Bạn Có Mắc Phải Hiểu Lầm Nào Dưới Đây Khi Nghĩ Về Hạnh Phúc?

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR), những người trên 60 tuổi ở Hoa Kỳ và Canada có mức xếp hạng hạnh phúc cao hơn ít nhất 50 vị trí so với những người dưới 30 tuổi. Giáo sư Tâm lý Susan Charles nhận thấy: “Những người lớn tuổi khá ổn định về mặt cảm xúc. Ngay cả khi họ trải qua nhiều đau khổ, mức độ đau khổ vẫn thấp hơn nhiều so với mức độ đau khổ ở những người trưởng thành trẻ tuổi”.

Càng đọc những thông tin này, Linh càng nhận thấy tầm quan trọng của “trải nghiệm sống" và cách chúng ta định nghĩa hay đánh giá về hạnh phúc. Trong bài viết này, Linh sẽ phân tích một góc nhìn khác về hạnh phúc - có thể là ít cảm tính hơn - để bạn có thêm thông tin.

1. BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ HẠNH PHÚC?

Theo định nghĩa Wikipedia, hạnh phúc là một cảm xúc dễ chịu, trải dài từ sự hài lòng đến niềm vui mãnh liệt. Những khoảnh khắc hạnh phúc có thể được kích hoạt qua những trải nghiệm hoặc suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Song đôi khi nó cũng có thể nảy sinh mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle phân biệt có 2 loại hạnh phúc:
(1) Hedonia: Hạnh phúc khoái lạc bắt nguồn từ sự vui thích. Nó thường gắn liền với việc làm những gì mình cảm thấy tốt hơn như: ăn món ăn yêu thích, đi du lịch, mua sắm, hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
(2) Eudaimonia: Hạnh phúc bắt nguồn từ việc tìm kiếm đức hạnh và ý nghĩa. Các thành phần quan trọng của hạnh phúc Eudaimonia bao gồm cảm giác cuộc sống của bạn có ý nghĩa, giá trị và mục đích. Nó liên quan nhiều hơn đến việc hoàn thành trách nhiệm, đầu tư vào các mục tiêu dài hạn, quan tâm đến phúc lợi của người khác và sống theo lý tưởng cá nhân.
Theo đó, Hedonia là hạnh phúc xuất phát từ sự vui thích và thỏa mãn cá nhân ngay lập tức, mang tính ngắn hạn và dễ biến mất khi trải nghiệm kết thúc. Ngược lại, Eudaimonia là hạnh phúc mang tính bền vững, bắt nguồn từ sự hài lòng qua việc phát triển hoàn thiện cá nhân để đạt được một cuộc sống ý nghĩa.

2. HIỂU LẦM SỐ 1: HẠNH PHÚC LÀ CÓ ĐIỀU KIỆN

Nói như vậy, phải chăng bạn cần một điều kiện gì đó mới có thể hạnh phúc? Thật ra là không! Có thể bạn đang nhầm lẫn giữa mục tiêu và cảm giác hạnh phúc.

Mục tiêu là một điểm mà bạn hướng tới. Còn hạnh phúc, rộng lớn hơn, là một trạng thái trải dài suốt hành trình chinh phục mục tiêu của bạn.

Hay nói cách khác, không phải đạt được mục tiêu mới làm bạn hạnh phúc. Ngược lại, chính niềm vui và hạnh phúc góp nhặt trên hành trình mới là nguồn năng lượng thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Nếu từng nghe đến định luật Parkinson, có thể bạn sẽ cảm nhận về mối tương quan này rõ hơn. Theo định luật Parkinson, công việc sẽ luôn mở rộng để lấp đầy thời gian có sẵn cho việc hoàn thành nó. Ví dụ, trên thực tế, bạn chỉ cần 30 phút để hoàn thành bản báo cáo. Nhưng nếu bạn đặt lịch làm trong một giờ, bạn thực sự sẽ mất chừng đó thời gian để hoàn thành nó.
Tương tự, mong muốn và nhu cầu của bạn cũng sẽ không ngừng mở rộng ra ngoài những điều bạn đang có. Có thể bạn sẽ vui vẻ đôi chút khi được thăng chức lên vị trí Lead. Nhưng ngay sau đó, bạn sẽ tiếp tục suy nghĩ đến việc chinh phục vị trí quản lý, để tìm niềm vui to lớn hơn. Điều này có thể tốt, vì bạn luôn muốn phát triển. Nhưng quan trọng là bạn hạnh phúc vì đang trên hành trình phát triển hay chỉ đang vì một chức danh?
  • Thành công là đạt được điều bạn muốn, hạnh phúc là mong muốn điều bạn có

    - WP Kinsella

3. HIỂU LẦM SỐ 2: HẠNH PHÚC LÀ LOẠI BỎ HẾT NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Cảm xúc tiêu cực đến rồi đi. Thay vì tìm cách LOẠI BỎ tất cả cảm xúc tiêu cực, hãy học cách chấp nhận và VƯỢT QUA nó. Nghĩa là bạn chấp nhận những cảm xúc này một cách trung thực và trực diện. Thay vì chối bỏ, bạn thừa nhận sự hiện diện của chúng và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Khi bạn đã hiểu biết được những cảm xúc không dễ chịu này bắt nguồn từ đâu, bạn có thể xử lý chúng một cách triệt để.

Dưới đây là một vài tình huống tiêu cực và cách vượt qua chúng mà Linh đã chia sẻ. Các bạn hãy đọc thêm nhé!

Vượt qua những cảm xúc tiêu cực không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng đó là tiến trình rất cần thiết để hạnh phúc. Việc xử lý cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề hiện tại, mà còn tăng khả năng thích ứng của bạn trước những biến động trong tương lai. Nhờ đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ góp phần làm sâu sắc thêm trải nghiệm của bạn về niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Lời Kết: Hãy Lựa Chọn Và Nuôi Dưỡng Những Hạt Giống Tốt Về Hạnh Phúc!

Tâm trí và năng lượng cảm xúc của chúng ta cũng như từng vụ mùa. Đều phải mất rất nhiều thời gian và công sức để chăm bón, tưới tẩm. Vậy nên hãy quan sát, trò chuyện với bản thân thật nhiều để có thể chọn được những “hạt giống” tốt cho hạnh phúc ngay từ ban đầu. Bằng cách đó, bạn sẽ nuôi dưỡng được niềm vui, hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

2 Hiểu Lầm Thường Gặp Khi Nghĩ Về Hạnh Phúc (+ Cách Vượt Qua)

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR), những người trên 60 tuổi ở Hoa Kỳ và Canada có mức xếp hạng hạnh phúc cao hơn ít nhất 50 vị trí so với những người dưới 30 tuổi. Giáo sư Tâm lý Susan Charles nhận thấy: “Những người lớn tuổi khá ổn định về mặt cảm xúc. Ngay cả khi họ trải qua nhiều đau khổ, mức độ đau khổ vẫn thấp hơn nhiều so với mức độ đau khổ ở những người trưởng thành trẻ tuổi”.

Càng đọc những thông tin này, Linh càng nhận thấy tầm quan trọng của “trải nghiệm sống" và cách chúng ta định nghĩa hay đánh giá về hạnh phúc. Trong bài viết này, Linh sẽ phân tích một góc nhìn khác về hạnh phúc - có thể là ít cảm tính hơn - để bạn có thêm thông tin.

1. BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ HẠNH PHÚC?

Theo định nghĩa Wikipedia, hạnh phúc là một cảm xúc dễ chịu, trải dài từ sự hài lòng đến niềm vui mãnh liệt. Những khoảnh khắc hạnh phúc có thể được kích hoạt qua những trải nghiệm hoặc suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Song đôi khi nó cũng có thể nảy sinh mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle phân biệt có 2 loại hạnh phúc:
(1) Hedonia: Hạnh phúc khoái lạc bắt nguồn từ sự vui thích. Nó thường gắn liền với việc làm những gì mình cảm thấy tốt hơn như: ăn món ăn yêu thích, đi du lịch, mua sắm, hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
(2) Eudaimonia: Hạnh phúc bắt nguồn từ việc tìm kiếm đức hạnh và ý nghĩa. Các thành phần quan trọng của hạnh phúc Eudaimonia bao gồm cảm giác cuộc sống của bạn có ý nghĩa, giá trị và mục đích. Nó liên quan nhiều hơn đến việc hoàn thành trách nhiệm, đầu tư vào các mục tiêu dài hạn, quan tâm đến phúc lợi của người khác và sống theo lý tưởng cá nhân.
Theo đó, Hedonia là hạnh phúc xuất phát từ sự vui thích và thỏa mãn cá nhân ngay lập tức, mang tính ngắn hạn và dễ biến mất khi trải nghiệm kết thúc. Ngược lại, Eudaimonia là hạnh phúc mang tính bền vững, bắt nguồn từ sự hài lòng qua việc phát triển hoàn thiện cá nhân để đạt được một cuộc sống ý nghĩa.

2. HIỂU LẦM SỐ 1: HẠNH PHÚC LÀ CÓ ĐIỀU KIỆN

Nói như vậy, phải chăng bạn cần một điều kiện gì đó mới có thể hạnh phúc? Thật ra là không! Có thể bạn đang nhầm lẫn giữa mục tiêu và cảm giác hạnh phúc.

Mục tiêu là một điểm mà bạn hướng tới. Còn hạnh phúc, rộng lớn hơn, là một trạng thái trải dài suốt hành trình chinh phục mục tiêu của bạn.

Hay nói cách khác, không phải đạt được mục tiêu mới làm bạn hạnh phúc. Ngược lại, chính niềm vui và hạnh phúc góp nhặt trên hành trình mới là nguồn năng lượng thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Nếu từng nghe đến định luật Parkinson, có thể bạn sẽ cảm nhận về mối tương quan này rõ hơn. Theo định luật Parkinson, công việc sẽ luôn mở rộng để lấp đầy thời gian có sẵn cho việc hoàn thành nó. Ví dụ, trên thực tế, bạn chỉ cần 30 phút để hoàn thành bản báo cáo. Nhưng nếu bạn đặt lịch làm trong một giờ, bạn thực sự sẽ mất chừng đó thời gian để hoàn thành nó.
Tương tự, mong muốn và nhu cầu của bạn cũng sẽ không ngừng mở rộng ra ngoài những điều bạn đang có. Có thể bạn sẽ vui vẻ đôi chút khi được thăng chức lên vị trí Lead. Nhưng ngay sau đó, bạn sẽ tiếp tục suy nghĩ đến việc chinh phục vị trí quản lý, để tìm niềm vui to lớn hơn. Điều này có thể tốt, vì bạn luôn muốn phát triển. Nhưng quan trọng là bạn hạnh phúc vì đang trên hành trình phát triển hay chỉ đang vì một chức danh?
  • Thành công là đạt được điều bạn muốn, hạnh phúc là mong muốn điều bạn có

    - WP Kinsella

3. HIỂU LẦM SỐ 2: HẠNH PHÚC LÀ LOẠI BỎ HẾT NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Cảm xúc tiêu cực đến rồi đi. Thay vì tìm cách LOẠI BỎ tất cả cảm xúc tiêu cực, hãy học cách chấp nhận và VƯỢT QUA nó. Nghĩa là bạn chấp nhận những cảm xúc này một cách trung thực và trực diện. Thay vì chối bỏ, bạn thừa nhận sự hiện diện của chúng và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Khi bạn đã hiểu biết được những cảm xúc không dễ chịu này bắt nguồn từ đâu, bạn có thể xử lý chúng một cách triệt để.

Dưới đây là một vài tình huống tiêu cực và cách vượt qua chúng mà Linh đã chia sẻ. Các bạn hãy đọc thêm nhé!

Vượt qua những cảm xúc tiêu cực không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng đó là tiến trình rất cần thiết để hạnh phúc. Việc xử lý cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề hiện tại, mà còn tăng khả năng thích ứng của bạn trước những biến động trong tương lai. Nhờ đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ góp phần làm sâu sắc thêm trải nghiệm của bạn về niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Lời Kết: Hãy Lựa Chọn Và Nuôi Dưỡng Những Hạt Giống Tốt Về Hạnh Phúc!

Tâm trí và năng lượng cảm xúc của chúng ta cũng như từng vụ mùa. Đều phải mất rất nhiều thời gian và công sức để chăm bón, tưới tẩm. Vậy nên hãy quan sát, trò chuyện với bản thân thật nhiều để có thể chọn được những “hạt giống” tốt cho hạnh phúc ngay từ ban đầu. Bằng cách đó, bạn sẽ nuôi dưỡng được niềm vui, hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.