Hà và Linh đã kể rất nhiều về các bé, nhưng thật ra đó chỉ là quan điểm của hai bà mẹ. Linh có một câu hỏi rất đặc biệt, vì mình có hai khách mời là Xu và Sim. Linh muốn hỏi quan điểm của hai bé vì lâu nay Linh rất lo lắng. Là một người mẹ, mình rất cố gắng nhưng thật sự là mình có đáp ứng được những gì mình muốn cho bé không. Mình luôn vì bé, nhưng bé nghĩ sao về mình?
Hôm nay, Linh rất vui được chia sẻ và thảo luận cùng với Xu và Sim. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ cho chị Hà cơ hội để nói thêm về những nỗi lòng trước đây khi gặp những thử thách trong cuộc sống.
Câu hỏi số 31: Chào Xu và chào Sim! Hai bạn hãy tự giới thiệu và có thể nói tên và tuổi cho Linh biết nhé.
Dạ, chào cô Linh, con là Xu, năm nay con vừa mới bước qua tuổi 19.
Chào mọi người, còn con là Sim, năm nay con 17 tuổi ạ.
Câu hỏi số 32: Cô Linh đã hỏi mẹ Hà về những điều "đau và đáng". Nghĩa là khi làm mẹ, có nhiều lúc phải trải qua đau đớn, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng. Vậy ngược lại, khi các con là con, có những khoảnh khắc nào các con thấy rất đau nhưng thực sự đáng để tạo thêm mối quan hệ với mẹ không?
Con nghĩ những khoảnh khắc đau nhất chắc là những lúc cãi nhau với mẹ, hoặc là lúc mẹ muốn chỉ dạy cho con một điều gì đó. Thứ nhất, nó không làm con thoải mái. Vì bỗng nhiên bây giờ con phải học một bài học mới hoặc phải chỉnh sửa những thứ mà con đã làm từ trước đến giờ. Thứ hai, khi hai mẹ con cãi nhau như vậy, con cũng bị tổn thương. Cảm xúc đó rất đau, thường thì con khóc nhè, mẹ và con hét vào mặt nhau. Nhưng dần dần, con nghĩ mẹ sống nhiều hơn mình mấy chục năm rồi nên những điều mẹ nói cũng có lý. Lâu dần, con thấy mẹ nói đúng, đặc biệt là khi xa mẹ rồi, sống tự lập, thì con nhận ra mẹ nói đúng. Những điều mẹ nói đáng để mình nghe và làm theo.
Câu hỏi số 33: Về một vấn đề đã làm cô cảm thấy mất tự tin nhất khi làm mẹ. Mẹ con đã rất cố gắng, muốn chỉ cho con những điều tốt. Bé của cô bây giờ mới 8 tuổi, còn rất nhỏ, nhưng bé cũng biết cách phản đối rồi. Có nhiều lúc, cô cảm nhận được là bé không muốn nói về chủ đề nào đó. Như Xu đã mô tả, mình cảm giác là phải thay đổi cái gì đó mà mình đã làm lâu nay. Nhưng không biết lúc đó Xu có biết là mình nên thay đổi, bởi vì những gì đang làm là không tốt, mà mẹ chỉ đang muốn điều tốt cho mình thôi, hay là mình vẫn muốn cãi chỉ vì tức quá?
Có ạ. Thật ra, những lúc mẹ cãi thì con cũng thấy mẹ có lý. Nhiều lúc con thấy mình thua rồi, nhưng mình tức quá nên phải giải tỏa, không chấp nhận sự thật là mình thua, nên cứ cãi tiếp thôi. Nhưng thực lòng là tụi con cũng biết ba mẹ nói như vậy là muốn tốt cho mình, nhưng trước mặt thì cứ giữ thể diện cho bản thân thôi.
Câu hỏi số 34: Trong những lúc cãi nhau như vậy, Xu nói là mình tức quá, mình cãi cho tới thôi. Vậy Xu có ước gì mẹ sẽ nói gì để mình dịu xuống không? Mình muốn nghe điều gì từ mẹ? Cô học hỏi thêm nhé.
Con nghĩ là những lúc đó, mẹ con thường là người kết thúc cuộc cãi nhau. Mẹ thường nói: "Bây giờ mẹ biết con đang tức giận, và mẹ cũng vậy, hai mẹ con mình đều không bình tĩnh. Nếu cứ cãi nhau như thế này nữa thì chỉ làm đau nhau thôi, không đưa đến giải pháp gì hết." Thường thì mẹ sẽ tạm dừng, rồi mẹ đi đâu đó hoặc vào phòng, con cũng vào phòng. Sau đó, hai mẹ con có thể nhắn tin cho nhau hoặc viết thư cho nhau. Lúc đó, cả hai đều bình tĩnh hơn, sắp xếp suy nghĩ và cảm xúc nhẹ nhàng hơn. Hai mẹ con sẽ dễ hiểu nhau hơn.
Câu hỏi số 35: Xu có nhắc đến việc viết thư nên cô chuyển qua hỏi Sim nhé. Mẹ Hà có nhắc đến PowerPoint với 27 trang. Không biết Sim có thể mô tả về cái PowerPoint đó có gì trong đó và lý do vì sao Sim làm nó?
Dạ. Câu chuyện PowerPoint là vào lúc tất cả các bạn trong lớp của con đều có điện thoại hết rồi, con rất là muốn có một cái điện thoại.
Câu hỏi số 36: Lúc đó con bao nhiêu tuổi?
Lúc đó con lớp tám hoặc là đầu lớp chín, còn nhỏ lắm.
Lúc đó con vẫn còn xài chiếc điện thoại Nokia cũ để gọi điện, còn các bạn lúc nào cũng nói về những chuyện trên Facebook, con không biết gì hết. Con rất muốn được cùng các bạn nói về những chuyện đó, nên con mới xin mẹ cho con một cái điện thoại smartphone đi. Mẹ con không cho, dù con đã xin từ lâu rồi, biết bao nhiêu năm rồi mà mẹ vẫn không cho. Mẹ bảo là điện thoại Nokia là đã đủ rồi, chỉ cần gọi và nhắn tin thôi.
Đúng là điện thoại cũng chỉ để gọi và nhắn tin thôi. Sau đó con làm một cái PowerPoint dài 27 trang, đầy đủ lý do tại sao con cần điện thoại và số liệu chứng minh nó sẽ không hại. Nếu dùng trong khoảng thời gian này thôi thì nó vẫn tốt và cần thiết để tìm hiểu thêm thông tin. Con còn để link từng cái điện thoại vào, nói rằng điện thoại này tốt, còn rẻ nữa.
Câu hỏi số 37: Vậy mình đã dẫn mẹ vào phòng rồi mình đã trình chiếu PowerPoint lên màn hình hả?
Dạ không, nó chỉ là trên máy tính thôi, con phải bấm từng slide và nói.
Trước lúc đó con đã lau nhà, đã dọn dẹp từ sáng. Mẹ đang trong một tâm trạng rất hài lòng về con mình. Sau khi nhà cửa sạch bong, con bảo mẹ ngồi xuống đây và còn dặn là mẹ đừng ngắt lời nha, để con nói xong đã. Thế là mẹ ngồi xuống và con nói hơn ba mươi phút, ba mươi mấy phút.
Nghe khá hay. Cô cũng ước gì là con cô giỏi về PowerPoint như vậy. Bé cô mới tám tuổi thôi.
Thực ra, như lúc nãy Xu nói, không phải cuộc cãi nhau nào cũng kết thúc êm đẹp và trọn vẹn như thế. Có những cuộc cãi nhau mà Xu đã vào phòng, đóng cửa lại và bấm khóa kêu cái "tách" luôn.
Khi đó mình cảm thấy suy sụp kinh khủng vì đời của mình chưa bao giờ được làm vậy với ba mẹ. Rồi có những lần Hà làm những trò mà bây giờ nghĩ lại rất là mắc cỡ. Hà còn tức đến mức khi biết con đóng cửa rồi, Hà ngồi ngay trước cửa và mắng tiếp.
Vì con trong phòng rồi, con không chạy được nữa.
Đúng rồi ạ.
Hà không vào được. Con đã bấm khóa rồi mà Hà không ngừng được. Hà tức lắm. Mình là dân văn chương, có 1.000 dữ liệu trong đầu phải nói ra và những điều đó toàn đúng thôi.
Mình nói xong, Xu chỉ nói: "Mẹ ơi, thôi đi mẹ ơi." Khi mình cãi nhau với Xu, thì Sim sẽ là người giảng hòa. Khi mình cãi nhau với Sim, thì Xu sẽ là người giảng hòa.
Câu hỏi số 38: Có khi nào cãi nhau với hai đứa cùng lúc không?
Thì hai đứa sẽ mặc kệ mẹ luôn và đi vào phòng chơi với nhau.
Hai đứa hay thông đồng với nhau lắm. Hà cãi xong, các con nhìn nhau cười một cái. Hai đứa không hề nói gì mà chỉ nhìn nhau cười kiểu không thèm nghe, không thèm chấp. Hai đứa cười làm mình mất hết nhuệ khí, cảm thấy không muốn nói nữa,
Câu hỏi số 39: Câu hỏi này cũng hơi riêng tư. Cô rất lo lắng khi các bé nhà cô ngày càng lớn, cô sẽ mất đi mối quan hệ với các bé. Vậy với hai bạn, làm thế nào để mẹ giữ được mối quan hệ với các con. Đặc biệt là khi mình lớn hơn, vào trường có nhiều bạn bè, có Facebook, có thế giới rộng lớn bên ngoài, các con có cảm giác không cần mẹ nữa không? Và làm thế nào để mẹ có thể giữ được mối quan hệ và tiếp tục đồng hành trong cuộc sống của các bạn?
Đến năm con lên cấp 2, con bắt đầu cảm thấy chơi với mẹ, nói chuyện với mẹ không vui bằng nói chuyện với bạn bè. Có lúc con muốn tách mẹ ra một chút. Con cảm thấy là trời ơi, những điều mình quan tâm mẹ không quan tâm. Hoặc là mình nói một câu đùa nào đó, thay vì mẹ cười thì mẹ giảng cho mình một bài đạo lý như "tại sao con không nên cười vì điều đó." Con thấy nói chuyện với mẹ không vui và bắt đầu muốn dành nhiều thời gian với bạn bè hơn.
Chắc là mẹ cũng đoán trước được rồi. Vì mẹ làm trong báo tuổi teen nên mẹ biết được rằng đến một độ tuổi nào đó, tụi con thích đi ra ngoài hơn là ở nhà. Mẹ thường cho phép tụi con đi chơi với bạn bè, nhưng có giới hạn thời gian. Ví dụ như sau 8 giờ tối phải về nhà, tụi con sẽ dành thời gian ở trường với bạn bè, nhưng đến 6 giờ thì phải về nhà ăn cơm, hoặc đi chơi buổi tối thì 8 giờ phải về nhà. Khoảng thời gian còn lại vẫn dành cho gia đình, không buông lỏng hết cho bạn bè.
Ngoài ra, khi con kể chuyện vui cho mẹ, mà mẹ cứ giảng đạo lý, thì mẹ cũng có thể bớt giảng lại và cùng tận hưởng với tụi con hơn. Hay như là mẹ cùng xem phim với tụi con, hoặc mẹ tìm hiểu về ca sĩ mà con thích. Con thích Taylor Swift, con mong mẹ cũng biết về người đó. Mỗi khi mẹ muốn nhắc nhở điều gì đó, ví dụ bảo là "con phải đi đánh răng đi" thì mẹ sẽ bảo "thấy không, Taylor Swift răng rất trắng đó." Thế là từ đó, mẹ dùng Taylor Swift để gửi gắm những điều mẹ muốn nói. Điều đó làm con cảm thấy mẹ hiểu mình, mẹ biết thần tượng của mình, và con thoải mái hơn khi chia sẻ với mẹ những điều con thích.
Rất hay. Cô học được một bài học mới. Khi các con còn nhỏ, mình chắc chắn phải chiều theo. Các con muốn chạy vòng vòng, muốn chơi banh đều được. Nhưng khi các con lớn lên, mẹ sẽ muốn dạy các con thêm điều gì đó về đạo đức, lý thuyết. Mình muốn dạy, nhưng thật ra có thể các con không muốn học. Đi học ở trường đã đủ rồi, ở nhà là muốn thoải mái, có thể giải trí hơn. Cô sẽ lưu ý việc đó.
Câu hỏi số 40: Tiếp theo là một chủ đề mà cô có trao đổi với mẹ. Cô có biết về gia đình của hai bạn. Khi các bạn thấy bố mẹ cãi nhau, thậm chí có lúc ba còn đánh mẹ, các bạn cảm thấy như thế nào?
Vì lúc đó con còn khá nhỏ nên con không nhớ nhiều lắm. Nhưng bây giờ khi nghe mẹ kể lại, con vẫn thấy rất thương mẹ. Con không biết nữa, con hoàn toàn ủng hộ quyết định của mẹ. Con cảm thấy việc không có ba không phải là một thiếu sót, con ủng hộ mẹ hoàn toàn. Con cảm thấy tình thương của mẹ đã rất đủ rồi, con rất hạnh phúc với gia đình này.
Còn con, thật ra hồi đó con lớn hơn em một chút, nên nhớ nhiều hơn về những khi ba mẹ không hòa thuận với nhau. Lúc đó, con chỉ suy nghĩ trong đầu là ước gì mọi chuyện dừng lại. Ước gì việc này dừng lại. Con không đổ lỗi cho ba hay mẹ. Con không biết đó là lỗi của ai, thậm chí nhiều khi còn nghĩ đó là lỗi của mình. Ví dụ như mình không ăn hết tô cơm, ba mẹ nhắc nhở rồi từ đó cãi nhau lớn tiếng. Con nghĩ đó là lỗi của mình, không phải lỗi của ba mẹ.
Khi lớn lên, con mới cảm thấy được những điều đó. Sau khi nghe mẹ chia sẻ, con mới biết mẹ đã suy nghĩ và lo lắng nhiều như vậy. Nhưng trong lúc đó, con và em, đều chỉ cảm thấy có một chút tổn thương thôi, nó không đáng sợ như mẹ nghĩ. Bây giờ mẹ thấy đấy, tụi con vẫn rất ổn, mối quan hệ của tụi con với bạn bè, người lớn đều rất tốt. Tụi con không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi mối quan hệ của ba mẹ.
Ngoài mối quan hệ giữa ba mẹ, mẹ vẫn tạo cơ hội cho tụi con thấy những mối quan hệ tốt đẹp khác. Ví dụ như mẹ vẫn có rất nhiều bạn bè, và mẹ con cũng hay dành thời gian để đi chơi với họ. Mẹ đưa tụi con đi coi phim. Nhìn chung, tụi con không cảm thấy thiếu thốn gì khi không có ba trong gia đình. Thật sự là không cảm thấy thiếu thốn.
Câu hỏi số 41: Một trong những quyết định khó nhất khi làm phụ huynh là ly hôn, phần lớn là vì các bé. Mình không muốn tổn thương các bé ở nhà. Về phần người lớn, điều đó không còn quá quan trọng nữa. Vậy cô muốn hỏi là khi phụ huynh của các bạn quyết định chia tay, nó thật sự không tổn thương các bạn chứ?
Thật ra, con nghĩ là vẫn có. Ví dụ như khi họp phụ huynh, nhà nào có anh chị em thì thường có ba đi họp cho chị, mẹ đi họp cho em. Nhưng nhà con, mẹ sẽ phải họp 30 phút chỗ em, xong chạy qua 30 phút chỗ chị. Những khoảnh khắc như vậy, con cảm thấy không bằng bạn bè, cũng cảm thấy tổn thương. Nhưng con nghĩ nếu như không chia tay, có khi còn tổn thương nhiều hơn nữa. Đây có thể là giải pháp ít tổn thương nhất mà mẹ đã lựa chọn, nên con không cảm thấy hối hận khi mẹ lựa chọn ly hôn với ba.
Câu hỏi số 42: Không biết chị Hà có muốn hỏi các bé những câu hỏi nào không?
Đúng là Hà cũng cố gắng để các con ít tổn thương nhất, nhưng mình vẫn nghĩ là việc này giống như cái đinh đã đóng xuống gỗ rồi, giờ nhổ lên thì nó vẫn có một cái vết ở đó. Không biết Xu và Sim sẽ thế nào nếu bị điểm kém ở toán, ở văn, hay bất kỳ môn nào. Mẹ thì nhẹ nhõm, mẹ không ám ảnh về chuyện đó. Mẹ luôn luôn nghĩ là bài sau các con có thể làm tốt hơn. Mẹ không hỏi về điểm, nhưng mỗi khi bọn con có một cái bất ổn với bạn bè hoặc là bọn con lo lắng, mẹ luôn luôn nghĩ rằng hình như những điều này đó là do sự thiếu an toàn trong ký ức của các con.
Cho nên mẹ vẫn luôn ước gì mình có được một ngôi nhà trọn vẹn. Ở Việt Nam, người ta vẫn nghĩ là đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Cho nên khi tổ của nhà mình không ấm, mẹ cảm thấy toàn bộ trách nhiệm thuộc về mình. Khi nói chuyện với Linh, Linh bảo là không phải. Đó là một điều giản dị và nhẹ nhàng. Hà đột nhiên hiểu rằng, ồ, tại sao lại làm được như thế. Bây giờ khi nói ra, Hà vẫn thấy nó không nhẹ nhõm. Tức là nếu bây giờ Hà nói rằng mình quyết định như thế là đúng, giống như Xu hoặc Sim nói mẹ quyết định như thế là đúng, thì mình vẫn hiểu đó là một chuyện xấu, nhưng ít xấu hơn một chút. Nhưng mà mình không thể nói về điều đó một cách nhẹ nhõm được. Đến tận bây giờ là 10, 14, 15 năm rồi, vẫn không thể nói về điều đó một cách nhẹ nhõm như vậy được.
Chị muốn nói với Xu, Sim, và mọi người rằng, với mỗi tổn thương đã xảy ra, sau này khi gặp bất kỳ chuyện gì, mình vẫn cứ quy chung lại rằng "ồ, hình như là tại vì ngày xưa đã xảy ra chuyện này cho nên nay mới như thế này." Mỗi lần các con có điều gì đó buồn, hoặc lo lắng, mẹ đều tự hỏi: "Có phải là do mình đã có một cái gia đình không trọn vẹn hay không?"
Câu hỏi số 43: Thật ra Linh thấy gia đình của mình rất trọn vẹn và hình như hai bé cũng đồng ý, phải không?
Thật ra, bạn bè của con thấy ở Việt Nam ít gia đình ly hôn, nhưng bạn bè của con ở bên châu Âu, ba trong năm bạn, hoặc bốn bạn là gia đình đã ly hôn. Các bạn đó đều rất bình thường, nếu không hỏi thì tụi con không biết. Các bạn không có một dấu hiệu bất thường nào hết, và tụi con cũng vậy. Tụi con nói ra thì các bạn ấy mới biết, chứ khi trò chuyện với tụi con, các bạn ấy không đoán ra được rằng gia đình mình có chuyện gì cả. Các bạn toàn khen tụi con dễ thương thôi, nên con nghĩ chắc không đến nỗi nào đâu.
Dù làm như thế nào, thì các con cũng đã ôm an ủi mẹ khá là nhiều. Có thể Linh không biết rằng trước đây, Xu có một giai đoạn rất khó khăn, mâu thuẫn với mẹ rất nhiều. Nhưng rồi thời gian đó qua đi một cách tự nhiên, bây giờ Xu lại rất dễ chịu. Những lần xung đột giữa ba mẹ và Sim vẫn còn, nhưng Xu luôn là người dừng lại trước, chủ động dừng lại và nhắn tin xin lỗi mẹ trước. Cho dù có những lúc Xu không hề có lỗi gì hết, mà lỗi là của mẹ. Ví dụ, sau khi tranh luận xong, mẹ thấy "ồ chết, mình có lỗi quá", đang soạn tin nhắn thì đã nhận được tin nhắn Xu xin lỗi mẹ rồi.
Còn bây giờ thì đến lúc khó khăn của Sim. Từ xưa đến giờ, Sim gần như luôn đồng ý với mẹ, gần như là trùng khít với mẹ luôn. Từ nhỏ đến năm 16 tuổi, mẹ chưa từng mắng Sim lần nào, chưa đánh Sim lần nào. Nhưng bây giờ thì bắt đầu có xung đột.
Hôm nay, cô rất cảm ơn Xu và Sim, cùng với chị Hà đã tham gia chương trình. Thật sự Linh đã học được rất nhiều từ cả ba bạn và sẽ cố gắng áp dụng những bài học này trong cuộc sống với hai bé của cô Linh.
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.