3 Thói Quen Giúp Bạn Duy Trì Sức Khỏe Não Bộ (Rất Dễ Thực Hiện)

Có đến 45% trường hợp mắc chứng mất trí trên toàn cầu có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ trong cuộc sống hàng ngày, theo số liệu từ Alzheimer's Research UK.

Tỷ lệ này cho thấy điều gì?

Chúng ta luôn lo ngại về các chứng bệnh liên quan đến não bộ như rối loạn chức năng thần kinh hay mất trí nhớ (Alzheimer). Tuy nhiên phần lớn mọi người đều nghĩ rằng đó là một quá trình suy giảm sức khỏe não bộ tự nhiên khi ngày càng lớn tuổi. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tìm hiểu và lên kế hoạch rèn luyện cho một bộ não linh hoạt khi về già ngay từ bây giờ.

1. SỨC KHỎE NÃO BỘ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Khái niệm sức khoẻ nghe qua rất quen thuộc. Song khái niệm này có vẻ hơi rộng để có thể nắm bắt chi tiết. Hãy cùng tiếp cận sức khoẻ dưới một góc nhìn tiệm cận hơn để hiểu rõ về khái niệm này trước khi bắt đầu đi sâu vào các hoạt động cải thiện.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, Sức khỏe não bộ là trạng thái hoạt động của não trên các lĩnh vực (1) nhận thức, (2) giác quan, (3) xã hội-cảm xúc,(4) hành vi và vận động. Theo đó, sức khỏe não bộ sẽ cho phép một người phát huy hết tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời.
Các yếu tố có thể quyết định đến sức khỏe não bộ của bạn là: (1) sức khỏe thể chất, (2) môi trường lành mạnh, (3) an toàn và an ninh, (4) học tập suốt đời, (5) kết nối xã hội, và (6) khả năng tiếp cận các dịch vụ chất lượng.

2. NÃO BỘ CỦA BẠN THAY ĐỔI THẾ NÀO QUA THỜI GIAN?

(1) Phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời: Trong 3 tháng đầu tiên sau khi chào đời, não bộ của 1 em bé sẽ tăng trưởng với tốc độ 1% mỗi ngày. Đến khi em bé tròn 1 tuổi, kích thước não đã lớn hơn 64% so với lúc mới sinh. Và đến khi 5 tuổi, bộ não của em bé đã đạt khoảng 90% kích thước bộ não của người trưởng thành. Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển và kết nối não bộ.
(2) Bắt đầu co lại trong giai đoạn trung niên: Khi bước sang độ tuổi 30 và 40, quá trình co lại của não bắt đầu diễn ra. Và quá trình co lại này sẽ tăng nhanh hơn khi bạn vượt qua tuổi 60. Những khu vực đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức như thùy trán và hồi hải mã sẽ có xu hướng co lại nhiều hơn so với các vùng khác. Đồng thời, khả năng liên lạc giữa các tế bào thần kinh cũng giảm đi, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Mặc dù não bộ trải qua nhiều biến đổi và ngày càng suy giảm chức năng khi bạn lớn tuổi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi hoàn toàn các chức năng nhận thức. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện thêm để duy trì sức bền cho não bộ của mình với 3 cách sau đây.

3. 3 CÁCH QUAN TRỌNG GIÚP BẠN DUY TRÌ SỨC KHỎE NÃO BỘ

a. Tăng cường hoạt động thế chất (cần đổ mồ hôi)

Theo nghiên cứu từ Neurology, việc tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đến 31%. Có nhiều bài tập và hoạt động để bạn rèn luyện thể chất. Điều quan trọng là bạn cần chọn lựa được những hoạt động phù hợp và bạn cũng yêu thích để duy trì trong lâu dài. Đừng nghĩ đến những hoạt động nào quá chính chuyên hay cần ra phòng tập. Bạn có thể thử 1 vài gợi ý này:

(1) Nghỉ ngơi một cách tích cực: Hay là xen kẽ các hoạt động thể chất giữa vào các khoảng thời gian ít vận động của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể thực hiện động tác squat hay đi bộ tại chỗ khi xem các chương trình truyền hình. Hoặc bạn cũng có thể thử đứng trên một chân để rèn luyện khả năng giữ thăng bằng trong khi đợi máy pha cà phê. 
(2) Tích hợp hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày: Khi đi mua sắm, bạn hãy thử chọn đỗ xe ở khu vực xa hơn trong bãi đỗ xe và đi bộ vào siêu thị. Hoặc thay vì dùng thang máy, hãy chọn cầu thang bộ nếu bạn không lên tầng quá cao. 
(3) Đi dạo cùng thú cưng (chó): Một nghiên cứu của Anh đã cho thấy hầu hết những người nuôi chó dành gần 300 phút mỗi tuần để dắt chó đi dạo, nhiều hơn khoảng 200 phút so với những người không nuôi chó. Nếu có sở thích đi dạo cùng thú cưng, bạn có thể thử tăng dần quãng đường và thời gian đi bộ để xem đó là một hoạt động thể chất lành mạnh. 

Bạn có thể xem thêm về cách xác định cường độ hay thời gian luyện tập thể chất trong bài viết: Hiểu Về Sức Khoẻ Để Thăng Tiến Bền Vững (Góc Nhìn Khoa Học).

Ngoài ra việc hoạt động thể chất cũng có nhiều tác động trong việc duy trì tuổi thọ khỏe mạnh. Bạn hãy xem chi tiết trong Video tập 2 của Chương trình Sống 100 Tuổi dưới đây.

b. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Một rào cản mà phần lớn chúng ta gặp phải trong việc ăn uống lành mạnh là những gì mình muốn ăn không phải là những gì nên ăn. Linh tin các bạn cũng biết rõ điều này đúng không 😀 Thật khó để cưỡng lại những món ngon như đồ chiên, kem hay đồ ngọt. Tuy nhiên một cách nghiêm túc, chúng ta thực sự cần tiết chế những cảm giác thỏa mãn tạm thời để hướng đến mục tiêu khoẻ mạnh trong lâu dài. Hãy chú ý nhiều hơn đến thành phần dinh dưỡng của khẩu phần ăn thay vì khả năng kích thích vị giác của chúng. Một vài chế độ ăn được khuyến khích cho não bộ mà bạn có thể cân nhắc là:

(1) Chế độ ăn Địa Trung Hải: bao gồm rau, chất béo lành mạnh như dầu ô liu và axit béo, omega-3 từ cá. 

(2) Chế độ ăn DASH (Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn ngừa tăng huyết áp), tập trung vào trái cây và rau, sữa không béo hoặc ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc, là những lựa chọn tốt cho sức khỏe tổng thể. 

(3) Một chế độ ăn mới hơn là MIND: được khuyến cáo bởi Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago. Chế độ ăn này kết hợp nhiều yếu tố của chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH nhưng có một vài thay đổi để tối đa hóa các tác dụng tích cực lên chức năng não. Theo đó bạn sẽ tập trung vào 10 nhóm thực phẩm tốt cho não: rau lá xanh, các loại rau khác, các loại hạt, quả mọng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, gia cầm, dầu ô liu và rượu vang. 

c. Duy trì các hoạt động kích thích não bộ

Não bộ cũng giống như cơ bắp. Bạn cần phải rèn luyện liên tục thì mới duy trì được trạng thái khỏe mạnh và “dẻo dai.” Theo Hiệp hội Alzheimer, một công việc kích thích trí óc có thể giúp xây dựng khả năng nhận thức hay giúp não hoạt động tốt hơn ngay cả khi mắc các bệnh về não. Một số hoạt động bạn có thể thực hiện để tăng cường kích thích não bộ là:

(1) Đọc sách, học một kỹ năng mới, theo đuổi sở thích cá nhân như vẽ tranh, tập đàn, thêu thùa hay tham gia các hoạt động cộng đồng yêu thích

(2) Duy trì các công việc cần suy nghĩ hay phán đoán như viết lách, ghi nhật ký, giải câu đố

(3) Chơi các trò chơi trí não như giải ô chữ Sudoku hoặc ghép hình

Một lưu ý là bạn nên chọn nhiều hoạt động để thực hiện xen kẽ, tốt hơn là chỉ theo đuổi 1 hoạt động ngày qua ngày. Điều này sẽ giúp não bộ của bạn được kích thích theo nhiều cách khác nhau và trở nên linh hoạt hơn.

Lời Kết: Bạn Cần Bắt Đầu Chăm Sóc Sức Khỏe Não Bộ Ngay Từ Bây Giờ!

Ngay lúc này cho dù bạn chỉ mới ở tuổi 20, hay bước qua tuổi 30, và lớn hơn, đừng lơ là những điều này. Bạn bắt đầu càng sớm, thói quen của bạn sẽ được xây dựng sớm và được duy trì trong thời gian dài hơn. Có thể bạn sẽ không nhận thấy được sự khác biệt nào khi thực hiện các hoạt động trên trong vài tuần hay vài tháng. Tuy nhiên khi nhất quán thực hiện chúng trong nhiều năm, bạn sẽ thấy được sự khác biệt so với những người chưa bắt đầu.
Sống lâu, sống thọ là một mục tiêu đáng để hướng đến. Song sống thọ với một bộ não biết đọc sách và minh mẫn với khả năng nhận biết mọi thứ còn đáng để theo đuổi hơn nhiều. Hãy ghi lại 3 hoạt động trên và thử tích hợp vào các thói quen của mình ngay hôm nay nhé.

3 Thói Quen Giúp Bạn Duy Trì Sức Khỏe Não Bộ (Rất Dễ Thực Hiện)

Có đến 45% trường hợp mắc chứng mất trí trên toàn cầu có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ trong cuộc sống hàng ngày, theo số liệu từ Alzheimer's Research UK.

Tỷ lệ này cho thấy điều gì?

Chúng ta luôn lo ngại về các chứng bệnh liên quan đến não bộ như rối loạn chức năng thần kinh hay mất trí nhớ (Alzheimer). Tuy nhiên phần lớn mọi người đều nghĩ rằng đó là một quá trình suy giảm sức khỏe não bộ tự nhiên khi ngày càng lớn tuổi. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tìm hiểu và lên kế hoạch rèn luyện cho một bộ não linh hoạt khi về già ngay từ bây giờ.

1. SỨC KHỎE NÃO BỘ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Khái niệm sức khoẻ nghe qua rất quen thuộc. Song khái niệm này có vẻ hơi rộng để có thể nắm bắt chi tiết. Hãy cùng tiếp cận sức khoẻ dưới một góc nhìn tiệm cận hơn để hiểu rõ về khái niệm này trước khi bắt đầu đi sâu vào các hoạt động cải thiện.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, Sức khỏe não bộ là trạng thái hoạt động của não trên các lĩnh vực (1) nhận thức, (2) giác quan, (3) xã hội-cảm xúc,(4) hành vi và vận động. Theo đó, sức khỏe não bộ sẽ cho phép một người phát huy hết tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời.
Các yếu tố có thể quyết định đến sức khỏe não bộ của bạn là: (1) sức khỏe thể chất, (2) môi trường lành mạnh, (3) an toàn và an ninh, (4) học tập suốt đời, (5) kết nối xã hội, và (6) khả năng tiếp cận các dịch vụ chất lượng.

2. NÃO BỘ CỦA BẠN THAY ĐỔI THẾ NÀO QUA THỜI GIAN?

(1) Phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời: Trong 3 tháng đầu tiên sau khi chào đời, não bộ của 1 em bé sẽ tăng trưởng với tốc độ 1% mỗi ngày. Đến khi em bé tròn 1 tuổi, kích thước não đã lớn hơn 64% so với lúc mới sinh. Và đến khi 5 tuổi, bộ não của em bé đã đạt khoảng 90% kích thước bộ não của người trưởng thành. Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển và kết nối não bộ.
(2) Bắt đầu co lại trong giai đoạn trung niên: Khi bước sang độ tuổi 30 và 40, quá trình co lại của não bắt đầu diễn ra. Và quá trình co lại này sẽ tăng nhanh hơn khi bạn vượt qua tuổi 60. Những khu vực đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức như thùy trán và hồi hải mã sẽ có xu hướng co lại nhiều hơn so với các vùng khác. Đồng thời, khả năng liên lạc giữa các tế bào thần kinh cũng giảm đi, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Mặc dù não bộ trải qua nhiều biến đổi và ngày càng suy giảm chức năng khi bạn lớn tuổi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi hoàn toàn các chức năng nhận thức. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện thêm để duy trì sức bền cho não bộ của mình với 3 cách sau đây.

3. 3 CÁCH QUAN TRỌNG GIÚP BẠN DUY TRÌ SỨC KHỎE NÃO BỘ

a. Tăng cường hoạt động thế chất (cần đổ mồ hôi)

Theo nghiên cứu từ Neurology, việc tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đến 31%. Có nhiều bài tập và hoạt động để bạn rèn luyện thể chất. Điều quan trọng là bạn cần chọn lựa được những hoạt động phù hợp và bạn cũng yêu thích để duy trì trong lâu dài. Đừng nghĩ đến những hoạt động nào quá chính chuyên hay cần ra phòng tập. Bạn có thể thử 1 vài gợi ý này:

(1) Nghỉ ngơi một cách tích cực: Hay là xen kẽ các hoạt động thể chất giữa vào các khoảng thời gian ít vận động của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể thực hiện động tác squat hay đi bộ tại chỗ khi xem các chương trình truyền hình. Hoặc bạn cũng có thể thử đứng trên một chân để rèn luyện khả năng giữ thăng bằng trong khi đợi máy pha cà phê. 
(2) Tích hợp hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày: Khi đi mua sắm, bạn hãy thử chọn đỗ xe ở khu vực xa hơn trong bãi đỗ xe và đi bộ vào siêu thị. Hoặc thay vì dùng thang máy, hãy chọn cầu thang bộ nếu bạn không lên tầng quá cao. 
(3) Đi dạo cùng thú cưng (chó): Một nghiên cứu của Anh đã cho thấy hầu hết những người nuôi chó dành gần 300 phút mỗi tuần để dắt chó đi dạo, nhiều hơn khoảng 200 phút so với những người không nuôi chó. Nếu có sở thích đi dạo cùng thú cưng, bạn có thể thử tăng dần quãng đường và thời gian đi bộ để xem đó là một hoạt động thể chất lành mạnh. 

Bạn có thể xem thêm về cách xác định cường độ hay thời gian luyện tập thể chất trong bài viết: Hiểu Về Sức Khoẻ Để Thăng Tiến Bền Vững (Góc Nhìn Khoa Học).

Ngoài ra việc hoạt động thể chất cũng có nhiều tác động trong việc duy trì tuổi thọ khỏe mạnh. Bạn hãy xem chi tiết trong Video tập 2 của Chương trình Sống 100 Tuổi dưới đây.

b. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Một rào cản mà phần lớn chúng ta gặp phải trong việc ăn uống lành mạnh là những gì mình muốn ăn không phải là những gì nên ăn. Linh tin các bạn cũng biết rõ điều này đúng không 😀 Thật khó để cưỡng lại những món ngon như đồ chiên, kem hay đồ ngọt. Tuy nhiên một cách nghiêm túc, chúng ta thực sự cần tiết chế những cảm giác thỏa mãn tạm thời để hướng đến mục tiêu khoẻ mạnh trong lâu dài. Hãy chú ý nhiều hơn đến thành phần dinh dưỡng của khẩu phần ăn thay vì khả năng kích thích vị giác của chúng. Một vài chế độ ăn được khuyến khích cho não bộ mà bạn có thể cân nhắc là:

(1) Chế độ ăn Địa Trung Hải: bao gồm rau, chất béo lành mạnh như dầu ô liu và axit béo, omega-3 từ cá. 

(2) Chế độ ăn DASH (Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn ngừa tăng huyết áp), tập trung vào trái cây và rau, sữa không béo hoặc ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc, là những lựa chọn tốt cho sức khỏe tổng thể. 

(3) Một chế độ ăn mới hơn là MIND: được khuyến cáo bởi Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago. Chế độ ăn này kết hợp nhiều yếu tố của chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH nhưng có một vài thay đổi để tối đa hóa các tác dụng tích cực lên chức năng não. Theo đó bạn sẽ tập trung vào 10 nhóm thực phẩm tốt cho não: rau lá xanh, các loại rau khác, các loại hạt, quả mọng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, gia cầm, dầu ô liu và rượu vang. 

c. Duy trì các hoạt động kích thích não bộ

Não bộ cũng giống như cơ bắp. Bạn cần phải rèn luyện liên tục thì mới duy trì được trạng thái khỏe mạnh và “dẻo dai.” Theo Hiệp hội Alzheimer, một công việc kích thích trí óc có thể giúp xây dựng khả năng nhận thức hay giúp não hoạt động tốt hơn ngay cả khi mắc các bệnh về não. Một số hoạt động bạn có thể thực hiện để tăng cường kích thích não bộ là:

(1) Đọc sách, học một kỹ năng mới, theo đuổi sở thích cá nhân như vẽ tranh, tập đàn, thêu thùa hay tham gia các hoạt động cộng đồng yêu thích

(2) Duy trì các công việc cần suy nghĩ hay phán đoán như viết lách, ghi nhật ký, giải câu đố

(3) Chơi các trò chơi trí não như giải ô chữ Sudoku hoặc ghép hình

Một lưu ý là bạn nên chọn nhiều hoạt động để thực hiện xen kẽ, tốt hơn là chỉ theo đuổi 1 hoạt động ngày qua ngày. Điều này sẽ giúp não bộ của bạn được kích thích theo nhiều cách khác nhau và trở nên linh hoạt hơn.

Lời Kết: Bạn Cần Bắt Đầu Chăm Sóc Sức Khỏe Não Bộ Ngay Từ Bây Giờ!

Ngay lúc này cho dù bạn chỉ mới ở tuổi 20, hay bước qua tuổi 30, và lớn hơn, đừng lơ là những điều này. Bạn bắt đầu càng sớm, thói quen của bạn sẽ được xây dựng sớm và được duy trì trong thời gian dài hơn. Có thể bạn sẽ không nhận thấy được sự khác biệt nào khi thực hiện các hoạt động trên trong vài tuần hay vài tháng. Tuy nhiên khi nhất quán thực hiện chúng trong nhiều năm, bạn sẽ thấy được sự khác biệt so với những người chưa bắt đầu.
Sống lâu, sống thọ là một mục tiêu đáng để hướng đến. Song sống thọ với một bộ não biết đọc sách và minh mẫn với khả năng nhận biết mọi thứ còn đáng để theo đuổi hơn nhiều. Hãy ghi lại 3 hoạt động trên và thử tích hợp vào các thói quen của mình ngay hôm nay nhé.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.