Vì Sao Bạn Cần Đặt Ra Các Cột Mốc Trong Sự Nghiệp?

Linh biết nhiều bạn nghĩ rằng nếu trải qua thời gian làm việc đủ dài thì khi nhìn lại bạn có thể chọn ra một vài sự kiện tiêu biểu để làm Cột Mốc cho sự nghiệp. Suy nghĩ này không sai nhưng THIẾU CHỦ ĐỘNG! Để tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp hay thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần lên kế hoạch cho nó và chủ động nắm bắt các cơ hội xảy đến. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu hành trình chinh phục các Cột Mốc bằng việc thiết lập một tư duy đúng đắn về việc chủ động đặt ra các Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.

1. Cột Mốc Trong Sự Nghiệp Là Gì?

a. Bạn nghĩ gì khi nghĩ về Cột Mốc trong sự nghiệp?

Cột Mốc trong sự nghiệp đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong công việc của bạn. Thông thường đó là thời điểm bạn đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần cải tiến quy trình hiện tại để thúc đẩy tiến độ và chất lượng công việc. Những thay đổi này về tổng quan sẽ đem đến giá trị và có tác động trong lâu dài cho doanh nghiệp hoặc cho chính bản thân bạn.

Ở một góc nhìn khác, khái niệm Cột Mốc trong sự nghiệp còn bao gồm cả những thời điểm bạn đối mặt và vượt qua những khó khăn, biến cố. Từ đó, bạn có thêm sự trưởng thành về mặt kinh nghiệm cũng như nhận thức để vượt qua những tình huống tương tự trong tương lai. 

b. Một vài Cột Mốc tiêu biểu trong sự nghiệp mà bạn có thể hướng tới

(1) Công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên là điểm tiếp xúc giữa giai đoạn học tập và bắt đầu làm việc một cách chính thức. Vì lúc này bạn chỉ mới đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm, công việc đầu tiên là cơ hội để bạn tập trung bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn, đặc biệt là phát triển các kỹ năng mềm. Điều quan trọng bạn cần lưu ý trong Cột Mốc đầu tiên này là hãy chủ động học hỏi - từ sếp, từ đồng nghiệp, đối tác, và từ cả những công việc đơn giản nhất như sử dụng máy photocopy đúng cách.

Linh xin trích lời của chuyên gia nghề nghiệp Nicole Williams như một lời nhắn gửi đến các bạn đang chuẩn bị cho Cột Mốc đầu tiên này là: “Bạn có rất nhiều đòn bẩy trong công việc đầu tiên của mình, bởi vì không ai mong đợi bạn sẽ trở nên xuất sắc ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu bạn không ngại học hỏi, thì bạn sẽ có nhiều thành công hơn trong công việc thứ hai, thứ ba và thứ tư của mình.”

  • Bạn có rất nhiều đòn bẩy trong công việc đầu tiên của mình, bởi vì không ai mong đợi bạn sẽ trở nên xuất sắc ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu bạn không ngại học hỏi, thì bạn sẽ có nhiều thành công hơn trong công việc thứ hai, thứ ba và thứ tư của mình.

    - Nicole Williams

Bên cạnh đó, giai đoạn đầu đi làm cũng sẽ là cầu nối để bạn xây dựng các mối quan hệ chất lượng trong mạng lưới xã hội của mình. Những người sếp hay đồng nghiệp tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt giúp bạn trưởng thành không chỉ ở vị trí hiện tại mà còn ở những công việc khác trong tương lai.

(2) Thăng tiến về chức danh 

Đây là Cột Mốc công nhận sự đóng góp của bạn vào quá trình phát triển của công ty cũng như với chính hành trình phát triển của bạn. Khi bạn từ một nhân viên bình thường, thăng tiến lên cấp quản lý, rồi lãnh đạo, điều đó chứng tỏ bạn vẫn luôn không ngừng nỗ lực và tiến bộ. Mỗi vị trí thăng tiến sẽ mở ra cơ hội tiếp theo trong sự nghiệp của bạn với những nấc thang cao hơn.

(3) Đạt được các thành tựu đáng kể 

Các thành tựu tạo nên Cột Mốc thông thường sẽ gắn liền với việc hoàn thành một dự án quan trọng, có ảnh hưởng tích cực trực tiếp và lâu dài đến hoạt động của công ty. Điều này không chỉ đem lại giá trị với doanh nghiệp bạn đang làm việc mà còn là điểm sáng trong sự nghiệp của bạn. Với những Cột Mốc này, bạn có tiềm năng trở thành một ứng viên được săn đón cho những cơ hội công việc với đãi ngộ tốt.

(4) Đào tạo và phát triển cá nhân

Việc hoàn thành các khóa đào tạo, chứng chỉ hoặc học vấn cao hơn cũng là những Cột Mốc đáng chú ý trong sự nghiệp của bạn. Quá trình học tập không ngừng này giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, đồng thời trau dồi các kỹ năng mềm để bạn phát triển thành một phiên bản tốt hơn. Những Cột Mốc về đào tạo và phát triển cá nhân sẽ là nền tảng để bạn đạt được những Cột Mốc khác rực rỡ hơn trong sự nghiệp của mình. 

(5) Chuyển việc, đổi ngành

Chuyển đổi công việc trong cùng hoặc khác ngành với vị trí hiện tại là quyết định quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng sự nghiệp lâu dài của bạn. Đó là thời điểm để bạn mở rộng kiến thức bằng cách tiếp cận các vị trí trong lĩnh vực mới, đến gần hơn với những cơ hội phát triển không có trong ngành nghề trước đó.

Đồng thời, giai đoạn chuyển đổi công việc cũng giúp bạn định hình lại mục tiêu và đam mê trong sự nghiệp, cho phép bạn có bước tiến xa hơn. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi lúc này sẽ dẫn bạn đến với một lộ trình hoàn toàn khác với kế hoạch ban đầu của mình.

2. Số Năm Làm Việc Và Cột Mốc Là Khác Nhau!

Số năm làm việc tập trung vào khoảng thời gian một người đã làm việc ở các vị trí, ngành nghề hoặc công ty cụ thể. Đó là dịp để cả doanh nghiệp và nhân viên cùng nhìn lại những đóng góp của bạn trong quá trình làm việc vừa qua. Từ việc đánh giá đó, cả hai bên sẽ có những khen ngợi/tự khen ngợi cũng như điều chỉnh công việc phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. 

Trong khi đó, Cột Mốc trong công việc nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và những thành tựu trong công việc. Khái niệm này bao gồm những thời điểm người lao động đạt được những thành tựu đáng tự hào, có sự đóng góp đáng kể cho công ty và quá trình phát triển bản thân. 

Số năm làm việc của bạn càng dài, bạn càng có nhiều thời gian để trau dồi kỹ năng để tạo dựng những Cột Mốc đột phá trong sự nghiệp. Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc một người có thâm niên làm việc càng lâu thì càng có nhiều Cột Mốc trong sự nghiệp. Bởi để đạt được những thành tựu, làm việc từ năm này qua năm khác là chưa đủ nếu bạn không có những bức phá hay sáng tạo mới trong công việc. Như Ayn Rand - triết gia Mỹ từng nói: “Một Cột Mốc là ít ngày tháng hơn và nhiều định nghĩa hơn.”

  • Một Cột Mốc là ít ngày tháng hơn và nhiều định nghĩa hơn.

    - Ayn Rand

3. Vì Sao Nên Đặt Ra Các Cột Mốc Trong Sự Nghiệp?

“Không có kế hoạch, ngay cả công việc kinh doanh xuất sắc nhất cũng có thể thất bại. Bạn cần phải có mục tiêu, tạo ra các mốc quan trọng và có sẵn một chiến lược để thiết lập thành công cho mình.” - Yogi Berra
a. Thiết lập định hướng và mục tiêu dài hạn
Cột Mốc trong sự nghiệp không phải là thành tựu bạn có thể đạt được trong một sớm một chiều. Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực. Do vậy khi bắt đầu đặt ra những Cột Mốc bản thân muốn hướng đến, bạn cần thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện rõ ràng để theo đuổi dài hạn trên chặng đường sự nghiệp của mình.
b. Tạo động lực và thách thức
“Chỉ những người dám thất bại lớn mới có thể đạt được thành tựu lớn.” – Robert F. Kennedy
Việc hướng tới các Cột Mốc trong sự nghiệp đòi hỏi bạn phải nỗ lực làm việc chăm chỉ. Khi Cột Mốc bạn đặt ra càng lớn, những thách thức đi kèm mà bạn có khả năng phải đối mặt càng cao. Từ vị trí thấp nhất trong công ty đến các vị trí cấp cao như Quản lý, Giám đốc luôn cách nhau một khoảng cách rất xa mà bạn phải lấp đầy bằng nỗ lực học hỏi và sự tiến bộ không ngừng. Tuy nhiên, quá trình theo đuổi các Cột Mốc cũng sẽ mang lại động lực và sự hứng khởi cho bạn. Khi bạn càng tiến đến gần những mục tiêu, những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp, bạn sẽ càng có được cảm giác thành tựu rõ rệt. Chính cảm giác đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy bạn trên mỗi bước đi để rút ngắn khoảng cách với những Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.
c. Tăng cường cơ hội thăng tiến
Đạt được các Cột Mốc trong sự nghiệp sẽ giúp bạn có được sự công nhận trong mắt nhà tuyển dụng, đồng nghiệp, và cấp trên. Những thành tựu lớn mà bạn xây dựng được trong quá trình làm việc sẽ làm nổi bật sự khác biệt của bạn, là yếu tố có tính thuyết phục cao cho khả năng của bạn với những cơ hội mới. Mỗi Cột Mốc không đơn giản là kết quả ấn tượng của thời điểm bạn được công nhận giá trị. Đó còn là tấm bản đồ thu nhỏ ghi lại từng bước tiến của bạn trên hành trình rèn luyện bản thân và kiến tạo thành quả. Điều này là minh chứng cho việc bạn đang nỗ lực không ngừng, đồng thời bạn có nhiều tiềm năng cho các vị trí cao hơn trong tương lai.

Lời kết

  • Tôi phát hiện ra rằng mỗi khi tôi đạt được một Cột Mốc quan trọng nào đó, tôi nghĩ rằng mình đã ở đó, nhưng vẫn có một Cột Mốc khác đang chờ đợi tôi.

    - Sara Bénincasa

Câu nói này nhắc nhở chúng ta 2 vấn đề cốt lõi khi nói về Cột Mốc trong sự nghiệp. Thứ nhất là đừng giới hạn bản thân mình trước những thành tựu mình mong muốn. Vì khi lựa chọn đúng mục tiêu và có sự nỗ lực bền bỉ, bạn sẽ luôn có khả năng làm được những điều ngoài sức tưởng tượng của mình. Ngay cả khi bạn thực sự không may trượt chân trước mục tiêu của mình thì một bài học nào đó có ý nghĩa cũng sẽ ở lại với bạn. Đó cũng là một Cột Mốc đầy giá trị. 

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Vì Sao Bạn Cần Đặt Ra Các Cột Mốc Trong Sự Nghiệp?

Linh biết nhiều bạn nghĩ rằng nếu trải qua thời gian làm việc đủ dài thì khi nhìn lại bạn có thể chọn ra một vài sự kiện tiêu biểu để làm Cột Mốc cho sự nghiệp. Suy nghĩ này không sai nhưng THIẾU CHỦ ĐỘNG! Để tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp hay thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần lên kế hoạch cho nó và chủ động nắm bắt các cơ hội xảy đến. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu hành trình chinh phục các Cột Mốc bằng việc thiết lập một tư duy đúng đắn về việc chủ động đặt ra các Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.

1. Cột Mốc Trong Sự Nghiệp Là Gì?

a. Bạn nghĩ gì khi nghĩ về Cột Mốc trong sự nghiệp?

Cột Mốc trong sự nghiệp đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong công việc của bạn. Thông thường đó là thời điểm bạn đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần cải tiến quy trình hiện tại để thúc đẩy tiến độ và chất lượng công việc. Những thay đổi này về tổng quan sẽ đem đến giá trị và có tác động trong lâu dài cho doanh nghiệp hoặc cho chính bản thân bạn.

Ở một góc nhìn khác, khái niệm Cột Mốc trong sự nghiệp còn bao gồm cả những thời điểm bạn đối mặt và vượt qua những khó khăn, biến cố. Từ đó, bạn có thêm sự trưởng thành về mặt kinh nghiệm cũng như nhận thức để vượt qua những tình huống tương tự trong tương lai. 

b. Một vài Cột Mốc tiêu biểu trong sự nghiệp mà bạn có thể hướng tới

(1) Công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên là điểm tiếp xúc giữa giai đoạn học tập và bắt đầu làm việc một cách chính thức. Vì lúc này bạn chỉ mới đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm, công việc đầu tiên là cơ hội để bạn tập trung bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn, đặc biệt là phát triển các kỹ năng mềm. Điều quan trọng bạn cần lưu ý trong Cột Mốc đầu tiên này là hãy chủ động học hỏi - từ sếp, từ đồng nghiệp, đối tác, và từ cả những công việc đơn giản nhất như sử dụng máy photocopy đúng cách.

Linh xin trích lời của chuyên gia nghề nghiệp Nicole Williams như một lời nhắn gửi đến các bạn đang chuẩn bị cho Cột Mốc đầu tiên này là: “Bạn có rất nhiều đòn bẩy trong công việc đầu tiên của mình, bởi vì không ai mong đợi bạn sẽ trở nên xuất sắc ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu bạn không ngại học hỏi, thì bạn sẽ có nhiều thành công hơn trong công việc thứ hai, thứ ba và thứ tư của mình.”

  • Bạn có rất nhiều đòn bẩy trong công việc đầu tiên của mình, bởi vì không ai mong đợi bạn sẽ trở nên xuất sắc ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu bạn không ngại học hỏi, thì bạn sẽ có nhiều thành công hơn trong công việc thứ hai, thứ ba và thứ tư của mình.

    - Nicole Williams

Bên cạnh đó, giai đoạn đầu đi làm cũng sẽ là cầu nối để bạn xây dựng các mối quan hệ chất lượng trong mạng lưới xã hội của mình. Những người sếp hay đồng nghiệp tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt giúp bạn trưởng thành không chỉ ở vị trí hiện tại mà còn ở những công việc khác trong tương lai.

(2) Thăng tiến về chức danh 

Đây là Cột Mốc công nhận sự đóng góp của bạn vào quá trình phát triển của công ty cũng như với chính hành trình phát triển của bạn. Khi bạn từ một nhân viên bình thường, thăng tiến lên cấp quản lý, rồi lãnh đạo, điều đó chứng tỏ bạn vẫn luôn không ngừng nỗ lực và tiến bộ. Mỗi vị trí thăng tiến sẽ mở ra cơ hội tiếp theo trong sự nghiệp của bạn với những nấc thang cao hơn.

(3) Đạt được các thành tựu đáng kể 

Các thành tựu tạo nên Cột Mốc thông thường sẽ gắn liền với việc hoàn thành một dự án quan trọng, có ảnh hưởng tích cực trực tiếp và lâu dài đến hoạt động của công ty. Điều này không chỉ đem lại giá trị với doanh nghiệp bạn đang làm việc mà còn là điểm sáng trong sự nghiệp của bạn. Với những Cột Mốc này, bạn có tiềm năng trở thành một ứng viên được săn đón cho những cơ hội công việc với đãi ngộ tốt.

(4) Đào tạo và phát triển cá nhân

Việc hoàn thành các khóa đào tạo, chứng chỉ hoặc học vấn cao hơn cũng là những Cột Mốc đáng chú ý trong sự nghiệp của bạn. Quá trình học tập không ngừng này giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, đồng thời trau dồi các kỹ năng mềm để bạn phát triển thành một phiên bản tốt hơn. Những Cột Mốc về đào tạo và phát triển cá nhân sẽ là nền tảng để bạn đạt được những Cột Mốc khác rực rỡ hơn trong sự nghiệp của mình. 

(5) Chuyển việc, đổi ngành

Chuyển đổi công việc trong cùng hoặc khác ngành với vị trí hiện tại là quyết định quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng sự nghiệp lâu dài của bạn. Đó là thời điểm để bạn mở rộng kiến thức bằng cách tiếp cận các vị trí trong lĩnh vực mới, đến gần hơn với những cơ hội phát triển không có trong ngành nghề trước đó.

Đồng thời, giai đoạn chuyển đổi công việc cũng giúp bạn định hình lại mục tiêu và đam mê trong sự nghiệp, cho phép bạn có bước tiến xa hơn. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi lúc này sẽ dẫn bạn đến với một lộ trình hoàn toàn khác với kế hoạch ban đầu của mình.

2. Số Năm Làm Việc Và Cột Mốc Là Khác Nhau!

Số năm làm việc tập trung vào khoảng thời gian một người đã làm việc ở các vị trí, ngành nghề hoặc công ty cụ thể. Đó là dịp để cả doanh nghiệp và nhân viên cùng nhìn lại những đóng góp của bạn trong quá trình làm việc vừa qua. Từ việc đánh giá đó, cả hai bên sẽ có những khen ngợi/tự khen ngợi cũng như điều chỉnh công việc phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. 

Trong khi đó, Cột Mốc trong công việc nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và những thành tựu trong công việc. Khái niệm này bao gồm những thời điểm người lao động đạt được những thành tựu đáng tự hào, có sự đóng góp đáng kể cho công ty và quá trình phát triển bản thân. 

Số năm làm việc của bạn càng dài, bạn càng có nhiều thời gian để trau dồi kỹ năng để tạo dựng những Cột Mốc đột phá trong sự nghiệp. Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc một người có thâm niên làm việc càng lâu thì càng có nhiều Cột Mốc trong sự nghiệp. Bởi để đạt được những thành tựu, làm việc từ năm này qua năm khác là chưa đủ nếu bạn không có những bức phá hay sáng tạo mới trong công việc. Như Ayn Rand - triết gia Mỹ từng nói: “Một Cột Mốc là ít ngày tháng hơn và nhiều định nghĩa hơn.”

  • Một Cột Mốc là ít ngày tháng hơn và nhiều định nghĩa hơn.

    - Ayn Rand

3. Vì Sao Nên Đặt Ra Các Cột Mốc Trong Sự Nghiệp?

“Không có kế hoạch, ngay cả công việc kinh doanh xuất sắc nhất cũng có thể thất bại. Bạn cần phải có mục tiêu, tạo ra các mốc quan trọng và có sẵn một chiến lược để thiết lập thành công cho mình.” - Yogi Berra
a. Thiết lập định hướng và mục tiêu dài hạn
Cột Mốc trong sự nghiệp không phải là thành tựu bạn có thể đạt được trong một sớm một chiều. Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực. Do vậy khi bắt đầu đặt ra những Cột Mốc bản thân muốn hướng đến, bạn cần thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện rõ ràng để theo đuổi dài hạn trên chặng đường sự nghiệp của mình.
b. Tạo động lực và thách thức
“Chỉ những người dám thất bại lớn mới có thể đạt được thành tựu lớn.” – Robert F. Kennedy
Việc hướng tới các Cột Mốc trong sự nghiệp đòi hỏi bạn phải nỗ lực làm việc chăm chỉ. Khi Cột Mốc bạn đặt ra càng lớn, những thách thức đi kèm mà bạn có khả năng phải đối mặt càng cao. Từ vị trí thấp nhất trong công ty đến các vị trí cấp cao như Quản lý, Giám đốc luôn cách nhau một khoảng cách rất xa mà bạn phải lấp đầy bằng nỗ lực học hỏi và sự tiến bộ không ngừng. Tuy nhiên, quá trình theo đuổi các Cột Mốc cũng sẽ mang lại động lực và sự hứng khởi cho bạn. Khi bạn càng tiến đến gần những mục tiêu, những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp, bạn sẽ càng có được cảm giác thành tựu rõ rệt. Chính cảm giác đó sẽ tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy bạn trên mỗi bước đi để rút ngắn khoảng cách với những Cột Mốc trong sự nghiệp của mình.
c. Tăng cường cơ hội thăng tiến
Đạt được các Cột Mốc trong sự nghiệp sẽ giúp bạn có được sự công nhận trong mắt nhà tuyển dụng, đồng nghiệp, và cấp trên. Những thành tựu lớn mà bạn xây dựng được trong quá trình làm việc sẽ làm nổi bật sự khác biệt của bạn, là yếu tố có tính thuyết phục cao cho khả năng của bạn với những cơ hội mới. Mỗi Cột Mốc không đơn giản là kết quả ấn tượng của thời điểm bạn được công nhận giá trị. Đó còn là tấm bản đồ thu nhỏ ghi lại từng bước tiến của bạn trên hành trình rèn luyện bản thân và kiến tạo thành quả. Điều này là minh chứng cho việc bạn đang nỗ lực không ngừng, đồng thời bạn có nhiều tiềm năng cho các vị trí cao hơn trong tương lai.

Lời kết

  • Tôi phát hiện ra rằng mỗi khi tôi đạt được một Cột Mốc quan trọng nào đó, tôi nghĩ rằng mình đã ở đó, nhưng vẫn có một Cột Mốc khác đang chờ đợi tôi.

    - Sara Bénincasa

Câu nói này nhắc nhở chúng ta 2 vấn đề cốt lõi khi nói về Cột Mốc trong sự nghiệp. Thứ nhất là đừng giới hạn bản thân mình trước những thành tựu mình mong muốn. Vì khi lựa chọn đúng mục tiêu và có sự nỗ lực bền bỉ, bạn sẽ luôn có khả năng làm được những điều ngoài sức tưởng tượng của mình. Ngay cả khi bạn thực sự không may trượt chân trước mục tiêu của mình thì một bài học nào đó có ý nghĩa cũng sẽ ở lại với bạn. Đó cũng là một Cột Mốc đầy giá trị. 

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.