Phân Tích 3 Bẫy Mua Sắm Mùa Lễ Hội Và Cách Vượt Qua

Thói quen mua sắm nhiều hơn vào các đợt khuyến mãi có thể giúp bạn sở hữu những món đồ yêu thích với mức giá tiết kiệm. Dù vậy, nếu không biết cách kiểm soát hành vi mua sắm cuối năm, bạn sẽ dễ bị rơi vào tình trạng tiêu quá tay số tiền dự kiến của mình.

Theo số liệu thống kê của Invespcro, hơn 70% người dùng internet ở Mỹ cho rằng các mức chiết khấu có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ trong dịp lễ. Nhưng Linh nghĩ không chỉ người dùng ở Mỹ mà trên các thị trường khác hay cả ở Việt Nam thì các chương trình ưu đãi luôn có sức hấp dẫn nhất định.

Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về 3 bẫy mua sắm phổ biến và cách vượt qua chúng để tự tin đón bão sale cuối năm và tận hưởng một mùa lễ hội ý nghĩa.

1. LÝ DO CHÚNG TA MUA SẮM NHIỀU VÀO MÙA LỄ HỘI VÀ NGÀY SĂN SALE

a. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO - Fear of missing out)
  • Mong muốn sở hữu một món đồ sẽ tăng lên trong trường hợp bạn không thể mua món đồ đó nữa.

Theo Ryan Howell, Phó Giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang San Francisco, mong muốn sở hữu một món đồ sẽ tăng lên trong trường hợp bạn không thể mua món đồ đó nữa. Đó là lý do những chương trình giảm giá, quà tặng kèm, hay các sản phẩm giới hạn sắp hết hàng sẽ khiến bạn gần như thanh toán mà không cần cân nhắc quá nhiều.
Theo khảo sát của Viện Kế toán Công chức Hoa Kỳ, 75% người trẻ hứng thú và có mong muốn sở hữu những món hàng mang tính xu hướng mà bỏ qua việc cân nhắc đến sự cần thiết hay giá trị của chúng. Xu hướng mang tính thời điểm của món hàng sẽ thúc đẩy mong muốn mua được nó bên trong bạn. Đó là lý do vì sao các nhãn hàng thường sẽ hiển thị số lượng hàng còn lại trong kho rất ít hoặc thiết lập nhảy số tự động giảm dần đi để tạo áp lực cho hành động chốt đơn. Một ví dụ khác là khi nhìn thấy những thông báo giới hạn thời gian giảm giá, trong bạn cũng sẽ xuất hiện tâm lý mua ngay bây giờ hoặc bỏ lỡ. Với suy nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để mua nó, bạn có khả năng cao sẽ bỏ qua các yếu tố khác như độ cần thiết và khoản tài chính dành riêng cho việc mua sắm.
b. Thời điểm chốt đơn đặc biệt
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các trang thương mại điện tử lại tổ chức các đại hội khuyến mãi lớn vào 12h đêm?
Theo giáo sư tâm lý học Ross Steinman tại Đại học Widener - người chuyên nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng: “Khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ có đầy năng lượng nhận thức giúp đưa ra quyết định chính xác.” Tuy nhiên, sau một ngày dài với nhiều việc cần suy nghĩ và ra quyết định, năng lượng nhận thức của bạn có thể bị cạn kiệt. Vậy nên nếu đang xem một trang mua sắm trực tuyến vào thời điểm cuối ngày khi năng lượng nhận thức ở mức thấp nhất, bạn có thể sẽ chốt đơn nhanh hơn và không cân nhắc quá nhiều.
Thời điểm các chương trình khuyến mãi lớn thường bắt đầu vào lúc nửa đêm cũng thu hút một lượng lớn khách hàng dẫn đến các sản phẩm giảm giá thường hết hàng nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy bạn chốt đơn nhanh vì sợ bỏ lỡ một cơ hội mua sắm tốt.
Thêm vào đó, với hình thức thanh toán online phổ biến, bạn chỉ cần click để thêm sản phẩm vào giỏ hàng rồi thanh toán. Điều này, không tạo cho bạn cảm giác đang tiêu tiền rõ ràng như khi bạn lấy tiền mặt từ ví và thanh toán cho người bán. Do đó, khả năng chúng ta mua sắm khi khuyến mãi luôn cao hơn rất nhiều dù chưa suy nghĩ kỹ là mình có thực sự cần món hàng đó hay không.
c. “Kế toán nhận thức” sai lệch
“Kế toán nhận thức sai lệch" (hay Mental accounting) là thuật ngữ được giới thiệu vào năm 1999 bởi nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel - Richard Thaler. Thuật ngữ này chỉ việc con người thường ra quyết định tài chính dựa trên các phán đoán, lập luận cảm tính, gây bất lợi cho bản thân mà không hề hay biết.
Theo khái niệm đó, chúng ta có xu hướng đưa ra các quyết định nhanh chóng hoặc thiếu cân nhắc với những khoản tiền nhận thêm ngoài thu nhập cố định. Các khoản tiền này có thể là: tiền mừng Giáng Sinh, tiền thưởng cuối năm, hay lương tháng 13. Đó là lý do trong những dịp đặc biệt, chúng ta thường vô thức tiêu nhiều tiền hơn mà không tính đến những ảnh hưởng lâu dài. Điều này cũng được chứng minh qua một khảo sát của LearnVest khi có đến 74% người tham gia thừa nhận rơi vào nợ nần sau một kỳ nghỉ.
  • Chúng ta có xu hướng đưa ra các quyết định nhanh chóng hoặc thiếu cân nhắc với những khoản tiền nhận thêm ngoài thu nhập cố định.

2. LÀM SAO VƯỢT QUA CÁM DỖ MUA SẮM MÙA LỄ HỘI?

a. Xây dựng rào cản cho việc thanh toán mua hàng

Một trong những cách gần đây Linh sử dụng để hạn chế bản thân đi shopping là để thẻ tín dụng ở nhà. Nghĩa là Linh sẽ không có nhiều tiền trong túi. Khi mình muốn mua một món gì thì chỉ cần mang đủ tiền mặt để mua món đồ đó thôi. Như vậy, bạn sẽ không chi tiêu những món đồ đang giảm giá ở kệ hàng bên cạnh khi chưa thực sự cần chúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định các khoản chi tiêu theo tâm trạng và cảm xúc của bản thân để kiểm soát việc mua sắm. Từ đó, bạn có thể loại bỏ những cám dỗ hoặc điều kiện thuận lợi khiến bạn vung tay quá trán. Một số cách để bạn thực hiện điều đó là: Hủy đăng ký email và theo dõi các trang mua sắm trên mạng xã hội hay xóa cookie trong trình duyệt để không thấy quảng cáo liên quan. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về phương pháp này tại đây.

b. Chỉ bỏ giỏ hàng và đừng thanh toán
Nhiều người nghĩ rằng Dopamine (hormone hạnh phúc) được giải phóng khi bạn nhận được một phần thưởng hoặc mua thành công một món hàng. Nhưng thực sự cảm xúc này đã kích hoạt khi bạn cuộn thanh cuộn lên xuống để lựa chọn và cho hàng vào giỏ rồi.
Điều này rất đúng với Linh. Trước khi đi ngủ, Linh cũng thường dạo trên các trang online xem có gì muốn mua không, rồi bỏ vào giỏ hàng. Sau đó, bé nhà Linh gọi hay có việc gì đó, mình bỏ điện thoại xuống rồi quên mất. Vài ngày sau, khi xem lại thì mới biết mình chưa thanh toán, và nghĩ lại thì thật sự mình cũng chưa cần món hàng đó ngay lúc này. Dù chưa thực sự mua hàng, Linh cũng đã có cảm giác thỏa mãn khi được lựa chọn sản phẩm rồi.
Trạng thái cảm xúc này cũng được chứng minh qua nghiên cứu từ nhà tâm lý học lâm sàng Scott Beam: “Việc bạn duyệt web, cuộn trang web hoặc chỉ xem sản phẩm chứ không mua (window shopping) cũng có thể tác động tích cực đến tâm trạng của bạn”. Do đó lần tới, nếu bạn có ý định mua món gì đó thì hãy chỉ… bỏ hàng vào giỏ và dừng lại ở đó.

Lời Kết:

  • Hãy cẩn thận với các chi tiêu nhỏ, một rò rỉ nhỏ có khả năng đánh chìm cả một con tàu lớn.

    - Benjamin Franklin

Chính trị gia Mỹ Benjamin Franklin từng chia sẻ: “Hãy cẩn thận với các chi tiêu nhỏ, một rò rỉ nhỏ có khả năng đánh chìm cả một con tàu lớn”. Điều này cũng tương tự như việc mua sắm. Nếu chi tiêu không kiểm soát và không có kế hoạch, số tiền trong ví của bạn sẽ vơi dần đi. Khi đó lỗ thủng nhỏ theo thời gian sẽ ngày càng to hơn. Con thuyền tài chính của bạn sẽ bị đắm vào một ngày nào đó và ảnh hưởng đến những mục tiêu thật sự cần thiết khác trong cuộc sống.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Phân Tích 3 Bẫy Mua Sắm Mùa Lễ Hội Và Cách Vượt Qua

Thói quen mua sắm nhiều hơn vào các đợt khuyến mãi có thể giúp bạn sở hữu những món đồ yêu thích với mức giá tiết kiệm. Dù vậy, nếu không biết cách kiểm soát hành vi mua sắm cuối năm, bạn sẽ dễ bị rơi vào tình trạng tiêu quá tay số tiền dự kiến của mình.

Theo số liệu thống kê của Invespcro, hơn 70% người dùng internet ở Mỹ cho rằng các mức chiết khấu có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ trong dịp lễ. Nhưng Linh nghĩ không chỉ người dùng ở Mỹ mà trên các thị trường khác hay cả ở Việt Nam thì các chương trình ưu đãi luôn có sức hấp dẫn nhất định.

Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về 3 bẫy mua sắm phổ biến và cách vượt qua chúng để tự tin đón bão sale cuối năm và tận hưởng một mùa lễ hội ý nghĩa.

1. LÝ DO CHÚNG TA MUA SẮM NHIỀU VÀO MÙA LỄ HỘI VÀ NGÀY SĂN SALE

a. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO - Fear of missing out)
  • Mong muốn sở hữu một món đồ sẽ tăng lên trong trường hợp bạn không thể mua món đồ đó nữa.

Theo Ryan Howell, Phó Giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang San Francisco, mong muốn sở hữu một món đồ sẽ tăng lên trong trường hợp bạn không thể mua món đồ đó nữa. Đó là lý do những chương trình giảm giá, quà tặng kèm, hay các sản phẩm giới hạn sắp hết hàng sẽ khiến bạn gần như thanh toán mà không cần cân nhắc quá nhiều.
Theo khảo sát của Viện Kế toán Công chức Hoa Kỳ, 75% người trẻ hứng thú và có mong muốn sở hữu những món hàng mang tính xu hướng mà bỏ qua việc cân nhắc đến sự cần thiết hay giá trị của chúng. Xu hướng mang tính thời điểm của món hàng sẽ thúc đẩy mong muốn mua được nó bên trong bạn. Đó là lý do vì sao các nhãn hàng thường sẽ hiển thị số lượng hàng còn lại trong kho rất ít hoặc thiết lập nhảy số tự động giảm dần đi để tạo áp lực cho hành động chốt đơn. Một ví dụ khác là khi nhìn thấy những thông báo giới hạn thời gian giảm giá, trong bạn cũng sẽ xuất hiện tâm lý mua ngay bây giờ hoặc bỏ lỡ. Với suy nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để mua nó, bạn có khả năng cao sẽ bỏ qua các yếu tố khác như độ cần thiết và khoản tài chính dành riêng cho việc mua sắm.
b. Thời điểm chốt đơn đặc biệt
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các trang thương mại điện tử lại tổ chức các đại hội khuyến mãi lớn vào 12h đêm?
Theo giáo sư tâm lý học Ross Steinman tại Đại học Widener - người chuyên nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng: “Khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ có đầy năng lượng nhận thức giúp đưa ra quyết định chính xác.” Tuy nhiên, sau một ngày dài với nhiều việc cần suy nghĩ và ra quyết định, năng lượng nhận thức của bạn có thể bị cạn kiệt. Vậy nên nếu đang xem một trang mua sắm trực tuyến vào thời điểm cuối ngày khi năng lượng nhận thức ở mức thấp nhất, bạn có thể sẽ chốt đơn nhanh hơn và không cân nhắc quá nhiều.
Thời điểm các chương trình khuyến mãi lớn thường bắt đầu vào lúc nửa đêm cũng thu hút một lượng lớn khách hàng dẫn đến các sản phẩm giảm giá thường hết hàng nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy bạn chốt đơn nhanh vì sợ bỏ lỡ một cơ hội mua sắm tốt.
Thêm vào đó, với hình thức thanh toán online phổ biến, bạn chỉ cần click để thêm sản phẩm vào giỏ hàng rồi thanh toán. Điều này, không tạo cho bạn cảm giác đang tiêu tiền rõ ràng như khi bạn lấy tiền mặt từ ví và thanh toán cho người bán. Do đó, khả năng chúng ta mua sắm khi khuyến mãi luôn cao hơn rất nhiều dù chưa suy nghĩ kỹ là mình có thực sự cần món hàng đó hay không.
c. “Kế toán nhận thức” sai lệch
“Kế toán nhận thức sai lệch" (hay Mental accounting) là thuật ngữ được giới thiệu vào năm 1999 bởi nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel - Richard Thaler. Thuật ngữ này chỉ việc con người thường ra quyết định tài chính dựa trên các phán đoán, lập luận cảm tính, gây bất lợi cho bản thân mà không hề hay biết.
Theo khái niệm đó, chúng ta có xu hướng đưa ra các quyết định nhanh chóng hoặc thiếu cân nhắc với những khoản tiền nhận thêm ngoài thu nhập cố định. Các khoản tiền này có thể là: tiền mừng Giáng Sinh, tiền thưởng cuối năm, hay lương tháng 13. Đó là lý do trong những dịp đặc biệt, chúng ta thường vô thức tiêu nhiều tiền hơn mà không tính đến những ảnh hưởng lâu dài. Điều này cũng được chứng minh qua một khảo sát của LearnVest khi có đến 74% người tham gia thừa nhận rơi vào nợ nần sau một kỳ nghỉ.
  • Chúng ta có xu hướng đưa ra các quyết định nhanh chóng hoặc thiếu cân nhắc với những khoản tiền nhận thêm ngoài thu nhập cố định.

2. LÀM SAO VƯỢT QUA CÁM DỖ MUA SẮM MÙA LỄ HỘI?

a. Xây dựng rào cản cho việc thanh toán mua hàng

Một trong những cách gần đây Linh sử dụng để hạn chế bản thân đi shopping là để thẻ tín dụng ở nhà. Nghĩa là Linh sẽ không có nhiều tiền trong túi. Khi mình muốn mua một món gì thì chỉ cần mang đủ tiền mặt để mua món đồ đó thôi. Như vậy, bạn sẽ không chi tiêu những món đồ đang giảm giá ở kệ hàng bên cạnh khi chưa thực sự cần chúng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định các khoản chi tiêu theo tâm trạng và cảm xúc của bản thân để kiểm soát việc mua sắm. Từ đó, bạn có thể loại bỏ những cám dỗ hoặc điều kiện thuận lợi khiến bạn vung tay quá trán. Một số cách để bạn thực hiện điều đó là: Hủy đăng ký email và theo dõi các trang mua sắm trên mạng xã hội hay xóa cookie trong trình duyệt để không thấy quảng cáo liên quan. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về phương pháp này tại đây.

b. Chỉ bỏ giỏ hàng và đừng thanh toán
Nhiều người nghĩ rằng Dopamine (hormone hạnh phúc) được giải phóng khi bạn nhận được một phần thưởng hoặc mua thành công một món hàng. Nhưng thực sự cảm xúc này đã kích hoạt khi bạn cuộn thanh cuộn lên xuống để lựa chọn và cho hàng vào giỏ rồi.
Điều này rất đúng với Linh. Trước khi đi ngủ, Linh cũng thường dạo trên các trang online xem có gì muốn mua không, rồi bỏ vào giỏ hàng. Sau đó, bé nhà Linh gọi hay có việc gì đó, mình bỏ điện thoại xuống rồi quên mất. Vài ngày sau, khi xem lại thì mới biết mình chưa thanh toán, và nghĩ lại thì thật sự mình cũng chưa cần món hàng đó ngay lúc này. Dù chưa thực sự mua hàng, Linh cũng đã có cảm giác thỏa mãn khi được lựa chọn sản phẩm rồi.
Trạng thái cảm xúc này cũng được chứng minh qua nghiên cứu từ nhà tâm lý học lâm sàng Scott Beam: “Việc bạn duyệt web, cuộn trang web hoặc chỉ xem sản phẩm chứ không mua (window shopping) cũng có thể tác động tích cực đến tâm trạng của bạn”. Do đó lần tới, nếu bạn có ý định mua món gì đó thì hãy chỉ… bỏ hàng vào giỏ và dừng lại ở đó.

Lời Kết:

  • Hãy cẩn thận với các chi tiêu nhỏ, một rò rỉ nhỏ có khả năng đánh chìm cả một con tàu lớn.

    - Benjamin Franklin

Chính trị gia Mỹ Benjamin Franklin từng chia sẻ: “Hãy cẩn thận với các chi tiêu nhỏ, một rò rỉ nhỏ có khả năng đánh chìm cả một con tàu lớn”. Điều này cũng tương tự như việc mua sắm. Nếu chi tiêu không kiểm soát và không có kế hoạch, số tiền trong ví của bạn sẽ vơi dần đi. Khi đó lỗ thủng nhỏ theo thời gian sẽ ngày càng to hơn. Con thuyền tài chính của bạn sẽ bị đắm vào một ngày nào đó và ảnh hưởng đến những mục tiêu thật sự cần thiết khác trong cuộc sống.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.