Cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng qua những lần cãi vã hay những xung đột, điều quan trọng nhất vẫn là yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau. Từ câu chuyện của chị Hà, chúng ta học được rằng tình yêu thương, dù có khác biệt hay khó khăn, luôn là chìa khóa để vượt qua tất cả. Dù trải qua nhiều thử thách, đặc biệt là sau khi ly hôn, nhưng tình yêu và sự gắn kết đã giúp 3 mẹ con mạnh mẽ hơn và ươm mầm hạnh phúc trở lại.

Xem đầy đủ tập 03

Xem đầy đủ tập 03


Câu hỏi số 20: Là phụ huynh, đặc biệt khi là người mẹ, Linh luôn có cảm giác có lỗi. Nghĩa là Linh luôn có lỗi với các con vì Linh làm không đủ. Mình có lỗi với đồng nghiệp vì không tập trung đủ. Mình có lỗi với chồng, với mẹ, có lỗi với tất cả mọi người. Với chị, chị đã lấy những bài học này để viết thành những cuốn sách. Linh thấy những điều này rất giúp ích cho người khác, để họ biết rằng không phải chỉ có một mình mình có những cảm giác như vậy. Chị có thể chia sẻ một vài câu chuyện trong sách của chị không?

Đúng, Hà rất thích từ "luôn cảm giác có lỗi" mà Linh dùng. Hà cảm giác có lỗi với cả thế giới. Đúng là mình có lỗi thật. Đối với công việc, mình không còn như ngày xưa, với gia đình cũng vậy. Trước đây Hà làm nghề báo chí, chìm ngập trong thông tin và đọc được rất nhiều câu chuyện về những bà mẹ tuyệt vời, hoàn hảo như thế nào.

Cái đó chỉ là bề ngoài, Linh không tin những câu chuyện đó đâu.

Hà đã đọc những điều đó. Khi mình biết quá nhiều, Hà lại càng cảm thấy mình không ổn, không được hoàn hảo như vậy, càng cảm thấy có lỗi hơn. Nhất là trong hoàn cảnh Hà xảy ra sự cố về gia đình như thế và con Hà ngày đó rất yếu, còi cọc đến mức đi đâu cũng bị trách. Bé Xu bị suy dinh dưỡng độ hai, và Hà bị chỉ trích rất nhiều về việc để con mình ốm yếu như vậy.


Với Hà lúc đó, Hà cảm giác tất cả năng lượng của mình phải dành để làm cho con khỏe. Mình muốn con khỏe. Đến khi Hà nhớ lại, Hà đã khóc và viết một câu: "Tôi nuôi con còi. Hãy cứu tôi với! Tôi đã nuôi con sai rồi. Hãy cứu tôi với!" Đó là một câu mà Hà viết trên mạng. Lúc đó thực sự Hà giống như người sắp chết và muốn kêu cứu thật.


Về sau, Hà bất ngờ khi có nhiều người vào cứu mình, đưa ra lời khuyên và rất nhiều người nhắn rằng họ cũng như vậy. Có những cuộc điện thoại từ hai bà mẹ ở rất xa, không hề biết nhau, gọi điện thoại và khóc nức nở cùng nhau cả mấy tiếng đồng hồ.


Sau này, Hà mới hiểu rằng: trong lúc tuyệt vọng như thế, nếu biết rằng mình chỉ là một người bình thường và xung quanh cũng rất nhiều người bình thường, thì cảm giác đó tuyệt vời lắm. Cảm giác đó còn hơn là cảm giác xung quanh ai cũng tuyệt vời mà chỉ có một mình mình có lỗi. Chính vì thế, Hà bắt đầu viết nhiều hơn về những sai lầm của mình. Hà thì sai nhiều lắm, nên không cần phải tìm ở đâu cả.


Ví dụ, ngày xưa khi Hà là phóng viên, phải đi săn tin, đi tìm chỗ nào có tin. Ở trong nhà thì mình đầy lỗi rồi, nên chỉ cần viết ra thôi. Viết cho đã luôn, Hà viết rất nhiều. Đến sau này, khi xong rồi, tình cờ viết trên Facebook thì nổi dần lên và nhận được sự chú ý của mọi người nên Hà cảm thấy được an ủi rất nhiều. Sau đó, có nhiều nhà xuất bản liên lạc với mình để ra cuốn sách đó.


Bây giờ nhiều người mới hỏi: "Ô, bạn giỏi lắm à? Bạn viết sách à?" Mình không giỏi, vì mình toàn viết về những cái mình dốt thôi.

Câu hỏi số 21: Chị đã từng viết về việc mình đã chuyển nhà nhiều lần?

Đúng rồi, ngay cả chuyện Hà đổi nhà nhiều lần cũng vậy. Thực ra hà không muốn đổi nhà. Sau này Hà phát hiện ra một trong những giá trị sống quan trọng nhất của mình là sự an toàn. Hà rất thích sự an toàn. Đối với Hà, sự an toàn là số một, quan trọng nhất trong tất cả mọi thứ. Nhưng mình lại là một người rất hay đổi nhà. Bởi vì mỗi lần đổi nhà cực kỳ vất vả, nhưng vì mình nhìn thấy đổi nhà có lợi hơn, nên mình lại đổi.

Linh cảm thấy hơi tội nghiệp khi mình đổi nhà lúc bé còn nhỏ vì các bé phải đổi trường, tìm bạn mới. Nhưng khi Linh còn nhỏ, mình cũng đổi nhà rất nhiều. Từ lớp mẫu giáo lên lớp 3, mỗi năm đổi một lần. Rồi lên lớp 3, lớp 5, ở một chỗ chỉ có 2 năm thôi. Lớp 6, lớp 7 rồi lớp 8 trở lên là ổn. Những khoảnh khắc đó thật sự khó khăn phải không? Qua thời gian, mình hơi lười biếng tìm bạn.


Lúc đó Linh cứ rút vào trong bản thân, thích ngồi yên tĩnh một mình. Không biết là do môi trường khiến mình trở thành hướng nội, hay là mình sinh ra đã hướng nội và mình cũng ổn với việc ngồi một mình. Nhưng sau này, Linh lại thấy bởi vì mình đổi nhà nhiều nơi nên buộc mình phải độc lập hơn, phải tự tin vào bản thân. Khi Linh ở một mình, Linh thấy ổn với việc đó.


Khi lớn lên rồi, Linh bắt đầu khám phá. Linh thấy rất ổn với việc di chuyển từ Mỹ sang Việt Nam. Lúc đó, và trước khi đó nữa, Linh cũng đã đi du học qua Hồng Kông, đi khám phá. Vì vậy, ngay lúc này mình thấy rằng, con mình muốn đi du học và đã rất tập trung để đạt được việc đó, bé cũng đang muốn đi nước khác nữa. Chị đã vô tình tạo được tinh thần khám phá này cho các bé. Mình nghĩ điều này hơi khó khăn cho bé nhưng thật ra đây là nền tảng cho bé.

Tức là bây giờ, đôi khi Hà nhìn lại, Hà vẫn cứ nghĩ là: "Ôi, có phải mình tạo cho con mình mất sự ổn định không?"

Câu hỏi số 22: Nhưng thật ra, nó lại tạo cho bé sự tự tin hơn nữa đúng không? Bé mạnh mẽ hơn, đi đâu cũng được.

Ừ đúng, chính Hà cũng vậy. Ngày xưa Hà làm giáo viên. Hà học Sư Phạm ra và được đào tạo để làm giáo viên. Một trong những điều Hà không thích khi làm giáo viên là phải ở một chỗ, làm những việc cũ, năm này qua năm khác. Khi Hà chuyển sang làm báo, Hà cảm giác rất sung sướng khi mỗi ngày được làm việc mới, đề tài mới. Mỗi ngày đều mới, mỗi phút đều mới. Thậm chí, những việc mình làm hôm qua, hôm nay đã phải làm khác hẳn rồi.

Bây giờ khi con mình đi du học, mình thấy bé bắt nhịp rất nhanh. Bé cũng rất háo hức với những điều mới mà không ngại. Khi hôm nay Linh nói như thế, Hà cũng tin rằng, biết đâu sau này nó cũng sẽ giống như Linh, sẽ mạnh mẽ như vậy.

Câu hỏi số 22: Nhưng thật ra, nó lại tạo cho bé sự tự tin hơn nữa đúng không? Bé mạnh mẽ hơn, đi đâu cũng được.

Ừ đúng, chính Hà cũng vậy. Ngày xưa Hà làm giáo viên. Hà học Sư Phạm ra và được đào tạo để làm giáo viên. Một trong những điều Hà không thích khi làm giáo viên là phải ở một chỗ, làm những việc cũ, năm này qua năm khác. Khi Hà chuyển sang làm báo, Hà cảm giác rất sung sướng khi mỗi ngày được làm việc mới, đề tài mới. Mỗi ngày đều mới, mỗi phút đều mới. Thậm chí, những việc mình làm hôm qua, hôm nay đã phải làm khác hẳn rồi.

Bây giờ khi con mình đi du học, mình thấy bé bắt nhịp rất nhanh. Bé cũng rất háo hức với những điều mới mà không ngại. Khi hôm nay Linh nói như thế, Hà cũng tin rằng, biết đâu sau này nó cũng sẽ giống như Linh, sẽ mạnh mẽ như vậy.

Đúng rồi, mình phải có tinh thần khám phá, học hỏi trước. Cái đó mình không thể ép bé.

Nhất là sau thời Covid, Hà mới cảm thấy rằng sự linh động và sự chấp nhận hoàn cảnh, sự sẵn sàng thay đổi là cực kỳ quan trọng.

Chính xác, mình là người mẹ tốt.

Mình nhận được từ Linh rất nhiều. Ngay cả chuyện nhỏ từ mấy ngày trước, mình vẫn thỉnh thoảng nghĩ rằng: "Ôi, tại sao lại thay đổi vậy? Tại sao mình lại không ổn định quá không?"

Với Linh, sự thay đổi là điều tốt.

Đúng là những nơi mới Hà chuyển đến đều tốt hơn nơi cũ. Hà thay đổi để tốt hơn cho con mình. Ví dụ, ngày xưa Hà ở một khu bên Quận Hai, nếu bây giờ vẫn ở đó thì giá nhà đất sẽ tăng rất nhiều. Nhưng vì Hà thấy rằng nếu con mình sống ở đó thì xung quanh lại không có trường nào phù hợp, hoặc là trường quốc tế xịn mà Hà không đủ tiền, hoặc là những trường làng mà mọi thứ rất xuề xòa.


Xung quanh nhà, ngay đầu hẻm nhà mình, mọi người ngồi đánh bạc suốt cả ngày. Nhiều khi Hà phải lách qua những chiếu đánh bài để đi. Thế nên, Hà quyết định đi về đây. Những lần Hà chuyển nhà đều do muốn chuyển tới một trường khác tốt hơn. Mình muốn gần trường của con để con có thể tự đi học và gần nhà.

Có lúc Linh cảm giác hơi có lỗi vì một quyết định tích cực cũng có thể có những hậu quả tiêu cực. Nhưng thật ra các bé thích nghi rất giỏi. Mình cứ cho bé làm, bé sẽ chấp nhận làm hết.

Và mới đây, Hà cũng thấy rằng trong quyết định nào cũng có phần được và phần mất. Không có cái nào hoàn toàn được và cũng không có cái nào hoàn toàn mất. Quan trọng là phần được đó quan trọng với mình, còn phần mất thì mình có thể xử lý. Nhìn lại thì thấy cũng ổn.

Có lúc Linh cảm giác hơi có lỗi vì một quyết định tích cực cũng có thể có những hậu quả tiêu cực. Nhưng thật ra các bé thích nghi rất giỏi. Mình cứ cho bé làm, bé sẽ chấp nhận làm hết.

Và mới đây, Hà cũng thấy rằng trong quyết định nào cũng có phần được và phần mất. Không có cái nào hoàn toàn được và cũng không có cái nào hoàn toàn mất. Quan trọng là phần được đó quan trọng với mình, còn phần mất thì mình có thể xử lý. Nhìn lại thì thấy cũng ổn.

Câu hỏi số 23: Linh đã gặp bé Xu và bé Sim. Hai bé rất dễ thương. Linh thật sự rất ngưỡng mộ mối quan hệ của chị và hai bé. Điều Linh muốn hỏi là làm thế nào để tạo được một mối quan hệ như vậy? Bởi vì khi bé còn nhỏ, chắc chắn bé rất yêu thương mẹ. Nhưng khi bé lớn lên rồi, phần lớn là bé không cần tới mình nữa. Thế làm sao chị giữ được mối quan hệ đó, chị đã làm như thế nào để hai bé thích chia sẻ và nói chuyện với chị?

Thực ra, cũng phải chỉnh lại một chút là không có gì phải ngưỡng mộ đâu. Hai bé cũng chỉ thích nói chuyện với mẹ vừa vừa thôi, không phải lúc nào cũng muốn chia sẻ đâu. Có lúc không nói luôn. Bây giờ, khi nhìn thấy nhiều phụ huynh khác đau khổ vì con ở tuổi dậy thì, mình thấy mình thật là may mắn. Từ "may mắn" này là đúng. Công việc của Hà là làm trong một tờ báo tuổi teen suốt gần 20 năm, nên mình tình cờ biết được đáp án ngay từ khi chưa có con.


Ngay từ khi chưa có con, Hà đã nói với bạn đọc và đồng nghiệp rất nhiều. Mình biết rằng đối với tuổi teen, đó là giai đoạn vô cùng khó khăn. Lúc đó, bọn trẻ rất cần sự kết nối với bố mẹ. Hà gặp rất nhiều bé học rất giỏi, nhưng lại hoang mang, khổ sở, ngại về nhà, và cảm thấy cô độc ngay trong ngôi nhà của mình, cô đơn ngay khi bên cạnh mẹ. Khi các bé kể điều đó với Hà, mình mới nghĩ rằng đây là một điều quan trọng mà mình cần duy trì.


Trong hành trình đó, Hà nhận ra rằng tất cả những trái ngọt phải được gieo trồng từ lúc càng nhỏ càng tốt, càng sớm càng tốt. Trong quá trình làm việc, Hà phải chạy xuống hiện trường để can thiệp những vụ đánh nhau, nhiều chuyện khác của học trò. Có những chuyện giải quyết được, và có những chuyện rất tiếc là mãi mãi không giải quyết được. Hà nhìn thấy rằng nguyên nhân gốc rễ của nó không phải là từ một tiếng trước hay hai tiếng trước, mà là từ 15 năm trước, từ mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái.

Thế nên, Hà luôn nhớ rằng việc duy trì sự kết nối giữa ba mẹ và con cái, sự chia sẻ thân thiết là quan trọng nhất. Quan trọng hơn cả chuyện điểm số, ăn uống hay những thứ khác.

Câu hỏi số 24: Vậy cốt lõi chính là gì? Là mình phải tạo được sự kết nối khi bé còn nhỏ.

Bắt đầu ngay khi con còn nhỏ, khi mà việc kết nối là bản năng như Linh nói, để bây giờ con rất thích ở gần mẹ. Từ lúc đó, mình đã phải ưu tiên nó rồi. Ngay cả khi nó rất dư thừa, mình nhiều khi chỉ muốn rời khỏi con một tí để làm việc. Nó quấn mình quá, ngay cả khi mình quá mệt mỏi vì nó. Nhưng mình phải hiểu rằng sự kết nối này rồi sẽ mất đi nên nó rất quý giá. Cho nên, ngay từ lúc đó mình đã phải giữ gìn rồi.


Hà vẫn nhớ nhiều khi con hỏi mình những lúc mình rất mệt, rất bận, rất nhiều deadline. Con cứ ngồi hỏi những câu nhảm nhí. Nào là buộc tóc cho con, tại sao trời lại xanh, tại sao cái này lại ngọt, cái kia lại đắng, rồi mẹ làm cái này, cái kia đi. Nhiều lúc cũng mệt lắm.

Nhiều lúc mình đang rất bận, cũng không có được 5 phút yên tĩnh nữa.

Hà còn nhớ có những lần Hà đi tắm hoặc đi vệ sinh, Hà phải để con vào trong một cái thau ở trong nhà vệ sinh vì nó không chịu rời mình.

Việc này giống như lúc mình đi thực tập. Lúc vừa mới tốt nghiệp, hoặc vào năm ba, năm tư mình đi thực tập, là những lúc mình được giao những công việc rất đơn giản. Nhưng lúc đó mình cần nỗ lực hơn nữa để chứng tỏ cho người ta thấy mình có khả năng. Em luôn so sánh sự nghiệp với việc làm mẹ để hiểu mình đang ở giai đoạn nào. Có lẽ lúc này em chỉ mới là người thực tập, chưa làm chính thức.


Câu hỏi số 25: Bây giờ chị đã tạo được mối quan hệ đó rồi. Không biết khi gặp những thử thách, khi hai bên không đồng ý với nhau, Linh cũng cảm giác là hai bạn ấy cũng rất mạnh mẽ khi chia sẻ những quan điểm ngược với chị. Vậy mình sẽ giải quyết như thế nào? Mình sẽ giao tiếp ra sao?

Hôm vừa rồi có một lần cãi nhau, Xu nói: "Tại sao mẹ đã từng là trẻ con mà mẹ không hiểu con?" Xong Hà quát lại nó liền: "Mẹ cũng đã là trẻ con, nhưng mẹ chưa bao giờ là một đứa trẻ như con." Thực ra, lúc đó Hà tức nên nói vậy thôi, nhưng mình cũng giải thích là mẹ chưa bao giờ được là một đứa trẻ con sống trong thời buổi công nghệ như thế này. Những trải nghiệm, những khó khăn của bọn trẻ bây giờ rất khác. Ngày xưa, Hà là trẻ con, nhưng Hà không có những trải nghiệm đó. Hà là một người chưa từng cãi nhau với bố mẹ, chưa từng nói "không" với bố mẹ. Tới năm 41 tuổi, lần đầu tiên Hà nói "không" với bố. Ông giận ba tháng không nói chuyện gì, xem như mình không có trên đời luôn.


Chính vì thế, phải nói rằng trải nghiệm của con mình bây giờ rất khác mình ngày xưa. Mình thèm được đi học, mình thèm được chơi, còn bây giờ bọn trẻ không thèm những điều đó. Mình thèm được ăn vô cùng.

Chuyện đó rất bình thường với chúng bây giờ, chúng coi như là dư thừa.

Đúng rồi, con thì rất dư thừa. Hà học từ bên ngoài cũng khá nhiều, từ đồng nghiệp, từ bạn đọc. Tuy nhiên, nói thật là mình học về tinh thần thôi, chứ nhiều khi những điều đó không áp dụng được với con mình. Thậm chí cả Xu với Sim, hai bé có những bài học áp dụng được cho Xu nhưng nhiều khi lại không áp dụng được cho Sim. Và ngược lại, không áp dụng được cho Sim những bài học cần áp dụng cho Su.

Câu hỏi số 26: Cho Linh một ví dụ thử, khi hai mẹ con không đồng ý, mình sẽ kiểm soát cảm xúc của mình như thế nào và mình sẽ cố gắng giải quyết ra sao?

Nhiều khi cũng không kiểm soát được, nói một cách trung thực là như vậy. Mình không phải là thánh, con mình rất giỏi chọc giận mình. Thêm một điều nữa là không biết vì sao, nhưng đối với người ngoài trong công ty của Hà, đó là một nơi toàn những bạn rất khó chịu, nhưng vào tay mình thì rất dễ chịu. Mình cảm thấy rất bình tĩnh với các bạn đó, nhưng về với con mình thì nhiều khi mình vẫn nổi giận. Con mình biết nút kích hoạt mình, con biết nói những câu mà chỉ nói thôi là mẹ mất hết lý trí.


Sau đó đến khi mình biết rằng đó là con mình cố ý, thì mình bắt đầu đỡ đi. Mình biết là con cố ý, con muốn gây chiến. Hà cũng học nhiều, đi học rất nhiều lớp về làm cha mẹ, lớp về hiểu chính bản thân mình. Hà nghĩ rằng trong quá trình đó, Hà hiểu về bản thân mình nhiều hơn, Hà sẽ đỡ nóng với bé hơn. Bởi vì thực ra Hà vẫn không điều khiển được bé nghe lời mình đâu. Bây giờ bọn trẻ không nghe lời Hà, nhưng Hà hiểu được rằng tại sao mình lại muốn điều đó. Hà lại hiểu thêm rằng khi con không nghe lời mình thì thực ra nó tốt ở chỗ nào và không tốt ở chỗ nào, và đa số là nó tốt nhiều hơn.


Hà nhận ra rằng khi con Hà đi học, có một số lần các con cãi Hà, không nghe theo lời khuyên của Hà. Bây giờ, khi các con làm điều đó, mình mới phát hiện rằng: "Ồ, may mà con mình đã không nghe lời mình. Cảm ơn con đã cãi mẹ, cảm ơn con đã kiên nhẫn cãi mẹ đến mức đó." Vì như Hà, bài học của Hà là Hà cãi bố có một lần thôi, và không lặp lại nữa. Còn con Hà thì sẵn sàng cãi, cãi không được thì viết thư, viết thư không được thì nhắn tin, con làm đủ thứ. Và thậm chí, bé Sim còn làm powerpoint tới 27 trang, "Mẹ ngồi đây, 27 cái slide đây, mục 1, mục 2, mục 3". Làm sao mình có thể không nghe con được? Thực ra, nếu mà nói thắng thua thì mình thua.

Câu hỏi số 27: Theo Linh hiểu, các bé cũng chia sẻ nhiều với chị. Vậy không biết chị có nói về chủ đề tình yêu với các bé không?

Có, việc này thì may mắn là có. Thứ nhất, Hà là người đã trả giá rất đắt trong chuyện tình yêu, nên mình nghĩ rằng việc yêu đương này rất quan trọng. Thậm chí, Hà còn viết một câu: “Điểm văn, điểm toán ba điểm, bốn điểm cũng được, nhưng cố gắng yêu đúng người đạt điểm mười nha con.”


Thế cho nên, Hà cũng nhận thức được rằng yêu đương rất quan trọng và khó khăn. Ngày xưa, mình yêu 12 năm mà còn yêu sai, vậy tại sao học toán thì phải học 12 năm, trong khi yêu thì không được học, không cho làm bài thử gì hết, cũng không cho kiểm tra. Thế nên, mình cho phép con mình nói về điều đó. Hà còn nhớ, năm ấy con Hà yêu sớm lắm, từ mẫu giáo.

Câu hỏi số 28: Bé mới năm tuổi mà đã có bạn trai rồi?

Suốt ngày, tuần này thì bảo yêu bạn này và cưới bạn này, tuần sau lại yêu bạn khác và cưới bạn khác. Cả hai bé đều vậy. Lúc đó, Hà nghĩ đó chỉ là tình yêu trẻ con thôi, nhưng Hà cũng nhớ là vào năm lớp ba, có một lần con bắt đầu yêu nghiêm túc rồi. Con còn khóc, yêu một thầy giáo mà con rất thích, viết thư xong rồi khóc và hỏi mẹ: 'Mẹ ơi, con yêu vậy là không phải, phải không mẹ?'


Lúc đó, mình nghĩ là tình cảm giữa học trò với thầy giáo thì không ổn, mình biết là chuyện này sẽ không đến đâu. Mình nói: “Không, yêu thương thì bao giờ cũng tốt hơn là ghét nhau.” Thế nên, mình để con tiếp tục. Hà cảm thấy đó là hạnh phúc của một người mẹ.

Linh thấy quan điểm đó rất hay, vì đúng là mình phải tập nhiều lần mới thành công được. Nhưng có bạn trai là một chuyện, khi cưới chồng lại là một chuyện quan trọng khác. Với gia đình của Linh, với mẹ của Linh cũng vậy. Hồi đó, khi Linh học lớp chín đã bắt đầu có bạn nam quan tâm tới Linh. Linh cũng bắt đầu quan tâm bạn ấy hơn. Linh nhớ có một lần, Linh đã cho bạn nam đó số điện thoại nhà, vì lúc đó mình không có điện thoại di động. Mình tưởng là bình thường thôi, nhưng khi bạn ấy gọi điện về nhà, mẹ bắt máy và hỏi: “Ai vậy?” Sau đó, mẹ nói: “Con phải học nha, học cho thành công đã!”


Từ đó, Linh không bao giờ nói về chuyện có bạn trai nữa, không bao giờ nhắc đến người con trai nào. Đến khi tốt nghiệp đại học, lúc đó mới bắt đầu nói về chuyện có chồng. Nhưng trong đầu Linh nghĩ điều này thật vô lý. Mình không được phép tập luyện, mà phải chọn đúng người ngay từ đầu. Linh thấy quan điểm của chị rất đúng, cho bé lớp chín bắt đầu tập luyện.


Câu hỏi số 29: Nhưng vấn đề là khi vào lớp chín, không chỉ có chuyện tình yêu mà còn liên quan đến chủ đề về tình dục nữa. Không biết chị có nói chuyện với các bé về việc này không?

Có, thực ra Hà nói chuyện với các bé từ khi rất sớm về những đề tài này. Hà ngượng lắm. Hà biết là khi nó lớn, chuyện trở nên nghiêm trọng, mình sẽ không dám nói nữa. Vì thế, mình bắt đầu nói từ khi con còn nhỏ, khi mà mình và con đều chưa ngượng.


Hà đã từng làm sai, giữ gìn quá mức. Hà yêu một người từ mối tình đầu, sau đó kết hôn. Tới năm thứ hai đại học mới lần đầu cầm tay con trai, rồi lâu sau đó mới có quan hệ tình dục và lấy luôn người đó. Cuối cùng vẫn sai. Điều đó có nghĩa là giữ gìn chưa chắc đã đúng.


Thêm vào đó, Hà không giỏi lắm trong chuyện này. Hà dạy con từ nhỏ thôi, giống như dạy toán. Khi con lên cấp ba hoặc đại học, mình không dạy được nữa. Hà bắt đầu giới thiệu chủ đề này từ khi con còn nhỏ.


Thực ra, Hà không nói nhiều về tình dục mà nói rất nhiều về tình yêu. Đối với Hà, tình yêu quan trọng hơn. Hà lo vì con không có một hình mẫu tình yêu hạnh phúc để nhìn vào trong nhà, nên mình phải nói với con nhiều hơn về điều đó. Về tình dục, mình không nói được nhiều, nhưng khi con cởi mở với ba mẹ, mình chỉ cho con những hướng dẫn, những đầu sách, những bộ phim để con xem. Giờ con còn dạy lại mình nhiều điều mình không biết. Nhất là khi con đi du học ở một nước châu Âu, con kể lại mà mình ngạc nhiên lắm.

Với Linh, ngay lúc này khi bé lớn mới 8 tuổi, em đã chuẩn bị sẵn sách rồi. Linh bắt đầu giới thiệu về khái niệm có kinh nguyệt như thế nào và những gì đang xảy ra trong cơ thể. Mình bắt đầu với khoa học trước. Mình định đọc cùng bé để có thể giải thích thông qua những lời khuyên của tác giả hơn là tự suy nghĩ.


Nhưng có một hôm, bé đã hỏi: “Làm thế nào để có con trong bụng mẹ?”


Lúc đó, Linh cũng không biết cách trả lời. Sau đó, Linh hỏi lời khuyên từ người khác, bạn ấy nói giải thích là khi bộ phận sinh dục của ba tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ. Linh cũng không biết cách giải thích cho bé, nên cố gắng ậm ờ, rồi tình cờ có người khác vào phòng thì Linh bỏ qua luôn. Tới ngày hôm nay, Linh vẫn chưa giải thích lại điều đó. Trong vài tháng tới, mình phải đọc thêm sách về vấn đề này và giải thích cụ thể hơn.


Ban đầu, Linh nghĩ nếu giải thích cụ thể về cách thức quan hệ, bé sẽ tò mò muốn thử. Linh muốn dạy bé tinh thần tò mò, nhưng bây giờ nghĩ lại là nếu không dạy, bé cũng sẽ tìm hiểu bằng cách nào khác. Tốt hơn là mình sẽ dạy bé ở nhà một cách khoa học, lý trí, để bé hiểu trước về thông tin sự thật, rồi từ đó mới có thể nói sâu hơn về những cảm xúc đằng sau.


Câu hỏi số 30: Không biết là với chị, chị có nói chi tiết như vậy không?

Trải nghiệm của Hà hơi khác một chút. Hà là một người phụ nữ rất truyền thống. Đến tận bây giờ, Hà vẫn chưa mạnh mẽ và rõ ràng để diễn đạt những chuyện đó. Tuy nhiên, Hà biết là mình chưa giỏi về chuyện đó nhưng ở ngoài kia có nhiều những chuyên gia khác.


Bây giờ trên mạng cũng có nhiều clip khá là dễ thương về điều này, phù hợp với từng lứa tuổi. Ví dụ, 4-5 tuổi thì họ diễn đạt bằng cách dễ thương, 8 tuổi thì khoa học hơn, 9-10 tuổi thì đi vào chi tiết hơn. Mình có thể cho con xem những cái đó, hoặc cho con gặp những người khác để họ nói cho con nghe.


Nói thật, Hà vẫn chưa trực tiếp dạy con điều đó. Hà thấy có nhiều phụ huynh khác cũng như Hà, chuyện này bình thường thôi. Những gì mình không trực tiếp dạy được thì mình chỉ cần nhận thức rằng cái đó quan trọng, rồi tìm thầy cho con, tìm chuyên gia khác.


Khi sang du học bên kia, trong tiết giáo dục giới tính, tụi nó được thực hành trên những cái thật. Tức là mỗi đứa được phát một cái dương vật bằng nhựa, không phải chuối hay dưa leo như ở Mỹ, mà là một mô hình dương vật thật bằng nhựa.


Tất cả học sinh châu Á thì ngạc nhiên, chụp ảnh quay phim. Các bạn kia thì cứ tỉnh bơ, đeo vào đeo ra rất bình thường. Ở Mỹ, thường là họ sử dụng trái chuối hoặc trái dưa leo, nhưng bên kia là cái thật luôn, nhưng bằng nhựa hoặc cao su. Điều đó rất là sốc.


Ngoài ra, trong trường còn có những cái hộp đựng các loại bao cao su. Mẹ thì chỉ biết loại bao cao su cho nam thôi, nhưng con mình còn biết thêm bao cao su cho nữ, bao cao su cho tay, cho miệng. Những cái đó ở trong trường ai muốn lấy cũng được. Chúng được đặt trong hành lang, không phải trong văn phòng quản lý, nên ai cũng có thể lấy mà không một ai hay biết. Nói chung là khuyến khích các bạn dùng để an toàn.


Ở Việt Nam hay nói "vẽ đường cho hươu chạy" nhưng thực tế lại cấm “hươu” chạy. Con mình nói rằng bản năng của hươu là chạy, tại sao lại cấm? Thay vào đó, nên đồng hành chạy cùng với hươu.

Nếu mình nói đừng làm thì không khả thi lắm. Tốt nhất là mình nên hướng dẫn làm một cách an toàn.


Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 03

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 03


ĐỌC THÊM

Về các khách mời khác trong chương trình tại đây
Yêu Thương Thì Bao Giờ Cũng Tốt Hơn Là Ghét Nhau
Con Cái Sẽ Kỳ Vọng Điều Gì Trong Mối Quan Hệ Với Bố Mẹ?
Phiên Bản Trước Đây Hay Phiên Bản Hiện Tại Sẽ Khiến Bạn Hạnh Phúc Hơn?