Làm Sao Loại Bỏ Thói Quen Mua Sắm Không Kiểm Soát?
Những chương trình giảm giá có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái “ham rẻ” và mua những món đồ mình không thật sự cần. Hành vi mua sắm tùy hứng này sẽ kéo theo hiệu ứng Diderot. Nghĩa là, khi sở hữu một món đồ mới, bạn sẽ có xu hướng mua thêm nhiều thứ khác để kết hợp chúng với nhau. Kết quả là chúng ta sẽ tạo ra vòng xoáy mua sắm liên tục với rất nhiều thứ mà bản thân không bao giờ dùng đến.
Hôm nay, Linh sẽ lý giải tại sao chúng ta lại thích mua sắm và 3 mẹo đơn giản giúp bạn ra quyết định mua sắm tốt hơn.
1. TẠI SAO CHÚNG TA YÊU THÍCH VIỆC MUA SẮM?
Mỗi người đều có một điều kiện sống khác nhau, công việc và mức sống khác nhau. Những gì bạn chọn mua và sở hữu nên xuất phát từ mong muốn, nhu cầu của bản thân và khả năng tài chính của mình.
2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ THÓI QUEN MUA SẮM KHÔNG KIỂM SOÁT?
Một trong những cách hiệu quả để bạn chống lại cám dỗ là hãy tạo nên rào cản giữa bạn với nó. Điều này đúng với hầu hết các cám dỗ chứ không riêng gì cám dỗ về việc mua sắm.
Và để thành công “đứng ngoài” cám dỗ mua sắm, Linh có ba lời khuyên với các bạn đó là:
(1) Hãy sử dụng tiền mặt. Đồng thời bạn cũng nên cân nhắc đến việc huỷ những phương thức thanh toán trực tuyến (qua thẻ ngân hàng, ví điện tử) kết nối với các trang thương mại điện tử. Sử dụng tiền mặt sẽ đem đến cho bạn cảm giác đang chi tiền rõ ràng hơn là thanh toán bằng thao tác nhấn chuột hay chạm vào màn hình. Từ đó bạn sẽ cân nhắc nhiều hơn đến ví tiền của mình trước khi quyết định mua hàng.
(2) Hãy cân nhắc ít nhất 3 lần trước khi quyết định một món hàng. Điều này giúp bạn đảm bảo chắc chắn rằng bạn mua nó vì có nhu cầu sử dụng chứ không phải đơn thuần chỉ muốn sở hữu nó.
(3) Hãy tìm kiếm cho mình một đồng minh lý trí trong việc mua sắm. Người này sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên với góc nhìn khách quan để bạn cân nhắc kỹ càng hơn trước khi mua hàng. Từ đó, bạn sẽ tránh được nhiều quyết định mua sắm theo cảm tính và tiết kiệm hơn cho ví tiền của mình.
Lời Kết:
Làm Sao Loại Bỏ Thói Quen Mua Sắm Không Kiểm Soát?
Những chương trình giảm giá có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái “ham rẻ” và mua những món đồ mình không thật sự cần. Hành vi mua sắm tùy hứng này sẽ kéo theo hiệu ứng Diderot. Nghĩa là, khi sở hữu một món đồ mới, bạn sẽ có xu hướng mua thêm nhiều thứ khác để kết hợp chúng với nhau. Kết quả là chúng ta sẽ tạo ra vòng xoáy mua sắm liên tục với rất nhiều thứ mà bản thân không bao giờ dùng đến.
Hôm nay, Linh sẽ lý giải tại sao chúng ta lại thích mua sắm và 3 mẹo đơn giản giúp bạn ra quyết định mua sắm tốt hơn.
1. TẠI SAO CHÚNG TA YÊU THÍCH VIỆC MUA SẮM?
Mỗi người đều có một điều kiện sống khác nhau, công việc và mức sống khác nhau. Những gì bạn chọn mua và sở hữu nên xuất phát từ mong muốn, nhu cầu của bản thân và khả năng tài chính của mình.
2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ THÓI QUEN MUA SẮM KHÔNG KIỂM SOÁT?
Một trong những cách hiệu quả để bạn chống lại cám dỗ là hãy tạo nên rào cản giữa bạn với nó. Điều này đúng với hầu hết các cám dỗ chứ không riêng gì cám dỗ về việc mua sắm.
Và để thành công “đứng ngoài” cám dỗ mua sắm, Linh có ba lời khuyên với các bạn đó là:
(1) Hãy sử dụng tiền mặt. Đồng thời bạn cũng nên cân nhắc đến việc huỷ những phương thức thanh toán trực tuyến (qua thẻ ngân hàng, ví điện tử) kết nối với các trang thương mại điện tử. Sử dụng tiền mặt sẽ đem đến cho bạn cảm giác đang chi tiền rõ ràng hơn là thanh toán bằng thao tác nhấn chuột hay chạm vào màn hình. Từ đó bạn sẽ cân nhắc nhiều hơn đến ví tiền của mình trước khi quyết định mua hàng.
(2) Hãy cân nhắc ít nhất 3 lần trước khi quyết định một món hàng. Điều này giúp bạn đảm bảo chắc chắn rằng bạn mua nó vì có nhu cầu sử dụng chứ không phải đơn thuần chỉ muốn sở hữu nó.
(3) Hãy tìm kiếm cho mình một đồng minh lý trí trong việc mua sắm. Người này sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên với góc nhìn khách quan để bạn cân nhắc kỹ càng hơn trước khi mua hàng. Từ đó, bạn sẽ tránh được nhiều quyết định mua sắm theo cảm tính và tiết kiệm hơn cho ví tiền của mình.