3 Tư Duy Chứng Minh Bạn Đã Sẵn Sàng Cho Vị Trí Quản Lý (Sau Kỳ Đánh Giá Cuối Năm)
Các nhà lãnh đạo tìm kiếm điều gì ở một người quản lý?
Phần lớn mọi người nghĩ rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt là đủ để được cân nhắc lên vị trí cao hơn. Trên thực tế, những người lãnh đạo không chỉ tìm kiếm người giỏi làm việc mà còn tìm người biết suy nghĩ như một nhà quản lý.
Với 3 tư duy trong bài viết dưới đây, bạn sẽ chứng minh được với cấp trên bạn có khả năng trở thành người dẫn dắt và đã hoàn toàn sẵn sàng cho vị trí quản lý trong năm tiếp theo.
1. ĐÓNG GÓP VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CÔNG TY
2. KHẢ NĂNG LÀM VIỆC TỐT VỚI NGƯỜI KHÁC
Trước khi trở thành một người quản lý, bạn cần hiểu rõ rằng sẽ có một sự chuyển dịch về phạm vi trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là bạn không phải chỉ chịu trách nhiệm về công việc của mình mà còn cần có trách nhiệm về nhiệm vụ của người khác. Phần lớn trường hợp, khi bạn đảm nhiệm vị trí quản lý, bạn đã thực hiện rất tốt những công việc chi tiết. Và giờ là lúc bạn chuyển danh sách việc cần làm của mình thành danh sách cần quản lý.
Một lưu ý quan trọng là quá trình này không chỉ đơn giản là giao việc và kiểm tra kết quả như nhiều quản lý mới thường nghĩ. Trên thực tế, đó là một chuỗi những kỹ năng bạn cần phải học hỏi và rèn luyện:
(1) Xác định công việc cần uỷ quyền
(2) Hiểu được điểm mạnh của các thành viên trong nhóm
(3) Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cụ thể
(4) Hỗ trợ và phản hồi hiệu quả
Linh đã trình bày rất chi tiết về các bước, các mô hình có thể áp dụng, cũng như các lưu ý quan trọng của 4 giai đoạn uỷ quyền trên trong bài viết 2 Điều Nhà Quản Lý Không Thể Bỏ Qua Nếu Muốn Giao Việc Hiệu Quả và bài Hướng Dẫn Giao Việc Cho Đồng Nghiệp Đúng Cách. Bạn hãy đọc thêm để khám về nghệ thuật giao việc và làm việc cùng đội nhóm của mình nhé.
Một lưu ý quan trọng khác, là làm việc tốt với người khác không chỉ giới hạn trong việc giao quyền mà còn là về tạo động lực và truyền cảm hứng. Điều này có thể được xây dựng trong quá trình giao tiếp hay cởi mở chia sẻ. Song cách mà bạn làm việc, cách bạn đối mặt giải quyết vấn đề cũng sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên trong đội nhóm của mình.
3. TINH THẦN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA MÌNH
Là một người quản lý, bạn có khả năng và quyền hạn để đưa ra nhiều quyết định hơn về công việc hay điều chuyển nhân sự. Đó là lý do vì sao bạn đồng thời cũng phải là người có khả năng chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Với vị trí quản lý, khi gặp sếp bạn không thể nói rằng việc này do bạn A làm chưa tốt hay bạn B chưa hoàn thành. Mọi kết quả của nhóm bạn chính là trách nhiệm của bạn, và bạn cần trung thực, thẳng thắn thừa nhận điều đó.
Lisa Walsh, phó chủ tịch bộ phận bán hàng của PepsiCo từng phát biểu: “Hầu hết chúng ta làm việc trong các nhóm có năng lực cao, nhưng mọi nhóm đều cần một người lãnh đạo. Bạn phải sẵn sàng dấn thân, chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm cho cả thành công và thất bại. Đó là điều tạo nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời.”
Những sai lầm thỉnh thoảng xảy đến không phải hoàn toàn là điểm trừ trong vai trò quản lý của bạn. Ngược lại nếu bạn có thể bình tĩnh đối diện và đưa ra quy trình xử lý thỏa đáng, thì những sự cố đó sẽ trở thành điểm cộng lớn trong sự nghiệp. Bởi vì năng lực thực sự của một người không chỉ được đánh giá bằng những thành tựu mà còn còn được công nhận qua cách người đó vượt qua những rào cản.
Hãy đọc thêm về những điều Bạn Nên Làm Khi Vừa Đón Nhận Thất Bại Trong Công Việc để có thêm kinh nghiệm phục hồi sau sự cố trước khi trở thành một nhà quản lý. Bạn cũng có thể mở rộng thông tin về chủ đề này qua bài viết Làm Gì Để Nhân Viên Tôn Trọng Thay Vì Nể Sợ Bạn?
Lời kết:
HỌC THÊM
3 Tư Duy Chứng Minh Bạn Đã Sẵn Sàng Cho Vị Trí Quản Lý (Sau Kỳ Đánh Giá Cuối Năm)
Các nhà lãnh đạo tìm kiếm điều gì ở một người quản lý?
Phần lớn mọi người nghĩ rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt là đủ để được cân nhắc lên vị trí cao hơn. Trên thực tế, những người lãnh đạo không chỉ tìm kiếm người giỏi làm việc mà còn tìm người biết suy nghĩ như một nhà quản lý.
Với 3 tư duy trong bài viết dưới đây, bạn sẽ chứng minh được với cấp trên bạn có khả năng trở thành người dẫn dắt và đã hoàn toàn sẵn sàng cho vị trí quản lý trong năm tiếp theo.
1. ĐÓNG GÓP VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CÔNG TY
2. KHẢ NĂNG LÀM VIỆC TỐT VỚI NGƯỜI KHÁC
Trước khi trở thành một người quản lý, bạn cần hiểu rõ rằng sẽ có một sự chuyển dịch về phạm vi trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là bạn không phải chỉ chịu trách nhiệm về công việc của mình mà còn cần có trách nhiệm về nhiệm vụ của người khác. Phần lớn trường hợp, khi bạn đảm nhiệm vị trí quản lý, bạn đã thực hiện rất tốt những công việc chi tiết. Và giờ là lúc bạn chuyển danh sách việc cần làm của mình thành danh sách cần quản lý.
Một lưu ý quan trọng là quá trình này không chỉ đơn giản là giao việc và kiểm tra kết quả như nhiều quản lý mới thường nghĩ. Trên thực tế, đó là một chuỗi những kỹ năng bạn cần phải học hỏi và rèn luyện:
(1) Xác định công việc cần uỷ quyền
(2) Hiểu được điểm mạnh của thành viên trong nhóm
(3) Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cụ thể
(4) Hỗ trợ và phản hồi hiệu quả
Linh đã trình bày rất chi tiết về các bước, các mô hình có thể áp dụng, cũng như các lưu ý quan trọng của 4 giai đoạn uỷ quyền trên trong bài viết 2 Điều Nhà Quản Lý Không Thể Bỏ Qua Nếu Muốn Giao Việc Hiệu Quả và bài Hướng Dẫn Giao Việc Cho Đồng Nghiệp Đúng Cách. Bạn hãy đọc thêm để khám về nghệ thuật giao việc và làm việc cùng đội nhóm của mình nhé.
Một lưu ý quan trọng khác, là làm việc tốt với người khác không chỉ giới hạn trong việc giao quyền mà còn là về tạo động lực và truyền cảm hứng. Điều này có thể được xây dựng trong quá trình giao tiếp hay cởi mở chia sẻ. Song cách mà bạn làm việc, cách bạn đối mặt giải quyết vấn đề cũng sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên trong đội nhóm của mình.
3. TINH THẦN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI QUYẾT ĐỊNH CỦA MÌNH
Là một người quản lý, bạn có khả năng và quyền hạn để đưa ra nhiều quyết định hơn về công việc hay điều chuyển nhân sự. Đó là lý do vì sao bạn đồng thời cũng phải là người có khả năng chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Với vị trí quản lý, khi gặp sếp bạn không thể nói rằng việc này do bạn A làm chưa tốt hay bạn B chưa hoàn thành. Mọi kết quả của nhóm bạn chính là trách nhiệm của bạn, và bạn cần trung thực, thẳng thắn thừa nhận điều đó.
Lisa Walsh, phó chủ tịch bộ phận bán hàng của PepsiCo từng phát biểu: “Hầu hết chúng ta làm việc trong các nhóm có năng lực cao, nhưng mọi nhóm đều cần một người lãnh đạo. Bạn phải sẵn sàng dấn thân, chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm cho cả thành công và thất bại. Đó là điều tạo nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời.”
Những sai lầm thỉnh thoảng xảy đến không phải hoàn toàn là điểm trừ trong vai trò quản lý của bạn. Ngược lại nếu bạn có thể bình tĩnh đối diện và đưa ra quy trình xử lý thỏa đáng, thì những sự cố đó sẽ trở thành điểm cộng lớn trong sự nghiệp. Bởi vì năng lực thực sự của một người không chỉ được đánh giá bằng những thành tựu mà còn còn được công nhận qua cách người đó vượt qua những rào cản.
Hãy đọc thêm về những điều Bạn Nên Làm Khi Vừa Đón Nhận Thất Bại Trong Công Việc để có thêm kinh nghiệm phục hồi sau sự cố trước khi trở thành một nhà quản lý. Bạn cũng có thể mở rộng thông tin về chủ đề này qua bài viết Làm Gì Để Nhân Viên Tôn Trọng Thay Vì Nể Sợ Bạn?
Lời kết:
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.