự mình giải quyết mọi vấn đề, với suy nghĩ rằng mình có thể thực hiện chúng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, tôi đã nhận ra điều này không những làm tăng áp lực lên bản thân mà còn hạn chế cơ hội phát triển của nhóm.”
b. Bước 2: Nêu rõ hành động của bạn
Ví dụ: Để cải thiện điểm yếu về khả năng ủy quyền, tôi đã tham gia một khóa học quản lý và lãnh đạo. Trong khóa học, tôi học được tầm quan trọng của việc ủy quyền và cách phân công công việc một cách hiệu quả, sao cho phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi thành viên trong nhóm. Tôi cũng thực hành việc thiết lập các kỳ vọng rõ ràng và cung cấp phản hồi định kỳ để hỗ trợ nhóm phát triển.
c. Bước 3: Trình bày kết quả
Ví dụ: Qua 3 tháng cải thiện, tôi đã học được cách tin tưởng vào khả năng của nhóm mình và ủy quyền một cách thông minh. Chúng tôi đã xây dựng được quy trình để trao quyền cho nhau theo tính chất công việc của từng người.
Điều này không chỉ giúp tôi giảm bớt gánh nặng công việc mà còn tạo điều kiện cho nhóm của tôi phát triển và đạt được tiềm năng của mình. Bây giờ, tôi tự hào vì đã biến điểm yếu về ủy quyền công việc thành điểm mạnh, giúp cải thiện hiệu suất công việc và khuyến khích sự sáng tạo trong nhóm.
3 Bước để thể hiện điểm mạnh khi trả lời về điểm yếu
3 Bước để thể hiện điểm mạnh khi trả lời về điểm yếu
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Nhà Tuyển Dụng Mong Đợi Gì Khi Hỏi Về Điểm Yếu Của Bạn?
Bạn có sợ hãi khi ai đó hỏi về điểm yếu của mình hay không? Linh nghĩ nỗi sợ này không của riêng ai, kể cả những bạn có nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả khảo sát trên LinkedIn Thái Vân Linh cũng cho thấy 28% trong 2,683 người tham gia cho rằng câu hỏi về điểm yếu là câu hỏi khó trả lời nhất khi phỏng vấn. Nỗi sợ hãi bị đánh giá thấp hoặc thiếu tự tin có thể khiến các ứng viên đưa ra những câu trả lời học thuộc lòng hay thiếu thuyết phục.
Hình ảnh minh họa câu hỏi khảo sát trên Linkedin Thái Vân Linh
Như Mahatma Gandhi từng nói: "Điểm yếu của bạn chính là điểm mạnh của bạn được che giấu”, thay vì xem câu hỏi này là rào cản, hãy biến đây thành cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện khả năng của bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Trong bài viết này, Linh sẽ phân tích lý do tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến câu hỏi này và 3 bước giúp bạn xây dựng một câu trả lời thuyết phục.
1. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi về điểm yếu
Một nghiên cứu năm 2023 của Glassdoor cho thấy, có đến 80% người phỏng vấn sử dụng câu hỏi về điểm yếu để đánh giá ứng viên. Tuy nhiên mục đích của câu hỏi này không phải muốn “đánh đố" hay làm bạn bối rối. Phần lớn các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này để hiểu thêm về:
- Khả năng tự nhận thức: Bạn có thể nhận diện các điểm yếu và thừa nhận các khía cạnh cần cải thiện của mình không?
- Tính chủ động: Bạn có tích cực khắc phục điểm yếu và nâng cao kỹ năng của mình không?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bạn có thể hành động có mục tiêu để biến điểm yếu thành điểm mạnh một cách chiến lược không?
2. 3 Bước để thể hiện điểm mạnh khi trả lời về điểm yếu
a. Bước 1: Lựa chọn điểm yếu phù hợp
“Khi ứng tuyển vào vai trò quản lý dự án, tôi đã nhận ra rằng điểm yếu của mình là khả năng ủy quyền công việc. Ban đầu, tôi thường cố gắng tự mình giải quyết mọi vấn đề, với suy nghĩ rằng mình có thể thực hiện chúng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, tôi đã nhận ra điều này không những làm tăng áp lực lên bản thân mà còn hạn chế cơ hội phát triển của nhóm.”
b. Bước 2: Nêu rõ hành động của bạn
Ví dụ: Để cải thiện điểm yếu về khả năng ủy quyền, tôi đã tham gia một khóa học quản lý và lãnh đạo. Trong khóa học, tôi học được tầm quan trọng của việc ủy quyền và cách phân công công việc một cách hiệu quả, sao cho phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi thành viên trong nhóm. Tôi cũng thực hành việc thiết lập các kỳ vọng rõ ràng và cung cấp phản hồi định kỳ để hỗ trợ nhóm phát triển.
c. Bước 3: Trình bày kết quả
Ví dụ: Qua 3 tháng cải thiện, tôi đã học được cách tin tưởng vào khả năng của nhóm mình và ủy quyền một cách thông minh. Chúng tôi đã xây dựng được quy trình để trao quyền cho nhau theo tính chất công việc của từng người.
Điều này không chỉ giúp tôi giảm bớt gánh nặng công việc mà còn tạo điều kiện cho nhóm của tôi phát triển và đạt được tiềm năng của mình. Bây giờ, tôi tự hào vì đã biến điểm yếu về ủy quyền công việc thành điểm mạnh, giúp cải thiện hiệu suất công việc và khuyến khích sự sáng tạo trong nhóm.
3 Bước để thể hiện điểm mạnh khi trả lời về điểm yếu
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.