Nghiên Cứu Dữ Liệu: Chọn NotebookLM Hay ChatGPT?

Năm 2022, hãng hàng không Air Canada phải bồi thường hơn 600 USD cho một hành khách do chatbot trả lời tự động của họ đã đưa THÔNG TIN SAI về chính sách giảm giá đặc biệt.

Năm 2023, một công ty luật đã bị phạt 5.000 USD sau khi một trong các luật sư của công ty trích dẫn vụ kiện KHÔNG CÓ THẬT do ChatGPT tạo ra.

Đây là hai trong hàng loạt sự cố khi AI đưa ra câu trả lời sai. Các bạn hãy nhớ rằng: AI chỉ là công cụ. Bạn dùng nó để tăng năng suất công việc của mình. Vì vậy, nếu dùng sai, bạn phải là người chịu trách nhiệm.

Vậy làm thế nào để bạn tận dụng được thế mạnh của những công cụ như ChatGPT mà vẫn đảm bảo thông tin nhận được là chính xác?

Trong bài viết này, bạn sẽ học được 2 điều. Đầu tiên, tất cả chúng ta đều nghe về AI Hallucinations. Nhưng chính xác nó là gì và làm thế nào để xác định bạn có đang gặp Ảo giác AI hay không? Thứ hai, bạn sẽ được giới thiệu một công cụ mới, giúp giảm thiểu nguy cơ bị Ảo giác AI. Đó là NotebookLM. Và Linh sẽ so sánh công cụ này với ChatGPT với các tiêu chí cụ thể.

1- ẢO GIÁC AI (HALLUCINATIONS) LÀ GÌ?

Các bạn có để ý là trong tất cả các cuộc nói chuyện với ChatGPT, sẽ luôn có câu nhắc nhở “ChatGPT có thể mắc lỗi. Hãy kiểm tra các thông tin quan trọng” nằm ở cuối màn hình không? Lý do là để cảnh báo bạn về AI Hallucinations.
AI Hallucinations hay Ảo giác AI là hiện tượng mô hình AI đưa ra kết quả không chính xác hoặc có thể gây hiểu lầm.
Có hai loại ảo giác AI cơ bản là (1) Ảo giác về sự thật (Factual Hallucination) và (2) Ảo giác về ngữ cảnh (Contextual Hallucination).
(1)Thứ nhất, Ảo giác về sự thật là khi AI tạo ra thông tin không chính xác hoặc sai lệch mà không có căn cứ thực tế. Dù câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, nhưng thông tin lại không đúng. Ví dụ, khi bạn hỏi: "Ai là người phát minh ra bóng đèn?", ChatGPT sẽ trả lời là: "Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn vào năm 1847." Nghe có vẻ ổn đúng không? Tuy nhiên, Edison thực tế phát minh ra bóng đèn vào năm 1879, và con số 1847 là không chính xác.
(2)Thứ hai, Ảo giác ngữ cảnh xảy ra khi AI hiểu sai hoặc không đầy đủ ngữ cảnh của câu hỏi, và cung cấp câu trả lời không phù hợp hoặc không đúng trọng tâm. Mặc dù thông tin có thể đúng nhưng lại không khớp với bối cảnh mà người dùng cần. Ví dụ, khi bạn hỏi: "Tôi có thể làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc?", ChatGPT phản hồi là: "Bạn nên tham gia một khóa học yoga để cải thiện sức khỏe tổng thể." Mặc dù yoga có lợi cho sức khỏe, nhưng nó không liên quan trực tiếp đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc.
Tóm lại, rất khó để biết khi nào một công cụ AI đang đưa cho bạn thông tin sự thật hay đang bị Ảo giác AI. Bạn phải kiểm tra mọi thông tin nó đưa ra trước khi sử dụng!
Những điều Linh vừa chia sẻ không phải để bạn cảm thấy lo lắng hay đánh giá thấp tính ứng dụng của ChatGPT. Ngược lại, hiểu rõ giới hạn của một công cụ là động lực để bạn khám phá các công cụ mới có khả năng giải quyết được vấn đề của mình. Công cụ mà Linh muốn giới thiệu hôm nay là NotebookLM.

2- NOTEBOOKLM LÀ GÌ?

NotebookLM là một công cụ do Google Labs phát triển, hỗ trợ người dùng trong việc ghi chú, nghiên cứu và làm việc với tài liệu. Nó sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn để hiểu sâu nội dung của các tài liệu. Nhờ đó, NotebookLM có thể thực hiện nhiều tác vụ hữu ích như tóm tắt tài liệu, trả lời câu hỏi dựa trên nội dung đầu vào, và gợi ý thông tin liên quan hoặc mở rộng về một chủ đề cụ thể.

Nếu bạn mới làm quen với AI và muốn hiểu thêm về các khái niệm cơ bản như học máy, học sâu, mô hình ngôn ngữ lớn, hãy đọc bài viết Đơn Giản Hoá Khái Niệm AI: 6 Thuật Ngữ Cơ Bản Để Bắt Đầu để xem lại chi tiết các khái niệm này nhé.

3- NOTEBOOKLM & ChatGPT CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Vậy NotebookLM khác gì ChatGPT? Và vì sao bạn nên dùng NotebookLM cho công việc của mình? Linh đã lập một bảng so sánh để các bạn dễ theo dõi.

Bảng so sánh giữa NotebookLM và ChatGPT.

3.1. CHI PHÍ

Đầu tiên là chi phí. Cho đến thời điểm hiện tại, NotebookLM vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa tính phí. Bạn có thể truy cập vào link ​​https://notebooklm.google.com/, và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của mình để sử dụng miễn phí ứng dụng này. Với ChatGPT, bạn có thể sử dụng bản miễn phí, hoặc trả phí khoảng 500 ngàn đồng một tháng cho phiên bản nâng cấp hơn.

3.2. KHẢ NĂNG BỊ ẢO GIÁC AI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU

Thứ hai, chúng ta sẽ vào một phần cực kỳ quan trọng là so sánh cách NotebookLM và ChatGPT xử lý thông tin.

Theo nghiên cứu, ChatGPT bản trả phí có khả năng đưa ra phản hồi đúng sự thật cao hơn 40% so với bản miễn phí. Nhưng dù bạn cung cấp thông tin trong file đính kèm, ChatGPT vẫn có thể sử dụng những thông tin khác mà nó đã học được để đưa ra câu trả lời.

Ngược lại, NotebookLM được thiết kế theo nguyên tắc làm việc trên các file thông tin mà bạn cung cấp chứ không lấy thêm từ bên ngoài. Nghĩa là nó có thể giúp bạn thực hiện các thao tác như tóm tắt, trích xuất, sắp xếp dữ liệu dựa trên những dữ liệu sẵn có mà không sáng tạo hay thêm bớt.

Làm thế nào để bạn có thể kiểm chứng điều này?

Một tính năng khá thú vị và minh bạch của NotebookLM là trích dẫn nguồn thông tin đang trình bày đến vị trí của thông tin đó trên tài liệu gốc.

NotebookLM có khả năng trích dẫn nguồn thông tin.

Ví dụ, khi Linh nhấn vào 1 con số, NotebookLM sẽ nhanh chóng chỉ cho Linh là thông tin này được trích dẫn từ đoạn nào, trong tài liệu nào. Và các bạn nhớ là phải kiểm tra xem thông tin đó có được trích dẫn đúng chưa nhé.

NotebookLM cũng là một ứng dụng công nghệ, vậy nó có khả năng bị ảo giác AI không?

Tất nhiên là CÓ. Trường hợp này xảy ra khi tài liệu mà bạn cung cấp chứa thông tin chưa rõ ràng hay có những ngữ cảnh dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên, như Linh vừa nói, bạn có thể kiểm tra nhanh chóng bằng cách nhấn vào các số chú thích. Còn khi làm việc với ChatGPT, bạn sẽ phải đọc lại tài liệu của mình để kiểm tra tính xác thực.

Nói tóm lại, cả NotebookLM và ChatGPT đều có khả năng bị ảo giác AI nhưng với các mức độ khác nhau. Xếp theo thứ tự từ có nguy cơ cao nhất đến thấp nhất là ChatGPT miễn phí, ChatGPT trả phí và cuối cùng là NotebookLM. Và 1 điểm quan trọng bạn cần nhớ là với NotebookLM, bạn có thể kiểm tra nhanh mức độ chính xác của câu trả lời bằng cách bấm vào số chú thích bên cạnh các phản hồi.

3.3. KHỐI LƯỢNG DỮ LIỆU

Yếu tố thứ ba chúng ta sẽ tìm hiểu là khối lượng dữ liệu. Hiện tại, NotebookLM cho phép bạn tạo mới 100 Notebook hay sổ tay trong 1 tài khoản. Với mỗi Notebook, bạn có thể tải lên tối đa 50 tài liệu. Mỗi tài liệu có dung lượng lên tới 100MB và chứa tối đa 500.000 từ. Tương đương khoảng 12 cuốn Nhà Giả Kim. Thấy là cũng nhiều đúng không?

Còn ChatGPT thì sao? Như Linh đã đề cập, bạn có thể đính kèm file trong ChatGPT miễn phí. Tuy nhiên, tính năng này có giới hạn theo tốc độ sử dụng chung. Bạn chỉ có thể sử dụng tính năng đính kèm file một số lần giới hạn trong vòng 5 giờ. Giới hạn này không có con số cụ thể mà dựa trên tần suất sử dụng chung của người dùng vào cùng thời điểm với bạn. Và ChatGPT sẽ thông báo khi bạn đạt đến giới hạn này.

Khi thử nghiệm thì Linh có thể tải được 1 hoặc 2 files tùy lúc, và sau đó thì bị giới hạn vài giờ hoặc có khi đến ngày hôm sau mới sử dụng lại được. Nói chung là ChatGPT bản miễn phí có thể làm được, nhưng nó không mượt mà lắm và hơi bất tiện.

Với bản trả phí, bạn có thể tải lên cùng lúc tối đa 10 tài liệu. Với điều kiện là mỗi tài liệu không vượt quá 512MB. Nếu tài liệu là ảnh thì giới hạn dung lượng cho mỗi ảnh là 20MB.

Như vậy, bạn có thể làm việc với các file tài liệu trên cả NotebookLM hay ChatGPT bản miễn phí và trả phí. Tuy nhiên với NotbookLM, bạn có thể tải lên được nhiều tài liệu hơn so với bản ChatGPT trả phí. Ngược lại, ChatGPT bản miễn phí thì có giới hạn số lượng file đính kèm, hơi bất tiện.

3.4. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU

Đó là về khối lượng dữ liệu. Bên cạnh đó thì một yếu tố thứ tư, cũng quan trọng không kém là định dạng dữ liệu. Một ứng dụng thân thiện phải có khả năng đọc được các dạng file mà bạn thường dùng.

Khi mới ra mắt, NotebookLM có thể đọc được các file gồm Google Docs, PDF và văn bản trực tiếp. Và từ tháng 6 năm nay, ứng dụng này đã cho phép đọc dữ liệu từ Google Slides và đường link của các trang web.

Hiện NotebookLM vẫn chưa đọc được dữ liệu từ Google Sheets hay Microsoft Excel. Nhưng nếu muốn, bạn có thể chuyển các files này sang định dạng PDF. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hỏi các thông tin về số liệu thôi. Vì file PDF không có chứa công thức nên bạn sẽ không biết được mối quan hệ giữa các ô số với nhau.

Với ChatGPT, bạn có thể làm việc với nhiều định dạng file như, Google Docs, PDFs, Google Sheets, Google Slides, hình ảnh hay file văn bản. Điều này áp dụng cho cả phiên bản miễn phí và trả phí.

Trái ngược với NotebookLM, các đường link không được hỗ trợ trực tiếp trên ChatGPT. Nghĩa là nếu NotebookLM có thể giúp bạn đọc được được nội dung từ một trang Web, thì ChatGPT đang bị hạn chế trong nhiệm vụ này.

Nói tóm lại, nếu công việc của bạn chủ yếu là trên file Excel hay Google Sheets, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ ChatGPT. Nhớ là phải kiểm tra thông tin sau khi sử dụng nha. Còn nếu bạn cần thu thập nhiều thông tin trên các blog hay website trực tuyến thì NotebookLM là một lựa chọn tốt hơn.

Rất nhiều thông tin đúng không? Tất cả đều được tóm tắt trong bảng này. Hoặc bạn có thể đọc bài blog được đính kèm ở phần mô tả để ghi chú lại các thông tin cần thiết.

Năm 2022, hãng hàng không Air Canada phải bồi thường hơn 600 USD cho một hành khách do chatbot trả lời tự động của họ đã đưa THÔNG TIN SAI về chính sách giảm giá đặc biệt.

Năm 2023, một công ty luật đã bị phạt 5.000 USD sau khi một trong các luật sư của công ty trích dẫn vụ kiện KHÔNG CÓ THẬT do ChatGPT tạo ra.

Đây là hai trong hàng loạt sự cố khi AI đưa ra câu trả lời sai. Các bạn hãy nhớ rằng: AI chỉ là công cụ. Bạn dùng nó để tăng năng suất công việc của mình. Vì vậy, nếu dùng sai, bạn phải là người chịu trách nhiệm.

Vậy làm thế nào để bạn tận dụng được thế mạnh của những công cụ như ChatGPT mà vẫn đảm bảo thông tin nhận được là chính xác?

Trong bài viết này, bạn sẽ học được 2 điều. Đầu tiên, tất cả chúng ta đều nghe về AI Hallucinations. Nhưng chính xác nó là gì và làm thế nào để xác định bạn có đang gặp Ảo giác AI hay không? Thứ hai, bạn sẽ được giới thiệu một công cụ mới, giúp giảm thiểu nguy cơ bị Ảo giác AI. Đó là NotebookLM. Và Linh sẽ so sánh công cụ này với ChatGPT với các tiêu chí cụ thể.

1- ẢO GIÁC AI (HALLUCINATIONS) LÀ GÌ?

Các bạn có để ý là trong tất cả các cuộc nói chuyện với ChatGPT, sẽ luôn có câu nhắc nhở “ChatGPT có thể mắc lỗi. Hãy kiểm tra các thông tin quan trọng” nằm ở cuối màn hình không? Lý do là để cảnh báo bạn về AI Hallucinations.
AI Hallucinations hay Ảo giác AI là hiện tượng mô hình AI đưa ra kết quả không chính xác hoặc có thể gây hiểu lầm.
Có hai loại ảo giác AI cơ bản là (1) Ảo giác về sự thật (Factual Hallucination) và (2) Ảo giác về ngữ cảnh (Contextual Hallucination).
(1)Thứ nhất, Ảo giác về sự thật là khi AI tạo ra thông tin không chính xác hoặc sai lệch mà không có căn cứ thực tế. Dù câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, nhưng thông tin lại không đúng. Ví dụ, khi bạn hỏi: "Ai là người phát minh ra bóng đèn?", ChatGPT sẽ trả lời là: "Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn vào năm 1847." Nghe có vẻ ổn đúng không? Tuy nhiên, Edison thực tế phát minh ra bóng đèn vào năm 1879, và con số 1847 là không chính xác.
(2)Thứ hai, Ảo giác ngữ cảnh xảy ra khi AI hiểu sai hoặc không đầy đủ ngữ cảnh của câu hỏi, và cung cấp câu trả lời không phù hợp hoặc không đúng trọng tâm. Mặc dù thông tin có thể đúng nhưng lại không khớp với bối cảnh mà người dùng cần. Ví dụ, khi bạn hỏi: "Tôi có thể làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc?", ChatGPT phản hồi là: "Bạn nên tham gia một khóa học yoga để cải thiện sức khỏe tổng thể." Mặc dù yoga có lợi cho sức khỏe, nhưng nó không liên quan trực tiếp đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc.
Tóm lại, rất khó để biết khi nào một công cụ AI đang đưa cho bạn thông tin sự thật hay đang bị Ảo giác AI. Bạn phải kiểm tra mọi thông tin nó đưa ra trước khi sử dụng!
Những điều Linh vừa chia sẻ không phải để bạn cảm thấy lo lắng hay đánh giá thấp tính ứng dụng của ChatGPT. Ngược lại, hiểu rõ giới hạn của một công cụ là động lực để bạn khám phá các công cụ mới có khả năng giải quyết được vấn đề của mình. Công cụ mà Linh muốn giới thiệu hôm nay là NotebookLM.

2- NOTEBOOKLM LÀ GÌ?

NotebookLM là một công cụ do Google Labs phát triển, hỗ trợ người dùng trong việc ghi chú, nghiên cứu và làm việc với tài liệu. Nó sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn để hiểu sâu nội dung của các tài liệu. Nhờ đó, NotebookLM có thể thực hiện nhiều tác vụ hữu ích như tóm tắt tài liệu, trả lời câu hỏi dựa trên nội dung đầu vào, và gợi ý thông tin liên quan hoặc mở rộng về một chủ đề cụ thể.

Nếu bạn mới làm quen với AI và muốn hiểu thêm về các khái niệm cơ bản như học máy, học sâu, mô hình ngôn ngữ lớn, hãy đọc bài viết Đơn Giản Hoá Khái Niệm AI: 6 Thuật Ngữ Cơ Bản Để Bắt Đầu để xem lại chi tiết các khái niệm này nhé.

3- NOTEBOOKLM & ChatGPT CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Vậy NotebookLM khác gì ChatGPT? Và vì sao bạn nên dùng NotebookLM cho công việc của mình? Linh đã lập một bảng so sánh để các bạn dễ theo dõi.

Bảng so sánh giữa NotebookLM và ChatGPT.

3.1. CHI PHÍ

Đầu tiên là chi phí. Cho đến thời điểm hiện tại, NotebookLM vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa tính phí. Bạn có thể truy cập vào link ​​https://notebooklm.google.com/, và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của mình để sử dụng miễn phí ứng dụng này. Với ChatGPT, bạn có thể sử dụng bản miễn phí, hoặc trả phí khoảng 500 ngàn đồng một tháng cho phiên bản nâng cấp hơn.

3.2. KHẢ NĂNG BỊ ẢO GIÁC AI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU

Thứ hai, chúng ta sẽ vào một phần cực kỳ quan trọng là so sánh cách NotebookLM và ChatGPT xử lý thông tin.

Theo nghiên cứu, ChatGPT bản trả phí có khả năng đưa ra phản hồi đúng sự thật cao hơn 40% so với bản miễn phí. Nhưng dù bạn cung cấp thông tin trong file đính kèm, ChatGPT vẫn có thể sử dụng những thông tin khác mà nó đã học được để đưa ra câu trả lời.

Ngược lại, NotebookLM được thiết kế theo nguyên tắc làm việc trên các file thông tin mà bạn cung cấp chứ không lấy thêm từ bên ngoài. Nghĩa là nó có thể giúp bạn thực hiện các thao tác như tóm tắt, trích xuất, sắp xếp dữ liệu dựa trên những dữ liệu sẵn có mà không sáng tạo hay thêm bớt.
Làm thế nào để bạn có thể kiểm chứng điều này?
Một tính năng khá thú vị và minh bạch của NotebookLM là trích dẫn nguồn thông tin đang trình bày đến vị trí của thông tin đó trên tài liệu gốc.

NotebookLM có khả năng trích dẫn nguồn thông tin.

Ví dụ, khi Linh nhấn vào 1 con số, NotebookLM sẽ nhanh chóng chỉ cho Linh là thông tin này được trích dẫn từ đoạn nào, trong tài liệu nào. Và các bạn nhớ là phải kiểm tra xem thông tin đó có được trích dẫn đúng chưa nhé.

NotebookLM cũng là một ứng dụng công nghệ, vậy nó có khả năng bị ảo giác AI không?

Tất nhiên là CÓ. Trường hợp này xảy ra khi tài liệu mà bạn cung cấp chứa thông tin chưa rõ ràng hay có những ngữ cảnh dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên, như Linh vừa nói, bạn có thể kiểm tra nhanh chóng bằng cách nhấn vào các số chú thích. Còn khi làm việc với ChatGPT, bạn sẽ phải đọc lại tài liệu của mình để kiểm tra tính xác thực.
Nói tóm lại, cả NotebookLM và ChatGPT đều có khả năng bị ảo giác AI nhưng với các mức độ khác nhau. Xếp theo thứ tự từ có nguy cơ cao nhất đến thấp nhất là ChatGPT miễn phí, ChatGPT trả phí và cuối cùng là NotebookLM. Và 1 điểm quan trọng bạn cần nhớ là với NotebookLM, bạn có thể kiểm tra nhanh mức độ chính xác của câu trả lời bằng cách bấm vào số chú thích bên cạnh các phản hồi.

3.3. KHỐI LƯỢNG DỮ LIỆU

Yếu tố thứ ba chúng ta sẽ tìm hiểu là khối lượng dữ liệu. Hiện tại, NotebookLM cho phép bạn tạo mới 100 Notebook hay sổ tay trong 1 tài khoản. Với mỗi Notebook, bạn có thể tải lên tối đa 50 tài liệu. Mỗi tài liệu có dung lượng lên tới 100MB và chứa tối đa 500.000 từ. Tương đương khoảng 12 cuốn Nhà Giả Kim. Thấy là cũng nhiều đúng không?

Còn ChatGPT thì sao? Như Linh đã đề cập, bạn có thể đính kèm file trong ChatGPT miễn phí. Tuy nhiên, tính năng này có giới hạn theo tốc độ sử dụng chung. Bạn chỉ có thể sử dụng tính năng đính kèm file một số lần giới hạn trong vòng 5 giờ. Giới hạn này không có con số cụ thể mà dựa trên tần suất sử dụng chung của người dùng vào cùng thời điểm với bạn. Và ChatGPT sẽ thông báo khi bạn đạt đến giới hạn này.

Khi thử nghiệm thì Linh có thể tải được 1 hoặc 2 files tùy lúc, và sau đó thì bị giới hạn vài giờ hoặc có khi đến ngày hôm sau mới sử dụng lại được. Nói chung là ChatGPT bản miễn phí có thể làm được, nhưng nó không mượt mà lắm và hơi bất tiện.

Với bản trả phí, bạn có thể tải lên cùng lúc tối đa 10 tài liệu. Với điều kiện là mỗi tài liệu không vượt quá 512MB. Nếu tài liệu là ảnh thì giới hạn dung lượng cho mỗi ảnh là 20MB.

Như vậy, bạn có thể làm việc với các file tài liệu trên cả NotebookLM hay ChatGPT bản miễn phí và trả phí. Tuy nhiên với NotbookLM, bạn có thể tải lên được nhiều tài liệu hơn so với bản ChatGPT trả phí. Ngược lại, ChatGPT bản miễn phí thì có giới hạn số lượng file đính kèm, hơi bất tiện.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

4- CHỌN NOTEBOOKLM HAY ChatGPT?

Trở lại với câu hỏi đầu video, nghiên cứu dữ liệu thì nên chọn NotebookLM hay ChatGPT? Câu trả lời là tuỳ.

Điểm mạnh của NotebookLM là (1) miễn phí, (2) thông tin được trích dẫn rõ ràng và (3) làm việc được tối đa đến 50 tài liệu. Hạn chế hiện tại là NotebookLM chưa thể làm việc với file Microsoft Excel hay Google Sheets. Ngược lại, ChatGPT có thể làm tốt điều này. Những bạn thường xuyên làm việc với số liệu chắc sẽ thích ChatGPT hơn một chút 😀.

Nói chung, mỗi công cụ sẽ có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều quan trọng là bạn nắm được những đặc điểm đó và lựa chọn công cụ phù hợp. Trong bài viết tiếp theo, Linh sẽ làm một chút thử nghiệm để xem với cùng 1 yêu cầu, ứng dụng nào sẽ có câu trả lời tốt hơn. Các bạn nhớ đón xem nha!

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

3.4. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU

Đó là về khối lượng dữ liệu. Bên cạnh đó thì một yếu tố thứ tư, cũng quan trọng không kém là định dạng dữ liệu. Một ứng dụng thân thiện phải có khả năng đọc được các dạng file mà bạn thường dùng.

Khi mới ra mắt, NotebookLM có thể đọc được các file gồm Google Docs, PDF và văn bản trực tiếp. Và từ tháng 6 năm nay, ứng dụng này đã cho phép đọc dữ liệu từ Google Slides và đường link của các trang web.

Hiện NotebookLM vẫn chưa đọc được dữ liệu từ Google Sheets hay Microsoft Excel. Nhưng nếu muốn, bạn có thể chuyển các files này sang định dạng PDF. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hỏi các thông tin về số liệu thôi. Vì file PDF không có chứa công thức nên bạn sẽ không biết được mối quan hệ giữa các ô số với nhau.

Với ChatGPT, bạn có thể làm việc với nhiều định dạng file như, Google Docs, PDFs, Google Sheets, Google Slides, hình ảnh hay file văn bản. Điều này áp dụng cho cả phiên bản miễn phí và trả phí.

Trái ngược với NotebookLM, các đường link không được hỗ trợ trực tiếp trên ChatGPT. Nghĩa là nếu NotebookLM có thể giúp bạn đọc được được nội dung từ một trang Web, thì ChatGPT đang bị hạn chế trong nhiệm vụ này.

Nói tóm lại, nếu công việc của bạn chủ yếu là trên file Excel hay Google Sheets, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ ChatGPT. Nhớ là phải kiểm tra thông tin sau khi sử dụng nha. Còn nếu bạn cần thu thập nhiều thông tin trên các blog hay website trực tuyến thì NotebookLM là một lựa chọn tốt hơn.

Rất nhiều thông tin đúng không? Tất cả đều được tóm tắt trong bảng này. Hoặc bạn có thể đọc bài blog được đính kèm ở phần mô tả để ghi chú lại các thông tin cần thiết.

4- CHỌN NOTEBOOKLM HAY ChatGPT?

Trở lại với câu hỏi đầu video, nghiên cứu dữ liệu thì nên chọn NotebookLM hay ChatGPT? Câu trả lời là tuỳ.

Điểm mạnh của NotebookLM là (1) miễn phí, (2) thông tin được trích dẫn rõ ràng và (3) làm việc được tối đa đến 50 tài liệu. Hạn chế hiện tại là NotebookLM chưa thể làm việc với file Microsoft Excel hay Google Sheets. Ngược lại, ChatGPT có thể làm tốt điều này. Những bạn thường xuyên làm việc với số liệu chắc sẽ thích ChatGPT hơn một chút 😀.

Nói chung, mỗi công cụ sẽ có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều quan trọng là bạn nắm được những đặc điểm đó và lựa chọn công cụ phù hợp. Trong bài viết tiếp theo, Linh sẽ làm một chút thử nghiệm để xem với cùng 1 yêu cầu, ứng dụng nào sẽ có câu trả lời tốt hơn. Các bạn nhớ đón xem nha!

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


This page is created by GemPages Support. How to remove?