4 Bước Để Tha Thứ Cho Người Từng Tổn Thương Bạn
Khi nhắc đến sự tha thứ, nghĩa là có ai đó đã làm tổn thương bạn. Bạn có thể đang trải qua cảm giác thất vọng, buồn bã hoặc tức giận. Trong giai đoạn đầu, bạn gần như không nghĩ đến việc tha thứ, thậm chí là không chấp nhận được hành động đó. Dần dần theo thời gian, nếu những căng thẳng này không được tháo gỡ, chúng sẽ có khả năng để lại những tác động tiêu cực lên cuộc sống tinh thần và công việc của bạn. Như Alan Paton từng chia sẻ: “Khi một vết thương sâu sắc xảy ra, chúng ta sẽ không bao giờ hồi phục cho đến khi chúng ta tha thứ.”
1. Vì sao bạn cần tha thứ cho ai đó?
a. Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn
Theo Giáo sư Worthington - nhà nghiên cứu tâm lý học tập trung vào sự tha thứ, việc bỏ qua lỗi lầm của một ai đó sẽ đem đến cho bạn 3 lợi ích lớn về sức khỏe:
(1) Giúp quản lý căng thẳng: Trạng thái không tha thứ sẽ kích thích hoạt động của hormone căng thẳng cortisol - tác nhân làm giảm trí nhớ và thị giác. Bên cạnh đó, hormone này cũng có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, làm suy giảm khả năng kháng lại các mầm bệnh bên trong cơ thể.
(2) Tốt cho trái tim của bạn: Linh tin là bạn cảm nhận được điều này. Khi bạn tức giận hoặc trải qua những cảm xúc mạnh, tim bạn có xu hướng đập nhanh hơn. Cả nhịp thở của bạn cũng thay đổi. Do đó, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực sau khi tha thứ cho ai đó sẽ giúp bạn bảo vệ trái tim của mình về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
(3) Giảm nguy cơ rối loạn tâm lý: Chúng ta có xu hướng luôn bị bám đuổi bởi những ký ức không vui đã xảy đến trước đó. Việc tha thứ sẽ giúp bạn tránh hồi tưởng hay nghĩ đi nghĩ lại về những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ, từ đó tạo khoảng không thoải mái trong tâm lý của bạn.
b. Cải thiện tương tác của bạn trong các mối quan hệ
(1) Mối quan hệ hiện tại: Bạn có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ này hoặc không sau khi tha thứ. Tuy nhiên khi bạn lựa chọn giải quyết vấn đề thay vì phớt lờ chúng, hai bạn sẽ có cơ hội đối thoại và hiểu rõ cảm xúc của nhau hơn. Quá trình này sẽ giúp hai bạn xem xét và chấp nhận những sai lầm, loại bỏ những gánh nặng cảm xúc. Khi cả hai bên đều có khả năng tha thứ, các bạn sẽ cùng nhau tìm kiếm giải pháp và xây dựng lại niềm tin cho mối quan hệ của mình.
(2) Với các mối quan hệ khác: Khi bạn học được cách tha thứ cho ai đó, bạn sẽ có khả năng đồng cảm với người khác. Bạn có thể có nhiều mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên cách bạn đối diện với các vấn đề có thể giống nhau trong các liên kết của mình. Do đó, lòng cảm thông của bạn sẽ giúp bạn gắn kết mạnh mẽ hơn với các kết nối xung quanh mình.
(3) Mối quan hệ với chính mình: Bằng việc bỏ qua lỗi lầm của một người, bạn đang xây dựng sự tự chủ cảm xúc cho bản thân mình. Khi không còn bị chi phối bởi lỗi lầm của người khác, bạn đã giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của những cảm xúc tiêu cực.
2. 4 bước trong quy trình tha thứ của Enright
a. Bước 1: Nhận thức tổn thương
b. Bước 2: Ra quyết định
Tha thứ không phải là chấp nhận những gì đã xảy ra. Tha thứ là chọn cách vượt lên trên nó.
-Robin Sharma
c. Bước 3: Bắt đầu tha thứ
Bằng thái độ tha thứ, bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình và cuộc sống của những người bạn quan tâm nhất.
-Kathie M. Thomson
d. Bước 4: Kết quả và nhiều hơn
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
4 Bước Để Tha Thứ Cho Người Từng Tổn Thương Bạn
Khi nhắc đến sự tha thứ, nghĩa là có ai đó đã làm tổn thương bạn. Bạn có thể đang trải qua cảm giác thất vọng, buồn bã hoặc tức giận. Trong giai đoạn đầu, bạn gần như không nghĩ đến việc tha thứ, thậm chí là không chấp nhận được hành động đó. Dần dần theo thời gian, nếu những căng thẳng này không được tháo gỡ, chúng sẽ có khả năng để lại những tác động tiêu cực lên cuộc sống tinh thần và công việc của bạn. Như Alan Paton từng chia sẻ: “Khi một vết thương sâu sắc xảy ra, chúng ta sẽ không bao giờ hồi phục cho đến khi chúng ta tha thứ.”
1. Vì sao bạn cần tha thứ cho ai đó?
a. Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn
Theo Giáo sư Worthington - nhà nghiên cứu tâm lý học tập trung vào sự tha thứ, việc bỏ qua lỗi lầm của một ai đó sẽ đem đến cho bạn 3 lợi ích lớn về sức khỏe:
(1) Giúp quản lý căng thẳng: Trạng thái không tha thứ sẽ kích thích hoạt động của hormone căng thẳng cortisol - tác nhân làm giảm trí nhớ và thị giác. Bên cạnh đó, hormone này cũng có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, làm suy giảm khả năng kháng lại các mầm bệnh bên trong cơ thể.
(2) Tốt cho trái tim của bạn: Linh tin là bạn cảm nhận được điều này. Khi bạn tức giận hoặc trải qua những cảm xúc mạnh, tim bạn có xu hướng đập nhanh hơn. Cả nhịp thở của bạn cũng thay đổi. Do đó, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực sau khi tha thứ cho ai đó sẽ giúp bạn bảo vệ trái tim của mình về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
(3) Giảm nguy cơ rối loạn tâm lý: Chúng ta có xu hướng luôn bị bám đuổi bởi những ký ức không vui đã xảy đến trước đó. Việc tha thứ sẽ giúp bạn tránh hồi tưởng hay nghĩ đi nghĩ lại về những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ, từ đó tạo khoảng không thoải mái trong tâm lý của bạn.
b. Cải thiện tương tác của bạn trong các mối quan hệ
(1) Mối quan hệ hiện tại: Bạn có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ này hoặc không sau khi tha thứ. Tuy nhiên khi bạn lựa chọn giải quyết vấn đề thay vì phớt lờ chúng, hai bạn sẽ có cơ hội đối thoại và hiểu rõ cảm xúc của nhau hơn. Quá trình này sẽ giúp hai bạn xem xét và chấp nhận những sai lầm, loại bỏ những gánh nặng cảm xúc. Khi cả hai bên đều có khả năng tha thứ, các bạn sẽ cùng nhau tìm kiếm giải pháp và xây dựng lại niềm tin cho mối quan hệ của mình.
(2) Với các mối quan hệ khác: Khi bạn học được cách tha thứ cho ai đó, bạn sẽ có khả năng đồng cảm với người khác. Bạn có thể có nhiều mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên cách bạn đối diện với các vấn đề có thể giống nhau trong các liên kết của mình. Do đó, lòng cảm thông của bạn sẽ giúp bạn gắn kết mạnh mẽ hơn với các kết nối xung quanh mình.
(3) Mối quan hệ với chính mình: Bằng việc bỏ qua lỗi lầm của một người, bạn đang xây dựng sự tự chủ cảm xúc cho bản thân mình. Khi không còn bị chi phối bởi lỗi lầm của người khác, bạn đã giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của những cảm xúc tiêu cực.
2. 4 bước trong quy trình tha thứ của Enright
a. Bước 1: Nhận thức tổn thương
b. Bước 2: Ra quyết định
Tha thứ không phải là chấp nhận những gì đã xảy ra. Tha thứ là chọn cách vượt lên trên nó.
-Robin Sharma
c. Bước 3: Bắt đầu tha thứ
Bằng thái độ tha thứ, bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình và cuộc sống của những người bạn quan tâm nhất.
-Kathie M. Thomson
d. Bước 4: Kết quả và nhiều hơn
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.