2 Điều Bạn Có Thể Đang Tự Lừa Dối Mình (Và Cách Nhìn Ra Sự Thật)
Đã bao giờ bạn hết lần này đến lần khác "thương lượng" với chính mình để cho phép bản thân làm điều gì đó mà bạn biết rõ là không nên?
Đôi khi để tiến bộ nhanh hơn và sống vui vẻ hơn, điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng… tự dối mình. Những thói quen nhỏ bạn thường né tránh có vẻ như vô hại. Song chúng lại giống như một tấm áo giáp che đậy những sự thật mà bạn chưa sẵn sàng để đối mặt. Vậy liệu bạn đang tự đánh lừa mình điều gì mỗi ngày? Và quan trọng hơn, làm sao để bạn phát hiện ra chúng?
Hãy cùng Linh tìm hiểu về 2 điều quan trọng mà rất có thể bạn đang tự nói dối bản thân và cách tháo gỡ chúng để đạt được một cuộc sống chất lượng hơn.
1. LÀM SAO BIẾT BẠN ĐANG TỰ LỪA DỐI CHÍNH MÌNH?
2. ĐIỀU LỪA DỐI SỐ 1: “NẾU MÌNH CÓ X THÌ CUỘC SỐNG SẼ TUYỆT VỜI HƠN”
Bạn có thể muốn có rất nhiều thứ từ tài sản, vị trí và chức vụ, năng lực cá nhân hay nhu cầu tình cảm với một ai đó. Và sẽ không có vấn đề gì khi bạn luôn đặt ra những mục tiêu và theo đuổi những điều mình muốn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn sẽ hạnh phúc hơn, cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn chỉ khi bạn đạt được những mục tiêu đó.
Trong tâm lý học có một lý thuyết là Hedonic Adaptation (hay sự thích nghi khoái lạc). Đây là xu hướng con người sẽ nhanh chóng quay trở lại mức độ cảm xúc ổn định bất chấp những sự kiện tích cực (hạnh phúc) hoặc tiêu cực (buồn bã) lớn hay cả những thay đổi trong cuộc sống.
Hãy nghĩ một chút về niềm hân hoan của bạn khi đạt được một mục tiêu lớn, như đậu đại học, thăng chức, tăng lương hay mua được một chiếc xe mới, một chiếc máy tính mới. Bạn đã trải qua những niềm vui này trong bao lâu? Trên thực tế, dù bạn đạt được “X” lớn hay nhỏ, sự phấn khởi bên trong bạn rồi cũng sẽ qua đi và bạn lại trở về với trạng thái bình thường. Và một điều an ủi khác là như bạn thấy trong biểu đồ trên, không chỉ những cảm giác hạnh phúc mà những cảm giác tiêu cực rồi cũng sẽ sớm qua đi và bạn sẽ trở lại với trạng thái cân bằng.
Vậy nên, sự thật không phải là: “Nếu bạn có X thì cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn”. Đó chỉ là cảm giác của bạn khi chưa đạt được điều đó. Cảm giác thỏa mãn từ việc đạt được một mục tiêu thường chỉ là tạm thời, bởi tâm lý chúng ta luôn bị thúc đẩy tìm kiếm nhiều hơn, tốt hơn. Điều này khiến bạn luôn ở trong trạng thái thiếu thốn nhẹ, không bao giờ thực sự thỏa mãn. Kết quả là dù đạt được bao nhiêu mục tiêu, bạn vẫn tiếp tục đặt ra những cái "X" mới để theo đuổi, lặp lại chu trình không hồi kết và khó đạt được sự hài lòng thực sự.
Thay vào đó, để có thể duy trì được cảm giác hài lòng trong đời sống hàng ngày, bạn có thể:
3. ĐIỀU LỪA DỐI SỐ 2: “NẾU TÔI NÓI HOẶC LÀM X, MỌI NGƯỜI SẼ NGHĨ TÔI NGU NGỐC”
Điều tự lừa dối này xuất phát từ nỗi sợ bị đánh giá, thường không dựa trên thực tế mà chỉ là sự phóng đại trong tâm trí của chúng ta. Bạn thường nghĩ mình sẽ bị đánh giá nếu hành động (hoặc không hành động) điều gì đó. Tuy nhiên, sự thật là đa phần mọi người không chú ý hoặc phán xét bạn nhiều như bạn đang nghĩ.
Cơ chế này là một phần của "hiệu ứng ánh đèn sân khấu" (hay Spotlight Effect). Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một thuật ngữ chỉ xu hướng đánh giá quá cao mức độ người khác chú ý đến chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lúc nào cũng có ánh đèn sân khấu chiếu vào mình, làm nổi bật những sai lầm hoặc khuyết điểm của mình để cả thế giới nhìn thấy. Có 2 nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải hiệu ứng Spotlight là:
(1) Sự quen thuộc với chính mình: Chúng ta rất quen thuộc với những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen của bản thân. Vì vậy, khi có điều gì đó khác với bình thường xảy ra - chẳng hạn như mắc lỗi trong bài thuyết trình hoặc có ngày tóc không gọn gàng - bạn ngay lập tức nhận thấy và cho rằng nó nổi bật. Từ đó bạn thường phóng đại nó và nghĩ rằng người khác cũng thấy nó khác thường và sẽ chú ý hay đánh giá bạn.
(2) Thành kiến neo đậu: Đây là một lỗi tư duy khi bạn quá phụ thuộc vào góc nhìn và suy nghĩ ban đầu của mình. Bạn sẽ dễ dàng "neo" vào suy nghĩ rằng mọi người sẽ chú ý đến những lỗi lầm hay thiếu sót của mình, và khó thay đổi suy nghĩ để xem xét rằng họ có thể không để ý nhiều như vậy. Ví dụ khi bạn thừa nhận bạn không biết về một chủ đề nào đó: Bạn có thể nghĩ mọi người sẽ thấy bạn thiếu kiến thức. Tuy nhiên trên thực tế, các đồng nghiệp hay sếp sẽ đánh giá cao sự trung thực của bạn và có thể sẵn sàng giải thích thêm.
Điều tự lừa dối này xuất phát từ nỗi sợ bị đánh giá, thường không dựa trên thực tế mà chỉ là sự phóng đại trong tâm trí của chúng ta. Bạn thường nghĩ mình sẽ bị đánh giá nếu hành động (hoặc không hành động) điều gì đó. Tuy nhiên, sự thật là đa phần mọi người không chú ý hoặc phán xét bạn nhiều như bạn đang nghĩ.
Cơ chế này là một phần của "hiệu ứng ánh đèn sân khấu" (hay Spotlight Effect). Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một thuật ngữ chỉ xu hướng đánh giá quá cao mức độ người khác chú ý đến chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lúc nào cũng có ánh đèn sân khấu chiếu vào mình, làm nổi bật những sai lầm hoặc khuyết điểm của mình để cả thế giới nhìn thấy. Có 2 nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải hiệu ứng Spotlight là:
(3) Kiểm chứng niềm tin của bản thân: Khi cảm thấy lo lắng người khác sẽ chú ý và đánh giá mình, hãy kiểm tra lại niềm tin đó bằng cách nhắc nhở bản thân rằng mọi người không thể đọc được suy nghĩ hay cảm nhận của bạn. Thực tế, hầu hết mọi người chỉ chú ý đến những gì thể hiện bên ngoài và không biết rõ trạng thái bên trong của bạn như bạn nghĩ.
Hãy tập trung quan sát cách mọi người phản ứng trong giao tiếp với bạn, bạn sẽ nhận thấy mọi người ít chú ý đến những lỗi nhỏ của bạn. Khi nhận ra rằng phần lớn mọi người đều bị cuốn vào suy nghĩ và hoàn cảnh của chính họ, bạn sẽ bớt cảm giác như đang đứng trước ánh đèn sân khấu.
(4) Đảo ngược vai trò: Để giảm sự tập trung vào của bản thân, hãy cố gắng chuyển sự chú ý sang người khác và vào tình huống hiện tại. Thay vì nghĩ xem mọi người đang nghĩ gì về mình, hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực và chú ý đến những gì người khác đang nói hoặc làm.
Hãy đảo ngược vai trò để hình dung nếu bạn ở vị trí người quan sát. Hãy tự hỏi rằng nếu một đồng nghiệp mắc lỗi nhỏ trong thuyết trình, liệu bạn có đánh giá họ nặng nề không. Điều này giúp bạn nhận ra rằng những khuyết điểm nhỏ của mình thường không phải là vấn đề lớn với người khác. Từ đó bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những vấn đề của mình hơn và tự tin, thoải mái hơn.
LỜI KẾT
Cuối ngày, tự lừa dối mình chỉ là cách chúng ta tự vệ tâm lý ngắn hạn. Về lâu dài, điều này có thể khiến bạn mãi đuổi theo những thứ không thật sự cần thiết và sống trong nỗi lo âu với những gì người khác nghĩ. Việc tỉnh táo nhận ra những suy nghĩ đánh lừa ấy không phải để bạn khắc nghiệt với bản thân, mà là để thẳng thắn hơn trong việc nhìn nhận chính mình. Vì khi đối diện với thực tế, bạn sẽ kiểm soát cuộc sống tốt hơn và đặt ra những mục tiêu thực sự có ý nghĩa.
Vậy nên, lần tới khi bạn tự nhủ rằng "Chỉ cần có X thì mình sẽ hạnh phúc" hay "Nếu mình nói điều này, mọi người sẽ nghĩ gì về mình?" – hãy tự hỏi ngược lại: Có thật vậy không? Hay đó chỉ là suy nghĩ của riêng bạn?
Và hãy tự nhắc nhở rằng, sự thật đôi khi không thoải mái, nhưng nó luôn là con đường dẫn bạn đến với một cuộc sống thực sự trọn vẹn hơn.
HỌC THÊM
2 Điều Bạn Có Thể Đang Tự Lừa Dối Mình (Và Cách Nhìn Ra Sự Thật)
Đã bao giờ bạn hết lần này đến lần khác "thương lượng" với chính mình để cho phép bản thân làm điều gì đó mà bạn biết rõ là không nên?
Đôi khi để tiến bộ nhanh hơn và sống vui vẻ hơn, điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng… tự dối mình. Những thói quen nhỏ bạn thường né tránh có vẻ như vô hại. Song chúng lại giống như một tấm áo giáp che đậy những sự thật mà bạn chưa sẵn sàng để đối mặt. Vậy liệu bạn đang tự đánh lừa mình điều gì mỗi ngày? Và quan trọng hơn, làm sao để bạn phát hiện ra chúng?
Hãy cùng Linh tìm hiểu về 2 điều quan trọng mà rất có thể bạn đang tự nói dối bản thân và cách tháo gỡ chúng để đạt được một cuộc sống chất lượng hơn.
1. LÀM SAO BIẾT BẠN ĐANG TỰ LỪA DỐI CHÍNH MÌNH?
2. ĐIỀU lừa dối SỐ 1: “NẾU MÌNH CÓ X THÌ CUỘC SỐNG SẼ TUYỆT VỜI HƠN”
Bạn có thể muốn có rất nhiều thứ từ tài sản, vị trí và chức vụ, năng lực cá nhân hay nhu cầu tình cảm với một ai đó. Và sẽ không có vấn đề gì khi bạn luôn đặt ra những mục tiêu và theo đuổi những điều mình muốn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn sẽ hạnh phúc hơn, cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn chỉ khi bạn đạt được những mục tiêu đó.
Trong tâm lý học có một lý thuyết là Hedonic Adaptation (hay sự thích nghi khoái lạc). Đây là xu hướng con người sẽ nhanh chóng quay trở lại mức độ cảm xúc ổn định bất chấp những sự kiện tích cực (hạnh phúc) hoặc tiêu cực (buồn bã) lớn hay cả những thay đổi trong cuộc sống.
Hãy nghĩ một chút về niềm hân hoan của bạn khi đạt được một mục tiêu lớn, như đậu đại học, thăng chức, tăng lương hay mua được một chiếc xe mới, một chiếc máy tính mới. Bạn đã trải qua những niềm vui này trong bao lâu? Trên thực tế, dù bạn đạt được “X” lớn hay nhỏ, sự phấn khởi bên trong bạn rồi cũng sẽ qua đi và bạn lại trở về với trạng thái bình thường. Và một điều an ủi khác là như bạn thấy trong biểu đồ trên, không chỉ những cảm giác hạnh phúc mà những cảm giác tiêu cực rồi cũng sẽ sớm qua đi và bạn sẽ trở lại với trạng thái cân bằng.
Vậy nên, sự thật không phải là: “Nếu bạn có X thì cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn”. Đó chỉ là cảm giác của bạn khi chưa đạt được điều đó. Cảm giác thỏa mãn từ việc đạt được một mục tiêu thường chỉ là tạm thời, bởi tâm lý chúng ta luôn bị thúc đẩy tìm kiếm nhiều hơn, tốt hơn. Điều này khiến bạn luôn ở trong trạng thái thiếu thốn nhẹ, không bao giờ thực sự thỏa mãn. Kết quả là dù đạt được bao nhiêu mục tiêu, bạn vẫn tiếp tục đặt ra những cái "X" mới để theo đuổi, lặp lại chu trình không hồi kết và khó đạt được sự hài lòng thực sự.
Thay vào đó, để có thể duy trì được cảm giác hài lòng trong đời sống hàng ngày, bạn có thể:
3. ĐIỀU lừa dối SỐ 2: “NẾU TÔI NÓI HOẶC LÀM X, MỌI NGƯỜI SẼ NGHĨ TÔI NGU NGỐC”
Điều tự lừa dối này xuất phát từ nỗi sợ bị đánh giá, thường không dựa trên thực tế mà chỉ là sự phóng đại trong tâm trí của chúng ta. Bạn thường nghĩ mình sẽ bị đánh giá nếu hành động (hoặc không hành động) điều gì đó. Tuy nhiên, sự thật là đa phần mọi người không chú ý hoặc phán xét bạn nhiều như bạn đang nghĩ.
Cơ chế này là một phần của "hiệu ứng ánh đèn sân khấu" (hay Spotlight Effect). Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một thuật ngữ chỉ xu hướng đánh giá quá cao mức độ người khác chú ý đến chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lúc nào cũng có ánh đèn sân khấu chiếu vào mình, làm nổi bật những sai lầm hoặc khuyết điểm của mình để cả thế giới nhìn thấy. Có 2 nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải hiệu ứng Spotlight là:
(1) Sự quen thuộc với chính mình: Chúng ta rất quen thuộc với những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen của bản thân. Vì vậy, khi có điều gì đó khác với bình thường xảy ra - chẳng hạn như mắc lỗi trong bài thuyết trình hoặc có ngày tóc không gọn gàng - bạn ngay lập tức nhận thấy và cho rằng nó nổi bật. Từ đó bạn thường phóng đại nó và nghĩ rằng người khác cũng thấy nó khác thường và sẽ chú ý hay đánh giá bạn.
(2) Thành kiến neo đậu: Đây là một lỗi tư duy khi bạn quá phụ thuộc vào góc nhìn và suy nghĩ ban đầu của mình. Bạn sẽ dễ dàng "neo" vào suy nghĩ rằng mọi người sẽ chú ý đến những lỗi lầm hay thiếu sót của mình, và khó thay đổi suy nghĩ để xem xét rằng họ có thể không để ý nhiều như vậy. Ví dụ khi bạn thừa nhận bạn không biết về một chủ đề nào đó: Bạn có thể nghĩ mọi người sẽ thấy bạn thiếu kiến thức. Tuy nhiên trên thực tế, các đồng nghiệp hay sếp sẽ đánh giá cao sự trung thực của bạn và có thể sẵn sàng giải thích thêm.
Điều tự lừa dối này xuất phát từ nỗi sợ bị đánh giá, thường không dựa trên thực tế mà chỉ là sự phóng đại trong tâm trí của chúng ta. Bạn thường nghĩ mình sẽ bị đánh giá nếu hành động (hoặc không hành động) điều gì đó. Tuy nhiên, sự thật là đa phần mọi người không chú ý hoặc phán xét bạn nhiều như bạn đang nghĩ.
Cơ chế này là một phần của "hiệu ứng ánh đèn sân khấu" (hay Spotlight Effect). Hiệu ứng ánh đèn sân khấu là một thuật ngữ chỉ xu hướng đánh giá quá cao mức độ người khác chú ý đến chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng lúc nào cũng có ánh đèn sân khấu chiếu vào mình, làm nổi bật những sai lầm hoặc khuyết điểm của mình để cả thế giới nhìn thấy. Có 2 nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải hiệu ứng Spotlight là:
(3) Kiểm chứng niềm tin của bản thân: Khi cảm thấy lo lắng người khác sẽ chú ý và đánh giá mình, hãy kiểm tra lại niềm tin đó bằng cách nhắc nhở bản thân rằng mọi người không thể đọc được suy nghĩ hay cảm nhận của bạn. Thực tế, hầu hết mọi người chỉ chú ý đến những gì thể hiện bên ngoài và không biết rõ trạng thái bên trong của bạn như bạn nghĩ.
Hãy tập trung quan sát cách mọi người phản ứng trong giao tiếp với bạn, bạn sẽ nhận thấy mọi người ít chú ý đến những lỗi nhỏ của bạn. Khi nhận ra rằng phần lớn mọi người đều bị cuốn vào suy nghĩ và hoàn cảnh của chính họ, bạn sẽ bớt cảm giác như đang đứng trước ánh đèn sân khấu.
(4) Đảo ngược vai trò: Để giảm sự tập trung vào của bản thân, hãy cố gắng chuyển sự chú ý sang người khác và vào tình huống hiện tại. Thay vì nghĩ xem mọi người đang nghĩ gì về mình, hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực và chú ý đến những gì người khác đang nói hoặc làm.
Hãy đảo ngược vai trò để hình dung nếu bạn ở vị trí người quan sát. Hãy tự hỏi rằng nếu một đồng nghiệp mắc lỗi nhỏ trong thuyết trình, liệu bạn có đánh giá họ nặng nề không. Điều này giúp bạn nhận ra rằng những khuyết điểm nhỏ của mình thường không phải là vấn đề lớn với người khác. Từ đó bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những vấn đề của mình hơn và tự tin, thoải mái hơn.
LỜI KẾT
Cuối ngày, tự lừa dối mình chỉ là cách chúng ta tự vệ tâm lý ngắn hạn. Về lâu dài, điều này có thể khiến bạn mãi đuổi theo những thứ không thật sự cần thiết và sống trong nỗi lo âu với những gì người khác nghĩ. Việc tỉnh táo nhận ra những suy nghĩ đánh lừa ấy không phải để bạn khắc nghiệt với bản thân, mà là để thẳng thắn hơn trong việc nhìn nhận chính mình. Vì khi đối diện với thực tế, bạn sẽ kiểm soát cuộc sống tốt hơn và đặt ra những mục tiêu thực sự có ý nghĩa.
Vậy nên, lần tới khi bạn tự nhủ rằng "Chỉ cần có X thì mình sẽ hạnh phúc" hay "Nếu mình nói điều này, mọi người sẽ nghĩ gì về mình?" – hãy tự hỏi ngược lại: Có thật vậy không? Hay đó chỉ là suy nghĩ của riêng bạn?
Và hãy tự nhắc nhở rằng, sự thật đôi khi không thoải mái, nhưng nó luôn là con đường dẫn bạn đến với một cuộc sống thực sự trọn vẹn hơn.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.