Bạn Đang Phát Triển Kiến Thức Theo Chiều Dọc Hay Ngang Trong Sự Nghiệp

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp. Bạn đang phát triển kiến thức theo chiều dọc (Vertical Growth), chiều ngang (Horizontal Growth) hay hình chữ T trong sự nghiệp của mình? Hãy tìm hiểu con đường mà mình đang đi để đưa ra lựa chọn phù hợp. 🎯

1. Phát Triển Sự Nghiệp Theo Chiều Dọc, Kiến Thức Hình Chữ I

Phát triển theo chiều dọc nghĩa là bạn chọn phát triển con đường nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu trong 1 lĩnh vực cụ thể từ thấp lên cao. Ví dụ bạn thăng tiến từ vị trí Junior Marketing Executive lên Senior Marketing Executive và Marketing Manager.

Phát triển chiều dọc giống như đi thang máy từ tầng 1 lên tầng 10, nhanh nhưng bạn sẽ không biết các tầng khác có gì. Với hình thức này là theo thời gian, bạn sẽ được đào sâu chuyên môn, được thăng chức lên các cấp quản lý và tăng lương theo chiều dọc. Còn khuyết điểm là bạn có thể cảm thấy nhàm chán sau khi làm việc trong cùng một lĩnh vực năm này qua năm khác, thiếu thử thách và cơ hội học hỏi những điều mới mẻ.

2. Phát Triển Sự Nghiệp Theo Chiều Ngang, Kiến Thức Hình Gạch Ngang -

Phát triển theo chiều ngang nghĩa là bạn chuyển đổi công việc đa dạng qua các phòng ban khác nhau trong một công ty. Ví dụ: Bạn chuyển từ phòng Marketing sang phòng Kinh doanh hoặc Chăm sóc khách hàng.
Phát triển theo chiều ngang giống như sử dụng thang bộ di chuyển qua các tầng, bạn có cơ hội trải nghiệm nhưng chưa thể đi thật nhanh. Ưu điểm của cách thức này là bạn có cơ hội học hỏi nhiều lĩnh vực và mở rộng kỹ năng công việc khác nhau, phát triển bản thân và tăng khả năng đón nhận thử thách. Bạn còn có thể khám phá được mình thực sự yêu thích lĩnh vực công việc nào và gặp gỡ nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chuyển đổi vị trí công việc quá thường xuyên mà không tìm hiểu sâu có thể gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, lương thưởng, và chức danh thăng tiến chậm.

3. Phát Triển Kiến Thức Hình Chữ T

Bạn có thể phát triển kiến thức hình chữ T để vừa có kiến thức sâu về một lĩnh vực, đồng thời hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác. Khi đó, bạn có thể vừa đóng góp năng lực chuyên môn, vừa có khả năng xem xét vấn đề từ nhiều góc độ và cộng tác hiệu quả với các phòng ban khác. Đây là hình thức kết hợp của hai cách thức trên.
Bước đầu tiên để trở thành người có kiến thức hình chữ T là bạn cần đánh giá trung thực những kiến thức và kỹ năng mà bạn đang có theo thang điểm từ 0 - 5:
0 - Bạn dự định học lĩnh vực đó nhưng chưa bắt đầu, bạn gần như chưa có kiến thức hay kỹ năng gì.
1 - Bạn vừa bắt đầu học nhưng chưa thể sử dụng kiến thức hay kỹ năng đó.
2 - Bạn là người mới. Bạn có thể tự mình áp dụng một vài kiến thức và kỹ năng vào thực tế nhưng vẫn cần sự hướng dẫn.
3 - Bạn có đủ năng lực và có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng đã học.
4 - Bạn thành thạo. Bạn có thể tự mình áp dụng những kiến thức và kỹ năng vào những việc người khác không nghĩ tới. Nhưng bạn vẫn phải suy nghĩ phải làm gì trong một tình huống nhất định
5 - Bạn là chuyên gia. Kiến thức và kỹ năng gần như đã trở thành trực giác của bạn, bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều khi xử lý một tình huống nào đó.
Sau khi bạn đã tự đánh giá bản thân mình, hãy lên danh sách quyết định:
1) Bạn muốn cải thiện kiến thức/kỹ năng nào
2) Kiến thức/kỹ năng nào bạn đã hài lòng, không cần thiết phải học thêm
3) Những lĩnh vực nào bạn muốn bắt đầu học
4) Những lĩnh vực nào bạn muốn học sâu hơn
Xây dựng mô hình kiến thức hình chữ T là một hành trình dài và cần nhiều sự kiên trì. Tuy nhiên, đây là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để rèn luyện tư duy học tập và phát triển sự nghiệp của mình. Linh mong bạn sẽ tìm được thật nhiều niềm vui và cảm hứng để chinh phục biển kiến thức rộng lớn mỗi ngày! 📖
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn Đang Phát Triển Kiến Thức Theo Chiều Dọc Hay Ngang Trong Sự Nghiệp

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp. Bạn đang phát triển kiến thức theo chiều dọc (Vertical Growth), chiều ngang (Horizontal Growth) hay hình chữ T trong sự nghiệp của mình? Hãy tìm hiểu con đường mà mình đang đi để đưa ra lựa chọn phù hợp. 🎯

1. Phát Triển Sự Nghiệp Theo Chiều Dọc, Kiến Thức Hình Chữ I

Phát triển theo chiều dọc nghĩa là bạn chọn phát triển con đường nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu trong 1 lĩnh vực cụ thể từ thấp lên cao. Ví dụ bạn thăng tiến từ vị trí Junior Marketing Executive lên Senior Marketing Executive và Marketing Manager.

Phát triển chiều dọc giống như đi thang máy từ tầng 1 lên tầng 10, nhanh nhưng bạn sẽ không biết các tầng khác có gì. Với hình thức này là theo thời gian, bạn sẽ được đào sâu chuyên môn, được thăng chức lên các cấp quản lý và tăng lương theo chiều dọc. Còn khuyết điểm là bạn có thể cảm thấy nhàm chán sau khi làm việc trong cùng một lĩnh vực năm này qua năm khác, thiếu thử thách và cơ hội học hỏi những điều mới mẻ.

2. Phát Triển Sự Nghiệp Theo Chiều Ngang, Kiến Thức Hình Gạch Ngang -

Phát triển theo chiều ngang nghĩa là bạn chuyển đổi công việc đa dạng qua các phòng ban khác nhau trong một công ty. Ví dụ: Bạn chuyển từ phòng Marketing sang phòng Kinh doanh hoặc Chăm sóc khách hàng.
Phát triển theo chiều ngang giống như sử dụng thang bộ di chuyển qua các tầng, bạn có cơ hội trải nghiệm nhưng chưa thể đi thật nhanh. Ưu điểm của cách thức này là bạn có cơ hội học hỏi nhiều lĩnh vực và mở rộng kỹ năng công việc khác nhau, phát triển bản thân và tăng khả năng đón nhận thử thách. Bạn còn có thể khám phá được mình thực sự yêu thích lĩnh vực công việc nào và gặp gỡ nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chuyển đổi vị trí công việc quá thường xuyên mà không tìm hiểu sâu có thể gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, lương thưởng, và chức danh thăng tiến chậm.

3. Phát Triển Kiến Thức Hình Chữ T

Bạn có thể phát triển kiến thức hình chữ T để vừa có kiến thức sâu về một lĩnh vực, đồng thời hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác. Khi đó, bạn có thể vừa đóng góp năng lực chuyên môn, vừa có khả năng xem xét vấn đề từ nhiều góc độ và cộng tác hiệu quả với các phòng ban khác. Đây là hình thức kết hợp của hai cách thức trên.
Bước đầu tiên để trở thành người có kiến thức hình chữ T là bạn cần đánh giá trung thực những kiến thức và kỹ năng mà bạn đang có theo thang điểm từ 0 - 5:
0 - Bạn dự định học lĩnh vực đó nhưng chưa bắt đầu, bạn gần như chưa có kiến thức hay kỹ năng gì.
1 - Bạn vừa bắt đầu học nhưng chưa thể sử dụng kiến thức hay kỹ năng đó.
2 - Bạn là người mới. Bạn có thể tự mình áp dụng một vài kiến thức và kỹ năng vào thực tế nhưng vẫn cần sự hướng dẫn.
3 - Bạn có đủ năng lực và có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng đã học.
4 - Bạn thành thạo. Bạn có thể tự mình áp dụng những kiến thức và kỹ năng vào những việc người khác không nghĩ tới. Nhưng bạn vẫn phải suy nghĩ phải làm gì trong một tình huống nhất định
5 - Bạn là chuyên gia. Kiến thức và kỹ năng gần như đã trở thành trực giác của bạn, bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều khi xử lý một tình huống nào đó.
Sau khi bạn đã tự đánh giá bản thân mình, hãy lên danh sách quyết định:
1) Bạn muốn cải thiện kiến thức/kỹ năng nào
2) Kiến thức/kỹ năng nào bạn đã hài lòng, không cần thiết phải học thêm
3) Những lĩnh vực nào bạn muốn bắt đầu học
4) Những lĩnh vực nào bạn muốn học sâu hơn
Xây dựng mô hình kiến thức hình chữ T là một hành trình dài và cần nhiều sự kiên trì. Tuy nhiên, đây là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để rèn luyện tư duy học tập và phát triển sự nghiệp của mình. Linh mong bạn sẽ tìm được thật nhiều niềm vui và cảm hứng để chinh phục biển kiến thức rộng lớn mỗi ngày! 📖
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.