3 Bước Ra Quyết Định Dành Cho Quản Lý Xuất Sắc (Nhận Sự Đồng Thuận Cao)

Khi trở thành một người quản lý, trọng tâm công việc của bạn sẽ xoay quanh việc ra quyết định. Tuy nhiên hầu hết mọi người lại chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất: đưa ra quyết định đúng. Điều này quan trọng, nhưng chưa phải tất cả. Vì một quyết định xuất sắc không chỉ dừng lại ở tính chính xác mà còn cần truyền cảm hứng, gắn kết đội ngũ và thúc đẩy hiệu suất vượt ngoài mong đợi.

Rộng hơn nữa, một quyết định hiệu quả, không phải là giải pháp mang tính thời điểm, mà là nền tảng cho sự thay đổi tích cực, hướng đến kết quả bền vững. Mô hình 3C gồm 3 bước dưới đây là một công thức bạn có thể thử áp dụng để đạt được điều này:

1. BƯỚC 1: TẠO XUNG ĐỘT MANG TÍNH XÂY DỰNG (CONSTRUCTIVE CONFLICT)

Khi nhắc đến "xung đột," mọi người thường nghĩ đến những tình huống tiêu cực hoặc căng thẳng trong nhóm. Tuy nhiên, xung đột không phải lúc nào cũng nên né tránh, đặc biệt khi nó mang tính xây dựng. Trong mô hình 3C, xung đột mang tính xây dựng được hiểu là cách người quản lý kêu gọi những quan điểm đa dạng và khuyến khích tranh luận lành mạnh. Đó là thời điểm bạn để cho các ý tưởng trong nhóm được thử thách lẫn nhau để tìm ra giải pháp tối ưu.
Khi nhóm của bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, thay vì chỉ lắng nghe ý kiến của một số ít thành viên nổi trội, hãy khuyến khích mọi người đều chia sẻ và tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình. Những ý tưởng khác biệt, thậm chí trái ngược, có thể tạo ra những giải pháp sáng tạo hơn. Điều này không chỉ giúp mọi người tiếp cận được với nhiều góc nhìn mà còn rèn luyện khả năng tư duy phản biện. Đây cũng là lúc bạn có thể lắng nghe tất cả và dùng chính khả năng của mình để kết hợp chúng lại hoặc xây đắp thêm để hoàn thiện hơn.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để các ý kiến trái ngược nhau cùng được nêu ra và bảo vệ trong tranh luận nhưng sau cùng vẫn đồng thuận? Hãy thử các cách sau:
(1) Chủ động mời thành viên ít nói đưa ra ý kiến: Tạo cơ hội cho những thành viên ít lên tiếng bày tỏ quan điểm, giúp khai thác tiềm năng tư duy đa chiều và tăng tính gắn kết trong đội nhóm. Ví dụ: "Bạn có góc nhìn nào khác về vấn đề này không?"
(2) Sử dụng kỹ thuật "phân vai tranh luận": Phân nhóm đóng vai trò ủng hộ và phản biện ý tưởng để khuyến khích tranh luận lành mạnh. Điều này giúp các thành viên nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ mà không tạo ra cảm giác công kích cá nhân.
(3) Tập trung vào vấn đề, không phải cá nhân: Định hướng tranh luận tập trung vào ý tưởng thay vì con người, đảm bảo môi trường chuyên nghiệp và không gây tổn thương cá nhân.
(4) Đưa ra quy tắc rõ ràng cho tranh luận: Thiết lập những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo các cuộc thảo luận diễn ra trên tinh thần tôn trọng. Ví dụ: “Không ngắt lời, không công kích cá nhân, và luôn đưa ra lý lẽ thay vì cảm xúc.”
(5) Tận dụng xung đột để rèn tư duy phản biện: Khi các ý kiến đối lập xuất hiện, hãy biến đó thành cơ hội để các thành viên rèn luyện tư duy phản biện. Hãy khuyến khích mọi người không chỉ bảo vệ ý tưởng của mình mà còn phân tích và đánh giá ý kiến của người khác. Ví dụ, bạn có thể hỏi: "Nếu áp dụng ý tưởng này, điều gì có thể không hiệu quả? Làm sao để cải thiện nó?". 

2. BƯỚC 2: SỰ CÂN NHẮC (CONSIDERATION)

Hãy thử nghĩ, nếu bạn thường đưa ra ý tưởng và cảm thấy ý tưởng đó bị bỏ qua mà không được xem xét, bạn sẽ thấy thế nào? Có lẽ bạn sẽ không muốn tham gia nhiều nữa đúng không? Tương tự, khi cảm thấy quan điểm của mình không được lắng nghe, mọi người sẽ nhanh chóng mất đi sự nhiệt huyết và cam kết đối với quyết định chung của nhóm.

Khi bạn luôn cân nhắc và đánh giá mọi ý kiến khả thi với vai trò quản lý, không có nghĩa là tất cả các ý kiến đều phải được áp dụng. Nhưng khi các bên liên quan nhận thấy ý kiến của mình được xem xét công bằng, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và thực hiện quyết định cuối cùng. Ngay cả khi quyết định đó không phải từ quan điểm của họ. Hãy thử các gạch đầu dòng sau:

(1) Tóm tắt và xác nhận ý kiến: Nhắc lại ý chính từ các thành viên để xác nhận bạn hiểu đúng và giúp người chia sẻ thấy ý kiến của họ được coi trọng.

(2) Minh bạch trong đánh giá: Công khai các tiêu chí rõ ràng khi đánh giá ý kiến, như tính khả thi, tác động, hoặc mức độ phù hợp với mục tiêu nhóm, giúp mọi người hiểu lý do phía sau các quyết định.

(3) Ghi nhận đóng góp: Hãy công khai cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của từng thành viên, ngay cả khi ý kiến của họ không được chọn. Đó là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao giá trị của mỗi cá nhân.

3. BƯỚC 3: “ĐÓNG” TRANH LUẬN - RA QUYẾT ĐỊNH (CLOSURE)

Dựa trên cơ sở các ý kiến được đưa ra và đánh giá trong 2 bước trên, bạn có thể bắt đầu thực hiện bước cuối cùng trong mô hình 3C: Thống nhất các quyết định.

Từ "Đóng" ở đây có nghĩa là, tất cả các bên liên quan cần thống nhất về các tiêu chí quan trọng: Sẽ thực hiện dự án theo phương án nào? Các bước thực hiện ra sao? Kết quả mục tiêu là gì? Nhiệm vụ của mỗi người như thế nào? Việc làm rõ những điều này ngay từ đầu sẽ giúp tránh được những nhầm lẫn hoặc kỳ vọng không thực tế trong quá trình thực hiện.

Ví dụ, có những lúc nhóm của bạn bắt đầu một dự án mà không xác định rõ thế nào là "hoàn thành.” Điều này dẫn đến tình huống một số thành viên nghĩ là dự án đã xong, trong khi người khác lại cảm thấy vẫn còn việc phải làm. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn làm giảm hiệu quả công việc, hoặc gây mâu thuẫn trong đội ngũ.

Linh thấy rằng, đây là một bước quan trọng song lại thường bị bỏ qua. Chìa khoá là: Hãy thống nhất, đừng suy luận. Quá trình trao đổi có thể khiến bạn nghĩ rằng mọi người đều đã hiểu biết rõ mọi chi tiết của vấn đề thảo luận. Tuy nhiên khi bạn có một bảng nội dung thống nhất, quy trình làm việc sẽ rõ ràng hơn nhiều!

Cách để thuyết phục đội nhóm thực hiện mục tiêu đề ra

Lời kết: Đừng Chỉ Ra Quyết Định, Hãy Tạo Động Lực!

Ra quyết định không chỉ đơn thuần là chọn phương án chính xác mà còn là cách bạn tạo động lực và gắn kết đội ngũ để hiện thực hóa giải pháp một cách hiệu quả. Mô hình 3C Linh vừa chia sẻ, không chỉ giúp bạn tối ưu hóa quá trình ra quyết định mà còn đảm bảo sự đồng thuận và cam kết từ những người thực hiện.
Một quyết định dù đúng đắn cũng không mang lại trọn vẹn giá trị nếu thiếu sự đồng hành và nhiệt huyết từ những người thực hiện. Là một người quản lý, nhiệm vụ của bạn không chỉ là đưa ra giải pháp mà còn cần định hình một môi trường nơi ý tưởng được thử thách và con người được tôn trọng. Mỗi quyết định là cơ hội để bạn không chỉ tạo ra kết quả nhất thời mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững và văn hóa tích cực trong tổ chức. Hãy chọn đúng. Hành động mạnh mẽ. Và kiến tạo giá trị xứng đáng.

3 Bước Ra Quyết Định Dành Cho Quản Lý Xuất Sắc (Nhận Sự Đồng Thuận Cao)

Khi trở thành một người quản lý, trọng tâm công việc của bạn sẽ xoay quanh việc ra quyết định. Tuy nhiên hầu hết mọi người lại chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất: đưa ra quyết định đúng. Điều này quan trọng, nhưng chưa phải tất cả. Vì một quyết định xuất sắc không chỉ dừng lại ở tính chính xác mà còn cần truyền cảm hứng, gắn kết đội ngũ và thúc đẩy hiệu suất vượt ngoài mong đợi.

Rộng hơn nữa, một quyết định hiệu quả, không phải là giải pháp mang tính thời điểm, mà là nền tảng cho sự thay đổi tích cực, hướng đến kết quả bền vững. Mô hình 3C gồm 3 bước dưới đây là một công thức bạn có thể thử áp dụng để đạt được điều này:

1. BƯỚC 1: TẠO XUNG ĐỘT MANG TÍNH XÂY DỰNG (CONSTRUCTIVE CONFLICT)

Khi nhắc đến "xung đột," mọi người thường nghĩ đến những tình huống tiêu cực hoặc căng thẳng trong nhóm. Tuy nhiên, xung đột không phải lúc nào cũng nên né tránh, đặc biệt khi nó mang tính xây dựng. Trong mô hình 3C, xung đột mang tính xây dựng được hiểu là cách người quản lý kêu gọi những quan điểm đa dạng và khuyến khích tranh luận lành mạnh. Đó là thời điểm bạn để cho các ý tưởng trong nhóm được thử thách lẫn nhau để tìm ra giải pháp tối ưu.
Khi nhóm của bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, thay vì chỉ lắng nghe ý kiến của một số ít thành viên nổi trội, hãy khuyến khích mọi người đều chia sẻ và tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình. Những ý tưởng khác biệt, thậm chí trái ngược, có thể tạo ra những giải pháp sáng tạo hơn. Điều này không chỉ giúp mọi người tiếp cận được với nhiều góc nhìn mà còn rèn luyện khả năng tư duy phản biện. Đây cũng là lúc bạn có thể lắng nghe tất cả và dùng chính khả năng của mình để kết hợp chúng lại hoặc xây đắp thêm để hoàn thiện hơn.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để các ý kiến trái ngược nhau cùng được nêu ra và bảo vệ trong tranh luận nhưng sau cùng vẫn đồng thuận? Hãy thử các cách sau:
(1) Chủ động mời thành viên ít nói đưa ra ý kiến: Tạo cơ hội cho những thành viên ít lên tiếng bày tỏ quan điểm, giúp khai thác tiềm năng tư duy đa chiều và tăng tính gắn kết trong đội nhóm. Ví dụ: "Bạn có góc nhìn nào khác về vấn đề này không?"
(2) Sử dụng kỹ thuật "phân vai tranh luận": Phân nhóm đóng vai trò ủng hộ và phản biện ý tưởng để khuyến khích tranh luận lành mạnh. Điều này giúp các thành viên nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ mà không tạo ra cảm giác công kích cá nhân.
(3) Tập trung vào vấn đề, không phải cá nhân: Định hướng tranh luận tập trung vào ý tưởng thay vì con người, đảm bảo môi trường chuyên nghiệp và không gây tổn thương cá nhân.
(4) Đưa ra quy tắc rõ ràng cho tranh luận: Thiết lập những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo các cuộc thảo luận diễn ra trên tinh thần tôn trọng. Ví dụ: “Không ngắt lời, không công kích cá nhân, và luôn đưa ra lý lẽ thay vì cảm xúc.”
(5) Tận dụng xung đột để rèn tư duy phản biện: Khi các ý kiến đối lập xuất hiện, hãy biến đó thành cơ hội để các thành viên rèn luyện tư duy phản biện. Hãy khuyến khích mọi người không chỉ bảo vệ ý tưởng của mình mà còn phân tích và đánh giá ý kiến của người khác. Ví dụ, bạn có thể hỏi: "Nếu áp dụng ý tưởng này, điều gì có thể không hiệu quả? Làm sao để cải thiện nó?". 

2. BƯỚC 2: SỰ CÂN NHẮC (CONSIDERATION)

Hãy thử nghĩ, nếu bạn thường đưa ra ý tưởng và cảm thấy ý tưởng đó bị bỏ qua mà không được xem xét, bạn sẽ thấy thế nào? Có lẽ bạn sẽ không muốn tham gia nhiều nữa đúng không? Tương tự, khi cảm thấy quan điểm của mình không được lắng nghe, mọi người sẽ nhanh chóng mất đi sự nhiệt huyết và cam kết đối với quyết định chung của nhóm.

Khi bạn luôn cân nhắc và đánh giá mọi ý kiến khả thi với vai trò quản lý, không có nghĩa là tất cả các ý kiến đều phải được áp dụng. Nhưng khi các bên liên quan nhận thấy ý kiến của mình được xem xét công bằng, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và thực hiện quyết định cuối cùng. Ngay cả khi quyết định đó không phải từ quan điểm của họ. Hãy thử các gạch đầu dòng sau:

(1) Tóm tắt và xác nhận ý kiến: Nhắc lại ý chính từ các thành viên để xác nhận bạn hiểu đúng và giúp người chia sẻ thấy ý kiến của họ được coi trọng.

(2) Minh bạch trong đánh giá: Công khai các tiêu chí rõ ràng khi đánh giá ý kiến, như tính khả thi, tác động, hoặc mức độ phù hợp với mục tiêu nhóm, giúp mọi người hiểu lý do phía sau các quyết định.

(3) Ghi nhận đóng góp: Hãy công khai cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của từng thành viên, ngay cả khi ý kiến của họ không được chọn. Đó là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao giá trị của mỗi cá nhân.

3. BƯỚC 3: “ĐÓNG” TRANH LUẬN - RA QUYẾT ĐỊNH (CLOSURE)

Dựa trên cơ sở các ý kiến được đưa ra và đánh giá trong 2 bước trên, bạn có thể bắt đầu thực hiện bước cuối cùng trong mô hình 3C: Thống nhất các quyết định.

Từ "Đóng" ở đây có nghĩa là, tất cả các bên liên quan cần thống nhất về các tiêu chí quan trọng: Sẽ thực hiện dự án theo phương án nào? Các bước thực hiện ra sao? Kết quả mục tiêu là gì? Nhiệm vụ của mỗi người như thế nào? Việc làm rõ những điều này ngay từ đầu sẽ giúp tránh được những nhầm lẫn hoặc kỳ vọng không thực tế trong quá trình thực hiện.

Ví dụ, có những lúc nhóm của bạn bắt đầu một dự án mà không xác định rõ thế nào là "hoàn thành.” Điều này dẫn đến tình huống một số thành viên nghĩ là dự án đã xong, trong khi người khác lại cảm thấy vẫn còn việc phải làm. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn làm giảm hiệu quả công việc, hoặc gây mâu thuẫn trong đội ngũ.

Linh thấy rằng, đây là một bước quan trọng song lại thường bị bỏ qua. Chìa khoá là: Hãy thống nhất, đừng suy luận. Quá trình trao đổi có thể khiến bạn nghĩ rằng mọi người đều đã hiểu biết rõ mọi chi tiết của vấn đề thảo luận. Tuy nhiên khi bạn có một bảng nội dung thống nhất, quy trình làm việc sẽ rõ ràng hơn nhiều!

Cách để thuyết phục đội nhóm thực hiện mục tiêu đề ra

Lời kết: Đừng Chỉ Ra Quyết Định, Hãy Tạo Động Lực!

Ra quyết định không chỉ đơn thuần là chọn phương án chính xác mà còn là cách bạn tạo động lực và gắn kết đội ngũ để hiện thực hóa giải pháp một cách hiệu quả. Mô hình 3C Linh vừa chia sẻ, không chỉ giúp bạn tối ưu hóa quá trình ra quyết định mà còn đảm bảo sự đồng thuận và cam kết từ những người thực hiện.
Một quyết định dù đúng đắn cũng không mang lại trọn vẹn giá trị nếu thiếu sự đồng hành và nhiệt huyết từ những người thực hiện. Là một người quản lý, nhiệm vụ của bạn không chỉ là đưa ra giải pháp mà còn cần định hình một môi trường nơi ý tưởng được thử thách và con người được tôn trọng. Mỗi quyết định là cơ hội để bạn không chỉ tạo ra kết quả nhất thời mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững và văn hóa tích cực trong tổ chức. Hãy chọn đúng. Hành động mạnh mẽ. Và kiến tạo giá trị xứng đáng.
Bạn muốn tận dụng sức mạnh của AI để chuyển dữ liệu báo cáo thành quyết định chiến lược trong thời gian ngắn nhất và tốn ít công sức nhất nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham gia ngay khóa học "AI for Decision Making" của Skills Bridge. Khóa học được thiết kế dành cho những Nhà quản lý, Nhân viên senior trong mọi lĩnh vực, Start-up hoặc chủ doanh nghiệp muốn tận dụng sức mạnh của AI vào các quyết định chiến lược.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Bạn muốn tận dụng sức mạnh của AI để chuyển dữ liệu báo cáo thành quyết định chiến lược trong thời gian ngắn nhất và tốn ít công sức nhất nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham gia ngay khóa học "AI for Decision Making" của Skills Bridge. Khóa học được thiết kế dành cho những Nhà quản lý, Nhân viên senior trong mọi lĩnh vực, Start-up hoặc chủ doanh nghiệp muốn tận dụng sức mạnh của AI vào các quyết định chiến lược.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.