Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn Gián Đoạn? (Góc Nhìn Khoa Học)
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 4 từ khóa mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Nhịn ăn gián đoạn
- Nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian
- Glycogen
- Carbohydrate
Linh đã nhịn ăn gián đoạn được khoảng 3 năm, và đã thử nhiều cách nhịn ăn khác nhau. Linh đã thử ăn trong 6 giờ một ngày, 4 giờ một ngày, và thậm chí chỉ 2 giờ một ngày. Có lúc Linh cũng nhịn ăn trong suốt 36 giờ, mỗi tuần 1 lần.
Hiện tại, từ thứ Hai đến thứ Năm thì Linh ăn trong khung giờ từ 2 đến 5 giờ chiều. Đối với thứ Sáu, vì có hẹn đi ăn với ông xã, Linh sẽ ăn từ 2 giờ chiều đến 9 giờ tối. Và vào cuối tuần, Linh sẽ ăn từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối để có thể ăn cùng hai bé. Mục tiêu là phải có sự điều độ - kỷ luật ở mức có thể và linh hoạt ở mức cần thiết. Đây là thức ăn của một bữa trong tuần của Linh.
Một bữa ăn trong tuần của Linh
1. Vì Sao Linh Muốn Nói Về Việc Nhịn Ăn?
2. Nhịn Ăn Gián Đoạn Là Gì?
Đó là bạn sẽ nhịn ăn trong các khoảng thời gian cụ thể, hay nhịn ăn có chu kỳ để giúp cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và dùng năng lượng cho các hoạt động khác của cơ thể thay vì tập trung vào tiêu hóa thức ăn.
Các khoảng thời gian này có thể (1) chia theo giờ như 16/8 là nhịn ăn 16 giờ và ăn trong 8 giờ, 20/4 là nhịn ăn 20 giờ và ăn trong 4 giờ; hay (2) chia khung thời gian nhịn ăn theo ngày như nhịn ăn cách ngày là ăn ba bữa bình thường vào một ngày và nhịn ăn vào ngày tiếp theo. Nói chung, có rất nhiều sự kết hợp khác nhau giữa thời gian ăn và nhịn ăn. Bạn có thể chọn một khung giờ ăn phù hợp với lối sống của mình để thử.
Các cách chia khung thời gian nhịn ăn gián đoạn
Ở đây có hai khái niệm mà bạn cần phân biệt, đó là “nhịn ăn gián đoạn” và “nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian”. Khi nói về nhịn ăn gián đoạn thông thường, mục tiêu của mọi người là ăn ít calo hơn. Ví dụ, nếu bạn bỏ bữa sáng và chỉ ăn trưa và tối, nghĩa là bạn sẽ ăn bữa trưa và bữa tối như bình thường. Và vì bạn không ăn sáng, nên lượng calo nạp vào cho bữa sáng đã được giảm đi.
Nhịn ăn gián đoạn: Ăn ít calo hơn bằng cách bỏ bữa sáng
Mục tiêu của “nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian” là ăn cùng một lượng calo, nhưng trong một khung giờ ăn ngắn hơn. Vì vậy, khi Linh nói mình ăn từ 2 đến 5 giờ chiều, nghĩa là trong vòng 3 tiếng đó, Linh cố gắng ăn cùng một lượng calo mà Linh sẽ ăn cho bữa trưa và tối. Đúng là Linh cũng bỏ bữa sáng, và xem đó như một cách giảm lượng calo nạp vào hàng ngày của mình.
Nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian: Ăn đủ calo trong khung giờ ngắn
Tới đây chắc sẽ có bạn hỏi là: Nếu tổng lượng calo nạp vào cho bữa trưa và bữa tối là như nhau, thì việc ăn uống trong vòng 7 giờ, từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối, với việc ăn trong 3 giờ, từ 2 đến 5 giờ chiều có gì khác biệt không? Theo các nghiên cứu hiện đại về tuổi thọ mà Linh đọc được thì câu trả lời là có khác nha các bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào nhịn ăn gián đoạn thông thường, để bạn có thể hiểu rõ nền tảng trước. Nếu bạn muốn Linh giải thích thêm về nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian, hãy để lại bình luận bên dưới nha. Nếu nhiều bạn quan tâm, Linh sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong các bài viết sau.
3. Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn?
Đây là một câu hỏi rất thú vị, Linh đã xem hàng chục video và nghe rất nhiều chuyên gia giải thích về chủ đề này. Phần nội dung thường tương tự nhau nhưng cách diễn đạt của bác sĩ Zulkarnain thấy là dễ hiểu nhất. Vậy anh ấy đã giải thích điều này như thế nào?
Hãy tưởng tượng cơ thể bạn như một tủ lạnh với ngăn làm lạnh nhỏ và ngăn đông lớn để lưu trữ các dạng năng lượng. Trong đó, gan là ngăn làm lạnh và là nơi lưu trữ glycogen. Glycogen là một loại carbohydrate phức tạp, đóng vai trò như một hình thức dự trữ năng lượng ở người và động vật. Nó là một dạng đường đa, có nghĩa là nó được tạo thành từ nhiều phân tử đường glucose liên kết với nhau. Đây là một dạng năng lượng mà cơ thể dễ tiếp cận. Còn mỡ, một dạng năng lượng đặc hơn và khó tiếp cận hơn, được lưu trữ khắp cơ thể, như một ngăn đông lớn.
Khi ăn, bạn đang lưu trữ năng lượng ở cả ngăn làm lạnh và ngăn đông. Một điều thú vị là ngăn mát có giới hạn lưu trữ nhưng ngăn đông thì không. Nghĩa là nguồn năng lượng dư thừa nào không được lưu trữ trong gan sẽ được lưu trữ khắp cơ thể dưới dạng mỡ. Đó là cách bạn tăng mỡ nếu ăn quá nhiều.
Bây giờ, khi bạn đã biết cách cơ thể lưu trữ năng lượng - dưới dạng glycogen trong gan và dưới dạng mỡ khắp cơ thể, chúng ta hãy nói về cách cơ thể tạo ra năng lượng.
Có hai cách chính mà cơ thể bạn tạo ra năng lượng:
1) Phương pháp đầu tiên là sử dụng carbohydrate, tồn tại dưới dạng các phân tử đường. Khi bạn tiêu thụ carbohydrate - như cơm, bánh mì, hoặc là món trà sữa yêu thích - cơ thể sẽ phân giải chúng thành đường glucose. Đường glucose sẽ được hấp thụ vào máu và sử dụng như một nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào của bạn. Đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy có nhiều năng lượng hơn sau khi ăn những thực phẩm này. Bởi vì chúng cung cấp một nguồn nhiên liệu ngay lập tức cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và năng động hơn.
2) Phương pháp thứ hai là sử dụng mỡ. Khi bạn không tiêu thụ carbohydrate, chẳng hạn như trong quá trình nhịn ăn, cơ thể bạn chuyển sang đốt mỡ để lấy năng lượng. Đây là một quá trình chậm hơn so với việc sử dụng glucose, nhưng nó là một cách rất hiệu quả để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian dài.
Linh nghĩ thông tin này rất quan trọng vì Linh đã không hề biết đến điều này cho đến khi bắt đầu nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn. Thực tế là có HAI phương pháp mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra năng lượng, không chỉ một. Hầu hết mọi người đều biết về đường vì bạn có thể cảm nhận được năng lượng từ một ly trà sữa trân châu. Nhưng quá nhiều đường trong cơ thể không tốt cho bạn và có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường. Vì vậy, bạn thực sự nên sử dụng phương pháp tạo năng lượng khác, đó là sử dụng mỡ.
Vậy điều này liên quan thế nào đến nhịn ăn gián đoạn?
Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ gan trước. Trên thực tế, nó cũng đồng thời lấy năng lượng từ mỡ, nhưng với tốc độ và số lượng ít hơn nhiều. Thông thường, lượng glycogen lưu trữ ở gan của bạn sẽ bắt đầu cạn kiệt sau khoảng 12 đến 24 giờ. Khi glycogen còn rất ít, các tế bào mỡ trong cơ thể sẽ giải phóng chất béo vào máu. Các tế bào mỡ đi thẳng đến gan, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể và não bộ của bạn. Hay nói cách khác, bạn đang đốt cháy chất béo để tồn tại.
4. Nhịn Ăn Gián Đoạn Không Dành Cho Tất Cả Mọi Người
Sau 3 năm nhịn ăn gián đoạn thì Linh không thấy đói vào bữa sáng. Giờ đói nhất chắc là vào tầm 10,11 giờ sáng. Nhưng chỉ một chút thôi. Qua thời gian đó thì mình thấy ổn, chỉ cần uống nước lọc, trà, cà phê. Linh không mất thời gian ăn sáng. Ngồi vào bàn là làm việc và rất tập trung.
Nghe khá hấp dẫn đúng không? Nhưng đây là lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn trong lâu dài, nghĩa là bạn phải thực hiện nhịn ăn có khoa học và duy trì thường xuyên. Nhìn chung, nhịn ăn gián đoạn là an toàn cho nhiều người nhưng không phải cho tất cả mọi người.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người có tiền sử rối loạn ăn uống, người có chỉ số BMI thấp, hoặc mắc bệnh mãn tính không nên nhịn ăn gián đoạn. Mục tiêu của Linh là giới thiệu cho bạn về khái niệm nhịn ăn gián đoạn, và giúp bạn biết được những gì mình chưa biết. Nếu bạn thấy hoạt động này giúp ích và muốn thử làm, bạn cần gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn trước khi bắt đầu.
Những người không nên nhịn ăn gián đoạn
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn Gián Đoạn? (Góc Nhìn Khoa Học)
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 4 từ khóa mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Nhịn ăn gián đoạn
- Nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian
- Glycogen
- Carbohydrate
Linh đã nhịn ăn gián đoạn được khoảng 3 năm, và đã thử nhiều cách nhịn ăn khác nhau. Linh đã thử ăn trong 6 giờ một ngày, 4 giờ một ngày, và thậm chí chỉ 2 giờ một ngày. Có lúc Linh cũng nhịn ăn trong suốt 36 giờ, mỗi tuần 1 lần.
Hiện tại, từ thứ Hai đến thứ Năm thì Linh ăn trong khung giờ từ 2 đến 5 giờ chiều. Đối với thứ Sáu, vì có hẹn đi ăn với ông xã, Linh sẽ ăn từ 2 giờ chiều đến 9 giờ tối. Và vào cuối tuần, Linh sẽ ăn từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối để có thể ăn cùng hai bé. Mục tiêu là phải có sự điều độ - kỷ luật ở mức có thể và linh hoạt ở mức cần thiết. Đây là thức ăn của một bữa trong tuần của Linh.
Một bữa ăn trong tuần của Linh
1. Vì Sao Linh Muốn Nói Về Việc Nhịn Ăn?
2. Nhịn Ăn Gián Đoạn Là Gì?
Đó là bạn sẽ nhịn ăn trong các khoảng thời gian cụ thể, hay nhịn ăn có chu kỳ để giúp cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và dùng năng lượng cho các hoạt động khác của cơ thể thay vì tập trung vào tiêu hóa thức ăn.
Các khoảng thời gian này có thể (1) chia theo giờ như 16/8 là nhịn ăn 16 giờ và ăn trong 8 giờ, 20/4 là nhịn ăn 20 giờ và ăn trong 4 giờ; hay (2) chia khung thời gian nhịn ăn theo ngày như nhịn ăn cách ngày là ăn ba bữa bình thường vào một ngày và nhịn ăn vào ngày tiếp theo. Nói chung, có rất nhiều sự kết hợp khác nhau giữa thời gian ăn và nhịn ăn. Bạn có thể chọn một khung giờ ăn phù hợp với lối sống của mình để thử.
Các cách chia khung thời gian nhịn ăn gián đoạn
Ở đây có hai khái niệm mà bạn cần phân biệt, đó là “nhịn ăn gián đoạn” và “nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian”. Khi nói về nhịn ăn gián đoạn thông thường, mục tiêu của mọi người là ăn ít calo hơn. Ví dụ, nếu bạn bỏ bữa sáng và chỉ ăn trưa và tối, nghĩa là bạn sẽ ăn bữa trưa và bữa tối như bình thường. Và vì bạn không ăn sáng, nên lượng calo nạp vào cho bữa sáng đã được giảm đi.
Nhịn ăn gián đoạn: Ăn ít calo hơn bằng cách bỏ bữa sáng
Mục tiêu của “nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian” là ăn cùng một lượng calo, nhưng trong một khung giờ ăn ngắn hơn. Vì vậy, khi Linh nói mình ăn từ 2 đến 5 giờ chiều, nghĩa là trong vòng 3 tiếng đó, Linh cố gắng ăn cùng một lượng calo mà Linh sẽ ăn cho bữa trưa và tối. Đúng là Linh cũng bỏ bữa sáng, và xem đó như một cách giảm lượng calo nạp vào hàng ngày của mình.
Nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian: Ăn đủ calo trong khung giờ ngắn
Tới đây chắc sẽ có bạn hỏi là: Nếu tổng lượng calo nạp vào cho bữa trưa và bữa tối là như nhau, thì việc ăn uống trong vòng 7 giờ, từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối, với việc ăn trong 3 giờ, từ 2 đến 5 giờ chiều có gì khác biệt không? Theo các nghiên cứu hiện đại về tuổi thọ mà Linh đọc được thì câu trả lời là có khác nha các bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào nhịn ăn gián đoạn thông thường, để bạn có thể hiểu rõ nền tảng trước. Nếu bạn muốn Linh giải thích thêm về nhịn ăn gián đoạn hạn chế thời gian, hãy để lại bình luận bên dưới nha. Nếu nhiều bạn quan tâm, Linh sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong các bài viết sau.
3. Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn?
Đây là một câu hỏi rất thú vị, Linh đã xem hàng chục video và nghe rất nhiều chuyên gia giải thích về chủ đề này. Phần nội dung thường tương tự nhau nhưng cách diễn đạt của bác sĩ Zulkarnain thấy là dễ hiểu nhất. Vậy anh ấy đã giải thích điều này như thế nào?
Hãy tưởng tượng cơ thể bạn như một tủ lạnh với ngăn làm lạnh nhỏ và ngăn đông lớn để lưu trữ các dạng năng lượng. Trong đó, gan là ngăn làm lạnh và là nơi lưu trữ glycogen. Glycogen là một loại carbohydrate phức tạp, đóng vai trò như một hình thức dự trữ năng lượng ở người và động vật. Nó là một dạng đường đa, có nghĩa là nó được tạo thành từ nhiều phân tử đường glucose liên kết với nhau. Đây là một dạng năng lượng mà cơ thể dễ tiếp cận. Còn mỡ, một dạng năng lượng đặc hơn và khó tiếp cận hơn, được lưu trữ khắp cơ thể, như một ngăn đông lớn.
Khi ăn, bạn đang lưu trữ năng lượng ở cả ngăn làm lạnh và ngăn đông. Một điều thú vị là ngăn mát có giới hạn lưu trữ nhưng ngăn đông thì không. Nghĩa là nguồn năng lượng dư thừa nào không được lưu trữ trong gan sẽ được lưu trữ khắp cơ thể dưới dạng mỡ. Đó là cách bạn tăng mỡ nếu ăn quá nhiều.
Bây giờ, khi bạn đã biết cách cơ thể lưu trữ năng lượng - dưới dạng glycogen trong gan và dưới dạng mỡ khắp cơ thể, chúng ta hãy nói về cách cơ thể tạo ra năng lượng.
Có hai cách chính mà cơ thể bạn tạo ra năng lượng:
1) Phương pháp đầu tiên là sử dụng carbohydrate, tồn tại dưới dạng các phân tử đường. Khi bạn tiêu thụ carbohydrate - như cơm, bánh mì, hoặc là món trà sữa yêu thích - cơ thể sẽ phân giải chúng thành đường glucose. Đường glucose sẽ được hấp thụ vào máu và sử dụng như một nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào của bạn. Đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy có nhiều năng lượng hơn sau khi ăn những thực phẩm này. Bởi vì chúng cung cấp một nguồn nhiên liệu ngay lập tức cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và năng động hơn.
2) Phương pháp thứ hai là sử dụng mỡ. Khi bạn không tiêu thụ carbohydrate, chẳng hạn như trong quá trình nhịn ăn, cơ thể bạn chuyển sang đốt mỡ để lấy năng lượng. Đây là một quá trình chậm hơn so với việc sử dụng glucose, nhưng nó là một cách rất hiệu quả để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian dài.
Linh nghĩ thông tin này rất quan trọng vì Linh đã không hề biết đến điều này cho đến khi bắt đầu nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn. Thực tế là có HAI phương pháp mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra năng lượng, không chỉ một. Hầu hết mọi người đều biết về đường vì bạn có thể cảm nhận được năng lượng từ một ly trà sữa trân châu. Nhưng quá nhiều đường trong cơ thể không tốt cho bạn và có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường. Vì vậy, bạn thực sự nên sử dụng phương pháp tạo năng lượng khác, đó là sử dụng mỡ.
Vậy điều này liên quan thế nào đến nhịn ăn gián đoạn?
Khi bạn nhịn ăn, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ gan trước. Trên thực tế, nó cũng đồng thời lấy năng lượng từ mỡ, nhưng với tốc độ và số lượng ít hơn nhiều. Thông thường, lượng glycogen lưu trữ ở gan của bạn sẽ bắt đầu cạn kiệt sau khoảng 12 đến 24 giờ. Khi glycogen còn rất ít, các tế bào mỡ trong cơ thể sẽ giải phóng chất béo vào máu. Các tế bào mỡ đi thẳng đến gan, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể và não bộ của bạn. Hay nói cách khác, bạn đang đốt cháy chất béo để tồn tại.
4. Nhịn Ăn Gián Đoạn Không Dành Cho Tất Cả Mọi Người
Sau 3 năm nhịn ăn gián đoạn thì Linh không thấy đói vào bữa sáng. Giờ đói nhất chắc là vào tầm 10,11 giờ sáng. Nhưng chỉ một chút thôi. Qua thời gian đó thì mình thấy ổn, chỉ cần uống nước lọc, trà, cà phê. Linh không mất thời gian ăn sáng. Ngồi vào bàn là làm việc và rất tập trung.
Nghe khá hấp dẫn đúng không? Nhưng đây là lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn trong lâu dài, nghĩa là bạn phải thực hiện nhịn ăn có khoa học và duy trì thường xuyên. Nhìn chung, nhịn ăn gián đoạn là an toàn cho nhiều người nhưng không phải cho tất cả mọi người.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người có tiền sử rối loạn ăn uống, người có chỉ số BMI thấp, hoặc mắc bệnh mãn tính không nên nhịn ăn gián đoạn. Mục tiêu của Linh là giới thiệu cho bạn về khái niệm nhịn ăn gián đoạn, và giúp bạn biết được những gì mình chưa biết. Nếu bạn thấy hoạt động này giúp ích và muốn thử làm, bạn cần gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn trước khi bắt đầu.
Những người không nên nhịn ăn gián đoạn
Lời kết
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.