“Còn sống, còn gia đình, là còn tất cả!”
Một câu nói vừa giản dị, vừa sâu sắc. Trong bài viết này, Linh sẽ cùng trò chuyện với anh Phú về hành trình đầy thử thách của anh - từ những ngày tưởng chừng không lối thoát đến việc tìm lại ánh sáng nhờ tình yêu gia đình và nghị lực cá nhân. Những chia sẻ chân thành, cảm động và đôi khi hài hước từ anh Phú sẽ giúp bạn hiểu rằng, đôi lúc cuộc sống chỉ cần một khoảnh khắc dừng lại, nhìn nhận điều quan trọng, và bắt đầu lại từ chính những bước chạy đầu tiên. Hãy cùng khám phá câu chuyện đầy cảm hứng này nhé!"
Câu hỏi số 25: Thông qua cuộc trò chuyện của chúng ta đến đây, Linh thấy anh là một người rất quyền lực và tự tin. Tuy nhiên, em biết khoảng 5 năm trước, anh có đăng một bài viết trên Facebook chia sẻ về một vấn đề tâm lý. Không biết anh có thể nói về trường hợp đó không?
Phú sẽ không nói quá chi tiết, nhưng đại khái là do vấn đề công việc thôi. Lúc đó, công ty của Phú tham gia vào những dự án rất lớn, lớn hơn nhiều so với quy mô của công ty. Chúng mình làm dự án rất tốt, nhưng lại gặp vấn đề về tài chính. Đến cuối, dù đã hoàn thành bàn giao, nhưng dự án bị lỗ và nợ nần. Số nợ lớn quá khiến mình bị stress, không tìm thấy lối thoát. Phú là người quản lý tài chính, học về tài chính, nên hiểu rằng tình hình lúc đó thật sự không có lối thoát. Dòng tiền không thể nào xoay sở được, khiến mình bế tắc và trầm cảm rất nặng.
Vào thời điểm đó, khoảng 6 năm trước, bà xã Phú đang làm cho một tập đoàn nước ngoài. Khi bà xã biết tình hình như vậy, bà xã đã quyết định về công ty để cùng mình làm việc. Vợ Phú hiểu rằng mình là người giỏi về tài chính, nhưng bà xã không về với tư cách là một người làm tài chính, mà là một người bạn để giúp Phú đứng vững. Tại thời điểm đó, nhờ sự giúp sức của bà xã, Phú đã đứng lên được và vượt qua giai đoạn khó khăn đó.
Các con của Phú cũng rất chia sẻ dù chúng không hiểu hết những vấn đề và áp lực Phú phải chịu đựng. Nhờ vậy, mọi việc sau này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Câu hỏi số 26: Vậy trong những lúc anh cảm thấy khó khăn nhất, anh đã suy nghĩ gì và dùng cách nào để có thể vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực đó?
Suy nghĩ tiêu cực thì rất nhiều và khó để có thể nghĩ tích cực được. Những lời động viên như "không sao đâu, ngày mai sẽ hết" hay "không sao đâu, rồi sẽ qua" là những câu nói khi Phú bình thường thôi. Còn khi rơi vào hoàn cảnh đó, Phú rất tuyệt vọng, cảm thấy không có lối thoát. Là người làm về tài chính, mình biết rằng về lý thuyết không có cách gì để vượt qua được. Lúc đó Phú hay nói đùa với mọi người rằng "giờ chỉ có nước đi đầu thai thôi," chứ không có cách gì thoát khỏi tình trạng này.
Có một lần, khi bà xã Phú về làm việc chung, ngày đầu tiên cô ấy nhìn đống sổ sách, giấy tờ, cô ấy cũng bi quan. Cô ấy nói, "Anh làm sao mà ra nông nỗi này?" Nhưng sau đó, cô ấy đã quyết định đi qua bên đường, đến một tiệm cắt tóc. Tóc của bà xã rất dài và đẹp, nhưng cô ấy cắt hết, chỉ chừa lại một chút tóc thôi. Bà xã nói: "Bây giờ em sẽ về đây, ngồi với anh, làm với anh. Chừng nào tóc em dài như cũ thì chúng ta sẽ xử lý xong vấn đề này."
Lúc đó, mình không tự tin là tụi mình sẽ vượt qua được, nhưng mình cũng động viên rằng hãy nỗ lực hết sức. Cứ làm việc chăm chỉ, thì hai vợ chồng cùng làm, cùng với anh em trong công ty và mọi người khác. Mọi người cũng rất thương, nên sau khoảng 2-3 năm, tụi mình đã tạm thời xử lý ổn vấn đề.
Nhưng trước đó, có lần tụi mình đi leo núi sau khi bà xã mình cắt tóc. Giai đoạn đó, mình rất bi quan, trời thì mưa, nên mình quyết định đi leo núi ở Lâm Đồng. Khi leo núi, chúng mình bị lạc trong rừng. Người dẫn đường là một người đồng bào, quen đường rất tốt, nhưng không hiểu sao lại dẫn tụi mình đi lạc. Lạc vào rừng sâu, âm u, không có ánh mặt trời, và không biết đường ra. Lạc đến mức không còn lối thoát, phải bò, phải lết, không có chỗ để đi. Lúc đó mình tuyệt vọng, nghĩ rằng có lẽ mình sẽ chết trong rừng.
Bà xã Phú lúc đó cũng hoảng loạn. Bọn Phú lạc quan một đêm, phải ngủ ngoài trời. Không có đồ ăn, chỉ có mấy hạt đậu phộng mà người dẫn đường mang theo. Đối với người đồng bào, việc này có thể bình thường, nhưng với Phú thì nghiêm trọng lắm. Phú ít khi bị lạc, nên khi lạc trong rừng, Phú rất hoảng loạn và nghĩ đến cái chết. Rất may là sáng hôm sau bọn Phú thoát ra được.
Khi thoát ra, mình nghĩ rằng nếu chẳng may có chuyện xảy ra, thì cái gì quan trọng hơn? Tính mạng của mình quan trọng hơn, hay áp lực kia quan trọng hơn? Lúc đó mình nhận ra rằng, thật ra, còn sống và còn khỏe mạnh là may mắn rồi, nên mình cứ tiếp tục nỗ lực. Từ đó, trong khoảng 2-3 năm, tụi mình đã giải quyết xong vấn đề.
Linh là người rất tin vào việc bộ não có thể điều khiển cơ thể và cảm xúc của mình, nghĩa là có sự kết nối giữa cả hai thứ này. Khi mình bình thường, mình sẽ luôn tự nói những câu tích cực và nghĩ rằng điều đó sẽ giúp mình vui vẻ. Nhưng khi thực sự rơi vào tiêu cực, đặc biệt sau khi sinh con, Linh cảm thấy rất trầm cảm. Những lời khuyên trong đầu không hiệu quả mà ngược lại còn phản tác dụng.
Khi mình cố gắng động viên bản thân thì nó không giúp được gì cả. Nhưng anh đã làm thêm được một bước nữa là sử dụng cơ thể của mình để nâng cao năng lượng. Anh đã kéo bản thân đi leo núi. Với Linh, khi trầm cảm, Linh chỉ nằm trên giường và ngủ, hoặc coi truyền hình. Điều đó giữ mình ở trong trạng thái quá stress và suy nghĩ tiêu cực. Linh thấy rằng, khi suy nghĩ không phù hợp, mình phải dùng cơ thể để nâng cao năng lượng và giúp mình thoát khỏi trạng thái tiêu cực đó.
Câu hỏi số 27: Vậy sau ngày hôm đó anh đã tiếp tục như thế nào?
Sau buổi đó, Phú tiếp tục leo núi và chạy bộ. Về sau, Phú đam mê chạy bộ luôn, trở nên nghiện chạy bộ. Chạy bộ không chỉ giúp mình cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp sức khỏe tinh thần của mình tốt hơn rất nhiều. Phú nhìn nhận vấn đề tích cực và lạc quan hơn, tự bản thân mình trở nên tích cực hơn rất nhiều. Đó là một trong những tác dụng của chạy bộ và thể thao nói chung.
Nhưng thực chất, cái khó không phải là việc thoát ra khỏi trầm cảm, mà cái khó là làm sao để mình có thể ra khỏi giường, mặc quần áo và đi chạy bộ khi đang trong tình trạng như vậy.
Câu hỏi số 28: Anh có những mẹo nào để ép bản thân đứng dậy và chạy bộ không?
Thú thật là rất khó. May mắn là Phú có bà xã, nên Phú dặn rằng "Em phải lôi anh dậy, em phải bắt anh đi." Thực ra, người thiếu ý chí nhất trong hai giới là đàn ông. Phú rất thiếu ý chí trong chuyện này. Buổi sáng rất khó để thức dậy, nhưng bà xã Phú cứ 4 giờ là dậy, bật đèn, làm ồn lên, rồi bắt Phú phải dậy theo.
Linh thấy vậy là đúng. Một trong những cách để đứng lên là có người thương bên cạnh giúp đỡ.
Phú giao trách nhiệm cho bà xã là gọi Phú dậy, và bà xã cũng hiểu rằng nếu không làm điều đó thì Phú sẽ ngủ luôn, không chịu dậy. Dần dần, bây giờ Phú bắt đầu tự giác hơn.
Câu hỏi số 29: Linh cũng từng chạy marathon khi còn trẻ, bây giờ đầu gối không biết có chịu nổi không, nhưng hồi đó Linh rất thích. Chạy bộ mang lại cảm giác tự do và rất thoải mái. Khi chạy đủ lâu và đủ nhanh, cơ thể sẽ sản sinh những hormon vui vẻ, gọi là "runner's high" – cảm giác vui thích vì chạy bộ. Linh rất thích cảm giác đó. Không biết với anh, anh thích cảm giác đó hay là thích những điều khác về việc chạy bộ?
Điều mà Linh nói là điểm chung của người chạy bộ. Khi mình chạy đến một quãng đường nào đó, thường phải hơn 10 cây hoặc hơn 1 tiếng, cơ thể bắt đầu tiết ra những hormone khiến mình cảm thấy sảng khoái, thoải mái và vui. Nhưng đó chỉ là một phần trong từng buổi tập. Quan trọng hơn là khi nhìn lại sau nhiều buổi tập, sau nhiều tháng, mình thấy sự thay đổi lớn về thể chất, tinh thần và lối sống. Mình cảm thấy tự hào và thích thú với những thay đổi đó như là một lộ trình để tốt hơn.
Câu hỏi số 30: Vậy khi chạy bộ bốn mươi mấy cây số, điều khó khăn nhất là những gì mình suy nghĩ đúng không? Vì người không chạy bộ thường nghĩ rằng chạy bộ chỉ liên quan đến thể chất, nhưng thực ra liên quan đến bộ não của mình nhiều hơn. Mình có bốn tiếng để suy nghĩ về điều gì đó hoặc giữ đầu óc trống rỗng để vượt qua bốn tiếng đó. Với anh, khi chạy bộ, anh sẽ suy nghĩ về điều gì hay anh cố gắng giữ đầu óc trống rỗng để giảm stress?
Khi mình giữ đầu óc trống rỗng và tập trung vào bước chân, hơi thở, con đường, thì sau một thời gian, quay lại với vấn đề hiện tại, mình sẽ cảm thấy sáng suốt hơn rất nhiều. Mình sẽ nhìn vấn đề thoải mái hơn, khác hẳn so với việc cứ tập trung suy nghĩ mãi về nó. Lúc mới chạy, Phú cũng suy nghĩ nhiều lắm, nhưng dần dần, khi chạy quãng đường dài hơn và có phần chuyên nghiệp hơn, Phú nhận ra rằng cần để đầu óc trống rỗng và tập trung vào từng bước chân.
Câu hỏi số 31: Chạy bộ có dạy anh những gì khác trong cuộc sống không?
Thực ra, nó giúp Phú rất nhiều, không chỉ dạy mà còn hỗ trợ Phú trong nhiều vấn đề của cuộc sống. Ví dụ như, nó giúp Phú học cách đặt ra mục tiêu. Nếu muốn đạt mục tiêu, mình phải có lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Đây là điều đầu tiên mà chạy bộ dạy Phú. Mặc dù trong cuộc sống, ai cũng có mục tiêu và cách để hướng tới mục tiêu, nhưng ít người cụ thể hóa điều đó. Ví dụ như với cự ly 42 km, chắc chắn anh không thể nào làm được nếu không luyện tập. Do đó, buộc anh phải có lộ trình luyện tập để đạt được mục tiêu.
Thứ hai, chạy bộ giúp Phú cảm thấy sức khỏe tốt hơn, suy nghĩ thoáng hơn, thoải mái hơn. Khi không chạy bộ hoặc không thể chạy bộ vì lý do nào đó, Phú dễ bị xuống tinh thần, dễ có cảm giác buồn hoặc tiêu cực. Điều này cho thấy rằng chạy bộ không chỉ là về thể chất, sống lâu hay trường thọ, mà thực chất là nó đang giúp mình mỗi ngày, tăng cường chất lượng cuộc sống. Chạy bộ giống như uống vitamin mỗi ngày, giúp cho cuộc sống của mình trở nên tốt hơn.
Câu hỏi số 32: Khi nãy chúng ta đã nói một chút về công việc trước đây của anh. Công ty của anh đã gặp sự cố, sau đó anh đã hợp tác với vợ và cố gắng xây dựng lại. Anh có thể chia sẻ trong giai đoạn đó mình đã dùng những cách thức nào để xoay sở và xây dựng lại công ty?
Thực ra, lúc đó công ty của Phú chuyên về thiết kế và xây dựng. Phú làm rất nhiều dự án, từ những dự án dân dụng như xây nhà, làm căn hộ, cho đến những dự án lớn hơn như khu nhà liền kề, khu dân cư. Vấn đề lớn mà Phú gặp phải là nằm ở các dự án lớn tại các khu dân cư, còn những việc nhỏ như xây nhà thì vẫn làm bình thường. Lúc đó, Phú nghĩ rằng vấn đề lớn này là vấn đề chính của mình, là vấn đề của cả cuộc đời và cả công ty. Nhưng thực ra, bà xã Phú đã phân tích và cho thấy rằng đó chỉ là một phần của công ty, một phần của cuộc đời mình thôi, không phải là tất cả.
Do đó, Phú tập trung vào những công việc khác, những nhánh khác của công ty. Khi Phú làm tốt những việc đó, nó sẽ giúp giải quyết vấn đề đang tồn tại ở phần khác. Thời điểm đó, chúng mình làm việc nhiều hơn, nỗ lực hơn, và cũng chia sẻ vấn đề của mình với anh em trong công ty, hy vọng mọi người giúp đỡ. Tất nhiên, không phải giúp gì nhiều, nhưng thay vì làm việc có lương, mọi người nỗ lực hơn một chút để giúp mình vượt qua giai đoạn này. Mọi người rất đồng lòng và hỗ trợ mình và chúng mình mất khoảng hai đến ba năm để vượt qua.
Câu hỏi số 33: Được gặp một người đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn như vậy là rất hiếm. Linh muốn học hỏi từ cuộc trò chuyện này và hy vọng Linh sẽ không gặp phải vấn đề đó trong tương lai. Nhưng Linh nghĩ cuộc sống còn dài và có thể sẽ có những trải nghiệm tương tự. Vậy anh có lời khuyên nào dành cho những phút khó khăn đó không?
Như Phú đã nói, Phú luôn tâm niệm và khuyên các bạn trẻ bây giờ, đặc biệt là những bạn khởi nghiệp, rằng sẽ có những khoảnh khắc mình đối mặt với những chuyện đó. Khi đối mặt, mình thường không nghĩ được gì nữa, chỉ thấy một bầu trời đen tối, mọi thứ u ám, bế tắc, không lối thoát. Cảm giác đó bế tắc vô cùng, nhưng Phú nhắc các bạn nhớ một khẩu quyết: "Còn sống, còn gia đình, là còn tất cả." không có gì phải bi quan. Lúc đó, mình bắt đầu nhìn nhận xem mình còn gì, và điều đó sẽ giúp mình vượt qua.
Câu hỏi số 34: Những lời nhắc nhở đó, anh suy nghĩ trong đầu hay anh viết ra giấy?
Phú có ghi xuống trong sổ, và cũng nói với mọi người. Phú tự hào về điều đó. Khi đã qua được trải nghiệm, Phú dùng trải nghiệm cá nhân để nói với các bạn trẻ.
Câu hỏi số 35: Trong giai đoạn đó, anh có tìm đến ai khác để xin lời khuyên không?
Có, Phú cũng không giấu là Phú đã đi tìm lời khuyên, tìm sự tư vấn từ nhiều người. Tuy nhiên, đa số không có tác dụng bằng trải nghiệm cá nhân và vụ đi lạc trong rừng mà Phú đã kể.
Linh thấy rất hay, hôm nay Linh học được nhiều thứ. Và Linh thấy một trong những lo lắng lớn nhất là con của Linh sẽ không thích mình, mà chỉ yêu mình vì trách nhiệm. Linh yên tâm hơn vì anh chia sẻ rằng thật ra mình chỉ cần cho con thấy chân dung toàn diện của mình. Nghĩa là mình có thể là một người mạnh mẽ, tự tin.
Nhưng cũng có thể là một người yếu đuối.
Đúng vậy vì mình cũng chỉ là con người thôi.
Việc các con đối xử với mình, ngoài việc phải hiếu thảo và làm tròn trách nhiệm của một người con, còn phải có tình cảm của một người bạn, phải có tình cảm của một người thân. Không nhất thiết tình cảm đó phải là sự kính trọng. Đôi khi các con cũng tư vấn cho mình trong một số chuyện, hoặc đưa ra lời an ủi, lời khuyên. Mình phải chấp nhận điều đó và đưa ra những lời khen, động viên ngược lại cho mình. Những lời chúc mừng, lời động viên của các con Phú rất là trân quý.
Ví dụ, hôm mình chạy 100 km trong 24 tiếng. Chạy từ đêm hôm nay tới đêm hôm sau. Tất nhiên, ngoài việc có một số bạn bè rất thân chạy cùng, thì Phú nghĩ cũng ít có người nào khác theo dõi. Nhưng các con của mình thì khác, chúng luôn theo dõi. Khi ba mẹ không hoàn thành cự ly đó, ngay lập tức, các con động viên chúng mình liền. Những lời động viên đó rất quý đối với Phú. Khi Phú ghi nhận những việc đó, Phú cảm thấy rằng các con không chỉ yêu thương và kính trọng mình theo nghĩa thông thường, mà còn xem mình là một người bạn và thực sự quan tâm đến mình. Trong những thời điểm đó, mình thấy cách mình đang làm là đúng.
Có nghĩa là mình nên mở lòng để bé không chỉ học từ mình, mà mình cũng có thể học từ bé. Khi mình tạo một mối quan hệ cân bằng như vậy, bé sẽ muốn duy trì mối quan hệ với mình.
Các bé nhà Phú cũng nói vậy. Chúng nói rằng thời gian chúng thích nhất là thời gian ở với Phú và Thắm, tức là với ba mẹ. Và luôn là như vậy, người bạn mà chúng muốn ở bên lâu nhất là ba mẹ, người mà chúng muốn đi cùng và làm mọi việc cùng là ba mẹ. Đó là thành công của bọn mình và mình rất tự hào về điều đó. Người đầu tiên mà chúng muốn chia sẻ khi có rắc rối hay thành tựu là mình, thì đó chính là thành công lớn nhất của mình. Mình cảm thấy rất vui vì điều đó.
Linh cũng rất mừng cho anh. Linh thấy rằng anh thực sự đã đạt được điều đó, vừa được thương vừa được thích. Hôm nay, Linh học được vài thứ rất tích cực và cũng khiến Linh hy vọng tốt hơn về mối quan hệ của mình với các bé. Linh sẽ cố gắng đồng hành với bé, linh hoạt trong vai trò của người mẹ. Mình phải chọn lúc nào làm người bạn, lúc nào làm phụ huynh và lúc nào cần thả lỏng.
Nhưng cái quan trọng ở đây là mình thả lỏng ở khía cạnh bé thấy, nhưng thật ra ở phía sau mình cũng phải theo dõi sát để vẫn giữ vai trò của người phụ huynh.
Vai trò chính vẫn là phụ huynh, chứ không thể nào chỉ làm bạn. Người bạn chỉ là một lúc nào đó thôi, còn cơ bản vai trò của chúng ta vẫn là người cha, người mẹ. Thành tựu mà người cha, người mẹ mong muốn ở con mình tất nhiên là nhiều. Nhiều người đặt ra các thành tựu như phải học giỏi, phải có hiếu, phải trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
Nhưng thực ra, không có ai hoặc rất ít người nghĩ rằng mình cần phải làm gì để trong mắt các con, mình trở thành một thành tựu. Con mình muốn mình như thế nào? Mình chưa bao giờ đặt ra câu hỏi đó. Mình thường đặt ra câu hỏi là mình muốn con mình như vậy, nhưng con mình muốn mình như thế nào thì mình có bao giờ nghĩ tới, hoặc rất ít khi nghĩ tới. Vợ chồng Phú thì nghĩ ngược lại. Bọn mình nghĩ rằng con mình muốn mình như thế nào, con mình mong chờ điều gì từ mình, bọn mình sẽ đáp ứng việc đó. Bởi vì mối quan hệ này là hai chiều.
Phú muốn con mình như thế nào thì Phú cũng phải đặt câu hỏi là con mình muốn mình như thế nào, và liệu mình có đáp ứng điều đó hay không. Khi đó, việc mình muốn con như thế nào sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó, chữ "thương" và "thích" sẽ giúp mối quan hệ trở nên hài hòa và dễ dàng hơn.
Linh thấy rằng mình có thể đạt được việc con cái sẽ yêu thương và thích mình sẽ dẫn đến những cuộc trò chuyện vào cuối tuần để hiểu rõ hơn về yêu cầu của con cái. Cảm ơn anh Phú rất nhiều.
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.